YOMEDIA
ADSENSE
Thúc đẩy áp dụng thủ tục hải quan điện tử đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Hải quan HàTĩnh
63
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết này tìm hiểu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy việc ứng dụng thủ tục hải quan điện tử (HQĐT) đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh. Bài viết tập trung vào hai vấn đề chính: (1) Xác định được những ưu, nhược điểm và nguyên nhân và (2) Đề xuất các giải pháp nhằm nhằm thúc đẩy việc ứng dụng thủ tục đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thúc đẩy áp dụng thủ tục hải quan điện tử đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Hải quan HàTĩnh
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2015<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
THÚC ĐẨY ÁP DỤNG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI<br />
CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC HẢI QUAN HÀ TĨNH<br />
IMPULSING APPLICATION OF E-CUSTOMS PROCEDURE FOR ENTERPRISES<br />
AT HATINH CUSTOMS BUREAU<br />
Lê Trí Dũng1, Hồ Huy Tựu2<br />
Ngày nhận bài: 09/4/2014; Ngày phản biện thông qua: 08/5/2014; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài viết này tìm hiểu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy việc ứng dụng thủ tục hải quan điện tử<br />
(HQĐT) đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh. Bài viết tập trung vào hai vấn đề chính: (1)<br />
Xác định được những ưu, nhược điểm và nguyên nhân và (2) Đề xuất các giải pháp nhằm nhằm thúc đẩy việc ứng dụng thủ<br />
tục đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục. Bài viết đã chỉ ra những hạn chế cơ bản và quan trọng nhất, cũng<br />
như nguyên nhân của chúng trong việc ứng dụng thủ tục HQĐT tại Cục. Trên cơ sở đó, một hệ thống các giải pháp toàn<br />
diện được đề xuất bao gồm: (1) Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện thủ tục HQĐT; (2) Hỗ trợ doanh nghiệp<br />
trong việc thực hiện thủ tục HQĐT; (3) Hoàn thiện hệ thống thủ tục HQĐT; cuối cùng (4) Nâng cao nhận thức về vai trò<br />
của việc áp dụng thủ tục HQĐT trong đội ngũ lãnh đạo, nhân viên xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Vì việc triển khai và<br />
ứng dụng thủ tục HQĐT là vấn đề nóng trong thời gian gần đây, bài viết có giá trị tham khảo cao cho Cục Hải quan Hà<br />
Tĩnh cũng như toàn ngành Hải quan Việt Nam.<br />
Từ khóa: Thủ tục hải quan điện tử, Cục Hải quan Hà Tĩnh<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The paper’s purpose is to understand the reality of and suggest solutions to impulse the application of e-customs<br />
procedure (ECP) for import-export enterprises at Hatinh Customs Bureau. The paper focuses on two main problems: (1)<br />
Determing strengths, weaknesses and the causes; and (2) Suggesting solutions to impulse to apply ECP for import-export<br />
enterprises at the Bureau. The paper shows the most basic and imporatnt shortcomings in the application of ECP at the<br />
Bureau and suggests a comprehensive set of solutions from (1) Advertising and approaching the enterprises to apply<br />
ECP; (2) Aiding the enterprises in applying ECP; (3) Improving the system of ECP; finally (4) Enhancing the cognition<br />
about the role of ECP for the management board and import-export employees of the enterprises. For the deployment and<br />
application of ECP is a hot issue in recent time, the paper has a high reference value for the Bureau as well as the whole<br />
of Vietnamses Customs.<br />
Keywords: E-customs procedure, Hatinh Customs Bureau<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong những năm gần đây, đường lối đổi mới<br />
cùng với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà<br />
nước, nền kinh tế nước ta đã không ngừng phát<br />
triển và đạt được những thành tựu to lớn. Trong bối<br />
cảnh Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương<br />
mại thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế thì nhiệm<br />
vụ của ngành Hải quan Việt Nam ngày càng trở nên<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
phức tạp, phải đối mặt với nhiều vấn đề nổi cộm.<br />
Trong điều kiện đó, cải cách hiện đại hóa về Hải<br />
quan, phù hợp với định hướng phát triển của Hải<br />
quan thế giới và khu vực là một yêu cầu bức thiết<br />
[3], [4].<br />
Triển khai ứng dụng thủ tục hải quan điện tử là<br />
một trong những chiến lược cải cách hành chính và<br />
hiện đại hóa Hải quan. Sau những năm triển khai<br />
<br />
Lê Trí Dũng: Cao học Quản trị kinh doanh 2012 - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Hồ Huy Tựu: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 95<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
thực hiện thí điểm và mở rộng đã tạo cơ sở để tiếp<br />
tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về thủ tục hải<br />
quan điện tử, chuyển đổi từ phương thức quản<br />
lý hải quan thủ công sang phương thức quản lý<br />
hải quan hiện đại; là tiền đề để triển khai Cơ chế<br />
một cửa quốc gia và góp phần thúc đẩy phát triển<br />
thương mại điện tử. Hiện nay, ngành Hải quan Việt<br />
Nam đang phấn đấu mở rộng ứng dụng hải quan<br />
điện tử đối với tất cả các Cục, Chi cục Hải quan<br />
trên cả nước và áp dụng với các loại hình hàng hóa<br />
nhằm hiện đại hóa ngành hải quan đáp ứng yêu cầu<br />
hội nhập kinh tế quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi<br />
cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.<br />
Một trong những điều kiện về áp dụng chế độ ưu<br />
tiên cho doanh nghiệp là thực hiện thủ tục hải quan,<br />
thủ tục thuế điện tử: Tại thời điểm cơ quan hải quan<br />
xem xét đánh giá, thẩm định, doanh nghiệp đã thực<br />
hiện thủ tục hải quan điện tử với cơ quan hải quan,<br />
thủ tục thuế điện tử với cơ quan thuế. Doanh nghiệp<br />
có hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông<br />
tin đáp ứng yêu cầu trao đổi dữ liệu điện tử giữa<br />
doanh nghiệp và cơ quan hải quan [1], [2], [3].<br />
<br />
Số 2/2015<br />
Do vậy, doanh nghiệp để được hướng các chính<br />
sách ưu tiên thì phải thực hiện tốt các chủ trương<br />
về việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử. Tuy nhiên,<br />
ngành Hải quan Việt Nam cũng như Cục Hải quan<br />
Hà Tĩnh và các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập<br />
khẩu đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn,<br />
thách thức và cần có những giải pháp tích cực<br />
nhằm đẩy mạnh ứng dụng Hải quan điện tử. Vì vậy,<br />
bài viết này nhằm đánh giá thực trạng của việc áp<br />
dụng thủ tục Hải quan điện tử của các doanh nghiệp<br />
hoạt động xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh,<br />
nhằm rút ra các mặt mạnh, các hạn chế và nguyên<br />
nhân của chúng. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm<br />
thúc đẩy việc sử dụng thủ tục Hải quan điện tử cho<br />
các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tại Cục<br />
Hải quan tỉnh Hà Tĩnh.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Quy trình các bước phân tích thủ tục hải quan<br />
điện tử<br />
Quy trình thủ tục HQĐT gồm 4 bước được biểu<br />
diễn ở hình 1.<br />
<br />
DOANH NGHIỆP<br />
<br />
Luồng xanh<br />
<br />
Tạo lập tờ<br />
khai điện tử<br />
<br />
Luồng vàng<br />
<br />
Kiểm tra<br />
chứng từ<br />
<br />
Luồng đỏ<br />
<br />
Tiếp nhận &<br />
xử lý thông tin<br />
<br />
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)<br />
<br />
PHÂN<br />
LUỒNG<br />
<br />
Xác<br />
nhận<br />
thông<br />
quan<br />
tại<br />
Chi cục<br />
Hải<br />
quan<br />
<br />
Kiểm tra<br />
thực tế<br />
hàng hóa<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ trình tự thủ tục Hải quan điện tử tại Việt Nam<br />
<br />
Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai<br />
HQĐT, tờ khai trị giá (nếu có) theo đúng tiêu chí<br />
và khuôn dạng chuẩn và gửi tới hệ thống tiếp nhận<br />
thông tin của cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan<br />
<br />
96 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
thực hiện thủ tục hải quan trên cơ sở hồ sơ hải quan<br />
điện tử do doanh nghiệp tự khai báo và gửi tới trụ<br />
sở hải quan thông qua hệ thống mạng Internet, ra<br />
quyết định thông quan, quyết định kiểm tra hải quan<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
dựa trên kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu<br />
của hải quan và các nguồn thông tin khác. Máy tính<br />
sẽ tự động phân luồng hàng hóa (luồng xanh, luồng<br />
vàng, luồng đỏ) công chức hải quan sẽ kiểm tra và<br />
phê duyệt quyết định phân luồng đó rồi thông báo<br />
kết quả cho doanh nghiệp. Trong đó, luồng xanh<br />
là lô hàng mà cơ quan hải quan chấp nhận thông tin<br />
khai hải quan và tiến hành thông quan, luồng vàng<br />
là lô hàng cần kiểm tra hồ sơ giấy (kiểm tra chi tiết<br />
hồ sơ), và luồng đỏ là hàng phải kiểm tra thực tế<br />
hàng hóa.<br />
Bước 2: Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi<br />
từ cơ quan hải quan về số tờ khai hải quan, kết quả<br />
phân luồng và thực hiện một trong các nội dung sau:<br />
Luồng Xanh là miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn<br />
kiểm tra thực tế hàng hóa. Lô hàng được cơ quan<br />
hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang<br />
bước 4; Luồng vàng là kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu<br />
được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hải quan thì<br />
doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình<br />
hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra. Nếu lô<br />
hàng được chấp nhận thông quan thì thực hiện tiếp<br />
bước 4, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực<br />
tế hàng hóa thì chuyển sang bước 3.<br />
Bước 3: Luồng đỏ - Doanh nghiệp xuất trình hồ<br />
sơ giấy và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra.<br />
Bước 4: Doanh nghiệp in tờ khai trên hệ thống<br />
của mình để đi lấy hàng.<br />
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp hoạt<br />
động xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh, quy<br />
trình thủ tục Hải quan điện tử, cũng như các chính<br />
sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng<br />
TTHQĐT trên địa bàn tỉnh từ tháng 10 năm 2010<br />
<br />
Số 2/2015<br />
đến hết tháng 12 năm 2013. Bài viết chủ yếu sử<br />
dụng phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê<br />
mô tả để để đánh giá hiện trạng sử dụng dữ liệu thứ<br />
cấp được thu thập từ đơn vị nơi nghiên cứu, và các<br />
nguồn tài liệu khác liên quan đến quản lý ngành Hải<br />
quan trong thời gian từ 2010 đến 2013, dữ liệu sơ<br />
cấp được thu thập từ 60 doanh nghiệp kinh doanh<br />
xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Quá trình thực hiện thủ tục Hải quan điện tử<br />
tại Hà Tĩnh<br />
Thủ tục Hải quan điện tử lần đầu tiên được áp<br />
dụng ở Hà Tĩnh từ tháng 10-2010 tại Chi cục Hải<br />
quan cảng Vũng Áng. Kế thừa những kinh nghiệm<br />
đã có được, Cục Hải quan Hà Tĩnh đã chủ động mở<br />
rộng triển khai tại các đơn vị còn lại: Chi cục Hải<br />
quan Hồng Lĩnh và Chi cục Hải quan Xuân Hải (cuối<br />
tháng 12-2010); Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế<br />
Cầu Treo vào tháng 9-2011 và tại Chi cục Hải quan<br />
Khu Kinh tế cửa khẩu Cầu Treo vào tháng 11-2011.<br />
Theo Cục Hải quan Hà Tĩnh, tính đến ngày 31 tháng<br />
12 năm 2010 đã có 03 chi cục Hải quan trực thuộc<br />
Hải quan tỉnh khai trương thủ tục hải quan điện tử,<br />
tuy nhiên ở thời điểm này tục hải quan điện tử trên<br />
địa bàn tỉnh chỉ mới được thực hiện tại Chi Cục Hải<br />
quan cảng Vũng Áng với 06 Doanh nghiệp tham gia<br />
ở hai loại hình là kinh doanh và đầu tư; đã thực hiện<br />
cho 20 tờ khai với tổng kim ngạch 47.621.905,87<br />
USD, tổng số thuế đạt được bằng khai hải quan<br />
điện tử ở mức 81.800.124.029 VNĐ, thời gian thông<br />
quan còn 05 phút/1tờ khai. Qua đó có thể nhận thấy<br />
được những ưu việt vượt trội của thủ tục hải quan<br />
điện tử so với thủ tục hải quan truyền thống.<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Hà Tĩnh<br />
TT<br />
<br />
2010<br />
<br />
2011<br />
<br />
2012<br />
<br />
2013<br />
<br />
1<br />
<br />
Số chi cục thực hiện TTHQĐT<br />
<br />
Danh mục<br />
<br />
3/5<br />
<br />
5/5<br />
<br />
5/5<br />
<br />
5/5<br />
<br />
2<br />
<br />
Số lượng tờ khai thực hiện TTHQĐT<br />
<br />
20<br />
<br />
3332<br />
<br />
5968<br />
<br />
8836<br />
<br />
3<br />
<br />
Kim ngạch XNK qua thực hiện TTHQĐT<br />
(1.000 USD)<br />
<br />
47.622<br />
<br />
3.108.000<br />
<br />
3.149.400<br />
<br />
4<br />
<br />
Số thu thuế thực hiện TTHQĐT<br />
(1.000 VNĐ)<br />
<br />
5<br />
<br />
Số DN tham gia<br />
<br />
81.800.124<br />
06<br />
<br />
1.851.912<br />
<br />
744.000.000 904.912.000 1.024.920.000<br />
158<br />
<br />
287<br />
<br />
358<br />
<br />
Nguồn: Cục Hải quan Hà Tĩnh<br />
<br />
2. Đánh giá việc thực hiện thủ tục HQĐT theo<br />
quan điểm của các doanh nghiệp<br />
Bài viết dựa vào dữ liệu điều tra các doanh<br />
nghiệp XNK trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh để lấy ý kiến<br />
đánh giá của DN về việc thực hiện TTHQĐT tại<br />
Hà Tĩnh bao gồm: Quy trình thực hiện TTHQĐT;<br />
<br />
Tiến trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan; Thái độ<br />
của cán bộ Hải quan Hà Tĩnh trong xử lý công việc;<br />
Mối quan hệ giữa cơ quan Hải quan và DN; Thời<br />
gian giải quyết TTHQĐT; Mức độ thuận lợi của DN<br />
trong tiếp cận và hoàn thành TTHQĐT. Có 60 DN đã<br />
được lựa chọn để tiến hành khảo sát. Đây là những<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 97<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
DN thường xuyên làm TTHQĐT tại Chi cục Hải<br />
quan Xuân Hải, Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Chi<br />
cục Hải quan cảng Vũng Áng, Chi cục Hải quan Cửa<br />
khẩu Quốc tế Cầu Treo và Chi cục Hải quan Khu<br />
Kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo. Các DN được thăm<br />
dò điều tra thu thập thông tin sẽ trả lời câu hỏi vào<br />
các ô trả lời và ghi vào chỗ trống thích hợp. Kết quả<br />
khảo sát cho thấy phần lớn DN trên địa bàn đã hài<br />
lòng với việc thực hiện TTHQĐT tại Hà Tĩnh. Trong<br />
số các DN được khảo sát, có đến 80% DN đánh giá<br />
quy trình TTHQĐT tại Hà Tĩnh luôn đảm bảo quyền<br />
lợi của DN, 20% DN không đồng tình với ý kiến này<br />
bởi theo họ việc kiểm tra thực tế hàng hóa tại Hà<br />
Tĩnh vẫn còn được thực hiện bằng phương pháp<br />
thủ công khiến thời gian thông quan hàng hóa của<br />
DN bị ảnh hưởng.<br />
2.1. Đánh giá của DN về việc quy trình HQĐT tại<br />
Hà Tĩnh<br />
Theo kết quả khảo sát 91,6% DN đồng ý, không<br />
có DN nào không đồng ý và có 5 DN tương ứng với<br />
tỷ lệ 8,4% DN có thái độ bình thường với nhận định<br />
HQĐT tại Hải quan Hà Tĩnh đã giúp doanh nghiệp<br />
tiết kiệm chi phí hơn. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng và<br />
được 100% DN tham gia khảo sát đánh giá rằng Hải<br />
quan Hà Tĩnh thực hiện tốt công tác trang bị máy<br />
móc thiết bị và bố trí con người đáp ứng được đầy<br />
đủ các bước của quy trình, nhưng chỉ có 45% DN<br />
đánh giá rằng việc thực hiện HQĐT cho phép DN<br />
chủ động hơn, số DN khác còn lại cho rằng DN vẫn<br />
đang phải phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống đường<br />
truyền. Tuy vậy, các DN vẫn đánh giá cao rằng quy<br />
trình thực hiện TTHQĐT tại Hà Tĩnh đã cho phép<br />
giảm thiểu rủi ro đối với DN trong hoạt động XNK<br />
(đạt tỷ lệ 100% DN) và cho phép DN có thể hoạch<br />
định kế hoạch XNK tốt hơn (đạt tỷ lệ 96,6% DN).<br />
Trong số các DN được khảo sát, có 83% DN đồng<br />
ý rằng quy trình thực hiện HQĐT là cụ thể và được<br />
giải thích rõ, một bộ phận nhỏ DN với tỷ lệ 5,4%<br />
không đồng ý với ý kiến này bởi theo họ Hải quan<br />
Hà Tĩnh cần ban hành các văn bản hướng dẫn thực<br />
hiện HQĐT đối với từng loại hình và mặt hàng XNK<br />
một cách chi tiết hơn. Theo kết quả trên thì 90% DN<br />
được khảo sát đánh giá rằng việc thực hiện HQĐT<br />
đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính đối<br />
với DN trong hoạt động XNK, 10% còn lại thì cho<br />
rằng hồ sơ, thủ tục hải quan vẫn còn rườm rà và<br />
cần được sửa đổi nhằm góp phần giảm bớt khó<br />
khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có 53 DN<br />
trên tổng số 60 DN tham gia khảo sát cho rằng việc<br />
thực hiện HQĐT chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa<br />
hải quan. Số DN còn lại (chiếm tỷ lệ 11,7%) không<br />
đồng ý với ý kiến này bởi theo họ việc kiểm tra<br />
thực tế hàng hóa tại Hà Tĩnh vẫn đang được thực<br />
hiện bằng phương pháp thủ công, chưa có sự<br />
<br />
98 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2015<br />
hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại như máy soi<br />
container, khiến DN và cán bộ Hải quan mất nhiều<br />
thời gian trong quy trình này.<br />
2.2. Đánh giá của DN về tiến trình cải cách, hiện đại<br />
hóa Hải quan thực hiện HQĐT<br />
Một tỷ lệ khá cao với 91,% DN đồng ý với ý kiến<br />
HQĐT tại Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu hội nhập khu<br />
vực và chỉ có 8,4% DN không đồng ý với ý kiến này<br />
bởi theo họ trình độ ngoại ngữ của CB Hải quan Hà<br />
Tĩnh vẫn chưa thật sự đồng đều. Có 8,4% DN không<br />
đồng ý với ý kiến HQĐT đáp ứng tốt các chuẩn mực<br />
an toàn và an ninh kinh tế cho DN bởi theo họ chữ ký<br />
số vẫn chưa được Hải quan Hà Tĩnh triển khai mạnh<br />
mẽ trong lĩnh vực TTHQĐT. Có 50 DN đồng ý rằng hệ<br />
thống công nghệ và thiết bị kỹ thuật sử dụng HQĐT<br />
tại Hà Tĩnh là hiện đại và đồng bộ. Các doanh nghiệp<br />
khác còn lại (chiếm tỷ lệ 16,7%) không đồng ý với ý<br />
kiến trên bởi theo họ các đơn vị Hải quan đóng trên<br />
địa bàn miền núi vẫn đang gặp khó khăn trong việc<br />
đầu tư trang bị hệ thống công nghệ hiện đại.<br />
2.3. Đánh giá của DN về thái độ của Cán bộ hải<br />
quan thực hiện TTHQĐT tại Hà Tĩnh<br />
Theo kết quả khảo sát đánh giá thái độ của cán<br />
bộ hải quan trong xử lý công việc, có 63% DN đánh<br />
giá đạt yêu cầu của DN, 37% đánh giá bình thường.<br />
Theo ý kiến của 37% DN này, thì một bộ phận nhỏ<br />
cán bộ Cục Hải quan Hà Tĩnh vẫn chưa thực sự xem<br />
doanh nghiệp là đối tác, vẫn còn nhũng nhiều gây khó<br />
khăn cho doanh nghiệp trong các quy trình kiểm tra hồ<br />
sơ và đặc biệt là quy trình kiểm tra thực tế hàng hóa.<br />
Trong số 60 DN được khảo sát, có 96,6% DN đánh giá<br />
rằng cán bộ HQHT thực hiện tốt tuyên ngôn phục vụ<br />
khách hàng “Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả”,<br />
không có DN nào không đồng ý và 3,4% DN có quan<br />
điểm bình thường với ý kiến này bởi theo họ một số<br />
cán bộ HQHT còn thiếu tinh thần trách nhiệm trong<br />
giải quyết công việc. 88,3% DN tham gia khảo sát cho<br />
rằng cán bộ HQHT thực hiện tốt quy tắc ứng xử, số<br />
còn lại cho rằng một bộ phận nhỏ cán bộ nơi đây còn<br />
nhũng nhiễu, gây phiền hà khó khăn cho DN.<br />
2.4. Đánh giá của DN về mối quan hệ giữa Hải quan<br />
và DN trong thực hiện TTHQĐT tại Hà Tĩnh<br />
Trong số 60 DN được khảo sát, có 35 DN (chiếm<br />
tỷ lệ 58,3%) cho biết rằng mối quan hệ giữa Doanh<br />
nghiệp và Hải quan tốt hơn khi thực hiện HQĐT, có<br />
25 DN (chiếm tỷ lệ 41,7%) cho rằng cơ quan Hải quan<br />
và DN đang có mối quan hệ bình thường, không có<br />
DN không đồng ý với ý kiến trên. Tuy nhiên, trên thực<br />
tế của cuộc khảo sát, vẫn có một bộ phận nhỏ DN<br />
cho biết rằng họ chưa từng khiếu nại cơ quan Hải<br />
quan ngoài lý do vì chưa nắm rõ quy trình thủ tục<br />
và ngại tốn kém thì vẫn có sự lo ngại rủi ro sau này<br />
của DN. Theo kết quả khảo sát, có 8,4% DN có quan<br />
điểm bình thường với ý kiến rằng doanh nghiệp luôn<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
xem HQHT là đối tác hỗ trợ quan trọng trong các hoạt<br />
động thông qua thực hiện TTHQĐT bởi theo các DN<br />
này HQHT nên loại bỏ kết quả phân luồng “luồng<br />
xanh có điều kiện” trong quy trình phân luồng hàng<br />
hóa. Có như vậy thì các DN này mới cảm nhận được<br />
sự hỗ trợ của cơ quan Hải quan trong việc tạo điều<br />
kiện thương mại thông thoáng cho DN. 100% DN<br />
tham gia khảo sát đồng ý với ý kiến Khi DN cần sự hỗ<br />
trợ thì HQHT là người bạn tận tình và người cộng sự<br />
đắc lực, tuy vậy chỉ có 90% đồng tình cao với nhận<br />
định HQHT là cộng sự hiệu quả trong các chương<br />
trình ưu tiên của doanh nghiệp. Cơ quan Hải quan<br />
luôn áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hiện đại nhằm<br />
bảo đảm quyền lợi của DN và DN luôn hợp tác với cơ<br />
quan Hải quan trong công tác phòng chống buôn lậu,<br />
gian lận thương mại chính vì vậy 100% đồng tình với<br />
nhận định HQHT và DN luôn hỗ trợ nhau trong công<br />
việc. Như vậy, qua biểu khảo sát trên cho thấy cơ<br />
bản doanh nghiệp đồng tình cao với mối quan hệ tốt<br />
đẹp, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa HQHT và Doanh<br />
nghiệp. Mối quan hệ đó càng tốt hơn và hiệu quả hơn<br />
khi thực hiện TTHQĐT.<br />
Đánh giá về thời gian giải quyết thủ tục hải<br />
quan, theo kết quả khảo sát có 75% DN cho rằng<br />
thời gian giải quyết thủ tục bằng TTHQĐT đã có cải<br />
thiện và rút ngắn hơn trước, 25% DN cho rằng đã<br />
cải thiện nhưng vẫn còn chậm, không có DN nào<br />
đánh giá là không có chuyển biến hoặc kém hơn<br />
năm trước. Để đạt được kết quả nói trên, Cục Hải<br />
quan Hà Tĩnh đã không ngừng nỗ lực cải tiến công<br />
nghệ, trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại, đào<br />
tạo bồi dưỡng cán bộ công chức những kiến thức<br />
về nghiệp vụ nhằm phục vụ tốt hơn nữa việc thực<br />
hiện TTHQĐT trên địa bàn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại<br />
tỷ lệ 8,4% DN không đồng ý với ý kiến thời gian<br />
đăng ký tờ khai đã được rút gọn hơn. Theo các DN<br />
này, họ thường gặp các sự cố về phần mềm trong<br />
quá trình khai báo, khiến DN mất nhiều thời gian<br />
khắc phục. Bên cạnh đó, quá trình kiểm tra hồ sơ<br />
và thực tế hàng hóa chưa có sự hỗ trợ của máy<br />
móc thiết bị hiện đại nên DN còn mất khá nhiều thời<br />
gian chờ đợi. Có 100% DN nhận xét rằng thời gian<br />
thông quan hàng hóa qua phương thức TTHQĐT<br />
đã nhanh chóng hơn. Cũng qua khảo sát, một số<br />
DN (chiếm tỷ lệ 1,7%) không đồng ý với ý kiến cho<br />
rằng kết quả phân luồng hàng hóa qua phương thức<br />
HQĐT chính xác hơn bởi theo họ trên thực tế một bộ<br />
phận DN vẫn đang lợi dụng những sơ hở trong quy<br />
trình phân luồng hàng hóa để gian lận thương mại<br />
bằng việc chuyển từ “luồng đỏ” sang “luồng xanh”.<br />
2.5. Đánh giá của DN về sự thuận tiện giải quyết<br />
trong thực hiện HQĐT<br />
Bên cạnh đó, hầu hết các DN (85%) đồng tình cao<br />
với nhận định thực hiện TTHQĐT tiết kiệm nhân lực,<br />
<br />
Số 2/2015<br />
thời gian, công sức trong các hoạt động XNK, đặc<br />
biệt 100% đồng tình với nhận định Tiết kiệm các<br />
nguồn lực khác: in ấn giấy tờ, chi phí đi lại cho<br />
doang nghiệp. Qua tổng hợp của biểu khảo sát trên<br />
cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều đánh giá<br />
TTHQĐT đã mang đến sự thuận tiện về nhiều mặt:<br />
là tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho DN trong các<br />
hoạt động XNK. Đặc biệt 100% doanh nghiệp đều<br />
nhận định nếu pahir lựa chọn thực hiện TTHQĐT<br />
và cách thức trước đây thì tuyệt đối các doanh<br />
nghiệp đều chọn TTHQĐT. Những ý kiến đánh giá<br />
trên của doanh nghiệp đã cho thấy thủ tục hải quan<br />
điện tử thực sự đã mang lại những sự thuận tiện và<br />
những lợi ích không nhở cho doanh nghiệp. Và mặc<br />
dù vẫn còn những khó khăn nhất định cho doanh<br />
nghiệp nhưng tuyệt đại DN vẫn lựa chọn thực hiện<br />
TTHQĐT thay cho cách thức trước đây.<br />
2.6. Đánh giá của DN về mức độ thuận lợi cho DN<br />
trong tiếp cận và hoàn thành HQĐT<br />
Kết quả khảo sát cho thấy rằng có 37,5 % DN<br />
đánh giá trung bình về mức độ thuận lợi trong tiếp<br />
cận và hoàn thành các thủ tục hải quan theo phương<br />
thức TTHQĐT và 62,5% DN đánh giá thuận lợi,<br />
không có DN nào đánh giá không thuận lợi. Lý do<br />
chủ yếu khiến một số DN vẫn chưa thực sự cảm thấy<br />
thuận lợi trong việc tiếp cận và hoàn thành TTHQĐT<br />
là do hệ thống đường truyền chưa thực sự ổn định<br />
và DN cũng như cơ quan Hải quan thường xuyên<br />
phải đối mặt với lỗi phần mềm. 96,6 % DN tham<br />
gia khảo sát đồng ý rằng HQHT thực hiện tốt công<br />
tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về<br />
TTHQĐT. Số DN còn lại cho rằng HQHT cần nỗ lực<br />
khắc phục khó khăn để tăng cường hơn nữa công<br />
tác tuyên truyền đối với các DN ở vùng miền núi, địa<br />
bàn đi lại khó khăn và cũng khó trong việc tiếp cận<br />
với internet. Các DN tham gia khảo sát đều nhất trí<br />
rằng nghiệp vụ tuyên truyền chính sách pháp luật về<br />
TTHQĐT của cán bộ HQHT là tốt. Tuy nhiên, 1,7%<br />
DN tham gia khảo sát cho biết rằng họ mong muốn<br />
cơ quan Hải quan kịp thời cập nhật các chủ trương,<br />
chính sách mới của ngành Hải quan thông qua<br />
website và bảng tin của Cục, đồng thời tăng cường<br />
việc cấp phát tài liệu hướng dẫn cho DN.<br />
3. Đánh giá chung về hạn chế và nguyên nhân<br />
Dựa vào phân tích thực trạng ở trên, có thể<br />
nhận định chung việc áp dụng TTHQĐT có các hạn<br />
chế sau. Thứ nhất, các DN được thụ hưởng những<br />
lợi ích của hải quan điện tử vẫn than phiền, bởi<br />
trong khi thủ tục hải quan đã được tinh giản, thì các<br />
thủ tục thuế, kiểm toán và việc kết nối giữa các bộ<br />
ngành có liên quan vẫn không được tinh gọn tương<br />
ứng, khiến DN gặp nhiều khó khăn. Thứ hai, việc đối<br />
chiếu, kết nối thông tin giữa Kho bạc Nhà nước với<br />
cơ quan HQ còn chậm, gây khó khăn nhiều cho DN.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 99<br />
<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn