intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thủ thuật 2: Xây dựng và duy trì nguồn tin

Chia sẻ: Hai Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

89
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách tốt nhất để phóng viên chắc chắn rằng họ đưa tin một cách đầy đủ về các chủ đề phức tạp là trao đổi với càng nhiều nguồn thạo tin càng tốt. Một số nguồn tin trong số này có thể cung cấp những câu trích dẫn hay; những người khác thì có khi chỉ đơn giản – nhưng cần thiết – cho biết những thông tin bối cảnh, gợi ý và giải thích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thủ thuật 2: Xây dựng và duy trì nguồn tin

  1. Thủ thuật 2: Xây dựng và duy trì nguồn tin Cách tốt nhất để phóng viên chắc chắn rằng họ đưa tin một cách đầy đủ về các chủ đề phức tạp là trao đổi với càng nhiều nguồn thạo tin càng tốt. Một số nguồn tin trong số này có thể cung cấp những câu trích dẫn hay; những người khác thì có khi chỉ đơn giản – nhưng cần thiết – cho biết những thông tin bối cảnh, gợi ý và giải thích. Song tìm ra được những nguồn tin tốt không dễ chút nào. Hầu hết các phóng viên không nắm được trong tay một danh mục về các chuyên gia. Họ chẳng còn cách nào khác ngoài việc tự tạo lập cái danh sách đó cho chính mình. Một trong những phương pháp phổ biến nhất để mở rộng – hoặc
  2. khởi tạo – danh sách nguồn tin là “mượn” từ đồng nghiệp. Nói cụ thể, phóng viên chỉ cần xem đồng nghiệp của mình thường trích dẫn lời nói của ai trên báo, tạp chí, truyền hình, phát thanh hay các bản tin. Đó là cách nhanh nhất để gia tăng số lượng các chuyên gia và đặc biệt hữu ích cho các phóng viên mới bước vào lĩnh vực này. Và hãy xây dựng “chuỗi nguồn tin” bằng cách nhờ người này giới thiệu người kia. Một số phóng viên săn lùng nguồn tin ở các trường đại học. Các trung tâm học thuật cũng là nơi có thể đến để đặt quan hệ với các nhà nghiên cứu danh tiếng. Các quan chức chính phủ, các nhà lập pháp, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các tổ chức độc lập cũng có thể dẫn dắt phóng viên đến với các nguồn tin. Và câu hỏi mà phóng viên nên đặt ra khi kết thúc mỗi cuộc phỏng vấn là: “Ông/bà có thể giới thiệu (những) người khác mà tôi có thể gặp gỡ và trao đổi không?” Phóng viên cũng cần phải đánh giá nguồn tin của họ. Liệu các
  3. nguồn tin đó có hợp tác không? Họ có được đồng nghiệp kính trọng không? Họ có nói thật không? Tất nhiên nếu câu trả lời cho câu hỏi cuối cùng là “không” thì chẳng nên mất thời giờ với họ. Hãy luôn nhớ rằng danh tiếng và độ tin cậy của phóng viên nhiều khi nằm ở những lời phát biểu của nguồn tin. Một điều cần lưu ý là nguồn tin có phải là người có khả năng diễn đạt rõ ràng hay không. Nhiều bộ óc kiệt xuất không thể truyền đạt với những người “ngoại đạo” và đây là chuyện rất đỗi bình thường. Nhưng nếu một nhà khoa học đáng kính không thể giải thích một vấn đề thật rõ ràng thì có lẽ phóng viên nên tìm đến một nhà nghiên cứu ít nổi tiếng hơn nhưng lại có thể diễn tả bằng thứ ngôn ngữ dễ hiểu. Tuy nhiên, phóng viên cũng cần lưu ý rằng chỉ hỏi chuyên gia về lĩnh vực mà họ hiểu rõ. Thật chẳng có gì hay khi mời một chuyên gia về khí hậu trái đất ấm lên làm nguồn tin chính cho một bài báo viết về tình trạng tàn phá rừng. Nguồn tin tốt cực kỳ quý giá, và khi đã tìm được họ rồi thì phải
  4. biết cách duy trì. Đừng lãng phí thời gian của nguồn tin khi đến phỏng vấn mà không chuẩn bị kỹ lưỡng. Phóng viên cần phải nắm bắt được quan điểm của nguồn tin cũng như những hoạt động nghề nghiệp của họ. Phóng viên không nên gọi điện cho nguồn tin chỉ vì muốn biết một điều gì đó. Nên tạo thói quen là trao đổi thông tin. Phóng viên thường là những người đầu tiên biết được những sự kiện đột phá hoặc những vấn đề mà nguồn tin đặc biệt quan tâm. Hãy chia sẻ thông tin đó. Về lâu dài, có thể điều này sẽ mang lại kết quả bất ngờ, chẳng hạn như những gợi ý cho bài viết từ phía nguồn tin. Một yếu tố nữa đề duy trì nguồn tin là đối xử với họ một cách công bằng. Ngoài vấn đề đạo đức, đây còn là lợi ích của phóng viên: việc không quan tâm và xa rời nguồn tin sẽ ảnh hưởng đến khả năng của phóng viên và làm cho họ khó khăn khi viết bài trong tương lai.
  5. Hầu hết các phóng viên đều nhất trí rằng để có thể đối xử bình đẳng bình đẳng với nguồn tin thì phóng viên cần đáp ứng những yêu cầu sau: 1. Thành thực. Hãy xác định rõ ràng rằng bạn là một phóng viên và cởi mở về bản chất của bài báo. 2. Không dẫn sai lời phát biểu của nguồn tin hoặc đặt những ý kiến của họ vào bối cảnh sai. Tất cả những gì được đặt vào trong ngoặc kép phải là lời phát biểu chính xác của họ. Trong một số trường hợp có thể sửa đổi một chút về cú pháp và ngữ pháp. 3. Hãy nhã nhặn và tỏ ra tôn trọng nguồn tin. Điều này không có nghĩa là né tránh những câu hỏi khó. Hoàn toàn có thể chất vấn trong khi hết sức lịch thiệp. Tiếc thay, nhiều phóng viên dường như nhầm lẫn và đánh đồng việc nỗ lực đạt kết quả tốt trong công việc với sự thô lỗ.
  6. 4. Đặt ra những nguyên tắc cơ bản cho một cuộc phỏng vấn. Phóng viên có những thuật ngữ riêng cho các nguyên tắc cơ bản khác nhau và những nguyên tắc này cũng thay đổi tùy từng quốc gia. Dưới đây là một số định nghĩa chung: “On the record” có nghĩa là có thể dẫn tên nguồn tin. “On background” có nghĩa là giấu tên nhưng có mô tả chung chung về nguồn tin (ví dụ: “một quan chức chính phủ cấp cao cho biết...” “Deep background” có nghĩa là phóng viên có thể nêu thông tin nhưng không được đề cập đến nguồn tin. “Off the record” nghĩa là không được đưa lên mặt báo bất kỳ thông tin nào từ cuộc phỏng vấn. Nhưng nên tránh điều này vì các thông tin như vậy có thể xuất hiện “on the record” ở đâu đó. Có thể các nguồn tin nói ra một số điều mà ban đầu họ cho phép nhưng về sau lại không muốn dẫn tên. Điều này là vô cùng tệ hại. Trên “nguyên tắc,” vẫn có thể dùng những thông tin này nhưng phóng viên cần phải suy nghĩ kỹ xem liệu có tiếp tục cần sử dụng nguồn tin đó hay không và liệu việc sử dụng câu phát biểu có
  7. đáng để chấp nhận những hậu quả hay không. Liệu một điều rất nhỏ và không cần thiết trong bài báo có thể khiến ai đó bị đuổi việc hay không? Ngay cả khi phóng viên hoàn toàn công bằng, chẳng có gì đảm bảo rằng nguồn tin không phật ý về một bài viết vì nó không được như họ nghĩ. Điều này cũng thường xảy ra. Nhưng cần khẳng định rằng phóng viên không bao giờ được viết các bài báo chỉ để làm hài lòng nguồn tin của mình. Phóng viên trước hết phải có trách nhiệm với độc giả/khán thính giả, chứ không phải là với các nguồn tin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2