TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
THÔNG BÁO LÂM SÀNG:<br />
VÔ CẢM Ở BỆNH NHÂN CÓ MÁY TẠO NHỊP TẠM THỜI,<br />
MÁY KHỬ RUNG TRONG PHẪU THUẬT NGOÀI TIM<br />
Nguyễn Trung Kiên*; Nguyễn Thị Thanh*<br />
Phạm Thị Thanh Huyền*; Nguyễn Duy Toàn*<br />
TÓM TẮT<br />
Máy tạo nhịp và máy khử rung ngày càng được sử dụng nhiều để điều trị các bệnh lý tim<br />
mạch. Gây mê cho bệnh nhân (BN) mang thiết bị này gặp với tỷ lệ nhiều hơn và đặt ra nhiều<br />
vấn đề cần nghiên cứu để đảm bảo an toàn cho BN trong quá trình gây mê. Chúng tôi xin thảo<br />
luận về gây mê cho hai ca bệnh phẫu thuật chấn thương cột sống tủy sống cổ có đặt máy tạo<br />
nhịp tạm thời và một ca bệnh phẫu thuật cắt u tuyến nước bọt mang tai có hội chứng Brugada<br />
đã đặt máy khử rung năm thứ 4. Để tránh các yếu tố gây nhiễu thiết bị, trước khi gây mê,<br />
chuyển máy tạo nhịp sang chế độ k ch th ch bu ng thất không đ ng bộ ở BN thứ nhất và tắt<br />
máy khử rung ở BN thứ hai. Kiểm soát gây mê tốt, tránh ảnh hưởng đến tim mạch, tránh giao<br />
thoa điện từ. Sử dụng dao điện lưỡng cực để cầm máu trong quá trình phẫu thuật. Sự chuẩn bị<br />
chu đáo và hạn chế tối đa các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị giúp phẫu thuật<br />
thành công. Qua đó, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm để đảm bảo an toàn trong gây mê cho<br />
BN có máy tạo nhịp hoặc máy khử rung tim.<br />
* Từ khóa: Máy tạo nhịp tim; Máy khử rung tim; Giao thoa điện từ.<br />
<br />
ANESTHESIA FOR PATIENTS WITH CARDIAC PACEMAKERS<br />
AND DEFIBRILLATORS FOR NONCARDIAC SURGERIES<br />
summary<br />
Pacemakers and defibrillators are being used greater to treat heart problems. Anesthesia for<br />
the patients as well as understanding its anesthetic implications is crucial in the management of<br />
these patients while undergoing noncardiac surgery to ensure safety. We discuss two cases of<br />
anesthesia: the first case is cervical spinal fixed surgery in patient who has temporary<br />
pacemaker and the other one is parotid gland tumors removed in the patient with a defibrillator<br />
due to Brugada syndrome in fourth year. To avoid confounding the equipment during surgery, in<br />
the former pacemaker was programmed into ventricular asynchronous mode and in the later we<br />
turned off the defibrillator. Controlling anesthesia best to avoid affecting to cardiovascular and to<br />
limit electromagnetic interference (EMI). Bipolar cautery was being used for hemostasis during<br />
surgery. A good preparation and limited affecting factors to pacemaker and defibrillator devices<br />
are main reasons for successful surgery. We have saved some experiences in anesthesia for<br />
patients with pacemakers or defibrillators devices to ensure safety.<br />
* Key words: Pacemaker; Defibrillators; Electromagnetic interference.<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trung Kiên (drkien103@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/01/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 01/04/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 14/04/2014<br />
<br />
1<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phẫu thuật cho BN có bệnh lý tim<br />
mạch kết hợp không chỉ là một khó khăn<br />
với bác sĩ phẫu thuật, mà còn là một<br />
thách thức lớn đối với các bác sĩ gây mê.<br />
Pacemaker được sử dụng ngày càng<br />
nhiều, tại Hoa Kỳ mỗi năm có tới 115.000<br />
máy pacemaker được sử dụng mới [5],<br />
con số này cũng tăng lên đáng kể ở các<br />
nước châu Á cũng như ở Việt Nam.<br />
Những BN này cũng tiềm ẩn nguy cơ phải<br />
trải qua can thiệp, thủ thuật, phẫu thuật.<br />
Khi đó, ngoài những vấn đề lưu ý về vô<br />
cảm cho BN bị bệnh lý tim mạch nói<br />
chung, còn những vấn đề liên quan đến<br />
máy tạo nhịp hoặc máy khử rung với<br />
nguy cơ như ức chế thiết bị, mất chương<br />
trình cài đặt, hư hại hệ thống thiết bị,<br />
bỏng lớp nội mạc cơ tim, khử rung bất<br />
ngờ [4]. Vì vậy, cần có hiểu biết và phối<br />
hợp giữa bác sĩ gây mê, bác sĩ tim mạch,<br />
nhà cung cấp thiết bị, phẫu thuật viên để<br />
đảm bảo an toàn trong quá trình gây mê<br />
phẫu thuật. Trong thời gian từ tháng<br />
7 - 2013 đến 10 - 2013, chúng tôi tiến<br />
hành vô cảm phẫu thuật cho 1 trường<br />
hợp có mang máy tạo nhịp tạm thời và 1<br />
trường hợp có máy khử rung xin được<br />
trình bày dưới đây.<br />
CA LÂM SÀNG<br />
1. T<br />
- BN Vũ ữu T, nam, 17 tuổi, vào viện<br />
ngày 16 - 7 – 2013.<br />
- Chẩn đoán: chấn thương cột sống<br />
tủy sống cổ, xẹp và di lệch đốt sống C5,<br />
C6 do tai nạn giao thông.<br />
<br />
- Tiền sử: nhịp chậm tim từ năm 11<br />
tuổi, chưa được điều trị gì, sinh hoạt bình<br />
thường. Khám tim mạch trước mổ: nhịp<br />
tim không đều, tần số 38 lần/phút, không<br />
phát hiện tiếng tim bệnh lý. uyết áp<br />
100/60 mm g. Trên siêu âm tim: cấu trúc<br />
giải phẫu tim, chức năng co bóp và tống<br />
máu trong giới hạn bình thường (EF 69%);<br />
trên ECG: nhịp tim chậm 32 chu kỳ/phút:<br />
block AV cấp 3. olter điện tim nhịp tim<br />
chậm 32 - 49 chu kỳ/phút; rối loạn dẫn<br />
truyền block AV cấp 3, có 20 nhịp ngoại<br />
tâm thu thất 1 ổ, 1 dạng. Test atropin 2 mg<br />
tiêm tĩnh mạch: nhịp tim tăng lên 70 chu<br />
kỳ/phút. BN được đặt máy tạo nhịp tim<br />
tạm thời (máy Biotronik một bu ng) qua<br />
tĩnh mạch dưới đòn phải, điện cực tại mỏm<br />
thất phải. Máy hoạt động tốt, ngưỡng tạo<br />
nhịp 0,5V; 0,5 ms, cài đặt chế độ k ch<br />
th ch một bu ng thất (Single Chamber<br />
Ventricular Pacing). Ghi ECG trước phẫu<br />
thuật, kiểm tra hoạt động của máy tốt.<br />
Các xét nghiệm: công thức máu, sinh<br />
hóa máu, điện giải, xét nghiệm đông cầm<br />
máu trong giới hạn cho phép phẫu thuật.<br />
CT-scan, MRI cột sống cổ: xẹp,vỡ dọc<br />
thân đốt sống C4, C5, dập tủy ngang mức.<br />
BN được phẫu thuật cắt thân đốt sống,<br />
ghép xương, có định bằng nẹp caspar, cần<br />
sử dụng dao điện để cầm máu trong mổ.<br />
* Quá trình gây mê và phẫu thuật:<br />
- Chuẩn bị BN: đặt 2 đường truyền tĩnh<br />
mạch ngoại vi. Chuẩn bị sẵn máy sốc<br />
điện. Xác định trước vị tr dán miếng dán<br />
khử rung ở BN này ở mặt sau trong<br />
xương bả vai bên phải và ngay dưới núm<br />
vú bên trái. Bảng điện cực cho dao điện<br />
2<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
đặt ở dưới đùi trái. Thiết bị theo dõi trong<br />
mổ g m đo SpO2, ECG, EtCO2. Dự trù<br />
thuốc isuprel để sử dụng trong và sau<br />
mổ. Bác sĩ chuyên khoa tim mạch kiểm<br />
tra và khẳng định máy tạo nhịp tim đang<br />
hoạt động tốt.<br />
BN được phẫu thuật dưới gây mê nội<br />
kh quản, tiền mê tại phòng mổ bằng<br />
fentanyl 2 µg/kg, midazolam 0,02 mg/kg;<br />
khởi mê bằng etomidat 0,2 mg/kg, thuốc<br />
giãn cơ esmeron 0,8 mg/kg; duy trì mê bằng<br />
sevofluran (1 - 2%), fentanyl 3 µg/kg/giờ,<br />
tiêm bổ sung esmeron 20 mg mỗi 30 phút.<br />
Thông kh nhân tạo bằng máy Datex<br />
omeda (Đức), chế độ kiểm soát thể t ch<br />
Vt 450 ml, tần số hô hấp 12 lần/phút, tỷ lệ<br />
thời gian thở vào/thở ra (I:E) là 1:2. Đảm<br />
bảo duy trì EtCO2 từ 30 - 35 mm g. Quá<br />
trình duy trì mê êm, huyết áp dao động<br />
110 - 120/70 - 80 mmHg.<br />
- Sau khởi mê, chuyển pacemaker<br />
sang chế độ k ch th ch bu ng thất không<br />
đ ng bộ VOO (V: ventricle, vị tr điện cực<br />
ở thất; O: none, cảm biến là không; O:<br />
none đáp ứng là không), tần số tim 60<br />
nhịp/phút. Quá trình phẫu thuật diễn ra<br />
thuận lợi trong 240 phút, kết thúc an toàn.<br />
Ngay sau khi phẫu thuật xong, cài đặt lại<br />
pacemaker chế độ k ch th ch đơn lẻ<br />
bu ng thất VVI (V: ventricle, vị tr điện<br />
cực ở thất; V: cảm biến thất; I: Inhibited,<br />
đáp ứng là ức chế); không giải mê, để BN<br />
tự tỉnh, đủ tiêu chuẩn rút ống nội kh quản<br />
sau ngừng thuốc mê 30 phút. Đến ngày<br />
thứ 7 sau mổ, ngưng sử dụng và tháo<br />
máy tạo nhịp tạm thời.<br />
2. T<br />
<br />
BN Tống Xuân T, nam, 50 tuổi, vào<br />
viện ngày 15 - 11 - 2013 với chẩn đoán: u<br />
tuyến nước bọt mang tai bên trái tái phát<br />
ở BN có đặt máy khử rung tim tự động<br />
(AICD = automated implantable cardioverter<br />
defibrillators) năm thứ 4. BN được đặt<br />
máy khử rung vì hội chứng Brugada. Sử<br />
dụng thường xuyên thuốc betaloc 50 mg.<br />
Kiểm tra bằng X quang, ECG, máy đọc<br />
chương trình cho biết máy ICD 1 bu ng<br />
thất hoạt động tốt, thiết bị ghi nhận trong<br />
thời gian 5 tháng gần đây không có cơn<br />
nhanh trên thất, không có sốc điện. Xét<br />
nghiệm điện giải và các xét nghiệm khác<br />
trong giới hạn bình thường cho phép phẫu<br />
thuật. Công tác chuẩn bị tương tự như ca<br />
bệnh số 1, ngoài ra, chuẩn bị thêm cục<br />
nam châm, máy khử rung ngoài để sẵn<br />
sàng sử dụng khi cần thiết.<br />
* Quá trình gây mê và phẫu thuật:<br />
- Tại phòng mổ, chuẩn bị thiết bị điều<br />
khiển kết nối với máy khử rung. Hoạt<br />
động của máy khử rung được duy trì tới<br />
khi bắt đầu gây mê. Không sử dụng thuốc<br />
giãn cơ khử cực (suxamethonium) vì<br />
nguy cơ tăng kali máu. Điện cực âm dán<br />
ở mặt sau đùi trái, dự kiến khi cần sẽ dán<br />
miếng khử rung tại dưới đòn phải và dưới<br />
vú trái.<br />
- Tiền mê tại phòng mổ bằng fentanyl<br />
2 µg/kg, midazolam 0,02 mg/kg; khởi<br />
mê bằng etomidat 0,2 mg/kg, esmeron<br />
0,8 mg/kg; duy trì mê bằng sevofluran<br />
1 - 2%, fentanyl 3 µg/kg/giờ, tiêm bổ sung<br />
esmeron 20 mg mỗi 30 phút. Trong quá<br />
trình phẫu thuật, huyết áp dao động 120 140/70 - 80 mmHg, nhịp tim 70 - 80 chu<br />
kỳ/phút. Bác sĩ chuyên khoa tim mạch<br />
3<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
cho ngừng hoạt động của máy khử rung<br />
thông qua kết nối với thiết bị điều khiển.<br />
Sau ngừng hoạt động máy khử rung, sử<br />
dụng dao điện bình thường để cắt, đốt tổ<br />
chức và cầm máu trong mổ. Không xuất<br />
hiện cơn nhịp nhanh trong mổ, thời gian<br />
mổ kéo dài 80 phút. Ngay sau kết thúc<br />
cuộc mổ, ICD được k ch hoạt lại như<br />
trước. BN không có diễn biến bất thường<br />
về tim mạch trong và sau mổ, xuất viện ở<br />
ngày thứ 7 sau mổ.<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặt máy tạo nhịp tạm thời điều trị loạn<br />
nhịp tim chậm được thực hiện từ 1952, kỹ<br />
thuật đặt máy tạo nhịp qua da được Paul<br />
Zoll mô tả đầu tiên để điều trị ngừng tâm<br />
thất, năm 1980 máy khử rung đầu tiên<br />
được sử dụng. Đến năm 2003, ở nước<br />
Mỹ đã có 750 máy tạo nhịp/1 triệu dân.<br />
Hiện nay, tổng cộng có 3 triệu người<br />
mang máy tạo nhịp và khoảng 300.000 500.000 người có máy khử rung ở nước<br />
Mỹ [6]. Chỉ định phổ biến cho đặt máy tạo<br />
nhịp tạm thời là nhịp tim chậm, không đáp<br />
ứng với điều trị bằng thuốc. Nhịp chậm<br />
tim có thể là kết quả của rối loạn chức<br />
năng nút xoang và ức chế dẫn truyền.<br />
Trong tình hình như vậy, ngày càng<br />
nhiều BN có máy tạo nhịp hoặc máy khử<br />
rung được thực hiện phẫu thuật ngoài<br />
tim. Làm thế nào để vừa đảm bảo vô cảm<br />
cho phẫu thuật, vừa đảm bảo an toàn cho<br />
thiết bị hỗ trợ tim mạch đang là vấn đề<br />
được thảo luận trong chuyên ngành gây<br />
mê h i sức. Cần có sự phối hợp tốt giữa<br />
bác sĩ gây mê h i sức và bác sĩ chuyên<br />
khoa tim mạch để theo dõi và điều chỉnh<br />
chế độ máy tạo nhịp trong quá trình mổ,<br />
<br />
tránh k ch th ch ảnh hưởng đến hoạt<br />
động của máy tạo nhịp, sẵn sàng h i sức<br />
nếu có bất thường xảy ra.<br />
Giai đoạn chuẩn bị trước mổ rất quan<br />
trọng để đảm bảo an toàn trong quá trình<br />
gây mê ở BN có máy tạo nhịp hoặc máy<br />
khử rung phải phẫu thuật ngoài tim, bao<br />
g m: đánh giá BN và chức năng của thiết<br />
bị. Những BN này thường có bệnh kèm<br />
theo, đặc biệt vấn đề về tim mạch: các<br />
thuốc đang dùng, lý do chỉ định đặt thiết<br />
bị hỗ trợ, triệu chứng trước và sau khi đặt<br />
thiết bị hỗ trợ. Thực hiện xét nghiệm<br />
thường quy như điện tim 12 đạo trình,<br />
chụp X quang, xét nghiệm điện giải (đặc<br />
biệt là kali). Bác sĩ tim mạch và nhà cung<br />
cấp cần đánh giá chức năng của thiết bị<br />
hỗ trợ trước mổ. Các thông tin cần thiết<br />
như loại thiết bị, thời gian từ khi đặt, nhịp<br />
của máy tạo nhịp khi đặt máy, tuổi thọ<br />
của pin máy tạo nhịp. Nhịp của máy tạo<br />
nhịp giảm 10% so với thời điểm cài đặt ban<br />
đầu cho biết năng lượng pin đã cạn kiệt.<br />
BN thứ nhất được chẩn đoán có rối<br />
loạn nhịp tim chậm từ năm 11 tuổi, BN<br />
th ch nghi với nhịp chậm tim, dù chưa<br />
được điều trị gì, hiện có block nhĩ thất cấp<br />
3. Vì vậy, máy tạo nhịp tạm đặt để kiểm<br />
soát và đảm bảo an toàn về tim mạch<br />
trong mổ. Ngoài ra, thuốc isuprel cũng<br />
được chuẩn bị sẵn để cấp cứu nhịp chậm<br />
tim trong mổ nếu có bất thường về hoạt<br />
động của pacemaker. Lúc đầu, BN được<br />
cài đặt máy ở chế độ k ch th ch đơn lẻ<br />
một bu ng thất (VVI). Đây là hình thức sử<br />
dụng rộng rãi nhất, trong đó nhịp thất<br />
được cảm nhận và tạo nhịp. Nó cảm<br />
nhận được sóng R nội tại, nên ức chế<br />
chức năng của máy tạo nhịp. Kiểu tạo<br />
nhịp này chỉ định cho BN block nhĩ thất<br />
4<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
hoàn toàn có cu ng nhĩ, rung nhĩ và tạm<br />
ngưng thất lâu. Chế độ này không áp<br />
dụng ở BN có bệnh lý nút xoang, vì dễ<br />
phát triển thành “hội chứng pacermaker”.<br />
Đây là hội chứng không dung nạp tạo<br />
nhịp thất, gây nhiều triệu chứng lâm sàng<br />
do biến đổi huyết động như hạ huyết áp,<br />
ngất, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, khó<br />
chịu, yếu, ngủ lịm, khó thở và khởi phát<br />
suy tim xung huyết [2]. Sau khi gây mê,<br />
chuyển pacemaker sang chế độ không<br />
đ ng bộ (VOO) và cài đặt 60 nhịp/phút.<br />
Đây là hình thức đơn giản cố định nhịp<br />
của pacermaker, nhịp này cài đặt trước<br />
mà không quan tâm tới nhịp vốn có của<br />
BN. Tuy nhiên, hạn chế của chế độ này<br />
có thể cạnh tranh với nhịp cơ sở của BN,<br />
dễ gây loạn nhịp nhanh. Ở BN này, chúng<br />
tôi không gặp loạn nhịp nhanh trong quá<br />
trình gây mê phẫu thuật. Có thể do BN có<br />
nhịp chậm tim đã th ch nghi nên không<br />
xảy ra phát nhịp cạnh tranh với nhịp của<br />
pacermaker. Hạn chế nữa của chế độ<br />
VOO là việc phát nhịp liên tục, gây lãng<br />
ph năng lượng và giảm tuổi thọ của pin<br />
[2]. Tuy vậy, ở BN này, thời gian mổ 240<br />
phút nên không ảnh hưởng nhiều đến<br />
thời gian sử dụng của pin.<br />
Khi thoát mê, chúng tôi không dùng<br />
prostigmin để giải giãn cơ, vì prostigmin<br />
gây cường phó giao cảm, có thể làm nhịp<br />
tim cơ sở chậm hơn, ảnh hưởng tới thời<br />
gian rút máy tạo nhịp. Ngoài ra, thuốc<br />
giãn cơ esmeron chuyển hóa ở gan, đào<br />
thải qua gan và thận [1]. Trong khi 2 BN<br />
này có chức năng gan thận bình thường,<br />
nên thời gian phục h i giãn cơ nhanh, dù<br />
không dùng thuốc giải giãn cơ. Sau ngừng<br />
thuốc mê 30 phút, BN tỉnh, tự h i phục<br />
giãn cơ, tự thở qua ống nội kh quản với<br />
<br />
tần số 20 nhịp/phút; Vt 350 - 450 ml/kg (tiêu<br />
chuẩn rút ống nội kh quản là Vt > 5 ml/kg);<br />
SpO2 = 100%; huyết động ổn định, rút<br />
ống nội kh quản tại phòng mổ và chuyển<br />
BN sang phòng theo dõi sau gây mê.<br />
Trường hợp thứ hai là BN có hội<br />
chứng Brugada. Đây là một bệnh lý kênh<br />
ion và điện học tiên phát của tim, đặc<br />
trưng bởi đoạn ST chênh lên ở chuyển<br />
đạo trước tim bên phải, không có bất<br />
thường cấu trúc tim. Biểu hiện bằng<br />
những cơn ngất hoặc đột tử do nhịp<br />
nhanh thất hoặc rung thất 7. Bệnh<br />
thường có t nh chất di truyền, nhưng<br />
cũng có thể do một bất thường về cấu<br />
trúc trong tim, dùng thuốc không thể chữa<br />
hiệu quả cho những BN có hội chứng<br />
này, do đó BN được chỉ định đặt máy khử<br />
rung. Nghiên cứu của Kenneth A [6] trên<br />
659 BN với nhịp nhanh thất, rung thất,<br />
hoặc ngất được chọn ngẫu nhiên để điều<br />
trị chống loạn nhịp với amiodarone hoặc<br />
cấy máy khử rung (ICD) thấy tỷ lệ tử vong<br />
giảm 20% trong nhóm cấy máy ICD. Cấy<br />
thiết bị khử rung thường khuyến cáo cho<br />
người có nguy cơ cao về ngừng tim đột<br />
ngột hoặc các biến chứng khác của hội<br />
chứng Brugada. Ở BN này, máy ICD hoạt<br />
động bình thường, thiết bị ghi nhận trong<br />
thời gian 5 tháng gần đây không có cơn<br />
nhanh trên thất, không có sốc điện.<br />
Do máy khử rung có thể bị ảnh hưởng<br />
bởi dao điện trong quá trình phẫu thuật,<br />
nên BN được tắt máy thông qua máy điều<br />
khiển do bác sĩ tim mạch thực hiện. Trong<br />
quá trình gây mê, chúng tôi đã chuẩn bị<br />
sẵn máy sốc điện để kịp thời phá rung,<br />
nếu xuất hiện nhịp nhanh thất hoặc rung<br />
thất trong mổ. Các thuốc vận mạch cần<br />
5<br />
<br />