intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông báo lâm sàng: Vô cảm cho phẫu thuật giảm thể tích phổi

Chia sẻ: Nguyễn Triềuu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

41
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này bàn luận một số vấn đề về phương pháp vô cảm cho loại phẫu thuật giảm thể tích phổi. Đồng thời, bài viết nêu một số nhận xét về quá trình gây mê hồi sức nhằm đảm bảo cho phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi điều trị bệnh COPD thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông báo lâm sàng: Vô cảm cho phẫu thuật giảm thể tích phổi

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br /> <br /> THÔNG BÁO LÂM SÀNG:<br /> VÔ CẢM CHO PHẪU THUẬT GIẢM THỂ TÍCH PHỔI<br /> Võ Văn Hiển*; Nguyễn Ngọc Thạch*; Nguyễn Đăng Thứ**<br /> TÓM TẮT<br /> Phẫu thuật giảm thể tích phổi là phương pháp điều trị ngoại khoa cho bệnh nhân (BN)<br /> bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có khí phế thũng. Phương pháp này mang lại hiệu<br /> quả tốt và được ứng dụng rộng rãi. Tại Bệnh viện Quân y 103, ngày 28 - 10 - 2014 lần đầu tiên<br /> đã tiến hành phẫu thuật giảm thể tích phổi. Chúng tôi xin bàn luận một số vấn đề về phương<br /> pháp vô cảm cho loại phẫu thuật này. Phương pháp vô cảm là gây mê nội khí quản cô lập phổi<br /> với thông khí nhân tạo kiểm soát áp lực, trong đó áp lực thở vào (Pinsp) = 15 cmH2O, tỷ lệ thời<br /> gian hít vào/thở ra (I/E) = 1/3, áp lực dương cuối thì thở ra (PEEP) = 0, FiO2 = 100%, chấp<br /> nhận mức CO2 trong máu cao (PaCO2 = 47 mmHg) để tránh gây tổn thương phổi. Giảm đau<br /> sau mổ tốt để BN có thể tự thở sớm, giảm tối đa thời gian thông khí nhân tạo của BN, rút ống<br /> nội khí quản sớm nhất có thể, góp phần đem lại thành công cho cuộc phẫu thuật.<br /> * Từ khoá: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Vô cảm; Phẫu thuật giảm thể tích phổi.<br /> <br /> Case Report: Anasthesia for Lung Volume Reduction Surgery<br /> Summary<br /> Lung volume reduction is a surgical procedure for treatment of patients with emphysema in<br /> chronic obstructive pulmonary disease (COPD). The method has good effect and is applied<br /> more and more popularly. The first lung volume reduction for treatment of COPD at the 103<br /> th<br /> Hospital was performed on the 28 October, 2014. Through the case, we discuss about some<br /> aspects of anaesthesia method for this surgical procedure. The anaesthesia method is lung<br /> isolated general anaesthesia with pressure control ventilation mode, in which inspiration<br /> pressure = 15 cmH2O, I/E = 1/3, PEEP = 0, FiO 2 = 100%, acceptable high blood CO 2 level<br /> PaCO 2 = 47 mmHg to prevent from lung trauma. Good postoperative analgesia to early<br /> spontaneous ventilation patient, maximum artificial ventilation time decrease, endotracheal tube<br /> extubation as soon as possible contribute the successful surgery.<br /> * Key words: Chronic obstructive pulmonary disease; Anaesthesia; Lung volume reduction surgery.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi là<br /> biện pháp điều trị có hiệu quả đối với một<br /> số trường hợp COPD có khí phế thũng.<br /> <br /> mạn tính kéo dài, do đó công tác vô cảm<br /> phẫu thuật có những điểm đặc biệt riêng,<br /> nhất là vấn đề đảm bảo tốt được chức<br /> năng hô hấp của BN trong và sau mổ.<br /> <br /> Đây là một phẫu thuật lồng ngực lớn<br /> trên BN vốn có suy giảm chức năng hô hấp<br /> <br /> Ngày 28 - 10 - 2014, ca phẫu thuật<br /> cắt giảm thể tích phổi điều trị bệnh COPD<br /> <br /> * Bệnh viện Qu©n y 103<br /> ** Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Ngọc Thạch (phamdangninh103@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 08/02/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/03/2015<br /> Ngày bài báo được đăng: 02/04/2015<br /> <br /> 181<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br /> <br /> đầu tiên tại Bệnh viện Quân y 103 đã được<br /> thực hiện thành công. Qua ca bệnh này,<br /> chúng tôi muốn nêu một số nhận xét về quá<br /> trình gây mê hồi sức nhằm đảm bảo cho phẫu<br /> thuật cắt giảm thể tích phổi điều trị bệnh<br /> COPD thành công.<br /> THÔNG BÁO CA LÂM SÀNG<br /> <br /> huyết áp động mạch xâm nhập, SpO2, EtCO2,<br /> đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi và tĩnh<br /> mạch cảnh trong bên phải, thở oxy 2 l/phút<br /> qua mũi, nhịp tim 90 chu kỳ/phút, huyết áp<br /> 130/70 mmHg, SpO2 97%.<br /> BN được tiền mê bằng tiêm tĩnh mạch<br /> midazolam 2 mg. Khởi mê bằng tiêm tĩnh<br /> mạch propofol 100 mg, thuốc giãn cơ<br /> <br /> BN: Nguyễn Văn B., nam, 50 tuổi, nặng 50<br /> kg, cao 166 cm, vào viện ngày 14 - 10 - 2014<br /> với chẩn đoán khí phế thũng ưu thế thuỳ dưới<br /> phổi phải trên COPD giai đoạn ổn định. BN có<br /> tiền sử hút thuốc lá > 15 năm và làm nghề<br /> hàn xì.<br /> <br /> esmeron 40 mg, thuốc giảm đau fentanyl 100<br /> <br /> Lâm sàng: bệnh biểu hiện thành từng đợt<br /> trong 6 năm gần đây. BN ho liên tục, thành<br /> cơn, tăng lên khi thay đổi thời tiết, khạc đờm<br /> trắng đục, nhiều về sáng. Khó thở ở thì thở ra,<br /> đôi khi cả 2 thì, tăng lên khi gắng sức, tức<br /> ngực; đã được điều trị nội khoa bằng thuốc<br /> giãn phế quản, corticoid, kháng sinh nhiều<br /> đợt.<br /> <br /> duy trì được thông khí 6,4 l/phút và SpO2<br /> <br /> Cận lâm sàng trước khi phẫu thuật: chức<br /> năng hô hấp: TLC: 155%; RV: 185%; VC:<br /> 144%; FVC: 108%; FEV1: 87%; FEV1/FVC:<br /> 66%; FEV1/VC: 49,4%. Chụp CT-scanner lồng<br /> ngực cho thấy hình ảnh khí thũng ưu thế thuỳ<br /> dưới phổi phải. Xét nghiệm khí máu động<br /> mạch: pH: 7,42; BE: -1,1 mmol/l; PaO2: 91<br /> mmHg; PaCO2: 40 mmHg; HCO3-: 23,4<br /> mmol/l.<br /> <br /> lại; nhịp tim trong quá trình duy trì 80 - 90 chu<br /> <br /> BN có chỉ định phẫu thuật nội soi cắt giảm<br /> thể tích phổi (cắt thuỳ dưới phổi phải).<br /> Phương pháp vô cảm là gây mê nội khí quản<br /> cô lập phổi phải.<br /> Chuẩn bị BN: BN nhịn ăn uống trước gây<br /> mê 6 giờ. Khi được chuyển vào phòng mổ,<br /> BN được lắp các thiết bị theo dõi nhịp tim,<br /> 182<br /> <br /> mcg. Huyết động trong quá trình khởi mê ổn<br /> định.<br /> Thông khí bằng úp mask bóp bóng với tần<br /> số 20 lần/phút; cài đặt áp lực tối đa cho bóng<br /> 15 cmH2O, dòng khí mới 6 l/phút; FiO2 100%;<br /> 99%; đặt ống nội khí quản Univent (với bóng<br /> chẹn phế quản) số 7,5 sâu 22 cm thuận lợi.<br /> Duy trì mê bằng sử dụng bơm tiêm điện<br /> truyền tĩnh mạch liên tục propofol 7 mg/kg/giờ;<br /> fentanyl<br /> <br /> 2<br /> <br /> mcg/kg/giờ,<br /> <br /> tiêm<br /> <br /> tĩnh<br /> <br /> mạch<br /> <br /> esmeron 20 mg mỗi khi BN có dấu hiệu thở<br /> kỳ/phút, huyết áp 100 - 120/60 - 80 mmHg.<br /> Trong khi cô lập phổi phải bằng bóng chẹn<br /> phế quản, duy trì thông khí phổi trái bằng máy<br /> gây mê Datex với chế độ kiểm soát áp lực<br /> (PCV), trong đó áp lực hít vào (Pinsp) = 15<br /> cmH2O, tần số thở<br /> <br /> 16 lần/phút; tỷ lệ<br /> <br /> thời gian hít vào: thở ra (I/E) = 1/3; lưu lượng<br /> dòng khí mới 5 l/phút và duy trì được thông khí<br /> 3,5 - 4 l/phút; SpO2 100%; EtCO2 43 - 50<br /> mmHg. Xét nghiệm khí máu (phút thứ 15 sau<br /> khi thông khí 1 phổi): pH 7,29; PaCO2 47 mmHg;<br /> PaO 2 401 mmHg; HCO 3- 21,7 mmol/l;<br /> BE-4 mmol/l.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br /> <br /> Phẫu thuật kéo dài 90 phút, trong đó thời<br /> <br /> Ưu thán và thiếu oxy máu luôn đi kèm với<br /> <br /> gian cô lập và thông khí 1 phổi 45 phút. Sau<br /> <br /> nhau và là vấn đề các nhà gây mê hồi sức<br /> <br /> mổ, BN được giảm đau bằng phương pháp<br /> <br /> phải giải quyết khi thông khí 1 phổi. Nhiều<br /> <br /> giảm đau BN tự kiểm soát (PCA - Patient<br /> <br /> biện pháp đã được áp dụng để<br /> <br /> Controlled<br /> <br /> mạch<br /> <br /> tiêu trên như: giảm thể tích khi lưu thông (VT)<br /> <br /> morphin với liều bolus 1 ml (1 mg), thời gian<br /> <br /> (khoảng bằng 1/2 khi thông khí 2 phổi), tăng<br /> <br /> khoá 15 phút. BN được giảm đau tốt có thể tự<br /> <br /> tần số thở (từ 12 - 14 lần/phút lên 18 - 20<br /> <br /> thở, phổi nở tốt, dẫn lưu khoang màng phổi<br /> <br /> lần/phút), FiO2 100%, tăng lưu lượng khí mới,<br /> <br /> không có khí và máu, rút ống nội khí quản sau<br /> <br /> thông khí 2 phổi hoặc kẹp động mạch phổi.<br /> <br /> Analgesia)<br /> <br /> đường<br /> <br /> tĩnh<br /> <br /> phẫu thuật 5 giờ.<br /> <br /> đạt mục<br /> <br /> Do vậy, trên thực tế nhiều khi phải tăng VT và<br /> chấp nhận một áp lực đỉnh đường thở cao<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> <br /> (Ppeak 30 - 35 cmH2O). Điều này có thể<br /> không ảnh hưởng với BN có phổi đàn hồi tốt.<br /> <br /> Với BN bị COPD có chỉ định phẫu thuật<br /> <br /> Tuy nhiên, với BN COPD, các phế nang bị<br /> <br /> giảm thể tích phổi, cần hỏi bệnh và khám xét<br /> <br /> giãn, ứ khí, khả năng đàn hồi của phổi giảm,<br /> <br /> kỹ trước mổ. Mức độ khó thở nặng và suy<br /> <br /> đường kính đường khí đạo bị giảm do tình<br /> <br /> giảm khả năng hoạt động thể lực cần được<br /> <br /> trạng viêm mạn tính, nguy cơ tổn thương phổi<br /> <br /> đánh giá cẩn thận. Đo chức năng hô hấp<br /> <br /> rất cao.<br /> <br /> trước và sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản<br /> nên thực hiện thường quy. Cần xét nghiệm<br /> khí máu để phân độ nguy cơ. Chống chỉ định<br /> tương đối cho phẫu thuật này là: thiếu oxy và<br /> <br /> Ngoài ra, BN luôn trong tình trạng có mức<br /> CO2 trong máu cao (PaCO2 40 mmHg) và<br /> thiếu O2 máu nhẹ (PaO2 91 mmHg). Đặc trưng<br /> của bệnh thể hiện qua đánh giá chức năng hô<br /> <br /> ưu thán dai dẳng, tăng áp lực động mạch phổi<br /> <br /> hấp với TLC tăng (155%), FEV1 giảm (87%),<br /> <br /> < 45 mmHg, có bệnh ác tính, bệnh toàn thân<br /> <br /> FEV1/FVC giảm (66%). Như vậy, mục tiêu đặt<br /> <br /> hoặc tình trạng tim mạch không phù hợp cho<br /> <br /> ra cho chiến thuật thông khí trên BN này là<br /> <br /> phẫu thuật ngực lớn, gần đây sử dụng steroid<br /> <br /> cung cấp đủ O2, thải trừ CO2 và hạn chế tổn<br /> <br /> liều cao > 20 mg/ngày, viêm phế quản mạn...<br /> <br /> thương phổi do thông khí áp lực dương gây<br /> <br /> Gây mê cho phẫu thuật phổi nói chung đều<br /> phải cô lập và thông khí 1 phổi trong quá trình<br /> phẫu thuật. Khi chuyển từ thông khí 2 phổi<br /> sang thông khí 1 phổi, cần thiết phải điều<br /> chỉnh thông khí, lúc đầu phải bóp bóng bằng<br /> <br /> ra. Để thực hiện được điều đó, vấn đề đặt ra<br /> là phải kiểm soát áp lực đường thở, tránh<br /> tăng cao gây tổn thương vỡ các phế nang đã<br /> bị căng giãn từ trước và giảm thiểu thời gian<br /> thở máy của BN.<br /> <br /> tay, đến khi ổn định mới chuyển sang thông<br /> <br /> Với BN này, chúng tôi sử dụng kiểu thở<br /> <br /> khí bằng máy. Dù thông khí bóp bóng bằng<br /> <br /> kiểm soát áp lực (PCV) với áp lực thở vào<br /> <br /> tay hay bằng máy, mục tiêu vẫn là duy trì áp<br /> <br /> (Pinsp) = 15 cmH2O, tần số thở (f) = 16 - 18<br /> <br /> lực đỉnh đường thở (Ppeak) < 30 cmH2O để<br /> <br /> lần/phút, tỷ lệ thời gian thở vào/thở ra (I/E) =<br /> <br /> tránh gây tổn thương phổi, SpO2 > 95%,<br /> EtCO2 < 40 mmHg.<br /> 183<br /> <br /> 1/3, không cài đặt áp lực dương cuối thì thở<br /> ra (PEEP), dòng khí mới 6 l/phút với FiO2 =<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br /> <br /> 100%. Với các thông số cài đặt trên trong quá<br /> trình phẫu thuật, duy trì được thông khí phút 3<br /> - 3,5 lít; SpO2 98 - 100%; PaO2 = 401 mmHg,<br /> như vậy đảm bảo cung cấp đủ oxy. Tuy nhiên,<br /> BN trong tình trạng nhiễm toan hô hấp còn bù<br /> với biểu hiện pH 7,29; HCO3- 21,7 mmol/l; BE<br /> <br /> Ngoài ra, BN của chúng tôi được giảm đau<br /> sau mổ bằng phương pháp giảm đau BN tự<br /> kiểm soát với morphin đường tĩnh mạch nên<br /> có thể tập thở sớm, rút ngắn thời gian phải<br /> thở máy, góp phần hạn chế các biến chứng<br /> sau phẫu thuật.<br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> -4 mmol/l; PaCO2 47 mmHg và EtCO2 50<br /> mmHg. Điều này có thể giải thích: ở BN<br /> COPD đã có tình trạng tăng CO2 trong máu<br /> trước đó và đã có khả năng thích nghi. Hơn<br /> nữa, thời gian phẫu thuật thông khí 1 phổi chỉ<br /> kéo dài 45 phút, sau đó chuyển sang thông<br /> khí 2 phổi, lúc này VT tăng lên và EtCO2 bắt<br /> đầu giảm dần. Với mức tăng CO2 như vậy<br /> trong thời gian thông khí 1 phổi không ảnh<br /> hưởng lớn đến BN.<br /> Nói chung, nên sử dụng thuốc có tác dụng<br /> ngắn trong duy trì mê cho phẫu thuật giảm thể<br /> tích phổi để BN tự thở càng sớm càng tốt sau<br /> phẫu thuật, giúp giảm rò rỉ khí do thông khí<br /> nhân tạo. Gây mê bằng thuốc mê đường tĩnh<br /> mạch như propofol hoặc thuốc mê bốc hơi<br /> như sevofluran có thể thích hợp hơn những<br /> thuốc tác dụng dài. Gây mê cho phẫu thuật<br /> phổi nói chung thường sử dụng thuốc mê tĩnh<br /> mạch vì bảo tồn được phản xạ co mạch phổi<br /> do thiếu oxy. Với thuốc giãn cơ, nên dùng<br /> vecuronium, rocuronium do thời gian tác dụng<br /> ngắn hơn và không phóng thích histamin.<br /> <br /> 184<br /> <br /> Qua trường hợp gây mê cho phẫu thuật<br /> giảm thể tích phổi điều trị bệnh COPD, chúng<br /> tôi nhận thấy áp dụng kiểu thở kiểm soát áp<br /> lực với áp lực hít vào (Pinsp) 15 cmH2O, tần<br /> số thở (f) 16 - 18 lần/phút; I/E: 1/3, không cài<br /> đặt PEEP, dòng khí mới 6 l/phút, FiO2 100%<br /> và trong quá trình cô lập phổi, chấp nhận ưu<br /> thán với EtCO2 = 50 mmHg và PaCO2 = 47<br /> mmHg đủ đảm bảo thông khí cho BN khi phải<br /> thông khí 1 phổi, cũng như hạn chế vỡ phế<br /> nang. Giảm đau sau mổ tốt cho BN để có thể<br /> tự thở sớm, rút ngắn thời gian thở máy, góp<br /> phần hạn chế các biến chứng sau phẫu thuật<br /> giảm thể tích phổi.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Đạt<br /> <br /> Anh. Những vấn đề cơ bản<br /> <br /> trong thông khí nhân tạo. Nhà xuất bản y học.<br /> 2009, tr.230-239.<br /> 2. Nguyễn Quốc Kính. Gây mê hồi sức cho<br /> phẫu thuật nội soi. Nhà xuất bản Giáo dục Việt<br /> Nam. 2013, tr.189-199.<br /> 3. Cait P Searl, Sameena T Ahmed. Core topic in<br /> thoracic anesthesia. Cambridge University Press. New<br /> York, USA. 2009, pp.86-90.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2