Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
THUËT TO¸N TèI U HãA PH©N Bè VÞ TRÝ<br />
TR¹M THU CñA HÖ Thèng RA®A THô ®éng<br />
Sö DôNG NGUYªN Lý TDOA<br />
PHẠM QUYẾT THẮNG*, NGUYỄN ĐỨC MINH**,<br />
TRẦN VŨ HỢP***, TRẦN PHÚ NINH****<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày phân bố N vị trí trạm thu trong hệ thống rađa thụ<br />
động TDOA, đồng thời phân tích ảnh hưởng của nó tới độ chính xác định vị mục tiêu<br />
trong không gian hai chiều. Trên cơ sở đó đề xuất thuật toán tối ưu hóa phân bố vị<br />
trí trạm thu và lựa chọn tiêu chuẩn cho quá trình tối ưu hóa một cách thích hợp có<br />
kiểm chứng với dữ liệu của hệ thống rađa TDOA thực.<br />
Từ khóa: Rađa thụ động, Thuật toán định vị, Sai số, Sai số định vị, TDOA<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Hệ thống rađa thụ động TDOA được ứng dụng rộng rãi trong quân sự cũng như dân sự.<br />
Định vị theo nguyên lý TDOA là một nội dung lớn được chỉ ra trong các công trình<br />
[1][2][3][4]. Vấn đề tối ưu hóa bố trí các trạm thu và thuật toán xử lý TDOA đảm bảo độ<br />
chính xác theo yêu cầu là những nội dung quan trọng được đề cấp đến trong [1][2][4] tuy<br />
nhiên vẫn chưa được giải quyết trọn vẹn, nhất là với điều kiện địa hình phức tạp ở Việt<br />
Nam. Bài báo này mô tả thuật toán định vị, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính<br />
xác định vị và đề xuất một thuật toán tối ưu hóa bố trí các trạm thu nhằm nâng cao độ<br />
chính xác định vị mục tiêu. Thuật toán này được thực hiện phép lặp tính chỉ tiêu sai số dựa<br />
trên các tập hợp (mẫu) vị trí các trạm thu được “gieo” ngẫu nhiên bằng phương thức<br />
“Monte-Carlo” [5].<br />
2. MÔ TẢ BÀI TOÁN ĐỊNH VỊ<br />
Mô hình hệ thống định vị mục tiêu theo nguyên lý TDOA như sau [1] [4]:<br />
- Mục tiêu được đặc trưng bởi vec-tơ tọa độ vị trí ba chiều Rt = [xt, yt, zt] trong hệ<br />
tọa độ Đê-cac {x, y, z} và vận tốc mục tiêu ;<br />
- Hệ thống rađa thụ động tổng quát N trạm thu được đặc trưng bởi vec-tơ vị trí<br />
của trạm thu thứ i: Ri = [xi, yi, zi], trong đó, i = 1.. N;∆ ( , ) là thờigian trễ<br />
của tín hiệu thu được tại trạm thứ i.<br />
Định vị mục tiêu có thể xem là quá trình ước lượng (do có nhiễu trong tín hiệu thu<br />
được và các yếu tố ngẫu nhiên khác) vec-tơ tọa độ vị trí R∗ dựa trên những giá trị tọa độ<br />
trạm thu đã biết R1…Rk, và sai lệch thời gian tới của tín hiệu đến các trạm thu theo hệ<br />
phương trình sau.<br />
‖ − ‖ ‖ − ‖<br />
= − = −<br />
<br />
⋮ (1)<br />
‖ − ‖ ‖ − ‖<br />
= − = − <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 35, 02 - 2015 37<br />
Ra đa<br />
<br />
<br />
<br />
z<br />
<br />
[ , , ]<br />
[ , , ]<br />
<br />
=‖ − ‖<br />
[ , , ]<br />
<br />
[ , , ] [0,0]<br />
<br />
<br />
y [ , , ] x<br />
<br />
Hình 1. Phân bố trạm thu hệ thống rađa thụ động N vị trí.<br />
<br />
3. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG PHÂN BỐ VỊ TRÍ CÁC TRẠM THU THỤ<br />
ĐỘNG ĐẾN SAI SỐ ĐỊNH VỊ<br />
Khoảng không gian phát hiện và định vị mục tiêu [6] được mô tả như hình 2. Theo<br />
nguyên tắc hoạt động thì điều kiện để một nguồn phát xạ có thể được phát hiện và định vị<br />
là nó phải nằm trong vùng quan sát chung của ít nhất 3 trạm thu có liên kết thông tin với<br />
nhau [1][4].Khi chọn vị trí các trạm thu cho hệ thống định vị TDOA thì điều kiện trên phải<br />
được thỏa mãn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình2. Ví dụ về không gian bám và khả năng phát hiện mục tiêu.<br />
Định vị theo nguyên lý TDOA về bản chất là tìm giao điểm các đường (mặt)<br />
hypecbol nên còn được gọi là định vị theo phương pháp hypecbolic. Độ cong các đường<br />
(mặt) hypecbol không cố định nên sai số xác định giao điểm cũng không là hằng số. Sự<br />
phân bố vị trí các trạm thu, do đó, ảnh hưởng đáng kể đến sai số định vị [6]. Hơn nữa, khi<br />
bổ sung thêm một trạm thu vào hệ thống thì sẽ tạo nên trường quan sát mới cho hệ thống<br />
và sẽ làm cho sai số định vị thay đổi.<br />
Sai số xác định thời gian tới của tín hiệu cần phát hiện στ gây ra bởi tham số kỹ<br />
thuật của hệ thống thu và đo, tham số tín hiệu cần phát hiện (các sườn xung trước, sau và<br />
<br />
<br />
38 P. Q. Thắng, N. Đ.Minh,T.V.Hợp, N.P.Ninh “Thuật toán tối ứu hóa phân bố... TDOA.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
độ ổn định của chúng) và các tham số đường truyền sóng trong môi trường bất đồng nhất<br />
(khí quyển) như hệ số khúc xạ, tán xạ,...<br />
Hoạt động thực tế của các hệ thống TDOA chỉ ra rằng sai số này có thể được chia<br />
thành hai thành phần: sai số hệ thống στ,S và sai số ngẫu nhiên στ,N: σ = σ , + σ , .<br />
Theo [6] sai số định vị trong mặt phẳng hai chiều (XOY):<br />
<br />
σ = σ2 + σ2 = f(x, y) (2)<br />
<br />
Từ (2) ta thấy σ phụ thuộc vào sai số đo tọa độ x và y của mục tiêu. Do đó, với một<br />
sai số = , sẽ vẽ được một đường cong trên mặt phẳng XOY. Tập hợp các đường<br />
cong ứng với các giá trị σ khác nhau sẽ tạo thành họ đường cong sai số đo tọa độ của<br />
mục tiêu trong mặt phẳng hai chiều.<br />
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của việc phân bố vị trí các trạm thu của hệ thống, hãng<br />
ERA đã bố trí hệ thống Vera-NG theo cấu hình 3D gồm bốn trạm thu (trạm trung tâm và<br />
ba trạm bên) với các đường truyền tốc độ cao để kết nối các trạm bên với trạm trung tâm.<br />
Bốn trạm thu của phiên bản 3D được đặt ở bốn vị trí thích hợp với các tọa độ đã biết trên<br />
thực địa. Khoảng cách từ trạm thu bên đến trạm thu trung tâm trong khoảng 15 ÷ 30km<br />
[6]. Trạm xử lý trung tâm đặt cùng vị trí với trạm thu trung tâm. Các tín hiệu thu được của<br />
các trạm bên được phát lại trong thời gian thực đưa tới trạm thu trung tâm qua các đường<br />
truyền dữ liệu tốc độ cao.<br />
Khảo sát sự phụ thuộc của σ theo (x,y) trong hệ tọa độ hai chiều XOY, sau đó,<br />
thay đổi tọa độ ( , ) của các trạm ta sẽ thấy được sự phụ thuộc của sai số vào sự<br />
phân bố vị trí các trạm. Hãng ERA đã mô phỏng họ các đường cong sai số [6]:<br />
= ( , , = ),<br />
= ( , , = ),<br />
= ( , , = )<br />
Các đường cong được thể hiện trong các hình 3, 4 được gọi là các đường đẳng sai số.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Họ đường cong đẳng sai số vị trí Hình 4: Họ đường cong đẳng sai số độ<br />
của hệ thống Vera-NG 3D (4 trạm bố trí cao của hệ thống Vera-NG 3D (4 trạm<br />
hình ngôi sao 3 cạnh). bố trí hình ngôi sao 3 cạnh).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 35, 02 - 2015 39<br />
Ra đa<br />
<br />
4. THUẬT TOÁN TỐI ƯU PHÂN BỐ VỊ TRÍ TRẠM THU CỦA HỆ THỐNG<br />
RAĐA THỤ ĐỘNG TDOA NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC ĐỊNH VỊ<br />
4.1 Tiêu chuẩn đánh giá sai số<br />
Trong phần này tập trung phân tích các thành phần gây nên sai số trong việc xác định<br />
vị trí của mục tiêu giám sát dựa trên phương pháp xác định thời gian đến từ mục tiêu tới<br />
các trạm thu (phương pháp TDOA). Hệ thống giám sát sẽ tách thời gian tới của tín hiệu ti<br />
từ mục tiêu tới N trạm thu để xác định vị trí của mục tiêu.<br />
Đánh giá sai số xác định tọa độ bằng phương pháp TDOA có thể thực hiện thông qua<br />
một trong các đại lượng sau:<br />
- Đường tròn xác suất sai số (CEP - Circular Error Probability);<br />
- Sai số vị trí hình học GDOP (Geometric Dilution Of Procision);<br />
- Sai số bình phương trung bình MSE (Mean Squared Error).<br />
Đánh giá sai số định vị TDOA theo CEP là dựa vào sự thay đổi giữa các lần đánh giá<br />
tọa độ x, y, z. Phương pháp này mang tính thống kê nên cần thực hiện một loạt các phép<br />
đo để đánh giá.<br />
Theo [7] thì CEP là bán kính của một vòng tròn, trong đó chứa các điểm đầu vector dự<br />
đoán của vị trí mục tiêu so với điểm đầu vector cơ sở nằm ở tâm của vòng tròn (hình 5).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Biểu diễn CEP và vùng sai số dự đoán<br />
Dễ dàng nhận thấy rằng bán kính CEP ứng với một xác suất cho trước càng nhỏ thì sai<br />
khác giữa vec-tơ dự đoán và vec-tơ cơ sở càng thấp, hay sai số của hệ thống càng nhỏ.<br />
Như vậy CEP là một tham số dùng để đánh giá sai số của hệ thống khi xác định vị trí mục<br />
tiêu.<br />
4.2 Thuật toán tối ưu hóa phân bố vị trí trạm thu<br />
Bài toán tối ưu hóa phân bố vị trí trạm thu như sau: Gọi là vùng thuộc hệ tọa độ {x,<br />
y} chứa N trạm thu của hệ thống Rađa thụ động TDOA và là vùng có mục tiêu quan tâm<br />
trong cùng một hệ tọa độ (cả hai vùng có thể chồng lên nhau). Mục đích của bài toán tối<br />
ưu hóa là tìm tọa độ của các trạm xi sao cho sai số định vị mục tiêu được phát hiện nằm<br />
trong trường ở mức nhỏ nhất.<br />
Phương pháp tối ưu hóa phân bố vị trí thu trong vùng và vùng đã định bằng cách<br />
dần dần thay đổi vị trí của một trạm thu (ví dụ trạm đầu tiên) so với những trạm khác được<br />
giữ cố định (số gia cho mỗi lần thay đổi vị trí càng nhỏ thì kết quả càng chính xác nhưng<br />
quá trình tính toán sẽ phức tạp hơn). Mỗi bước tiến hành tính toán và đánh giá giá trị CEP<br />
cho mỗi điểm của . Sau khi đã thiết lập lại vị trí cho các trạm tiếp theo (ví dụ, trạm thứ<br />
hai), và tiến hành lặp đi lặp lại như vậy. Ở đây sẽ thay đổi dần dần các vị trí của tất cả N<br />
trạm thu và chọn lược đồ bố trí hệ thống sao cho sai số nhỏ nhất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
40 P. Q. Thắng, N. Đ.Minh,T.V.Hợp, N.P.Ninh “Thuật toán tối ứu hóa phân bố... TDOA.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bước 1: Sử dụng phân bố ngẫu nhiên trong (phân bố đều) J (J phải đủ lớn) hệ<br />
thống Rađa thụ động có N trạm. Với mọi J hệ thống này được đánh giá cùng một tham số<br />
CEP của K mục tiêu xác định trong vùng ; Với mỗi hệ thống j tính toán CEPjk cho mục<br />
tiêu k, lưu giá trị lớn nhất của CEPjk được tập hợp CEPj:<br />
= max ( ) (2)<br />
÷ ;<br />
÷<br />
Sau đó, từ các giá trị CEPj chọn được giá trị CEPjopt nhỏ nhất, chỉ số j chỉ ra phân bố<br />
vị trí của hệ thống TDOA có sai số nhỏ nhất đã được tạo ra từ việc xác định vị trí của vùng<br />
đã chọn. Vì thế:<br />
= min ( ) (3)<br />
÷<br />
<br />
Bước 2:Thu hẹp vùng xung quanh hệ tọa độ của cấu hình liên kết các trạm đã<br />
chọn và lặp lại bước một. Điều này dẫn đến kết quả là cải tiến vec-tơ tọa độ Ri của các<br />
trạm thu hệ thống Rađa thụ động đã chọn.<br />
Bước thứ hai của phương pháp này có thể được thực hiện lặp lại bước đầu tiên và<br />
tính toán tiếp các đặc tính thống kê của kết quả nhận được (ví dụ, các tọa độ của trạm thu<br />
khi đạt được một sai số định vị tối thiểu).<br />
Ưu điểm của phương pháp trên là khả năng tối ưu hóa các cấu hình của bất kỳ hình<br />
dạng và kích thước của vùng và vùng , trong đó cho phép tìm phân bố vị trí tối ưu hệ<br />
thống TDOA cho bất kỳ tình huống nào.<br />
<br />
5. KIỂM CHỨNG<br />
Để đánh giá thuật toán tối ưu hóa nêu trên đã thực hiện mô phỏng trên máy tính và xử<br />
lý vị trí mục tiêu thực đo được từ hệ thống rađa thụ động TDOA thực tế.<br />
Mô phỏng được giới hạn trong hai trường hợp là hệ thống rađa thụ động có số trạm N =<br />
3 (hệ thống định vị 2D) và hệ thống với số trạm N = 4 (hệ thống định vị 3D). Giả sử rằng<br />
các phép đo thời gian tín hiệu đến tất cả các trạm thu được thực hiện có sai số giống nhau,<br />
và được thể hiện ở đây bằng độ lệch chuẩn phép đo thời gian đến σt = 10 ns.<br />
Để thực hiện kiểm chứng với vị trí đo được của mục tiêu của hệ thống TDOA thực, hệ<br />
thống TDOA này được thiết lập từ bốn trạm thu có tọa độ vị trí các trạm được cho trước.<br />
Một máy bay thực nghiệm thực hiện vòng bay kiểm tra, và mỗi vị trí riêng biệt của máy<br />
bay được sẽ được sử dụng trong thuật toán. Dữ liệu vị trí máy bay được thu thập từ hệ<br />
thống cảnh giới thực. Bao gồm tổng cộng hơn 3.000 vị trí máy bay.<br />
Xử lý dữ liệu đo được thực hiện như sau. Đầu tiên với các vị trí thiết lập ban đầu<br />
của các trạm của hệ thống TDOA tính các giá trị CEP cho tất cả các vị trí mục tiêu. Sau đó<br />
với vị trí các trạm trong hệ thống tối ưu, tính toán giá trị CEP và đem so sánh với CEP của<br />
hệ thống ban đầu.<br />
Bảng 1: Tọa độ các trạm thu của hệ thống TDOA thực tế ban đầu<br />
Trạm LE LN<br />
S1 4,8232.105m 5,4563.106m<br />
S2 5,0949.105m 5,4653.106m<br />
S3 5,3585.105m 5,4439.106m<br />
5<br />
S4 5,0954.10 m 5,4358.106m<br />
Trong hình 6 hiển thị dấu + (màu xanh) là vị trí của các trạm của hệ thống TDOA<br />
sau khi tối ưu hóa phân bố vị trí. Giá trị của chúng được cho trong Bảng 2. Vùng trong<br />
hệ tọa độ để tối ưu hóa giới hạn trong vòng tròn bán kính R = 25.000 m, tâm vòng tròn<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 35, 02 - 2015 41<br />
Ra đa<br />
<br />
tại tọa độ tọa độ kinh vĩ {Bắc, Đông} ánh xạ qua UTM với LE = 5,0930.105 m và LN =<br />
5,4503.106 m . Tọa độ của tâm của vùng tương ứng với mức trung bình số học của hệ<br />
tọa độ của các trạm.<br />
Bảng 2. Tọa độ các trạm thu của hệ thống TDOA sau khi áp dụng thuật toán tối ưu.<br />
Trạm LE LN<br />
5 6<br />
S1 4,8646.10 m 5,4513.10 m<br />
S2 5,2540.105m 5,4686.106m<br />
5<br />
S3 5,3082.10 m 5,4379.106m<br />
5<br />
S4 4,9981.10 m 5,4279.106m<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6: Vị trí các trạm thu ban đầu (dấu Hình 7: Biểu đồ giá trị ban đầu CEP của<br />
o màu đỏ) và sau tối ưu hóa hệ thống từng vị trí mục tiêu đã cho (màu đỏ, biên<br />
TDOA (dấu + màu xanh lá cây). độ dao dộng lớn) và sau tối ưu hóa phân<br />
bố vị trí TDOA hệ thống (màu xanh lá cây,<br />
biên độ dao động thấp)<br />
Từ hình 7 cho thấy CEP luôn phụ thuộc vào vị trí mục tiêu cho dù đã tối ưu hóa các<br />
vị trí thu. Đối với hầu hết các vị trí đều giúp giảm sai số đáng kể, nhưng tại một số vị trí,<br />
giá trị CEP là tương đương hoặc cao hơn. Để dễ so sánh, chúng ta xem xét đồng thời bộ ba<br />
tham số CEP: trung bình (µCEP), lớn nhất (CEPmax), nhỏ nhất (CEPmin). Dữ liệu cụ thể được<br />
nêu trong bảng 3.<br />
<br />
Bảng 3: So sánh CEP ban đầu và CEP đã tối ưu hóa hệ thống TDOA.<br />
Tham số Phân bố vị trí hệ thống TDOA Phân bố vị trí hệ thống TDOA đã<br />
Ban đầu tối ưu<br />
µCEP 110,07 m 66,33 m<br />
CEPmin 944,90 m 153,61 m<br />
CEPmax 1,15 m 1,14 m<br />
Kết quả trong Bảng 3 cho thấy việc thực hiện tối ưu hóa phân bố vị trí hệ thống<br />
TDOA làm giảm đáng kể giá trị tối đa của sai số định vị mục tiêu và làm giảm giá trị trung<br />
bình sai số cho một tập hợp các vị trí mục tiêu. Giá trị tối thiểu sai số định vị mục tiêu cho<br />
mục tiêu còn lại là gần như không đổi.<br />
<br />
6. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã trình bày về phân bố vị trí và sự ảnh hưởng của nó đến sai số định vị mục<br />
tiêu của hệ thống TDOA. Trong thực tế, nếu tăng khoảng cách giữa các trạm, tuy có giảm<br />
được sai số định vị nhưng lúc đó lại phải tính đến độ cong của trái đất, hơn nữa sẽ gặp khó<br />
khăn trong thông tin liên lạc giữa các trạm, còn nếu giảm khoảng cách giữa các trạm thì<br />
<br />
<br />
42 P. Q. Thắng, N. Đ.Minh,T.V.Hợp, N.P.Ninh “Thuật toán tối ứu hóa phân bố... TDOA.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
thuận tiện hơn trong thông tin liên lạc nhưng theo phân tích ở trên, sai số định vị lại tăng<br />
lên. Phương pháp tối ưu hóa phân bố vị trí hệ thống rađa thụ động TDOA dựa trên mô<br />
hình Monte-Carlo có thể dễ dàng mô phỏng trên máy tính và kiểm chứng sự hoạt động của<br />
nó để thực hiện các nội dung nghiên cứu khác. Với một khu vực địa lý cho phép triển khai<br />
hệ thống rađa thụ động theo nguyên lý TDOA, vùng không gian cần quan sát và sai số yêu<br />
cầu định vị, chúng ta sẽ nhanh chóng đưa ra một cách bố trí tối ưu nhất các trạm trong hệ<br />
thống để có sai số định vị nhỏ nhất với số trạm ít nhất.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Thu Phong, “Cơ sở lý thuyết Rađa thụ động”, (tài liệu chuyên khảo),<br />
Viện KHCNQS, Hà Nội 2005.<br />
[2]. Nguyễn Khả Hậu, Luận văn thạc sĩ kĩ thuật, “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của vị<br />
trí hình học các trạm thu đến sai số đo tọa độ mục tiêu trong hệ thống ra đa thụ<br />
động làm việc theo nguyên lý TDOA”, Học viện kỹ thuật quân sự, 2013.<br />
[3].<br />
McGraw-Hill (1990), Radar handbook, Editor in Chief Skolnik M.I.<br />
[4]. Pplk. Ing. Petr Hubáček, “Optimalizacetopologietdoasystému z<br />
hlediskapřesnostiurčenípolohycíle”, trang: 40– 42, Brno 2010.<br />
[5]. D.J.C. MACKAY (2007). Introduction to montecarlo methods. Department of<br />
Physics, CambridgeUniversity. Cavendish Laboratory, Madingley Road,<br />
Cambridge, CB3 0HE. Unitied Kingdom.<br />
[6]. ERA (2012), Đặc tính kỹ thuật của VERA-NGVIETNAM<br />
[7]. VUIRIUS, Miroslav. Application of mathematical statistics: Monte Carlo<br />
method. 1998. Prague: CTU. ISBN: 80-01-01779-6.<br />
[8].<br />
FOWLER, M.. Analysis of Passive Emitter Location using Terrain Data. 2001.<br />
IEEE Transactions on Aerospace and Electronic Systems, pages 495 – 507.<br />
[9].<br />
J. S. Abel, “A divide and conquer approach to least-squares estimation,” IEEE<br />
Transactions on Aerospace and Electronic Systems , Vol. 26, March 1990, pp.<br />
423 - 427.<br />
ABSTRACT<br />
THE ALGORITHM TO OPTIMIZE THE DISTRIBUTION OF STATIONS LOCATION<br />
OF PASSIVE RADAR SYSTEMS USING TDOA PRINCIPLE<br />
<br />
This paper presents the position distribution of radar stations in N passive TDOA<br />
location, and analyzes the impact of this onthe accuracy locating targetsin two-<br />
dimensional coordinate. Propose an algorithm to optimize position distribution<br />
stations and select a criteria for optimization process, then show the test result with<br />
real data of TDOA system.<br />
Keywords: Radar, Passive radar, Position location algorithms, Time differece of arrive.<br />
Nhận bài ngày 30 tháng 9 năm 2014<br />
Hoàn thiện ngày 01 tháng 02 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 02 năm 2015<br />
Địa chỉ: * Cục Khoa học quân sự, BQP, email: phamquyetthang@outlook.com;<br />
** Học viện Bưu chính viễn thông;<br />
*** Tập đoàn Bưu chính viễn thông quân đội.<br />
**** Học Viện hải quân.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 35, 02 - 2015 43<br />