intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thử nghiệm tạo sữa bột synbiotic bằng phương pháp sấy phun

Chia sẻ: Hân Hân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

72
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu khảo sát hàm lượng FOS thích hợp để tạo sữa chua synbiotic. Sữa chua sau lên men được sấy phun và khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sấy nhằm thu bột sữa chua đảm bảo chất lượng. Kết quả khảo sát cho thấy, hàm lượng FOS thích hợp để tạo bột sữa chua synbiotic là 1% (w/v).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thử nghiệm tạo sữa bột synbiotic bằng phương pháp sấy phun

THỬ NGHIỆM TẠO SỮA BỘT SYNBIOTIC BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY PHUN<br /> Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Đào Thị Mỹ Linh, Trần Thị Thùy, Phạm Thị Hồng Thoa<br /> Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM<br /> Ngày nhận bài: 09/5/2016<br /> <br /> Ngày chấp nhận: 28/9/2016<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu khảo sát hàm lượng FOS thích hợp để tạo sữa chua synbiotic. Sữa chua sau lên men được sấy<br /> phun và khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sấy nhằm thu bột sữa chua đảm bảo chất lượng. Kết quả<br /> khảo sát cho thấy, hàm lượng FOS thích hợp để tạo bột sữa chua synbiotic là 1% (w/v). Quá trình sấy được thực<br /> hiện với các thông số: nhiệt độ đầu vào 100oC, nhiệt độ đầu ra 60oC, lưu lượng dịch phun 5 vòng/phút, áp suất 2<br /> atm. Sản phẩm bột sữa chua đạt yêu cầu về các tiêu chí chất lượng: hiệu suất thu hồi 70,3%, tỷ lệ sống sót của B.<br /> bifidum 87,62%, độ ẩm 3,68%. Bột sữa chua được hoàn nguyên ở tỉ lệ 1:2 tạo dạng sữa chua uống liền với giá trị<br /> cảm quan tốt.<br /> Từ khóa: Bifidobacterium bifidum, Bột sữa chua, Fructooligosaccharide (FOS), Synbiotic, Sấy phun,…<br /> PRODUCING SYNBIOTIC- YOGURT POWDER BY SPRAY DRYING<br /> This study investigated the effects of FOS concentrations and drying conditions on synbiotic yogurt cell<br /> density, and found suitable conditions to obtain yogurt powder. The results showed that the appropriate<br /> concentration of FOS to create synbiotic yogurt powder is 1% (w/v). Other conditions for drying process<br /> include: inlet temperature at 100°C, outlet temperature at 60°C, spray fluid flow of 5 rpm, and pressure of 2 atm.<br /> Application of these condition resulted in yogurt powder product with high quality: 70,3% recovery efficiency,<br /> the survival rate of B. bifidum of 87,62%, with humidity of 3,68%. Finally, reconstitution of yogurt powder at<br /> the ratio of 1: 2 showed the best organoleptic estimation.<br /> Keywords: Bifidobacterium bifidum, FOS, Fructooligosaccharide (FOS), Synbiotic, Spray drying, Yogurt<br /> powder,<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Từ lâu sữa chua đã được công nhận là một sản phẩm lên men từ sữa mang nhiều giá trị<br /> dinh dưỡng có tác dụng tốt đối với sức khỏe người con người. Sữa chua cung cấp cho cơ thể<br /> một lượng lớn protein, vitamin A, B, D và nhiều khoáng chất cần thiết khác. Ngoài ra, sữa<br /> chua còn giúp kích thích tiêu hóa, tăng hiệu quả hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm. Đặc biệt<br /> với sự có mặt của các loài vi khuẩn lactic trong quá trình lên men đã giúp sữa chua tạo nên<br /> đặc tính chuyên biệt về hương và vị của sản phẩm. Do vậy tại nhiều nước trên thế giới, đặc<br /> biệt ở các nước Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Mỹ, sữa chua rất được ưu chuộng<br /> với mức tiêu thụ ngày càng tăng cao (Charteris và cs, 1997).<br /> Việc bổ sung các lợi khuẩn probiotic vào sữa chua đã góp phần làm gia tăng giá trị dinh<br /> dưỡng cho sản phẩm này đồng thời mang nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên,<br /> khả năng sống sót của vi khuẩn probiotic có thể được duy trì với một số lượng lớn khi đi qua<br /> đường tiêu hóa của người hay không vẫn còn là một thách thức lớn đối với việc phân phối<br /> một cách hiệu quả những vi khuẩn có lợi này. Nồng độ acid thấp và muối mật trong hệ tiêu<br /> hóa có tác động không nhỏ đến nhiều vi khuẩn probiotic (Berrada và cs, 1991; Rokka và cs,<br /> 2010). Để tăng hoạt tính probiotic và cải thiện sinh trưởng, người ta thường bổ sung prebiotic<br /> (FOS) để tạo ra chế phẩm synbiotic có tác dụng cải thiện khả năng sống sót và bám trụ của vi<br /> sinh vật sống trong đường ruột, kích thích phát triển một cách có chọn lọc hoạt động trao đổi<br /> chất của một hay một vài loại vi khuẩn có lợi, do đó cải thiện sức khỏe vật chủ (Vanderhoof<br /> và cs, 2001).<br /> <br /> 83<br /> <br /> Thông thường, sữa chua có thời gian bảo quản rất ngắn, khoảng một ngày ở điều kiện<br /> nhiệt độ thường (25-30oC) và khoảng 5 ngày ở 7oC hoặc 10-14 ngày ở 4oC. Cùng với đó, việc<br /> chuyên chở sản phẩm cũng gặp nhiều hạn chế do thể tích và khối lượng lớn cũng như phải<br /> bảo quản trong điều kiện lạnh trong suốt quá trình vận chuyển. Những lý do đó trở thành rào<br /> cản kinh tế để phát triển nhóm sản phẩm này. Sản phẩm bột sữa chua đã ra đời không những<br /> tăng thời gian bảo quản dài hơn gần 6 lần mà còn thuận lợi hơn trong phân phối vì trọng<br /> lượng giảm đi rất nhiều so với sữa chua tươi và không cần chuyên chở trong điều kiện lạnh<br /> (Kearney và cs, 2009).<br /> Sữa chua thường được làm khô bằng phương pháp sấy thăng hoa hoặc sấy phun. Sữa<br /> chua sấy thăng hoa có hương vị tốt nhất và giữ được khả năng tồn tại cao cũng như hoạt tính<br /> tốt nhất của các chủng vi sinh vật nhưng chi phí sản xuất cho sản phẩm tốn kém (Kumar và<br /> cs, 2004). Vì vậy, hiện nay, sấy phun là một phương pháp phổ biến và được nghiên cứu khá<br /> nhiều để thay thế cho sấy thăng hoa vì chi phí thấp, tốc độ sấy cao, dễ vận hành và đơn giản<br /> khi chuyển lên quy mô lớn (Anal, 2007). Đây cũng là một quá trình đặc biệt phù hợp với sữa<br /> chua sấy khô vì nó cho phép tạo ra các sản phẩm ổn định và hữu dụng.<br /> Xuất phát từ các vấn đề trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm bước đầu xác định một số<br /> thông số sấy phun phù hợp để tạo bột sữa chua đạt yêu cầu của một sản phẩm probiotic.<br /> 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Chủng vi sinh vật<br /> Lactobacillus bulgaricus, Streptococcus thermophillus ở dạng giống đông khô hỗn hợp<br /> (công ty Nam Giang). Giống được hoạt hóa trong môi trường sữa trước khi sử dụng.<br /> Bifidobacterium bifidum (bộ sưu tập giống probiotic của Bộ môn Công nghệ sinh học,<br /> trường ĐH Bách khoa Tp. HCM) giữ giống trên môi trường MRS-agar ở 4oC và trong<br /> glycerol 10% ở -18oC. Giống đã được kiểm tra có hoạt tính probiotic. B.bifidum được nuôi<br /> trong môi trường MRS dịch thể ở 37oC trong 18h, sau đó ly tâm 5000 vòng/phút trong 20<br /> phút, thu sinh khối, rửa nước muối sinh lý 2 lần trước khi sử dụng lên men.<br /> 2.2. Lên men tạo sữa chua synbiotic<br /> Sữa tươi được phối trộn với 1,5% (w/v) sữa bột gầy, 10% (w/v) đường sacharose và bổ<br /> sung FOS theo hàm lượng 0%, 0,5%, 1%, 1,5%, 2% (w/v). Nguyên liệu được thanh trùng ở<br /> 95oC, trong 5 phút, sau đó được làm nguội và cấy 2% (v/v) hỗn hợp giống khởi động sữa chua<br /> và 1% (v/v) B.bifidum. Hỗn hợp được lên men ở 43oC trong 4h (dừng lên men khi giá trị pH<br /> sữa chua đạt khoảng (4,2 – 4,6). Chỉ tiêu theo dõi là xác định pH và mật độ B.bifidum tối ưu<br /> cho quá trình lên men sữa chua<br /> 2.3. Khảo sát quá trình sấy phun tạo bột sữa chua synbiotic<br /> Sữa chua sau lên men được sấy bằng máy sấy phun model SD06AG (Labplant, Anh).<br /> Trong quá trình sấy, thực hiện khảo sát 3 thông số, bao gồm:<br /> - Hàm lượng maltodextrin, khảo sát trong khoảng 0 - 25% (w/v). Các thông số cố định:<br /> lưu lượng dịch phun 5 rpm, đường kính kim phun 0,5mm, áp suất 2 atm, nhiệt độ đầu vào<br /> 100oC, nhiệt độ đầu ra là 60oC.<br /> - Nhiệt độ đầu vào, khảo sát trong khoảng 90 - 120oC. Các thông số cố định: lưu lượng<br /> dịch phun 5 rpm , đường kính kim phun 0,5mm, áp suất 2 atm, nhiệt độ đầu vào 100oC, nhiệt<br /> độ đầu ra là 60oC, maltodextrin theo hàm lượng đã khảo sát.<br /> <br /> 84<br /> <br /> - Lưu lượng dịch phun, khảo sát trong khoảng 4 - 6 rpm. Các thông số được cố định<br /> đường kính kim phun 0,5mm, áp suất 2 atm, nhiệt độ đầu vào theo số liệu khảo sát, nhiệt độ<br /> đầu ra là 60oC, maltodextrin theo hàm lượng đã khảo sát.<br /> Tiêu chí đánh giá các thí nghiệm gồm hiệu suất thu hồi, độ ẩm, mật độ tế bào vi khuẩn<br /> B.bifidum.<br /> 2.4. Hoàn nguyên bột sữa chua<br /> Bột sữa chua được pha loãng với nước ấm vô trùng 40 – 450C, ở các tỉ lệ 1:1, 1:2, 1:3.<br /> Sản phẩm được đánh giá pH, mật độ B.bifidum, cảm quan.<br /> 2.5. Phương pháp phân tích<br /> Xác định mật độ tế bào: Phương pháp trải đĩa (Trần Linh Thước, 2009).<br /> Xác định pH : pH của sữa chua được đo bằng máy đo pH InoLab 02.<br /> Xác định độ chua: Chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 N theo TCVN 6509.<br /> Xác định độ ẩm: Sử dụng cân sấy ẩm AMB50<br /> Phương pháp đánh giá cảm quan<br /> Phương pháp cảm quan thị hiếu (Hà Duyên Tư, 2010).<br /> Phương pháp thống kê xử lý số liệu<br /> Tất cả các thí nghiệm được lặp lại 3 lần, thực hiện theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên.<br /> Kết quả được xử lý bằng phần mềm thống kê Statgraphics Centurion XV.I với độ tin cậy 95%.<br /> 3. KẾT QUẢ & THẢO LUẬN<br /> 3.1. Ảnh hưởng hàm lượng FOS đến mật độ B.bifidum trong quá trình lên men sữa chua<br /> Kết quả ở bảng 1 cho thấy, sau 4h lên men, mật độ B. bifidum trong các nghiệm thức dao<br /> động trong khoảng 8,56 – 9,57 log(CFU/ml), đều đạt yêu cầu về mật độ probiotic trong sản<br /> phẩm (theo tổ chức WHO là 106 CFU/ml, theo Hiệp hội Sữa chua Quốc gia của Hoa Kỳ là 108<br /> CFU/g) (Kumar và cs, 2004). Ở các nghiệm thức có bổ sung FOS cho mật độ B.bifidum cao<br /> hơn mẫu đối chứng, chứng tỏ FOS có vai trò nhất định trong kích thích, duy trì mật độ<br /> probiotic. Sự kết hợp hài hòa giữa probiotic và prebiotic trong lên men sữa chua tạo sản phẩm<br /> synbiotic tốt cho tiêu hóa của con người. Khi kết hợp với nhau, FOS sẽ kích thích sự phát<br /> triển của probiotics trong ruột kết và có tác dụng có lợi nhất định lên sức khỏe con người<br /> (Adriane, 2005).<br /> Bảng 1. Ảnh hưởng của hàm lượng FOS đến mật độ B.bifidum trong quá trình lên men<br /> Hàm lượng<br /> FOS (%)<br /> 0,0%<br /> 0,5%<br /> 1,0%<br /> 1,5%<br /> 2,0%<br /> <br /> Sau 4h lên men<br /> Mật độ B. bifidum<br /> pH<br /> Log (CFU/ml)<br /> d<br /> 4,66 ± 0,06<br /> 8,56 ± 0,42a<br /> 4,60 ± 0,05c<br /> 9,32 ± 0,07b<br /> 4,55 ± 0,03c<br /> 9,53 ± 0,02b<br /> 4,38 ± 0,05b<br /> 9,55 ± 0,05b<br /> 4,27 ± 0,05a<br /> 9,57 ± 0,04b<br /> <br /> Các ký tự (abcde) khác nhau biễu diễn mức độ sai biệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%<br /> <br /> 85<br /> <br /> Trong các nghiệm thức bổ sung FOS, mật độ B.bifidum tăng dần theo hàm lượng bổ<br /> sung, kèm theo đó là sự giảm dần pH trong sữa chua. Mật độ B.bifidum tăng làm tăng quá<br /> trình lên men dẫn tới pH môi trường giảm (Soukoulis và cs, 2007). Mật độ B.bifidum trong<br /> các nghiệm thức bổ sung FOS đều đạt trên 109 CFU/ml. Trong đó, nghiệm thức 0,5% FOS<br /> cho mật độ B.bifidum thấp nhất. Các nghiệm thức bổ sung FOS 1%; 1,5% và 2%, mật độ<br /> B.bifidum tăng nhẹ, nhưng không có sự khác biệt về mặt thống kê nên xét về hiệu quả kinh tế<br /> chúng tôi chọn hàm lượng FOS bổ sung là 1%.<br /> 3.2. Ảnh hưởng của quá trình sấy phun đến chất lượng sữa chua synbiotic<br /> Ảnh hưởng của chất trợ sấy maltodextrin<br /> <br /> tỉ lệ %<br /> <br /> Sản phẩm có hàm lượng chất khô thấp sẽ gây rất nhiều khó khăn cho quá trình sấy phun<br /> (Kumar và cs, 2014). Do vậy, maltodextrin được sử dụng làm chất trợ sấy bằng cách phối trộn<br /> vào sữa chua nhằm làm tăng hàm lượng chất khô giúp quá trình sấy dễ dàng và đạt hiệu suất<br /> thu hồi sản phẩm cao hơn. Hiệu quả của maltodextrin đối với quá trình sấy được thể hiện rõ<br /> trong hình 1.<br /> 100<br /> 80<br /> 60<br /> 40<br /> 20<br /> 0<br /> <br /> 84.99<br /> 79.01<br /> 73.5<br /> 71.8<br /> <br /> 81.32<br /> <br /> 74.29<br /> 46.5<br /> 5.26<br /> <br /> 74.29<br /> 67.7<br /> <br /> 52.7<br /> tỉ lệ sống sót<br /> 4.43<br /> <br /> 3.52<br /> <br /> 3.22<br /> <br /> 2.83<br /> <br /> Hiệu suất thu hồi<br /> Độ ẩm<br /> <br /> 0<br /> <br /> 10<br /> <br /> 15<br /> <br /> 20<br /> <br /> 25<br /> <br /> Hàm lượng maltodextrin (%)<br /> Hình 1. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của hàm lượng maltodextrin đến<br /> chất lượng sản phẩm<br /> <br /> Khi không bổ sung maltodextrin vào sữa chua, hiệu suất thu hồi bột sữa là thấp nhất<br /> (46,5%). Bắt đầu bổ sung maltodextrin với hàm lượng thấp 10% đến 20%, hiệu suất thu hồi<br /> tăng dần và đạt giá trị cao nhất ở hàm lượng 20%. Tuy nhiên, khi hàm lượng maltodextrin<br /> tăng lên 25% thì hiệu suất thu hồi lại giảm xuống 67,7%. Nguyên nhân là do hàm lượng chất<br /> khô quá ít hoặc quá nhiều cũng đều gây ra hiện tượng kết dính trên thành thiết bị sấy (Goula,<br /> 2009).<br /> Chỉ tiêu quan trọng nhất được quan tâm ở đây là mật độ tế bào Bifidobacterium bifidum.<br /> Ở nghiệm thức phối trộn maltodextrin 15% cho tỉ lệ sống sót là cao nhất (84,99%). Tăng hàm<br /> lượng maltodextrin lên 20%, 25% thì tỉ lệ sống sót bắt đầu giảm xuống 81,32% và 79,54%.<br /> Điều này được giải thích dựa vào tác dụng bảo vệ của maltodextrin. Trong khi sấy,<br /> maltodextrin hình thành cấu trúc dạng gel làm lớp màng bao bọc bên ngoài các vi sinh vật<br /> giúp bảo vệ chúng khỏi tác động nhiệt của quá trình sấy (Burgain và cs, 2011), vì vậy giúp gia<br /> tăng tỉ lệ sống sót của chúng hơn so với khi không bổ sung maltodextrin. Khi hàm lượng chất<br /> khô trong dịch phun quá cao sẽ làm tăng kích thước của các hạt và làm gia tăng diện tích tiếp<br /> xúc của dịch phun với nhiệt độ nóng của không khí. Do đó chúng phải chịu thiệt hại nhiệt lớn<br /> hơn những hạt nhỏ, vi sinh vật kẹt trong hạt cũng sẽ phải chịu thiệt hại nhiều nhiệt hơn (Lian<br /> và cs, 2002).<br /> <br /> 86<br /> <br /> Xét về chỉ tiêu độ ẩm, bột sữa chua phải đạt độ ẩm từ 3 – 5% (Childs và Drake, 2008),<br /> ngoại trừ nghiệm thức không bổ sung maltodextrin vượt quá 5%, các tỉ lệ phối trộn khác đều<br /> đạt độ ẩm quy định.<br /> Kết hợp các tiêu chí về hiệu suất thu hồi sản phẩm, tỉ lệ sống sót của vi khuẩn B.bifidum,<br /> độ ẩm của bột sữa và tính kinh tế, chúng tôi chọn hàm lượng maltodextrin 15% bổ sung vào<br /> dịch trước sấy phun cho các thí nghiệm khảo sát tiếp theo.<br /> Ảnh hưởng của nhiệt độ đầu vào<br /> Số liệu ở bảng 2 cho thấy nhiệt độ đầu vào ảnh hưởng đáng kể đến các tiêu chí khảo sát.<br /> Nhiệt độ càng cao thì hiệu suất thu hồi sản phẩm càng tăng đạt cao nhất ở 120oC (74,04%).<br /> Nguyên nhân là do khi nhiệt độ càng tăng thì hơi nước bốc hơi nhanh làm cho độ ẩm giảm<br /> xuống, do đó sản phẩm ít bị bám dính vào thành thiết bị.<br /> Bảng 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đầu vào đến chất lượng bột sữa chua<br /> Nhiệt độ đầu vào (oC)<br /> <br /> Tiêu chí theo dõi<br /> 90<br /> <br /> 100<br /> <br /> 110<br /> <br /> 120<br /> <br /> Mật độ (log (CFU/g))<br /> <br /> 8,47 ± 0,02d<br /> <br /> 8,35 ± 0,02c<br /> <br /> 8,12 ± 0,03b<br /> <br /> 7,16 ± 0,09a<br /> <br /> Tỷ lệ sống sót (%)<br /> <br /> 88,88<br /> <br /> 87,62<br /> <br /> 85,20<br /> <br /> 75,13<br /> <br /> Độ ẩm (%)<br /> <br /> 5,98 ± 0,85b<br /> <br /> 3,68 ± 0,59a<br /> <br /> 3,55 ± 0,44a<br /> <br /> 3,00 ± 0,74a<br /> <br /> Hiệu suất thu hồi sản phẩm (%)<br /> <br /> 66,12<br /> <br /> 70,03<br /> <br /> 71,20<br /> <br /> 74,01<br /> <br /> Các ký tự (abcd) khác nhau biễu diễn mức độ sai biệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%<br /> Xét về hai chỉ tiêu hiệu suất thu hồi và độ ẩm của sản phẩm thì nhiệt độ sấy 100, 110 và<br /> 1200C được lựa chọn.<br /> Đối với chỉ tiêu mật độ B.bifidum, nhiệt độ sấy có ảnh hưởng lớn sự sống của vi sinh vật.<br /> Tỷ lệ sống sót của B.bifidum giảm dần từ 88,88% còn 75,13% theo sự tăng nhiệt độ sấy. Điều<br /> này là do chúng bị yếu tố bất hoạt bởi nhiệt độ khi tiếp xúc trực tiếp với dòng không khí nóng.<br /> Nhiệt độ sấy 100oC được lựa chọn vì vẫn đảm bảo hiệu suất thu hồi 70%, mật độ probiotic ở<br /> mức 108 CFU/g, độ ẩm sản phẩm phù hợp cho điều kiện bảo quản lâu dài.<br /> Ảnh hưởng của lưu lượng dịch phun<br /> Chúng tôi thực hiện thay đổi lưu lượng dịch phun xoay quanh các giá trị thông số riêng<br /> của máy sấy phun Lab Plant SD06 từ 4 đến 6rpm để khảo sát ảnh hưởng của nó lên hiệu suất<br /> thu hồi, độ ẩm sản phẩm và tỉ lệ sống sót của B.bifidum.<br /> Từ số liệu thực nghiệm cho thấy rằng khi tăng lưu lượng dịch phun thì hiệu suất thu hồi<br /> bột sữa càng giảm đi trong khi độ ẩm của bột lại càng tăng lên (hình 2). Nguyên nhân được<br /> giải thích là do khi lưu lượng dịch phun tăng lên thì thời gian lưu của dịch trong buồng sấy<br /> giảm, lượng hơi nước trong dịch phun thoát ra ít hơn làm độ ẩm tăng lên, phần hạt ẩm dính lại<br /> trong buồng sấy nhiều dẫn đến hiệu suất thu hồi sản phẩm sau quá trình sấy phun giảm<br /> (Rokka, 2010). Nhưng cũng vì thời gian lưu của dịch ngắn nên làm giảm tác động của không<br /> khí nóng lên tế bào vi sinh vật, do đó mật độ B.bifidum cao nhất ở nghiệm thức 6rpm. Khi lưu<br /> lượng dịch phun thấp thì hiệu suất thu hồi sẽ cao hơn do lưu lượng thấp làm cho quá trình<br /> phun tạo hạt sương nhỏ, các hạt phun này được tiếp xúc hoàn toàn với nhiệt độ nóng trong<br /> buồng sấy dẫn đến sản phẩm sau sấy có độ ẩm thấp. Tuy nhiên các tế bào vi sinh vật bên<br /> trong giọt phun bị đốt nóng trực tiếp bởi nhiệt độ sấy nên tỉ lệ sống sót của vi sinh vật giảm.<br /> 87<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0