YOMEDIA
ADSENSE
Thu hút FDI vào Đà Nẵng: Thực trạng và một số kiến nghị
21
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
FDI đã được nhìn nhận như một trụ cột góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Bài viết này nhằm phân tích lợi thế cạnh tranh cũng như thực trạng thu hút FDI tại Đà Nẵng trong thời gian qua và đề xuất một số kiến nghị nhằm thu hút FDI trong thời gian tới.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thu hút FDI vào Đà Nẵng: Thực trạng và một số kiến nghị
- THU HÖT FDI VÀO ĐÀ NẴNG: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Th.S. Trần Phạm Huyền Trang Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt – Hàn I. ĐẶT VẤN ĐỀ FDI đã được nhìn nhận như một trụ cột góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Vai trò của FDI được thể hiện rõ qua việc đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế như bổ sung nguồn vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, tạo nguồn thu ngân sách, thúc đẩy nền kinh tế nội địa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đà Nẵng không nằm ngoài những quy luật này. Các doanh nghiệp FDI trên địa bàn cũng đã đóng góp một vai trò quan trọng cho sự phát triển hiện tại của thành phố. Tuy nhiên, quy mô thu hút các ngành nghề đầu tư còn hạn chế nên việc các nhà đầu tư chọn đến đầu tư chưa nhiều. Bài viết này nhằm phân tích lợi thế cạnh tranh cũng như thực trạng thu hút FDI tại Đà Nẵng trong thời gian qua và đề xuất một số kiến nghị nhằm thu hút FDI trong thời gian tới. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.1. Lợi thế cạnh tranh của Đà Nẵng trong thu hút FDI 1.1.1. Vị trí chiến lược Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. - Cảng Đà Nẵng được xác định là điểm cuối phía đông của tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC) với vai trò là cửa ngõ ra Thái Bình Dương và là cảng xuất nhập khẩu hàng hóa của vùng nội địa giàu tiềm năng chưa được khai thác ở Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanma và miền Trung Việt Nam. - EWEC là một trong năm hành lang kinh tế được phát triển theo sáng kiến của các nước ASEAN được tài trợ bởi ADB và ODA của Nhật nhằm liên kết Khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông với các vùng kinh tế ở lưu vực sông Hằng (Ấn Độ), rút ngắn khoảng cách 268
- và giảm thiểu chi phí, thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các quốc gia ở khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. EWEC dài 1450km đi qua 13 tỉnh thuộc bốn nước: Myanma, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Tuyến đường từ Đà Nẵng đến các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan và chiếc cầu thứ ba bắc qua sông Mêkông đã được hoàn thành từ cuối năm 2011 tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá và hành khách. 1.1.2. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ đầu tư phát triển Thành phố Đà Nẵng là một đầu mối giao thông quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước với sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu, các tuyến đường bộ, và đường sắt Bắc Nam tạo thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động kinh tế, đầu tư, du lịch. - Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là một trong ba sân bay lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam, cách trung tâm thành phố chưa đến 10 phút ô tô. Nhà ga hành khách 3 tầng với diện tích sử dụng 36.600 m2 đáp ứng tiêu chuẩn của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, tiếp nhận đến 12 triệu hành khach mỗi năm. Từ Sân bay quốc tế Đà Nẵng có các chuyến bay nội địa đến các thành phố lớn của Việt Nam và các đường bay quốc tế trực tiếp với hơn 390 chuyến bay hàng tháng từ Đà Nẵng đến một số quốc gia ở Châu Á như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Campuchia, Thái Lan, Malaysia và một số thành phố Trung Quốc và ngược lại. - Hệ thống đường giao thông trong và ngoài thành phố không ngừng được mở rộng và xây mới, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch mà còn tạo cảnh quan, làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị sầm uất nhất miền Trung Việt Nam. - Hệ thống bưu chính viễn thông: Đà Nẵng là đầu mối viễn thông quan trọng của quốc gia và quốc tế; là một trong ba điểm kết cuối quan trọng nhất của mạng trung kế đường trục quốc gia và điểm kết nối trực tiếp quốc tế . Hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông có quy mô lớn và hiện đại. Các loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú và chất lượng cao. 269
- - Hệ thống cấp điện, cấp nước: Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố Đà Nẵng được đảm bảo cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua đường dây 500 KV Bắc - Nam. - Các dịch vụ hỗ trợ đầu tư: Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics ngày càng phát triển mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Hiện nay tại Đà Nẵng có 59 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng cấp I với 233 điểm giao dịch, 30 công ty bảo hiểm, 14 công ty kiểm toán, và hơn 172 đại lý vận tải, kho vận đang hoạt động. 1.1.3. Nền kinh tế phát triển năng động Đà Nẵng có mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ về đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Đà Nẵng là thủy sản, dệt may, da giày, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ...Công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là công nghiệp công nghệ thông tin, đang được thành phố tập trung phát triển trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực 1.1.4. Tiềm năng du lịch phong phú - Thành phố được thiên nhiên ưu đãi gần 70km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp, quanh năm chan hòa ánh nắng. Năm 2005, tạp chí uy tín Forbes của Mỹ đã bình chọn biển Đà Nẵng là một trong những bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.Theo tờ Sunday Herald Sun (Australia), năm 2009 bãi biển Mỹ Khê - Đà Nẵng nằm trong số 10 bãi biển đẹp nhất châu Á. Đà Nẵng có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Ngũ Hành Sơn, Bà Nà hills - Đà Nẵng còn được du khách biết đến bởi nhiều lễ hội dân gian như lễ hội Quán Thế Âm, lễ hội Cầu Ngư, hội đua thuyền..và các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát tuồng, bài chòi, hò chèo thuyền, hò khoan... Ngoài ra, Hội thi trình diễn pháo hoa quốc tế là một sự kiện văn hóa-du lịch độc đáo tại Đà Nẵng. Nhiều khu nghỉ mát đạt tiêu chuẩn quốc tế với các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Hyatt, Novotel, InterContinential, Mercure, Furama, Pulchra…đang được xây dựng ở 270
- Đà Nẵng. Thành phố có nhiều khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, quán cà-phê và các dịch vụ giải trí (sân gôn, casino,...) đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng du khách. 1.1.5. Nguồn nhân lực Lực lượng lao động của Đà Nẵng chiếm gần 50% dân số thành phố. Hàng năm hệ thống các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại Đà Nẵng đã đào tạo hàng ngàn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực không chỉ cho thành phố mà còn cho cả khu vực miền Trung. - Hiện nay tại Đà Nẵng có 25 trường đại học, cao đẳng và 19 trường trung học chuyên nghiệp. Hệ thống các trường này thực hiện chuyên ngành đào tạo trên các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin, kiến trúc, kinh tế, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ... - Đà Nẵng có 59 trung tâm dạy nghề thường xuyên cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn về tin học, may công nghiệp, cơ khí, điện - điện tử, kỹ thuật xây dựng, nghiệp vụ du lịch và có nhiều trung tâm dạy tiếng Anh nhằm bổ sung kỹ năng cho người lao động. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của thành phố đạt 50%. - Đại học Đà Nẵng hợp tác với trường đại học của các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Canada, New Zealand... trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cũng như đưa sinh viên sang học tập tại các nước này. Thành phố hiện đang chú trọng phát triển đội ngũ lập trình viên, kỹ thuật viên có tay nghề và kỹ năng cao. Đến năm 2015, tổng số kỹ sư, cử nhân công nghệ thông tin, kỹ sư điện tử viễn thông, lập trình viên được đào tạo đạt 5.000 - 7.000 người mỗi năm. 1.2. Thực trạng thu hút FDI vào Đà Nẵng trong những năm qua Năm 2016 thành phố Đà Nẵng đã thu hút được 447 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt hơn 3,768 tỷ USD. Trong đó, vốn đầu tư FDI chủ yếu rót vào các lĩnh vực bất động sản - du lịch, chiếm 55%; công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm 34%; giáo dục và đào tạo, chiếm 6%; thấp nhất là các ngành: xây dựng, dịch vụ lưu trú, ăn uống, bán buôn bán lẻ... 271
- Năm 2017 111,9 triệu USD là tổng vốn FDI thu hút được trên địa bàn trong năm qua, tăng hơn 6,5 lần so với năm 2016 Trong đó, có 16 dự án đăng ký hoạt động trong các khu công nghiệp (KCN) với tổng vốn 24,341 triệu USD; 86 dự án đăng ký hoạt động ngoài KCN với tổng vốn 65,5 triệu USD; 1 dự án đăng ký hoạt động trong Khu công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 28,527 triệu USD; có 6 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm 938,566 USD. Hiện các nhà đầu tư đến từ Singapore đứng đầu trong bảng xếp hạng đầu tư nhiều nhất vào Đà Nẵng với tổng vốn đăng ký: 829,05 triệu USD - chiếm 27,62%; đứng thứ hai là Nhật Bản với 629,48 triệu USD - chiếm 20,73%; xếp thứ ba là Mỹ với 518,83 triệu USD - chiếm 17,08%, tiếp đến là các nhà đầu tư Hàn Quốc với 253,09 triệu USD - chiếm 8,3%. Hiện các nhà đầu tư đến từ Singapore đứng đầu trong bảng xếp hạng đầu tư nhiều nhất vào Đà Nẵng với tổng vốn đăng ký: 829,05 triệu USD - chiếm 27,62%; đứng thứ hai là Nhật Bản với 629,48 triệu USD - chiếm 20,73%; xếp thứ ba là Mỹ với 518,83 triệu USD - chiếm 17,08%, tiếp đến là các nhà đầu tư Hàn Quốc với 253,09 triệu USD - chiếm 8,3%. Tổng vốn FDI thu hút trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 216,05 triệu USD; lũy kế có 660 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.876,5 triệu USD. 2.3. Một số vấn đề còn tồn tại trong thu hút FDI vào Đà Nẵng - Thu hút FDI có dấu hiệu khởi sắc, song vẫn còn khá thấp so với nhiều địa phương, chưa tương xứng tiềm năng của Đà Nẵng. - Tính công khai, minh bạch trong môi trường kinh doanh chưa cao: khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian, công sức, tốn kém cả chi phí vì phải đi “đường vòng” để tiếp cận đúng và trúng thông tin cần thiết. Quen với lối tư duy và cách làm việc bài bản nên khi sang Việt Nam, họ rất cần những nhà tư vấn giúp họ hiểu cặn kẽ từng vấn đề và làm đúng pháp luật, tránh mất thời gian, chi phí và những phiền hà không đáng có. Những dịch vụ này tại Đà Nẵng còn khan hiếm, phần lớn chỉ dựa vào sự hỗ trợ của các cơ quan, sở, ban, ngành, dù công tác xúc tiến đầu tư được thành phố triển khai cả chục năm nay. Trong khi đó, đối với các nhà đầu tư trong nước, nhu cầu về môi trường kinh doanh lành 272
- mạnh, công bằng vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu nhằm nâng cao sức cạnh tranh với các đối tác trong và ngoài nước. - Công tác hỗ trợ, giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư của các sở, ngành còn chậm. - Việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng nhằm thu hút và hỗ trợ các nhà đầu tư vào Đà Nẵng chưa đáp ứng như mong muốn. Chẳng hạn, việc triển khai tuyến xe buýt R14 đến Khu công nghệ cao Đà Nẵng và tuyến đường Nguyễn Tất Thành nối dài còn chậm; hệ thống cấp điện, nước phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của các doanh nghiệp chưa hoàn thiện; định hướng phát triển của Ban quản lý Khu công nghệ cao trong tương lai chưa rõ ràng… - Các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư Đà Nẵng ban hành chưa thật sự có sức cạnh tranh. Chẳng hạn, DN đầu tư vào các khu công nghiệp tại Đà Nẵng hầu như không được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tiền thuê đất. - Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin chưa phát huy tác dụng do hạn chế về mặt bằng kinh doanh, sản xuất, gia công phần mềm. Ngoài ra, công tác quy hoạch chưa ổn định, gây khó cho công tác kêu gọi đầu tư. - Nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư về vốn, công nghệ, đào tạo lao động… đối với các doanh nghiệp được ban hành, nhưng thực tế hiệu quả triển khai còn hạn chế, khó có khả năng tiếp cận và sự vào cuộc của các đơn vị liên quan chưa thật sự quyết liệt… III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THU HÚT FDI VÀO ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI - Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Sự chuyển đổi xu hướng từ thu hút FDI trong các lĩnh vực sử dụng quy mô lao động lớn, công nghệ thấp sang thu hút FDI trong các lĩnh vực công nghệ cao và các ngành dịch vụ cần có sự hậu thuẫn vững chắc từ nguồn nhân lực chất lượng cao. FDI trong lĩnh vực công nghệ cao đòi hỏi sự đáp ứng về chất lượng của nguồn nhân lực tại địa phương để thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ và 273
- đào tạo lao động phù hợp với trình độ kỹ thuật yêu cầu của doanh nghiệp FDI. Nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố có thể phát triển theo hai hướng: (1) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, (2) thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các địa phương khác và nước ngoài. - Tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng - Cần xây dựng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trong từng lĩnh vực cụ thể. Thành phố tiếp tục cải thiện, xây dựng môi trường đầu tư minh bạch, thông thoáng, gắn chặt với chính sách ưu đãi để có tính cạnh tranh cao; Tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện cho nhà đầu tư đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, chú trọng thu hút đầu tư tại các thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hoa Kỳ, Đức... - Thành phố tạo lập quỹ đất sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư. Chủ động trong việc tiếp thị dự án, giới thiệu địa điểm cho nhà đầu tư và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai. Thành lập các khu, cụm công nghiệp dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, ưu tiên phát triển các dự án công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp thân thiện với môi trường và kêu gọi nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu và cụm công nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà Nam Khánh Giao và cộng sự, “Nghiên cứu các yếu tố tác động tới vốn đầu tư vào tỉnh Cà Mau” 2. Nguyễn Ngọc Anh (2015), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” 3. Lê Tuấn Lộc & Nguyễn Thị Tuyết (2013), “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trường hợp nghiên cứu điển hình tại TP. Đà Nẵng” 4. http://www.ipc.danang.gov.vn 5. https://baodanang.vn/channel/5404/201604/giai-phap-thu-hut-fdi-vao-da-nang/ 274
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn