Thúc đẩy tín dụng xanh vào chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
lượt xem 5
download
Bài viết "Thúc đẩy tín dụng xanh vào chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp" tập trung đánh giá thực trạng nguồn tín dụng trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy dòng vốn tín dụng trong lĩnh vực năng lượng xanh nhằm đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 như cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thúc đẩy tín dụng xanh vào chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 36. THÚC ĐẨY TÍN DỤNG XANH VÀO CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Phùng Thanh Quang*, Vũ Thị Minh Anh* Ngô Thị Diệu Hương*, Nguyễn Thị Phương Thảo* Tóm tắt Tại Hội nghị các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28), một trong những nội dung nổi bật được các nhà lãnh đạo toàn cầu trao đổi là vấn đề chuyển đổi năng lượng. Trong khuôn khổ Hội nghị, các quốc gia đã thảo luận về việc giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và thúc đẩy chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo. Đối với Việt Nam, Chính phủ cũng đã có những cam kết mạnh mẽ về chuyển đổi năng lượng được cụ thể hóa trong Quy hoạch điện VIII với những nội dung chính là đẩy nhanh phát triển nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối…), giảm dần tỷ trọng năng lượng hóa thạch. Để đạt được các mục tiêu này, nguồn lực tài chính là vấn đề then chốt, là yếu tố cần thiết trong thực hiện mọi mục tiêu phát triển. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng nguồn tín dụng trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy dòng vốn tín dụng trong lĩnh vực năng lượng xanh nhằm đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 như cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26. Từ khóa: tín dụng xanh, chuyển đổi năng lượng, COP26, COP27, COP28 1. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, tín dụng xanh (green credit) đã trở thành một vấn đề ngày càng được quan tâm trên phạm vi toàn cầu, là xu hướng tăng trưởng tín dụng được các quốc gia ưu tiên phát triển. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã có những cam kết mạnh mẽ để hướng tới một nền kinh tế xanh, ít phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch; trong đó có nhiều cam kết * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 489
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA cụ thể về đảm bảo nguồn tín dụng cho các dự án xanh, thân thiện với môi trường. Tại Hội nghị COP26 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã cam kết đưa mức phát thải carbon ròng về “0” vào năm 2050. Cũng tại COP26 (London), Việt Nam đã đưa các cam kết với một chương trình nghị sự đầy tham vọng nhằm xây dựng một nền kinh tế carbon thấp bằng cách không xây mới các nhà máy sử dụng năng lượng than và chuyển đổi sang năng lượng sạch. Đây là một sự khác biệt đáng kể so với các kế hoạch năng lượng hiện có và cũng là cam kết mạnh mẽ của Chính phủ để chuyển sang một cơ cấu năng lượng đa dạng hơn và ít phát thải carbon hơn. Hội nghị COP27 tại Ai Cập đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ rằng, thế giới, trong đó có Việt Nam, cần khẩn thiết hành động trước thời điểm không thể quay trở lại về khí hậu. Ngày 05/12/2023, trong khuôn khổ Hội nghị COP28 tại Dubai (UAE) đã diễn ra lễ công bố “Cam kết làm mát toàn cầu” (Global Cooling Pledge). Việt Nam là một trong 63 quốc gia đầu tiên tham gia cam kết, với mục tiêu chính là cắt giảm ít nhất 68% phát thải khí nhà kính vào năm 2050 so với năm 2022, nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở ngưỡng 1,5oC và phù hợp với mục tiêu đạt mức phát thải ròng toàn cầu bằng “0” đến năm 2050. Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất về biến đổi khí hậu, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để thực hiện hóa các cam kết tại COP26, COP27 và COP28. Trong bối cảnh đó, thúc đẩy tín dụng vào lĩnh vực năng lượng tái tạo có thể xem là chìa khóa quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon, góp phần thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng bền vững. 2. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG XANH VÀ CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG Theo Nguyên tắc tín dụng xanh được ban hành vào năm 2018 (gọi tắt là GLP 2018) bởi Hiệp hội Thị trường tín dụng (Loan market Association) và Hiệp hội Thị trường tín dụng châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific Loan Market Association) thì tín dụng xanh được định nghĩa là bất kỳ loại cho vay nào được cung cấp riêng để cấp vốn hoặc tái cấp vốn toàn bộ hoặc một phần cho các dự án xanh. Danh mục các dự án xanh theo GLP 2018 bao gồm: năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng hiệu quả; giao thông xanh; sản phẩm xanh, các công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường và/hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu; quản lý nước bền vững và xử lý nước thải; tòa nhà xanh; nông - lâm - nghiệp bền vững; ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm. Tín dụng xanh là chiến lược tín dụng của các ngân hàng, với mục tiêu hướng tới tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường, đồng thời hạn chế nguồn tín dụng đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Tín dụng xanh điều chỉnh cơ cấu tỷ lệ tín dụng dài hạn và ngắn hạn đối với các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư và hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng (Wang và cộng sự, 2019). Trong quá trình cấp tín dụng xanh, ngân hàng lấy thông tin liên quan đến dự án và doanh nghiệp xin vay làm tiêu chuẩn kiểm tra trong quá trình cho vay, sau đó đưa ra quyết định cho vay (Yao và cộng sự, 2021). Hay nói cách khác, tín dụng xanh được hiểu là những khoản tín dụng nhằm hỗ trợ các dự án sản xuất, kinh doanh không/ít gây rủi ro tới môi trường, góp phần bảo vệ sinh thái chung, là biểu hiện của nền tài chính hướng đến sự phát triển bền vững. 490
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Theo Aizawa và Yang (2010), tín dụng xanh là một trong số những giải pháp áp dụng để đối phó với các thách thức môi trường và xã hội của thế giới thông qua các công cụ tài chính. Tín dụng xanh là một biểu hiện của tài chính bền vững nhằm mục đích hướng đến sự phát triển bền vững (Jin và Mengqi, 2011). Theo quan điểm của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc - UNEP (2016), tín dụng xanh được hiểu là việc các tổ chức tín dụng cho vay đối với các nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, sản xuất, kinh doanh mà không gây rủi ro đến môi trường, góp phần bảo vệ hệ sinh thái chung. Tại Việt Nam, theo Điều 149 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 quy định về tín dụng xanh như sau: Tín dụng xanh là tín dụng được cấp cho các dự án đầu tư sau đây: (i) sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; (ii) ứng phó với biến đổi khí hậu; (iii) quản lý chất thải; (iv) xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; (v) phục hồi hệ sinh thái tự nhiên; (vi) bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; (vii) tạo ra lợi ích khác về môi trường. Trong khi đó, chuyển đổi năng lượng là quá trình chuyển đổi từ các nguồn năng lượng truyền thống như: năng lượng hóa thạch và năng lượng hạt nhân sang các nguồn năng lượng tái tạo như: điện gió, điện mặt trời và thủy điện. Đây là một động thái quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của con người đến môi trường và giúp bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Chuyển dịch năng lượng đòi hỏi sự hỗ trợ và đầu tư từ các chính phủ và các tổ chức kinh tế lớn, cũng như sự phát triển và ứng dụng các công nghệ mới để tạo ra các nguồn năng lượng mới, thân thiện với môi trường và ít phát thải carbon hơn. Vì vậy, chuyển đổi năng lượng là cơ hội để xây dựng một tương lai bền vững, xanh hơn cho từng quốc gia cũng như toàn thế giới. Việc chuyển đổi sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giảm thiểu lượng khí thải gây ô nhiễm, tác động tiêu cực đến môi trường. Đây được coi là một trong các yếu tố quan trọng góp phần giúp các quốc gia giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch, phù hợp với mục tiêu thực hiện hóa các cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Trong giai đoạn hiện nay, chuyển đổi năng lượng đã trở thành xu hướng toàn cầu và nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía Chính