intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

thư gửi về trung quốc xa xưa: phần 2

Chia sẻ: Tiên Trương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

52
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"thư gửi về trung quốc xa xưa" phần 2 từ "...trong một thư trước đệ viết rằng sau khi tìm hiểu đời sống riêng tư của bọn mũi lõ, đã đến lúc đệ cần nghiên cứu đời sống công cộng... ngay từ bây giờ đệ cám ơn huynh đã lo mọi chuyện trong thời gian đệ vắng nhà...". mời các bạn cùng đón đọc tiểu thuyết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: thư gửi về trung quốc xa xưa: phần 2

Thư thứ mười tám<br /> (Chủ nhật, 13 tháng Mười)<br /> Di Ngô thân mến,<br /> Trong một thư trước đệ viết rằng sau khi tìm hiểu đời sống riêng tư của<br /> bọn mũi lõ, đã đến lúc đệ cần nghiên cứu đời sống công cộng, đặc biệt Nhà<br /> nước của chúng. Chính vì thế đệ đã dọn khỏi căn hộ của ông Shi-shmi và<br /> vào khách sạn ở. Đệ đã quen biết được vài người thú vị, nhưng đệ sẽ kể sau.<br /> Hôm nay đệ muốn kể cho huynh về thú tiêu khiển công cộng của bọn mũi<br /> lõ.<br /> Đệ nhận ra từ lâu rằng cả ông Shi-shmi lẫn nàng Pao-leng đều không<br /> phải là thước đo để đánh giá về bọn mũi lõ nói chung. Nàng Pao-leng là<br /> một phụ nữ có học vấn cao, còn ông Shi-shmi hẳn chúng ta không ngần<br /> ngại coi là một triết gia, bất chấp một vài quan điểm khác lạ; ngoài ra ông<br /> còn rành về âm nhạc. Ông Shi-shmi và nàng Pao-leng nổi bật khỏi đám<br /> đông mũi lõ, không khác ở ta mấy.<br /> Phần lớn bọn mũi lõ mặt mày thô kệch di chuyển trên đường phố, ánh<br /> mắt u sầu. Đệ đã nói rồi: rất dễ đoán nét mặt chúng, hầu hết đều có nét đố<br /> kỵ. Phải chăng do chúng thường uống sữa bò? Hoặc cuộc sống hối hả và sự<br /> “tiến bộ” liên tục khiến chúng không hài lòng? Và có thể tự chúng không<br /> biết điều này?<br /> Đệ cứ tưởng bọn mũi lõ không có trò tiêu khiển công cộng; thế mà có<br /> đấy. Xin thưa ngay: những trò này còn đáng sợ hơn sự bất mãn. Đã lâu rồi,<br /> trước lúc đệ viết bức thư mới nhất cho huynh, ông Shi-shmi đã dẫn đệ tới<br /> một trò giải trí công cộng như thế này. Ông bảo đây là cao điểm trong năm<br /> và kéo dài gần nửa tuần trăng. Nó gọi là “Lễ hội trăng Thu”[93], được tổ chức<br /> trên một bãi cỏ mênh mông hơi xa trung tâm thành phố. Thật không tả<br /> nổi, đệ tin rằng chưa bao giờ thấy kinh tởm hơn, tuy nhiên đệ vẫn ở đấy vài<br /> giờ.<br /> <br /> Ngay từ xa đã thấy bầu trời sáng lòa trên những mái nhà như thể có hỏa<br /> hoạn. Càng đến gần, ta càng ngập trong tiếng ồn đinh tai nhức óc. Bình<br /> thường đệ đã quen đi lại khá tự do, thế mà đệ vẫn phải bám tay ông Shishmi. Cả nghìn chiêng trống và phèng la liên tục phát ra tiếng ồn nhức óc,<br /> thế mà gọi là âm nhạc đấy. Người ta chỉ có thể hét to khi trò chuyện. Đệ<br /> hét: thầy Ve-to-feng của các vị sẽ nói sao về tiếng ồn này? Thầy ấy điếc mà!<br /> ông Shi-shmi hét lại. Bây giờ tại hạ hiểu tại sao thầy ấy điếc! đệ hét.<br /> Mới đầu đệ không nhận ra được gì hết thảy. Khi mắt đệ đã quen với ánh<br /> chớp nhoang nhoáng phát ra từ vô số ngọn đèn sáng quắc, đệ thấy những<br /> chiếc bánh xe khổng lồ quay tít, những ghế xích đu bay bổng bắn vọt trong<br /> không khí; bọn mũi lõ ngồi đầy trong đấy chẳng chút nao núng, thật chẳng<br /> khác gì tự sát. Đâu đâu cũng hôi rình; hiển nhiên cùng với chuyện giải trí<br /> bọn chúng phải giải quyết nhu cầu ở bất cứ chỗ nào khi bị mót, vì phần lớn<br /> trò tiêu khiển là uống thật nhiều ma-sa và hal-bal, thành ra cũng phải thải<br /> ra thật nhiều.<br /> Dĩ nhiên đệ không chịu ngồi vào một trong những bánh xe hay ghế xích<br /> đu này. Nhưng sau khi đã bám chặt tay bạn đi một vòng chừng một tiếng<br /> đồng hồ, đệ theo ông Shi-shmi vào một trong những nơi bán nước chính.<br /> Đó là những chiếc lều khổng lồ không hình dung nổi, nồng nặc hơi người<br /> như trong một chuồng thú. Trên một cái bục ở giữa lều, một nhóm nhạc<br /> công chơi loại nhạc chát chúa bằng cách thổi những chiếc kèn thật to,<br /> chẳng giống nhạc của thầy Ve-to-feng tí nào. Phần lớn khách mặc quần áo<br /> màu lục và đội loại mũ rất ngộ nghĩnh[94]. Những nữ tửu bảo béo núc<br /> chuyên được huấn luyện – như ông Shi-shmi cho biết – để ôm mười, mười<br /> hai vại ma-sa[95] hoặc hơn nữa, huỳnh huỵch bước từ bàn này qua bàn khác<br /> giao bia cho khách, phải trả tiền ngay. Bọn mũi lõ, thường trang điểm<br /> những dấu hiệu kỳ lạ, mũ đeo vòng hoa giấy hoặc một túm lông, vỗ đùi và<br /> lớn tiếng kêu vô cớ. Chúng há hốc mồm, đổ bia vào họng ngay sau khi nhận<br /> được vại bia. Tiếng nhạc vốn đã át hết mọi thứ tiếng khác rồi, thế mà thỉnh<br /> thoảng ban nhạc lại chơi to hơn nữa một bài hát rất ngắn như sau: Vantswa-xu-fa[96]... dường như hết sức được ưa thích, mà ý nghĩa của nó đệ<br /> không hiểu rõ. Tiếp theo là ba tiếng trống vang rền. Đó là hiệu lệnh để mọi<br /> <br /> người bưng vại của mình, đổ vào miệng nhiều nhất có thể. Sau đó họ hò<br /> hét, gọi nữ tửu bảo mang vại bia mới. Những thùng bia khổng lồ được lăn<br /> từ ngoài vào và những gã đàn ông sức vóc như quỷ sứ đeo tạp dề da, bàn tay<br /> to như chiếc xẻng thọc thủng những thùng này ở chỗ nhất định, bia sẽ từ<br /> chỗ đó tuôn vào vại.<br /> Chẳng mấy chốc đám mũi lõ này say và dĩ nhiên không tránh khỏi<br /> chuyện chúng cãi vã với nhau hoặc với các nữ tửu bảo, rồi nhanh chóng<br /> biến thành ẩu đả và một gã quỷ sứ tay to như chiếc xẻng sẽ túm cổ kẻ gây<br /> chuyện, mặc cho hắn giãy dụa, rồi ném ra khỏi lều. Thường thì hành động<br /> này được những tiếng hò hét ít nhiều vui vẻ hùa theo và ngay lập tức ban<br /> nhạc lại trỗi lên bài ưa thích Van-tswa-xu-fa... và mọi người ồm ồm hát<br /> theo.<br /> Cuộc vui kéo dài như thế đến gần nửa đêm, rồi đèn tắt, không thùng bia<br /> nào được lăn vào nữa. Bọn mũi lõ, nếu chưa say mèm và chưa nằm lăn<br /> dưới gầm bàn, sẽ nện vại lên bàn đòi uống thêm. Nhưng không ai bán nữa.<br /> Giới hữu trách dẫu sao cũng đủ sáng suốt khi chỉ cho phép bán bia giới<br /> hạn, hẳn vì sợ bọn mũi lõ sẽ đập phá tan hoang thành phố. Các nhạc công<br /> cũng cất nhạc khí. Chỉ còn nghe tiếng rống và ợ của đám bợm nhậu. Cuối<br /> cùng chúng bò lết về nhà.<br /> Bọn đệ cũng đi về luôn – bước rất thận trọng để khỏi giẫm lên phân<br /> hoặc bãi mửa – và đệ như bị mê muội. Thế mà bọn mũi lõ chịu nổi mười<br /> bốn ngày đấy. Lúc ấy chúng quên đi hoặc cố gượng xua đuổi nỗi buồn bực.<br /> Nhiều người, nếu còn đủ sức và tỉnh táo, tung mũ lên trời, hực lên những<br /> tiếng kêu ngắn và chói tai. Nhiều người leo lên ô-tô, lao vào cây và những<br /> người khác lấy thế làm khôi hài. Đó là thú tiêu khiển của bọn mũi lõ đấy.<br /> Đệ hỏi ông Shi-shmi nó có làm ông hài lòng thật không? Không, ông bảo,<br /> nhưng ông đi với đệ vì nghĩ đệ nên xem cho biết. Điều này thì ông có lý.<br /> Một trò tiêu khiển công cộng khác diễn ra vào mùa đông, ông Shi-shmi<br /> bảo. Khác “Lễ hội trăng Thu” mà người ta có thể tránh bằng cách không tới<br /> đó, lễ hội mùa đông đa dạng hơn và không ai tránh được. Đệ không thoát<br /> khỏi phải dự đâu, ông bảo thế, nhưng không nói rõ hơn.<br /> <br /> Bây giờ, khi đệ viết những dòng này thì “Lễ hội trăng Thu” đã qua rồi. Nó<br /> đến cũng nhanh mà chấm dứt cũng nhanh. Bọn mũi lõ gỡ lều bán bia và<br /> giải trí, chở đi đâu đấy. Còn lại là một bãi cỏ đầy rác rưởi bẩn thỉu. Chúng<br /> làm gì với rác rưởi này? đệ không biết. Có lẽ chúng tin rằng đằng nào trời<br /> cũng hầu như luôn mưa và nước mưa trong năm sẽ cuốn đi tất cả cho đến<br /> “Lễ hội trăng Thu” lần tới. Theo đệ quan sát thì bọn mũi lõ giải quyết rác<br /> rưởi trên đường phố bằng cách cho ô-tô chạy lên trên. Qua đó rác sẽ bị<br /> nghiền nát thành bụi và được gió cuốn đi. Vì thế trong không khí thường<br /> xuyên có bồ hóng bám dầu mà bọn mũi lõ đã quá quen. Đệ không ngớt<br /> ngạc nhiên rằng thú vật và cây cối chịu nổi thứ không khí này. Đệ đã suy<br /> nghĩ nhiều về chuyện này và tới hôm kia vẫn không có lời giải. Nhưng hôm<br /> kia đệ quen một người hết sức thú vị trong tiền sảnh khách sạn. Huynh<br /> hãy hình dung thế này: ở tiền sảnh của khách sạn, đúng ra đó là nhiều<br /> sảnh rất tráng lệ trải thảm, ngăn cách nhau bởi cầu thang và hành lang, có<br /> đầy những chiếc bàn con và ghế bành rất tiện nghi để khách sử dụng và<br /> các tiểu nhị tới lui hỏi han thường xuyên về yêu cầu của khách. Đệ thích<br /> ngồi ở đấy, vì luôn luôn có gì đó để quan sát và vì có nhiều người khác (cả<br /> phụ nữ) nữa nên dễ bắt chuyện.<br /> Hôm kia đệ xuống sảnh, không còn chiếc bàn nào trống. Thấy ở một<br /> chiếc bàn có một người đàn ông đang ngồi đọc sách (ông ta to cao như hầu<br /> hết bọn mũi lõ, râu quai nón rậm rạp màu đen và có vẻ không thuộc loại<br /> mũi lõ thô kệch), đệ mới lại gần, khom lưng một phần ba và nói: “Thưa<br /> quan râu xồm đáng kính mà cháu chắt nhiều đời sau còn phải ca ngợi tính<br /> hiền từ và nhẫn nại, ngài cho phép kẻ vô tích sự này của một dân tộc xa xôi<br /> vóc người thấp bé được cùng ngồi đây và làm ô uế bầu không khí quanh<br /> chiếc bàn tuyệt vời này chứ ạ?”<br /> Ông râu xồm hơi ngẩng lên, bối rối nhìn rồi nhe răng nói: “Xin mời”.<br /> Ông ta chỉ nói: “Xin mời”. Bọn mũi lõ không quen cách ăn nói lịch thiệp<br /> như ta, đệ biết từ lâu rồi. Đệ cũng biết rằng kiểu nói lịch sự của đệ thường<br /> bị bọn mũi lõ hiểu sai và coi thường, cho dù đệ đã tóm gọn khiến nó gần<br /> như biến thành xúc phạm, như huynh thấy trong câu đệ vừa kể. Tuy nhiên<br /> đệ không bỏ được thói quen lễ độ và cũng không muốn làm thế. Đệ không<br /> <br /> thể chối bỏ những dấu ấn đã khắc sâu trong tâm hồn đệ do được giáo huấn<br /> và qua những lời dạy cơ bản, bất di bất dịch của Khổng học. Thói quen này<br /> không thay đổi được thế giới ở đây, dĩ nhiên là thế, nhưng đệ cảm thấy<br /> thoải mái hơn khi nói năng lễ độ. Đệ cũng đã bảo nàng Pao-leng như thế<br /> khi nàng yêu cầu đệ ít nhất trong lúc ái ân hãy bỏ lối nói năng lễ độ cũng<br /> như trầm trồ khen ngợi chỗ này chỗ nọ trên thân thể nàng.<br /> “Xin mời”, ông râu xồm nói và đệ ngồi xuống sau khi đã khom người<br /> thêm lần nữa. Khi tiểu nhị tới, đệ gọi một thứ thức uống đệ rất thích trong<br /> khách sạn này: một thứ nước màu đỏ thẫm tên là Kang-pa-li[97]. Mới đầu<br /> ông râu xồm vẫn tiếp tục đọc, nhưng khi đệ móc từ cái bao da nhỏ (quà<br /> chia tay của ông Shi-shmi) một trong những vật hiến tế thơm tho Da-vingdo mà đệ ưa thích ngậm vào miệng rồi châm lửa thì ông ta ngước mắt khỏi<br /> sách, hỉnh mũi hít một cách khoan khoái. Đệ rút một điếu Da-ving-do mời<br /> ông. Ông nhận, cám ơn và thế là bọn đệ liền trò chuyện. Sau đó bọn đệ còn<br /> uống một chai Mo-te Shang-dong.<br /> Ông này – hiện còn ở khách sạn, đệ vẫn thường gặp – sinh ra ở một<br /> thành phố phía Bắc, là một bậc thầy về chăm sóc rừng và hiện đang dạy tại<br /> một học viện sư phạm ở đấy, nay ông tới Min-chen để nghiên cứu. Ông bảo<br /> đệ chắc chắn không phát âm nổi tên ông và lại càng khó có thể nhớ. Thành<br /> ra ông cho đệ biết tục danh của ông cho dễ. Bọn mũi lõ luôn có ít nhất hai<br /> tên: một tên công khai[98] và một tên, có khi hai, dùng gọi trong vòng gia<br /> đình. Tên công khai của ông Shi-shmi là “Shi-shmi”, tên gọi trong vòng gia<br /> đình là Ma-ksi-mai-lan; các người bạn âm nhạc gọi ông bằng tên này;<br /> nhưng mẹ ông gọi ông là “Ping-tsi”. Tên công khai của bà mẹ cũng là Shishmi, tên thân mật là Yo-cha-na[99], nhưng ông Shi-shmi gọi bà bằng má.<br /> Nàng Pao-leng có tên thân mật là Ak-ga-ta[100], ngoài ra không còn tên<br /> thân mật nào khác nữa. Đệ gọi nàng là “Cây hạnh non mùa xuân trong nắng<br /> mai”, nhưng chỉ là thêm thắt thôi.<br /> Ông râu xồm bảo để đơn giản đệ hãy gọi ông bằng tên thân mật DuyLân[101]. Đệ trò chuyện với Duy-Lân tử – ông có quyền được gọi như thế – về<br /> bồ hóng trong không khí.<br /> Đó chính là vấn đề, một vấn đề mà bọn mũi lõ đã không nhận thấy<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2