epub©vctvegroup<br />
08-12-2017<br />
<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
Lời người dịch<br />
Nguyên tác “Thư gửi về Trung Quốc xa xưa” của Herbert Rosendorfer xuất<br />
bản lần đầu tiên năm 1983 và được tác giả chỉnh sửa năm 1991 (ấn bản thứ<br />
15).<br />
Năm 2008, nghĩa là chỉ trong vòng hai mươi lăm năm, tác phẩm này đã<br />
được tái bản tới lần thứ 37! Một con số rất ấn tượng và đầy thuyết phục!<br />
Nhưng sao không phải “xa xăm” mà “xa xưa”?<br />
Tất nhiên có xa xăm, vì những bức thư này được viết ở Đức và gửi về<br />
Trung Quốc. Song “xa xưa” chính vì Cao Đài – một quan tứ phẩm đầu thời<br />
Tống (thế kỷ 10) ở Trung Hoa – do hiếu kỳ đã dùng “la bàn-thời gian” du<br />
hành một nghìn năm vào tương lai và nơi đáp xuống không phải đế đô<br />
Khai Phong như đã tính toán mà là thành phố Min-chen ở Đức.<br />
Vì phải chờ tám tháng sau mới tới ngày có thể đáp “la bàn-thời gian” trở<br />
về cố hương, Cao Đài buộc phải sống ở Đức và đã viết thư kể cho bạn là Di<br />
Ngô về chuyến phiêu lưu cùng nhận xét của mình về con người, phong tục,<br />
cuộc sống, lịch sử, chính trị, tôn giáo và văn học của “bọn mũi lõ” vào cuối<br />
thế kỷ 20.<br />
Tất nhiên Cao Đài không phát âm được chính xác tên người, đất nước,<br />
đồ vật trong tiếng Đức nên người dịch mạn phép chua thêm, trong ngoặc,<br />
cách phát âm để độc giả nào xa lạ với ngôn ngữ này có thể cảm nhận dễ<br />
dàng hơn nét trào lộng của một tác phẩm ý nhị.<br />
Và, vì Cao Đài không thể biết được những thuật ngữ hiện đại của chúng<br />
ta như đĩa hát, máy truyền hình (hay TV), giáo hoàng... nên đã sáng tạo ra<br />
những từ lạ tai và ngộ nghĩnh như... bạn đọc sẽ thấy.<br />
Cuối cùng, để có thể chuyển được phần nào không khí cổ văn trong ba<br />
mươi bảy bức thư của Cao Đài, người dịch mạnh dạn dùng một số từ học<br />
lóm từ truyện kiếm hiệp Trung Hoa: đệ, huynh, tại hạ, túc hạ, tiểu nhị, tửu<br />
<br />