phủ các nước cũng như các tổ chức quốc tế và khu vực kinh tế tư nhân. Trong 5 năm gần đây, nguồn tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là phát triển tín dụng xanh vào chuyển đổi tái tạo năng lượng sạch. Tại Hội nghị COP28, hơn 110 quốc gia tán thành tăng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng trên toàn thế giới vào năm 2030. Trên thực tế, xu hướng tăng trưởng tín dụng xanh đã phát triển từ lâu trên thế giới với các dự án tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng và công nghệ sạch nhằm hướng đến mục tiêu kép là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường. Các lĩnh vực ưu tiên tùy thuộc vào chính sách tín dụng xanh ở từng quốc gia và khu vực. 491
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 1. Biểu đồ đầu tư năng lượng trên thế giới Đơn vị tính: tỷ USD Nguồn: World Energy Investment (2023) Để đạt được các cam kết đã đề ra tại COP28 về thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng và giảm phát thải ròng về “0” vào năm 2050, các quốc gia trên thế giới đã và đang nỗ lực triển khai các chính sách, dự án nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng nhanh chóng. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng từ các nguồn năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo như: Đức, Pháp, Tây Ban Nha… Đồng thời, các định chế tài chính, Quỹ chuyên đề và Chính phủ các nước cũng ban hành các cơ chế, chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào chuyển đổi năng lượng. Hình 1 cho thấy mức đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo có sự gia tăng nhanh trên toàn cầu, trong khi đó, tỷ trọng đầu tư cho các nguồn năng lượng hóa thạch như: than đá, dầu khí… có xu hướng giảm trong giai đoạn 2019 - 2023. Cụ thể, năm 2023, mức đầu tư toàn cầu cho năng lượng tái tạo đạt trên 600 tỷ USD, gấp hơn 6 lần mức đầu tư toàn cầu cho các nguồn năng lượng hóa thạch. 3. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG VÀ TÍN DỤNG XANH CHO CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM Hình 2. Cơ cấu nguồn điện theo sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống giai đoạn 2025 - 2050 Đơn vị tính: % Nguồn: Quy hoạch điện VIII 492
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Trước tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, có thể khẳng định, việc phát triển năng lượng tái tạo là rất cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhìn chung, Việt Nam là một trong những nước Đông Nam Á đang có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh, từ 6,5 - 7% hằng năm, kéo theo nhu cầu năng lượng dự báo tăng trung bình 11%/năm. Bối cảnh này tạo ra nhiều cơ hội mới trong ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo. Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg đã xác định khuyến khích huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch và giảm phát thải khí nhà kính. Từ đó, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp đạt khoảng 31% vào năm 2020, khoảng 32,3% vào năm 2030 và tăng lên, đạt khoảng 44% vào năm 2050. Có thể khẳng định, các chương trình, đề án, chiến lược hành động của Việt Nam đã ban hành tương đối đồng bộ, thể hiện cam kết và hành động mạnh mẽ của Việt Nam nhằm hướng đến nền kinh tế carbon thấp và chuyển đổi dần sang năng lượng tái tạo. Thời gian qua, tại Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách được ban hành để thúc đẩy, khơi thông nguồn vốn tín dụng xanh, góp phần vào tốc độ tăng trưởng dư nợ của lĩnh vực này đạt khoảng 26%/năm. Hình 3. Tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh từ năm 2017 đến tháng 9/2023 Đơn vị tính: tỷ VND Nguồn: Vụ Tín dụng, NHNN Tính đến ngày 30/9/2023, dư nợ cấp tín dụng tín dụng xanh đạt hơn 564 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Trong đó, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm 48%, tương đương khoảng 243 nghìn tỷ đồng và nông nghiệp xanh chiếm 31%. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn trung và dài hạn chiếm 76% dư nợ tín dụng xanh. Các ngân hàng thương mại cũng ngày càng quan tâm tới 493
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA việc cung ứng các gói tín dụng xanh nói chung và đặc biệt là các gói tín dụng xanh gắn với chuyển đổi năng lượng. Một số gói tín dụng có quy mô lớn được tổng hợp trong Bảng 1. Bảng 1. Một số gói tín dụng cho lĩnh vực chuyển đổi năng lượng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Tín dụng cho lĩnh vực Ngân hàng Cung ứng gói tín dụng Quy mô tín dụng xanh chuyển đổi năng lượng Ngân hàng TMCP Đầu Cam kết mở rộng danh mục cho Đến hết năm 2022, BIDV dẫn đầu tư và Phát triển Việt vay lĩnh vực xanh, bền vững đến thị trường về tài trợ xanh với hơn Nam (BIDV) năm 2025, dự kiến đạt 75 nghìn tỷ 1.386 khách hàng và dự án. Dư đồng, chiếm khoảng 5% tổng dư nợ tín dụng xanh của BIDV đến nợ của Ngân hàng. cuối năm 2022 ở mức 63,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,3% tổng dư nợ ngân hàng và 13% tổng dư nợ xanh tại Việt Nam. VietinBank Gói tài chính xanh GREEN UP Dư nợ cho vay tài chính xanh năm VietinBank dành 5.000 tỷ đồng 2021 là 25 nghìn tỷ đồng, chiếm cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho các 4,5% tổng dư nợ, tốc độ tăng dự án mang lại lợi ích về môi trường trưởng hàng năm là 1,4%. và xã hội thuộc các lĩnh vực như: năng lượng xanh, xuất khẩu xanh với lãi suất ưu đãi từ 5,8 - 6,2%, trong đó 70 - 80% là các dự án năng lượng tái tạo. Agribank Đến 31/10/2023, dư nợ cho vay Trong đó 22% là năng lượng tái tạo, đối với lĩnh vực xanh tại Agribank năng lượng sạch với dư nợ đạt gần đạt hơn 12.000 tỷ đồng, với gần 3.000 tỷ đồng. 42.000 khách hàng còn dư nợ. Ngân hàng TMCP Nam Cung cấp tín dụng xanh cho các dự Hiện dư nợ tín dụng của Nam Á Á (Nam Á Bank) án xe điện, năng lượng tái tạo và Bank lên tới hàng trăm tỷ đồng. năng lượng sạch. Ngân hàng TMCP MB đặt mục tiêu tăng tỷ trọng tín Hiện khoảng 8 - 10% tổng dư nợ Trong năm 2020, MB đã thực hiện Quân đội (MB Bank) dụng xanh và tín dụng chuyển đổi của ngân hàng là dành cho lĩnh tiếp cận, thẩm định rất nhiều dự án công nghệ lên 15% tổng dư nợ vào vực tín dụng xanh. cấp tín dụng cho điện gió, điện mặt năm 2026. trời. Ngân hàng đã cung cấp nguồn tài chính cho 34 dự án điện mặt trời và điện gió với tổng quy mô vào khoảng 70.000 tỷ đồng, giúp các chủ đầu tư tạo ra khoảng 3.600 MW điện năng lượng tái tạo, góp phần gia tăng nguồn năng lượng sạch đáp ứng nhu cầu tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. 494
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Tín dụng cho lĩnh vực Ngân hàng Cung ứng gói tín dụng Quy mô tín dụng xanh chuyển đổi năng lượng Ngân hàng TMCP Bản Ngân hàng dành riêng gói 300 tỷ Viet Capital Bank sẽ cho vay ngắn Việt (Vietcapital Bank) đồng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển hạn, trung và dài hạn đối với các đổi sang mô hình sản xuất xanh và phương án bổ sung vốn cho hoạt gói 500 tỷ đồng thực hiện chương động nuôi trồng xanh. Đồng thời, trình “Tín dụng xanh”, với lãi suất cho vay vốn mua máy móc, dây cho vay từ 8,9%/năm đối với chuyền sản xuất tiết kiệm nhiên khách hàng tham gia hoạt động liệu, năng lượng điện mặt trời, nuôi trồng áp dụng công nghệ máy móc hỗ trợ tạo ra năng lượng hoặc mô hình theo tiêu chuẩn tái tạo… VietGAP, GlobalGAP và canh tác hữu cơ. Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả Bên cạnh các chính sách, hành động quyết liệt nhằm hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, nhiều văn bản pháp lý cũng đã được Chính phủ ban hành nhằm cụ thể hóa nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy tín dụng xanh vào chuyển đổi năng lượng. Một số văn bản pháp lý quan trọng có liên quan đến việc thúc đẩy tín dụng trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng được tổng hợp trong Bảng 2. Bảng 2. Một số văn bản chính sách thúc đẩy tín dụng xanh trong chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam Văn bản chính sách Nội dung Cấp thẩm quyền Chi tiết Quyết định số 403/QĐ-TTg Kế hoạch khung Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh Thủ tướng Chính phủ (20/3/2014) 2014 - 2020 giai đoạn 2014 - 2020. Quyết định số 2183/QĐ- Kế hoạch hành động của Thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh Bộ Tài chính BTC (20/10/2015) ngành Tài chính đến năm 2020. NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại thúc đẩy Chỉ thị số 03/CT-NHNN Hướng dẫn thúc đẩy cấp Ngân hàng Nhà Nước cấp tín dụng xanh cho những dự án có mục tiêu rõ (24/03/2015) tín dụng xanh của ngân (NHNN) ràng về việc bảo vệ môi trường, khuyến khích hoạt hàng thương mại động kinh doanh thân thiện với môi trường. Hướng dẫn thúc đẩy cấp NHNN nhấn mạnh triển khai Kế hoạch hành động của Chỉ thị số 01/2017/CT-NHNN tín dụng xanh của ngân NHNN ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về hàng thương mại tăng trưởng xanh đến năm 2020. Đề án phát triển thị Sở Giao dịch Chứng Đề án (năm 2015) trường trái phiếu xanh khoán Hà Nội TP. Hồ Chí Minh đã phát hành khoảng 3.000 tỷ đồng Đề án “Phát hành thí trái phiếu xanh cho 34 dự án xanh thuộc các lĩnh vực Đề án (20/10/2016) điểm trái phiếu xanh của Bộ Tài chính quản lý nguồn nước bền vững, thích ứng với biến đổi chính quyền địa phương” khí hậu và các công trình cơ sở hạ tầng bền vững… 495
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Văn bản chính sách Nội dung Cấp thẩm quyền Chi tiết Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về Kế hoạch quốc gia tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và Đề án về Quyết định số 882/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ 10 năm các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kết quả Hội nghị COP26. Hướng dẫn quản lý rủi ro Tăng cường triển khai đánh giá rủi ro môi trường và Thông tư số 17/2022/TTg- môi trường xã hội trong NHNN xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức NHNN hoạt động tin dụng tín dụng. Giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược quốc gia về Thông tư số 10/2023/TT- Quy định Bộ chỉ tiêu thống tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn Bộ Kế hoạch và Đầu tư BKHĐT (01/11/2023) kê tăng trưởng xanh 2050 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cả nước. Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả 4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG THÚC ĐẨY TÍN DỤNG CHO LĨNH VỰC CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG Kể từ sau COP26 tại London và đặc biệt là sau COP28, Chính phủ Việt Nam và các tổ chức tín dụng đã rất quyết liệt hành động với mục tiêu nhất quán là thực hiện cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 và dần thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng. Để huy động được đủ nguồn lực tài chính, Việt Nam cần tận dụng tốt các nguồn tài chính quốc tế và trong nước, từ Chính phủ và cả khu vực kinh tế tư nhân, cũng như xây dựng và vận hành được thị trường tài chính xanh bền vững. Cùng với đó, Việt Nam có thể áp dụng các chính sách, cơ chế từ bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Thứ nhất, nhiều quốc gia đã có những cam kết dài hạn, bền vững, các chính sách rõ ràng để thúc đẩy mạnh mẽ vào phát triển năng lượng tái tạo. Ví dụ như Chính phủ Pháp khẳng định năng lượng tái tạo là một trong hai trụ cột chính trong lĩnh vực năng lượng của quốc gia từ nay đến năm 2050. Tại Đức, Chính phủ đã đề ra kế hoạch đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án năng lượng tái tạo, tích cực đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng từ các nguồn hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Thứ hai, về phía các ngân hàng thương mại cũng có những cơ chế chính sách chuyển đổi danh mục đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Tiêu biểu như: Ngân hàng Liên minh Ấn Độ (UBI), Ngân hàng ICCI (Ấn Độ) hay Ngân hàng Bank of America (BoA) đã triển khai nhiều chính sách tín dụng với lãi suất ưu đãi cho khách hàng đầu tư/tiêu thụ các dự án/sản phẩm tập trung vào chuyển đổi năng lượng sạch. Thứ ba, Chính phủ các quốc gia có những chính sách tín dụng và ưu đãi về thuế để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng. Đơn cử Đài Loan, Chính phủ đã đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế, giảm thuế để khuyến khích, đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo trong “Quy chế thúc đẩy nâng cấp các ngành công nghiệp”. 496
