intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thủ thuật 6: Tìm hiểu các mặt khác của một tin kinh tế

Chia sẻ: Hai Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

81
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuy một phóng viên có thể cảm thấy đã có trong tay đầy đủ các thông tin quan trọng nhưng hiếm khi một nguồn tin cho biết được cả bức tranh toàn cảnh của một vấn đề. Cần phải luôn có thái độ hoài nghi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thủ thuật 6: Tìm hiểu các mặt khác của một tin kinh tế

  1. Thủ thuật 6: Tìm hiểu các mặt khác của một tin kinh tế Tuy một phóng viên có thể cảm thấy đã có trong tay đầy đủ các thông tin quan trọng nhưng hiếm khi một nguồn tin cho biết được cả bức tranh toàn cảnh của một vấn đề. Cần phải luôn có thái độ hoài nghi. Nguyên tắc cơ bản của báo chí là “nắm rõ cả hai mặt của vấn đề”. Nhưng nguyên tắc này thường bị quên lãng – hoặc phớt lờ – trong việc đưa tin kinh tế. Hãy đọc đoạn mở đầu của bài báo dưới đây:
  2. Một nguồn tin trong Major Group, công ty phụ trách hoạt động quảng cáo cho 8 hãng sản xuất phim quốc tế trên thị trường nội địa, cho biết công ty đang tính đến việc từ bỏ toàn bộ loại hình kinh doanh này vì xảy ra những xung đột kinh doanh nghiêm trọng với các khách hàng của họ. Dẫn “phỏng vấn riêng” với nguồn tin trong công ty, bài viết cho biết các hãng phim đã ngừng trả cho Major khoản 6% hoa hồng trên doanh thu phim trong nước với lý do ít khán giả. Công ty này phản ứng lại bằng cách huỷ bỏ việc quảng cáo cho các phim. Nguồn tin trong công ty Major nói khoản hoa hồng 6% không đủ để trang trải các chi phí quảng cáo và “phải 8% thì hoạt động quảng cáo mới hiệu quả.”
  3. Vấn đề còn thiếu ở đây là gì? Tất nhiên là phát biểu của các hãng phim quốc tế! Rõ ràng là phóng viên đã có một cuộc phỏng vấn riêng rất tuyệt nhưng câu chuyện này phụ thuộc vào một nguồn tin. Phóng viên cần tìm hiểu mặt kia của câu chuyện, hoặc ít nhất cũng phải chỉ ra cho độc giả thấy rằng họ không tiếp cận được các hãng phân phối phim quốc tế để lấy ý kiến, hoặc các hãng này không bình luận gì. Mục tiêu là phải công bằng, và có một bức tranh đầy đủ hơn về các sự kiện cho độc giả. Không phóng viên nào hoàn toàn khách quan. Việc chọn yếu tố nào là giá trị trong câu chuyện – hoặc thậm chí là việc quyết định viết về những chuyện gì – đã có nghĩa là phóng viên đi theo lập
  4. trường nào đó. Đó là lý do tại sao chúng ta phải “ngả ra phía sau” để công bằng với tất cả các bên. Hai tờ báo ở một quốc gia – chúng ta hãy tạm gọi là Liên bang Quốc gia châu Á – vừa đưa tin về cuộc đàm phán kinh tế giữa Liên bang này và Mỹ. Cuộc đàm phán tập trung vào cái gọi là luật Super-301 của Mỹ. (Tiếc là không một tờ báo nào giải thích hoặc định nghĩa “Super-301,” đạo luật đề ra thủ tục theo đó Mỹ sẽ trả đũa đối với những điều mà Mỹ coi là những hạn chế mậu dịch không công bằng của một nước khác.) Nhấn mạnh quan điểm của Mỹ, một bài báo đưa tin rằng hai nước đang trong tình trạng gần như là bế tắc và có khả năng Liên bang vẫn bị Mỹ đưa vào “sổ đen” vì những cáo buộc rằng Liên
  5. bang đang áp dụng những rào cản thương mại hạn chế. Theo một bài báo khác, nhấn mạnh quan điểm của chính quyền Liên bang, giờ đây Mỹ đã hiểu lập trường của Liên bang tuy hai bên vẫn tiếp tục bất đồng. Cách nhìn nhận của cả hai tin trên đây đều đúng. Nhưng không bên nào nêu được một cách đúng đắn quan điểm của bên kia. Bài báo nhấn mạnh quan điểm của Mỹ có đưa phát biểu của bộ trưởng tài chính Liên bang nhưng lại đặt nó ở tận cuối bài. Bài báo kia thì chẳng hề đề cập đến quan điểm của Mỹ. Đôi khi việc ngả về một bên như vậy không phải là do phóng viên bất cẩn hoặc lười biếng mà vì sức ép bên ngoài, thường là của
  6. một nhà quảng cáo. (Cũng có khi là sức ép “bên trong” từ người chủ tờ báo, không muốn những lợi ích kinh doanh của cá nhân ông ta – hoặc của bạn bè ông ta – bị điều tra). Đáng tiếc là vị trí tài chính bấp bênh của nhiều tờ báo thường tạo thế để các nhà quảng cáo can thiệp vào việc đưa tin, làm xói mòn tính độc lập của ban biên tập. Các phóng viên chuyên nghiệp chỉ có thể hy vọng rằng báo chí có thể chống lại sự cám dỗ này và không phải đánh đổi các bài viết hay lấy thu nhập quảng cáo. Nhưng ngay cả khi không rơi vào trường hợp đó thì những tin thiên lệch sẽ khiến độc giả hoài nghi, cho rằng các bài báo đó đã bị các nhà quảng cáo “mua” rồi. Chẳng hạn, một tạp chí kinh doanh tại một quốc gia chuyên sản
  7. xuất dầu lửa có một bài báo tìm hiểu kỹ về những nỗ lực của các công ty dầu tại nước này nhằm bảo vệ môi trường. Vấn đề là phóng viên không trò chuyện với một chuyên gia môi trường hoặc những người ngoài khác – những người có thể chất vấn lý do tại sao các công ty dầu tự cho họ là đi đầu trong hoạt động bảo vệ môi trường. Chẳng có gì ngạc nhiên nếu độc giả suy luận rằng có một câu chuyện khác không được kể ở đây, rằng việc tờ tạp chí đăng tải bài viết nọ là do tác động của các công ty dầu giàu có./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2