intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thư mục Văn hóa dân gian Đà Nẵng

Chia sẻ: Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

62
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập thư mục gồm hai phần chính là thư mục toàn văn và thư mục chỉ chỗ. Thư mục toàn văn giới thiệu những bài biết, bài nghiên cứu về văn hóa dân gian trên tất cả các lĩnh vực, từ ẩm thực đến làng nghề, phong tục tập quán, lễ hội và nhiều vấn đề khác. Thư mục chỉ chỗ giúp độc giả có thể dễ dàng tra tìm những bài biết, bài nghiên cứu, những tập sách có nội dung mà mình quan tâm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thư mục Văn hóa dân gian Đà Nẵng

LỜI GIỚI THIỆU<br /> Thuật ngữ văn hóa dân gian "folklore" được W J.Thom sử dụng đầu tiên<br /> vào năm 1846 để chỉ "phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín, ca dao, tục ngữ...<br /> của người thời trước". Từ đó đến nay, bộ môn văn hóa dân gian học đã ra đời,<br /> phát triển và đạt nhiều thành tích nổi bật. Ở Việt Nam, thuật ngữ "folklore"<br /> được sử dụng từ lâu và tùy theo mỗi thời kỳ được dịch ra tiếng Việt là "văn học<br /> dân gian", "văn nghệ dân gian" và nay là "văn hóa dân gian". Các nhà nghiên<br /> cứu văn hóa dân gian nước ta đã triển khai việc sưu tầm, nghiên cứu văn hóa<br /> dân gian trên nhiều lĩnh vực, với hàng ngàn công trình có chất lượng.<br /> Tại Đà Nẵng, ngay từ thế kỷ XVI, XVII… Tiến sĩ Dương Văn An trong<br /> tác phẩm “Ô Châu cận lục”, Cristophoro Borri trong “Xứ Dàng Trong năm<br /> 1621” và nhiều tác giả khác đã những ghi chép rải rác về văn hóa dân gian Đà<br /> Nẵng … Từ năm 1975 trở về sau, nhiều tập sách, công trình đậm chất văn hóa<br /> dân gian lần lượt ra đời như “Văn nghệ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng” của<br /> Nguyễn Văn Bổn, “Tín ngưỡng thờ Nữ thần của người Việt ở xứ Quảng (Quảng<br /> Nam - Đà Nẵng)“ của Nguyễn Xuân Hương, “Văn hoá dân gian Hoà Vang”<br /> của Võ Văn Hòe, “Chuyện làng nghề đất Quảng” của Phạm Hữu Đăng Đạt, đặc<br /> biệt là Tổng tập văn hóa dân gian đất Quảng của Hội Văn nghệ dân gian Đà<br /> Nẵng… Đồng thời, nhiều bài viết, bài nghiên cứu có nội dung về văn hóa dân<br /> gian được công bố rộng rãi trên báo, tạp chí Trung ương và địa phương, đã góp<br /> phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian của thành phố<br /> Đà Nẵng.<br /> Để thực hiện kế hoạch Số 1700/KH-UBND của Ủy ban Nhân dân thành<br /> phố Đà Nẵng, song song với việc tuyên truyền, phổ biến cũng như tổ chức các<br /> hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2, Thư viện Khoa học Tổng<br /> hợp Đà Nẵng chủ trương xuất bản tập thư mục chuyên đề “Văn hóa dân gian<br /> Đà Nẵng”. Tập thư mục gồm hai phần chính là Thư mục toàn văn và Thư mục<br /> chỉ chỗ. Thư mục toàn văn giới thiệu những bài biết, bài nghiên cứu về văn hóa<br /> dân gian trên tất cả các lĩnh vực, từ ẩm thực đến làng nghề, phong tục tập quán,<br /> lễ hội và nhiều vấn đề khác. Thư mục chỉ chỗ giúp độc giả có thể dễ dàng tra tìm<br /> những bài biết, bài nghiên cứu, những tập sách có nội dung mà mình quan tâm.<br /> Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do công tác sưu tầm, tập hợp tư liệu, sách<br /> báo còn hạn chế nên tập thông tin thư mục rõ ràng không thể tránh khỏi những<br /> thiếu sót, khuyết điểm. Rất mong bạn đọc gần xa góp ý để công tác biên soạn<br /> thư mục của Thư viện Khoa học Tổng hợp ngày càng tốt hơn.<br /> Xin chân thành cảm ơn!<br /> THƯ VIỆN KHOA HỌC TỔNG HỢP ĐÀ NẴNG<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Lời giới thiệu: ....................................................................................................... 1<br /> Mục lục: ................................................................................................................ 2<br /> Phần I: Thư mục toàn văn ....................................................................................<br /> I. Những vấn đề chung ..........................................................................................<br /> Bài 1. Chuyện ghi ở Đa Phước .............................................................................. 3<br /> Bài 2. Chuyện núi cấm rừng thiêng ....................................................................... 5<br /> Bài 3. Chuyện xưa làng Mỹ Thị ............................................................................ 7<br /> Bài 4. Sự tích đường Cầu Vồng........................................................................... 10<br /> II.Văn hóa ẩm thực ...............................................................................................<br /> Baì 1. Ăn bánh bèo với dao tre ........................................................................... 12<br /> Bài 2. Dư vị nếp nổ ............................................................................................. 13<br /> Bài 3. “Túy Loan trăm thứ đều ngon” ................................................................. 14<br /> Bài 4. Tô mì xứ Quảng ........................................................................................ 16<br /> III. Phong tục tập quán .........................................................................................<br /> Bài 1. Con thuyền trong đời sống tín ngưỡng ...................................................... 18<br /> Bài 2. Kể chuyện tâm linh ................................................................................... 21<br /> Bài 3. Tết xưa chơi bài…xạo............................................................................... 24<br /> IV. Làng nghề truyền thống .................................................................................<br /> Bài 1. Nghề ăn “mứt” Nam Ô.............................................................................. 26<br /> Bài 2. Làng đá mỹ nghệ Non Nước ..................................................................... 28<br /> Bài 3. Giữ lại hương vị nước mắm Nam Ô .......................................................... 31<br /> Bài 4. Làng guốc Xuân Dương ............................................................................ 34<br /> V. Lễ hội.................................................................................................................<br /> Bài 1. Đà Nẵng vào mùa lễ hội............................................................................ 36<br /> Bài 2. Độc đáo tôn vinh trẻ chăn trâu .................................................................. 38<br /> Bài 3. Hội làng Đà Sơn ....................................................................................... 42<br /> Bài 4. Khao lề thế lính Hoàng Sa – Khúc bi ca bất diệt ....................................... 44<br /> Bài 5. Lễ hội cầu ngư của các làng biển Quảng Nam – Đà Nẵng......................... 47<br /> Bài 6. Lễ hội Quán Thế Âm ................................................................................ 52<br /> Phần II. Thư mục chỉ chỗ .....................................................................................<br /> I. Thư mục sách................................................................................................... 55<br /> II. Thư mục báo, tạp chí ..........................................................................................<br /> A. Những vấn đề chung....................................................................................... 64<br /> B. Ẩm thực.......................................................................................................... 67<br /> C. Phong tục tập quán ......................................................................................... 69<br /> D.Làng nghề truyền thống ................................................................................... 70<br /> E. Lễ hội ............................................................................................................ 72<br /> <br /> 2<br /> <br /> Phần I<br /> THƯ MỤC TOÀN VĂN<br /> I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG<br /> Bài 1<br /> CHUYỆN GHI Ở ĐA PHƯỚC<br /> <br /> Lễ tế chiến sĩ trận vong tại Nghĩa trủng làng Đa Phước<br /> Làng Đa Phước hình thành từ gần 600 năm trước, bao gồm hầu hết địa<br /> giới hành chính phường Hòa Khánh Bắc và một phần phường Hòa Khánh Nam,<br /> quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng ngày nay. Các cụ cao niên vẫn còn kể cho<br /> con cháu những chuyện kỳ thú ở làng ngày trước.<br /> “La làng” để được ly dị<br /> Xưa, Đa Phước là làng có nền nếp, quy củ. Ngoài hương ước của làng,<br /> các họ tộc còn lập tộc ước riêng nhằm khuyên răn con cháu gìn giữ gia phong<br /> cốt cách. Một điều rất lạ, hễ ai lớn tiếng “la làng” là thế nào cũng bị phạt vạ. Cụ<br /> Bùi Hộ, 91 tuổi, nguyên Chánh bái làng, kể rằng lần đó cha cụ ra ruộng gặt lúa<br /> trước, dặn cụ cột bò xong là chạy ra coi lúa ngay kẻo người ta mót hết. Cụ ra<br /> chưa kịp, bị cha ví chạy có cờ, nhưng cha sức yếu đuổi không kịp nên la làng ầm<br /> ầm. Tối đó, làng tới nhà phạt mấy giác bạc và một bàn trầu cau rượu vì tội… la<br /> làng!<br /> Thế nhưng, “la làng” đôi lúc cũng mang lại cái lợi. Ngày đó không ít<br /> những vụ bạo hành khiến người vợ phải cắn răng chịu đựng chứ chẳng biết kêu<br /> 3<br /> <br /> vào đâu. Ấy thế mà làng Đa Phước lại xử được mấy cái vụ này mới tài. Ở Đà<br /> Sơn (nay thuộc phường Hòa Khánh Nam) có dâu ông Hương Ấm, ở Đông Sơn<br /> (nay thuộc xã Hòa Ninh) có dâu ông Hương Thống, cả hai bị nhà chồng đối xử<br /> tệ bạc.<br /> Không hẹn mà gặp, bữa nọ cả hai bà dâu cùng đến trước đình Đa Phước kêu<br /> to “Quớ làng! Quớ làng” rồi nằm lăn ra đó. Ngay tức khắc, người trong làng đem<br /> mõ ra đánh um lên một hồi. Lát sau có một phụ nữ đem chiếu ra cho họ nằm, che<br /> thêm cái nong để họ trốn nắng. Cứ thế, họ “nằm vạ” cho đến khi lý trưởng, hương<br /> mục làng Đa Phước khăn áo tới xem xét. Hỏi han một hồi đâu vào đó, lý trưởng Đa<br /> Phước quyết định làm giấy cho mời hai ông lý trưởng Đà Sơn và Đông Sơn cùng<br /> sui gia của hai bà dâu đến để giải quyết cho họ được ly dị.<br /> Người phụ nữ đầu tiên viết tiểu thuyết<br /> Trong làng có ông Huỳnh Phúc Lợi làm quan Triều Nguyễn đến chức<br /> Quang lộc Tự khanh thuộc hàm tam phẩm, nên thường được gọi là ông Quang<br /> Lợi. Về sau, ông tham gia Hội Cần vương Quảng Nam. Mỗi lần về làng ông đều<br /> đi bằng xe kéo, cả làng đổ ra xem. Cậu bé Bùi Hộ cùng trẻ con trong làng chạy<br /> đến vịn vào xe, phụ đẩy tới. Mỗi lần như thế, ông đều xoa đầu bọn trẻ rồi cho<br /> mỗi đứa mấy xu, nhiều nhất là 5 xu (10 xu là 1 giác hay 1 cắc) - bằng nửa ngày<br /> công lúc đó.<br /> Ông Quang Lợi có hai người con nổi tiếng. Một người là Huỳnh Phúc<br /> Quý, thường gọi là Nghè Quý hay Giáo Quý, vì ông đỗ tiến sĩ và làm giáo viên<br /> trường làng. Người kia là Huỳnh Thị Thái (1896-1982), nổi tiếng với bút danh<br /> Huỳnh Thị Bảo Hòa, là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên viết tiểu thuyết với<br /> cuốn Tây phương mỹ nhơn năm 1927. Bà sánh duyên cùng Hàn lâm viện đại học<br /> sĩ Vương Khả Lãm, và theo chồng về sống tại Đà Nẵng. Có điều, nhiều tài liệu<br /> ghi nhầm rằng bà là người gốc phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu.<br /> Bà là người phụ nữ đầu tiên của Đà thành cắt tóc ngắn, đi xe đạp, là ký<br /> giả của nhiều tờ báo lúc bấy giờ. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của bà được<br /> nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân chú ý và nhà nghiên cứu Trương Duy Hy<br /> tập hợp tư liệu, hình ảnh, các tác phẩm đã xuất bản và di cảo của bà để cho ra<br /> đời cuốn Nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa - Người phụ nữ viết tiểu thuyết đầu<br /> tiên (NXB Văn học - 2003).<br /> Ngôi đình 7 lần xây dựng<br /> Đình Đa Phước lập từ bao giờ, chưa ai xác quyết được. Cụ Bùi Hộ kể<br /> rằng từ thời ông nội cụ đã có đình rồi. Đình xây dựng theo hướng Đông Bắc,<br /> năm gian, bốn mái với các hàng cột xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là cột cái, cột<br /> con, cột hiên (cụ gọi là cột trỏng). Nhà ông nội cụ lúc đó ở xóm Trảng, cách<br /> đình gần nửa cây số, nhưng cả vùng trống huơ trống hoác nên thấy rõ mồn một<br /> hướng đình đâm thẳng vào hướng nhà. Xưa người ta quan niệm thế là không tốt,<br /> mà thực sự trong nhà cũng xảy mấy chuyện lục đục chẳng đâu vào đâu. Cuối<br /> cùng, nội cụ chuyển nhà xuống khu đất nằm trên đường Âu Cơ bây giờ.<br /> Gần đình có cây cốc và cây sộp cao nghệu. Trên hai cây cổ thụ này, Pháp<br /> 4<br /> <br /> đã treo ngược hàng chục người dân để tra tấn. Một số người bị giặc giết, dân<br /> làng mang thi thể về an táng ở Nghĩa trủng cách đình khoảng 100m. Gần cây<br /> cốc cổ thụ là cống Đình (gọi thế, vì cống ở gần đình). Hôm nọ, khi cậu thanh<br /> niên Bùi Hộ cùng trai tráng trong làng đang đào đất phá cống thì hai sĩ quan<br /> Pháp đi qua, gặn hỏi. Ông Phạm Đình Hiển, lúc đó là Chủ tịch Ủy ban Kháng<br /> chiến hành chính xã Đa Hòa, trả lời bằng tiếng Pháp là dân sửa đường. Tụi nó<br /> vặn lại: Phá đường chứ sửa đường gì?!<br /> Mà đúng thế thật - cụ Hộ nhớ lại, mình phá cống để ngăn xe Pháp không<br /> qua được, cắt đứt đường liên lạc, tiếp tế của giặc lên phía trên. Tụi nó điên tiết,<br /> không bao lâu sau đưa quân tới phá dỡ đình, lấy hết mọi thứ ra lấp cống. Thế là<br /> bao nhiêu hoành phi, liễn thờ, cuốn thư, câu đối... sơn son thiếp vàng đều bị vùi<br /> dập nhưng làng không một ai dám lên tiếng trước họng súng của giặc.<br /> Từ đó trở đi, đình đã bị Pháp rồi Mỹ phá dỡ trước sau 5 lần. Đến năm<br /> 1969, dân làng xây một nhà cấp 4 tạm làm đình để có nơi hương khói tiền nhân.<br /> Năm 2012, thể theo nguyện ước của dân làng, Hội đồng các gia tộc quyết định<br /> đại trùng tu đình theo kiến trúc ban đầu để lưu giữ nét lịch sử - văn hóa xưa. Các<br /> cụ mong rằng lần thứ 7 xây đình với kinh phí dự toán 2,5 tỷ đồng này sẽ là dịp<br /> để con cháu các họ tộc làng Đa Phước xưa thể hiện tâm nguyện của mình trong<br /> đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Dân làng ai cũng tin thế, bởi tên làng có nghĩa<br /> là nhiều phước…<br /> LÊ HUỲNH<br /> Chuyện ghi ở Đa Phước / Lê Huỳnh.- Đà Nẵng chủ nhật.- 2013 . - Ngày 19,<br /> tháng 5 . -Tr. 6, 7<br /> Bài 2<br /> CHUYỆN NÚI CẤM RỪNG THIÊNG<br /> <br /> Bãi Làng phía nam núi cấm - gành đá Nam Ô. Ảnh: V.T.L<br /> Từ thời phong kiến, gành đá Nam Ô được xem là núi cấm - cấm chặt cây,<br /> cấm lấy đá. Quy định này được dân làng nhiều đời tuân thủ nghiêm ngặt, ai vi<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2