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Mặc dù thị trường cần nguồn vốn lớn nhưng lượng tín dụng xanh vẫn còn khiêm tốn, nguyên nhân chính là do còn nhiều vướng mắc vì chưa có quy định quốc gia về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các ngành, lĩnh vực làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng. Công tác giám sát, quản lý rủi ro khi cấp tín dụng xanh còn vướng mắc do thiếu quy định, tiêu chí đánh giá tác động của dự án tới môi trường. Do đó, việc đầu tiên cần làm là xây dựng các tiêu chuẩn với sản xuất xanh, tiếp đó là tài chính xanh. Hiện tại, hoạt động chuyển đổi sản xuất xanh đang dựa nhiều vào sự tự nguyện, ý thức chuyển đổi của doanh nghiệp. Để khơi thông nguồn vốn tín dụng xanh trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, nhóm tác giả đề xuất ba nhóm giải pháp chính như sau: Một là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu xanh. Sau đó, cần xây dựng lộ trình thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu dùng xanh (chính sách về thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, đến quy hoạch, chiến lược phát triển…) của từng ngành, lĩnh vực một cách đồng bộ. Đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo, Chính phủ cần có những cam kết dài hạn, ổn định, đảm bảo cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, đồng thời giảm thiểu rủi ro về chính sách cho cả ngân hàng và doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư/cấp tín dụng vào các dự án năng lượng tái tạo. Hai là, cần xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn chứng khoán xanh, tín dụng xanh thống nhất áp dụng trên toàn thị trường. Sau đó, cần có hướng dẫn về danh mục xanh và tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với phân ngành kinh tế của Việt Nam làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng có căn cứ thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh. Ba là, hỗ trợ các dòng tín dụng/quỹ riêng đồng tài trợ đầu tư tiết kiệm năng lượng kết hợp với các công cụ bảo lãnh tín dụng một phần. Nhiều vấn đề cụ thể liên quan đến các rào cản tiết kiệm năng lượng có thể được giải quyết tốt thông qua điều chỉnh giá bán điện tiêu dùng. Thêm vào đó, các dòng tín dụng/quỹ riêng đồng tài trợ đầu tư tiết kiệm năng lượng có thể kết hợp với các công cụ bảo lãnh tín dụng một phần, có thể giúp thúc đẩy đầu tư vào các dự án chuyển đổi năng lượng tái tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bình An (2023), Dự luật Năng lượng tái tạo Pháp: Đòn bẩy cho quá trình chuyển đổi năng lượng, https://petrovietnam.petrotimes.vn/du-luat-nang-luong-tai-tao-phap-don- bay-cho-qua-trinh-chuyen-doi-nang-luong-700153.html 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2023), Thông tư số 10/2023/TT-BKHĐT quy định Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh, https://luatvietnam.vn/chinh-sach/thong-tu-10-2023-tt-bkhdt- bo-chi-tieu-thong-ke-tang-truong-xanh-273961-d1.html 3. Jin, Duan and Mengqi, Niu (2010), The Paradox of Green Credit in China. Energy Procedia, 5, 1979 - 1986. 497
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 4. Motoko Aizawa, Chaofei Yang (2010), Green Credit, Green Stimulus, Green Revolution? China’s Mobilization of Banks for Environmental Cleanup. The Journal of Environment & Development, Vol 19. 5. Ngân hàng Bản Việt, Viet Capital Bank triển khai chương trình “Tín dụng xanh” cho vay với lãi suất từ 8,9%, https://tintuc.ngan-hang.com/viet-capital/viet-capital-bank-trien- khai-chuong-trinh-tin-dung-xanh-cho-vay-voi-lai-suat-tu-89 6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020), Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. 7. Tư Thuần (2023), Dư nợ cấp tín dụng xanh tăng bình quân hơn 23%/năm, https:// www.tinnhanhchungkhoan.vn/du-no-cap-tin-dung-xanh-tang-binh-quan-hon-23nam- post335161.html 8. Thúy Hà (2024), VietinBank dành 5.000 tỷ đồng ưu đãi các dự án tín dụng xanh, https:// www.vietnamplus.vn/vietinbank-danh-5000-ty-dong-uu-dai-cac-du-an-tin-dung-xanh- post922475.vnp 9. UNEP (2016), Inquiry Working Paper 16/10. 10. Vũ Nhật Quang, Vũ Thị Quế Anh (2022), “Phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam: Bài học kinh nghiệm từ Đài Loan”, Tạp chí Ngân hàng, ISSN 2815-6056, https://tapchinganhang. gov.vn/phat-trien-nang-luong-tai-tao-viet-nam-bai-hoc-kinh-nghiem-tu-dai-loan.htm 11. World Energy Investment (2023), IEA, https://www.iea.org/reports/world-energy- investment-2023/overview-and-key-findings 498
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn