Thúc đẩy ý định sử dụng các ứng dụng du lịch của người dân thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 3
download
Mục đích của nghiên cứu "Thúc đẩy ý định sử dụng các ứng dụng du lịch của người dân thành phố Hồ Chí Minh" là xác định các nhân tố thúc đẩy ý định sử dụng các ứng dụng du lịch của người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Từ lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT2) và xem xét các đặc điểm của người dùng (tính đổi mới), tác giả đã xác định có 6 nhân tố quan trọng để du khách sử dụng ứng dụng du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thúc đẩy ý định sử dụng các ứng dụng du lịch của người dân thành phố Hồ Chí Minh
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ THÚC ĐẨY Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CÁC ỨNG DỤNG DU LỊCH CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Lương Ngân1 Tóm tắt: Sự bùng nổ của ứng dụng di động đã tác động mạnh đến ngành du lịch, giúp cho việc đặt tour, vé máy bay hay khách sạn trở nên dễ dàng hơn. Mục đích của nghiên cứu này là xác định các nhân tố thúc đẩy ý định sử dụng các ứng dụng du lịch của người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Từ lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT2) và xem xét các đặc điểm của người dùng (tính đổi mới), tác giả đã xác định có 6 nhân tố quan trọng để du khách sử dụng ứng dụng du lịch. Có 282 du khách tại Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm đến các ứng dụng du lịch tham gia khảo sát. Sự đóng góp quan trọng của nghiên cứu này là các ứng dụng du lịch muốn được người tiêu dùng sử dụng cần đáp ứng được các đặc điểm: 1) hiệu suất kỳ vọng, 2) nỗ lực kỳ vọng, 3) ảnh hưởng xã hội, 4) điều kiện thuận lợi; 5) sự vui thích; và 6) Tính cách đổi mới. Kết quả của nghiên cứu này là căn cứ để các công ty/tổ chức du lịch xây dựng hay sử dụng các ứng dụng du lịch để quảng bá về dịch vụ của họ. Từ khóa: ứng dụng du lịch; UTAUT2, sự đổi mới, du lịch 1. GIỚI THIỆU Theo Báo Lao Động, ngành du lịch Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ, dự kiến sẽ đạt doanh thu 11,1 tỉ USD vào năm 2024, vượt qua con số 10,8 tỉ USD năm 2019 trước khi COVID-19 bùng phát. Và sẽ tăng mạnh lên con số 13,2 tỉ USD vào năm 2026. Điều này cho thấy dấu hiệu của sự phục hồi và tăng trưởng mạnh của ngành du lịch. Nhờ sợ phát triển của Internet, khách du lịch những năm gần đây tra cứu thông tin dễ dàng hơn khi tìm hiểu về điểm đến nào đó. Bằng chứng là Google Destination Insights thống kê được du khách đang rất tích cực sử dụng các ứng dụng và công nghệ khi tìm kiếm các thông tin liên quan đến điểm đến như nhà hàng, khách sạn và các địa điểm sẽ đến. Với du lịch nội địa, Google Destination Insights (9/2022) báo cáo khách du lịch khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỉ lệ cao nhất trong các tỉnh thành Việt Nam. Các địa điểm đến mà khách du lịch này lựa chọn phần lớn là các thành phố hay tình gần như Đà Lạt, Phan Thiết, Phú Quốc hay Nha Trang. Sự phục hồi của du lịch, sự phát triển của công nghệ, và lượng lớn nhu cầu du lịch của người dân Thành phố Hố Chí Minh đặt ra cho các công ty du lịch là phải tìm ra giải pháp khả thi nào để họ có thể nắm bắt được xu hướng và cơ hội kinh doanh này. Theo Castañeda & cộng sự (2019) nhấn mạnh các ứng dụng du lịch cần được sự quan tâm của các công ty và tổ chức du lịch vì tiềm năng to lớn cho sự phát triển thị trường du lịch. Bùi & cộng sự (2021) các ứng dụng di động chủ đề về du lịch thuộc về nhóm 10 các ứng dụng được tải về nhiều trên kho ứng dụng. Các ứng dụng du lịch cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách du lịch như cung cấp thông tin điểm đến, các đánh giá về điểm đến đến như cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống, đồng thời các ứng dụng cho phép người dùng thực hiện các giao dịch như đặt vé máy bay, khách sạn, tour du lịch. Dimitrovski & cộng sự (2019) kết luận rằng các công ty/tổ chức du lịch nên quan tâm cho sự phát triển các ứng dụng du lịch vì đó là chiến lược tiếp thị du lịch bằng điện thoại (mobile marketing). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Chiang (2020) cho thấy trong những thập kỷ gần đây, tất cả các hoạt động của ngành du lịch đã được tái cấu trúc nhờ việc áp dụng công nghệ thông 1 ThS. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM. ngannl@hufi.edu.vn 599
- MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI tin. Từ góc độ doanh nghiệp, công nghệ thông tin hỗ trợ các tổ chức du lịch và khách sạn trong việc giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, các tổ chức du lịch cần quan tâm và tận dụng công nghệ thông tin để tạo ra lợi thế bền vững bằng cách phát triển các ứng dụng du lịch đáp ứng yêu cầu của du khách. Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch và Tổng cục Du lịch đã tổ chức diễn đàn du lịch với chủ đề Phục hồi du lịch Việt Nam: Định hướng mới - Hành động mới. Một trong 5 định hướng cho phục hồi và phát triển du lịch là định hướng chuyển đổi số trong ngành du lịch, đầu tư mạnh vào công nghệ trong phát triển du lịch. Do đó, nghiên cứu nhằm khám phá các đặc điểm của ứng dụng di động và người tiêu dùng để từ đó góp phần thành phố đạt được mục tiêu này. Nghiên cứu đặt ra mục tiêu chính là xác định và đánh giá các nhân tố thúc đẩy du khách quan tâm và sử dụng các ứng dụng du lịch. Để từ đó tác giả đề ra các hàm ý chính sách để thúc đẩy tăng trưởng ngành du lịch. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết và Mô hình nghiên cứu 2.1.1 Cơ sở lý thuyết Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ internet di động đã mở ra kỷ nguyên “internet plus”, trong đó hầu hết các loại sản phẩm, dịch vụ và hàng hóa truyền thống có thể sử dụng internet di động để tiếp cận người tiêu dùng. Trong ngành du lịch, các doanh nghiệp/tổ chức du lịch đang tìm cách áp dụng các ứng dụng di động để nâng cao hoạt động kinh doanh của họ (Xu & cộng sự, 2019). Các ứng dụng du lịch là những ứng dụng internet di động được cài đặt trong điện thoại thông minh hoặc thiết bị di động. Các ứng dụng này có thể cung cấp các dịch vụ du lịch như đặt vé, nhà hàng, khách sạn, tìm kiếm thông tin du lịch. So với các dịch vụ du lịch trực tuyến khác, ứng dụng du lịch dành cho thiết bị di động có thể mang lại giá trị gia tăng về sự tiện lợi cho khách hàng ở bản chất di động của nó. Venkatesh & cộng sự (2012) xây dựng Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT2). UTAUT2 giải thích có năm cấu trúc chính tác động đến người dùng đồng ý sử dụng công nghệ nào đó: 1) hiệu suất kỳ vọng, 2) nỗ lực kỳ vọng, 3) ảnh hưởng xã hội, 4) điều kiện thuận lợi; và 5) ảnh hưởng xã hội. Lý thuyết được phát triển thông qua việc xem xét và củng cố cấu trúc của các mô hình mà nghiên cứu trước đó đã sử dụng để giải thích hành vi sử dụng hệ thống thông tin (lý thuyết về hành động hợp lý, mô hình chấp nhận công nghệ, mô hình động lực, lý thuyết về hành vi có kế hoạch, lý thuyết kết hợp về hành vi có kế hoạch/ ô hình chấp nhận công nghệ, mô hình sử dụng máy tính cá nhân, sự phổ biến của lý thuyết đổi mới và lý thuyết nhận thức xã hội). UTAUT2 đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để giải thích cho hành vi sử dụng công nghệ mới trong mảng ngân hàng, bán lẻ hay khách sạn. Việc dùng công nghệ mới không chỉ do đặc điểm của công nghệ mà còn xuất phát từ đặc điểm của người dùng. Trong số các đặc điểm chính của người dùng mà Castañeda & cộng sự (2019) nhận thấy là tính đổi mới. Xu hướng đổi mới này gắn liền với xu hướng tìm hiểu và áp dụng các đổi mới (sản phẩm mới) trong một lĩnh vực cụ thể mà họ quan tâm. Chủ đề khách du lịch sử dụng các ứng dụng dành cho thiết bị di động đã nhận được sự quan tâm đáng kể từ các nhà nghiên cứu vì vai trò của các ứng dụng này trong kinh doanh du lịch (Kamboj & Joshi, 2021). Trong bối cảnh các ứng dụng du lịch dành cho thiết bị di động không phải trả phí để tải xuống có rất nhiều trên các cửa hàng, vấn đề đặt ra là làm sao để du khách chọn và sử dụng một ứng dụng du lịch. Do đó, mục tiêu nghiên cứu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố 600
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ giải thích sự sẵn lòng tải các ứng dụng du lịch của khách du lịch. Mô hình lý thuyết thống nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT2) của Venkatesh &cộng sự (2012) được sử dụng để xác định các yếu tố quyết định này. Bên cạnh đó là đặc điểm đổi mới của người tiêu dùng được thừa kế từ Castañeda & cộng sự (2019). 2.1.2 Giả thuyết và Mô hình nghiên cứu UTAUT2 là lý thuyết nền tảng được sử dụng để giải thích việc sử dụng hay tiếp tục sử dụng công nghệ. The đó, các nhân tố quyết định trực tiếp đến việc sử dụng công nghệ như sau: (1) Nỗ lực kỳ vọng, đề cập đến mức độ dễ sử dụng của một ứng dụng, nhân tố này tương ứng với tính dễ sử dụng của mô hình chấp nhận công nghệ; (2) Hiệu quả kỳ vọng, được định nghĩa là mức độ mà một người cho rằng việc sử dụng ứng dụng du lịch sẽ giúp họ đạt được các mục tiêu hoặc lợi ích cụ thể. Đây chính là tính hữu ích trong mô hình chấp nhận công nghệ; (3 điều kiện thuận lợi, được định nghĩa là mức độ mà người dùng tin rằng có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tổ chức thích hợp để hỗ trợ họ sử dụng hệ thống; (4) Sự thích thú, đó là những trải nghiệm vui vẻ khi sử dụng ứng dụng; và (5) ảnh hưởng xã hội là mức độ mà những người khác (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) được tin rằng sẽ ảnh hưởng đến một người nào đó sử dụng hệ thống mới. Cả 5 nhân tố thuộc đặc điểm công nghệ đã được nhiều tác giả trước đó khẳng định có mối quan hệ tích cực với hành vi sử dụng công nghệ của người tiêu dùng. Nếu ứng dụng du lịch đó mang lại hiệu quả, làm giảm bớt chi phí và thời gian thì khách du lịch sẽ không ngần ngại tải về sử dụng. Và ứng dụng du lịch đó không đòi hỏi những thao tác phức tạp, dễ dàng tích hợp và thực hiện được ngay lập tức thì đó là ưu điểm mà du khách mong muốn. Các quyết định áp dụng ứng dụng còn bị ảnh bởi các những người thân xung quanh họ. Niềm vui khi sử dụng một công nghệ đã được chứng minh là đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định việc tiếp tục sử dụng (Castañeda & cộng sự, 2019). Các đặc điểm của người dùng cũng giữ vai trò quan trọng trong mối quan hệ với ý định dùng công nghê nào đó. Tính cách đổi mới này gắn liền với xu hướng tìm hiểu và áp dụng các đổi mới (sản phẩm/dịch vụ/công nghệ mới) trong một lĩnh vực cụ thể mà họ quan tâm. Những người tiêu dùng có đặc điểm là tìm kiếm sự mới lạ thường cởi mở hơn với những sản phầm/dịch vụ mới. Khách du lịch có tính cách đổi mới cũng thích học hỏi và tiếp thu kiến thức mới; do đó họ sẽ có hứng thú với một công nghệ mới. Tác giả đề xuất các giả thuyết sau: H1: Nỗ lực kỳ vọng tác động thuận chiều đến ý định sử dụng ứng dụng du lịch. H2: Hiệu quả kỳ vọng tác động thuận chiều đến ý định sử dụng ứng dụng du lịch. H3: Điều kiện thuận lợi tác động thuận chiều đến ý định sử dụng ứng dụng du lịch. H4: Sự thích thú tác động thuận chiều đến ý định sử dụng ứng dụng du lịch. H5: Ảnh hưởng xã hội tác động thuận chiều đến ý định sử dụng ứng dụng du lịch. H6: Tính cách đổi mới người dùng tác động thuận chiều đến ý định sử dụng ứng dụng du lịch. 601
- MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI Nỗ lực kỳ vọng Hiệu quả kỳ vọng Điều kiện thuận lợi Ý định sử dụng ứng Sự thích thú dụng du lịch Ảnh hưởng xã hội Tính cách đổi mới Hình 1. Mô hình nghiên cứu Nguồn: tác giả đề xuất 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả kết hợp phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp định tính được tác giả sử dụng ở giai đoạn xây dựng bảng câu hỏi và thảo luận kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Phương pháp phân tích dữ liệu là đánh giá độ tin cậy thang đo, EFA và hồi quy tuyến tính bằng phần mềm SPSS.20. Có 7 nhân tố được đề xuất, mỗi nhân tố được kế thừa từ các nghiên cứu trước đó và được hiệu chỉnh phù hợp với đối tượng khảo sát. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thống kê mô tả mẫu Mẫu bao gồm 282 khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh, có sở hữu điện thoại thông minh và đang sử dụng một số loại ứng dụng di động liên quan đến chuyến du lịch của họ. Kích thước của mẫu đủ để thực hiện các kiểm định cho nghiên cứu này. Trong 282 người dân Thành phố Hồ Chí Minh tham gia khảo sát, tỉ lệ du khách nam và nữ khá tương đồng. Độ tuổi du khách phần lớn là từ 18 đến 35 tuổi (chiếm 87%), và nghề nghiệp chủ yếu là sinh viên và dân văn phòng. Các thiết bị di động thông minh mà du khách sử dụng để kích hoạt các ứng dụng du lịch là điện thoại (100%), máy tính bảng (37%). Các ứng dụng du lịch mà du khách biết là Traveloka, Tripadvisor, Google Map, sổ thu chi Misa, các ví điện tử như Momo, ShopeeFood. 3.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo & Phân tích nhân tố khám phá Hệ số Cronbach alpha được tính toán để kiểm tra độ tin cậy của các thang đo. Cronbach alpha đo lường tính nhất quán của các biến quan sát trong cùng một thang đo. Thang đo đạt độ tin cậy khi Cronbach’s α cao hơn 0,7. Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo được thể hiện ở Bảng 1 cho thấy tất cả thang đo đạt giá trị tin cậy được tiếp tục phân tích nhân tố khám phá. 602
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ Bảng 1. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO Cronbach Số biến Thang đo Nguồn alpha quan sát Nỗ lực kỳ vọng 0,852 4 Castañeda & cộng sự, 2019 Hiệu quả kỳ vọng 0,803 4 Castañeda & cộng sự, 2019 Điều kiện thuận lợi 0,777 4 Castañeda & cộng sự, 2019 Sự thích thú 0,761 4 Castañeda & cộng sự, 2019 Ảnh hưởng xã hội 0,788 3 Castañeda & cộng sự, 2019 Tính cách đổi mới 0,764 4 Kamboj & Joshi (2021) Ý định sử dụng ứng dụng du lịch 0,850 4 Bùi & cộng sự, 2021 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Những thang đo độc lập sau khi đã đánh giá độ tin cậy, sẽ đưa vào thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA. Tổng cộng 23 biến quan sát giải thích tích lũy 64,038% của tổng phương sai. Phương pháp xoay Varimax được sử dụng, 6 nhân tố được trích tại eigenvalues = 1,317 lớn hơn 1. Mỗi nhân tố có các hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5. Bảng 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA Nhân tố Diễn giải 1 2 3 4 5 6 NLKV3 0,816 NLKV2 0,803 Nỗ lực kỳ vọng NLKV4 0,764 NLKV1 0,733 HQKV3 0,805 HQKV1 0,790 Hiệu quả kỳ vọng HQKV2 0,782 HQKV4 0,698 DKTL2 0,773 DKTL3 0,765 Điều kiện thuận lợi DKTL1 0,737 DKTL4 0,658 TCDM1 0,805 TCDM2 0,770 Tính cách đổi mới TCDM4 0,722 TCDM3 0,710 STTU2 0,783 STTU4 0,770 Sự thích thú STTU1 0,695 STTU3 0,686 AHXH2 0,815 AHXH1 0,805 Ảnh hưởng xã hội AHXH3 0,767 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu 603
- MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI 3.3. Kiểm định mô hình Từ các giả thuyết, tác giả xây dựng phương trình hồi quy có dạng như sau: Y=B0+ B1*X1+ B2*X2+B3*X3+ B4*X4+ B5*X5 Trong đó, X1: Nỗ lực kỳ vọng; X2: Hiệu quả kỳ vọng; X3: Điều kiện thuận lợi; X4: Sự thích thú; X5: Ảnh hưởng xã hội; và X6: Tính cách đổi mới. Còn Y là Ý định sử dụng ứng dụng du lịch. Tất cả các chỉ số khi phân tích hồi quy kết quả ở Bảng 3 cho thấy đều đạt yêu cầu. Có nghĩa là mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Bảng 3. KẾT QUẢ HỒI QUY TUYẾN TÍNH Hệ số chưa chuẩn Hệ số Đa cộng tuyến hóa chuẩn hóa Mô hình t Sig. Độ lệch B Beta Tolerance VIF chuẩn (Constant) -0,395 0,275 -1,439 0,151 -0,395 NLKV – X1 0,326 0,050 0,326 6,509 0,000 0,676 0,326 HQKV – X2 0,208 0,042 0,224 4,941 0,000 0,823 0,208 1 DKTL – X3 0,164 0,053 0,149 3,107 0,002 0,734 0,164 TTTU – X4 0,152 0,048 0,145 3,163 0,002 0,810 0,152 AHXH – X5 0,194 0,046 0,183 4,226 0,000 0,907 0,194 TCDM – X6 0,104 0,048 0,102 2,168 0,031 0,770 0,104 Nhân tố phụ thuộc: YDSD - R hiệu chỉnh là 53,5% Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Phương trình Y= 0,326*X1 + 0,208*X2 + 0,164*X3 + 0,152*X4 + 0,194*X5+ 0,104*X6 Dựa vào hệ số Sig. thì tất cả 6 giả thuyết đều được chấp nhận. Đây là cơ sở để tác giả đề ra các hàm ý chính sách. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Nghiên cứu mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực cho các công ty/tổ chức du lịch. Việc lựa chọn điểm đến không những do vẻ đẹp và phong cảnh hữu tình mà thông qua việc tích hợp công nghệ để trải nghiệm du lịch bằng điện thoại thông minh và các ứng dụng của nó. Kết quả của nghiên cứu này này là đáp án cho câu hỏi mà các công ty/tổ chức kinh doanh du lịch đặt ra khi phát triển một ứng dụng du lịch: làm thế nào để khách du lịch sử dụng ứng dụng phục vụ cho chuyến đi của họ. Về ý nghĩa học thuật, kết quả chứng minh rằng mô hình UTAUT2 phù hợp để giải thích hành vi sử dụng ứng dụng du lịch. Người tiêu dùng chấp nhận các ứng dụng dành cho thiết bị di động nếu ứng dụng được thiết kế dễ sử dụng và mang lại lợi ích cho người dùng. Khách du lịch chịu tác động từ những người thân quen để lựa chọn ứng dụng. Khi sử dụng, du khách kỳ vọng có sự hỗ trợ từ các nhà điều hành ứng dụng để việc sử dụng thoải mái như họ mong muốn. Cơ sở hạ tầng công nghệ phải tương thích với các công nghệ hiện đại mà khách hàng sử dụng, và nhân viên hỗ trợ kỹ thuật phải thường xuyên túc trực 24/7 để hỗ trợ bằng ngôn ngữ quốc tế cũng như ngôn ngữ địa phương. Kết quả nghiên cứu gợi ý cho các công ty kinh doanh du lịch thiết kế ứng dụng thân thiện với người dùng hơn, làm cho các ứng dụng du lịch dễ dàng điều hướng hơn. Các ứng dụng du lịch thiết kế bổ sung các tính năng tùy chỉnh để phù hợp với đặc điểm của điểm đến và du khách. Kết nối các 604
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ứng dụng với mạng xã hội của người tiêu dùng hay các ứng dụng phụ trợ khác như thanh toán để họ có thể dễ dàng thao tác. Hiện nay, mạng xã hội phát triển mạnh và được tận dụng làm kênh quảng bá hiệu quả. Các công ty nên khuyến khích khách hàng chia sẻ các đánh giá và đề xuất tích cực trên nền tảng công khai. Những ưu đãi từ việc chia sẻ sẽ tạo ra những lời truyền miệng tích cực để thu hút những người khác sử dụng ứng dụng du lịch đó. Các nhà cung cấp dịch vụ nên tập trung những khách hàng có tích cách đổi mới để dẫn đầu các chiến dịch thúc đẩy lượng người dùng. Mặc dù nghiên cứu này đã đạt được mục tiêu đề ra, tuy nhiên nghiên cứu cũng còn những hạn chế nhất định. Nghiên cứu chỉ tập trung khách du lịch nội địa mà chưa quan tâm khách du lịch quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Thành Khoa, Trần Thị Huế Chi, Mai Thanh Hùng, Vũ Thị Mai Chi (2021). Ý định sử dụng ứng dụng di động để lựa chọn các dịch vụ khi du lịch của giới trẻ trong thời kỳ chuyển đổi số. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 51, 2021 Castañeda, J.-A., Martínez-Heredia, M.-J. and Rodríguez-Molina, M.-Á. (2019). Explaining tourist behavioral loyalty toward mobile apps. Journal of Hospitality and Tourism Technology, Vol. 10 No. 3, pp. 415-430 Chiang, C.-T. (2020). Developing an eMarketing model for tourism and hospitality: a keyword analysis. International Journal of Contemporary Hospitality Management, Vol. 32 No. 10, pp. 3091-3114. Dimitrovski, D., Joukes, V., Rachão, S. and Tibério, M.L. (2019). Wine tourism apps as wine destination branding instruments: content and functionality analysis. Journal of Hospitality and Tourism Technology, Vol. 10 No. 2, pp. 136-152. Google Destination Insights (2022). Theo dõi xu hướng du lịch https://destinationinsights.withgoogle.com/intl/vi_ALL/ (truy cập 20/9/2022) Kamboj, S. and Joshi, R. (2021). Examining the factors influencing smartphone apps use at tourism destinations: a UTAUT model perspective. International Journal of Tourism Cities, Vol. 7 No. 1, pp. 135-157 Kuo, T. S., Huang, K. C., Nguyen, T. Q., & Nguyen, P. H. (2019). Adoption of mobile applications for identifying tourism destinations by travellers: an integrative approach. Journal of Business Economics and Management, 20(5), 860-877. Venkatesh, V., Thong, J. Y., & Xu, X. (2012). Consumer acceptance and use of information technology: extending the unified theory of acceptance and use of technology. MIS quarterly, 157-178. Xu, F., Huang, S.(S). and Li, S. (2019). Time, money, or convenience: what determines Chinese consumers’ continuance usage intention and behavior of using tourism mobile apps?. International Journal of Culture, Tourism and Hospitality Research, Vol. 13 No. 3, pp. 288- 302. 605
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ai cập huyền bí P4
0 p | 117 | 24
-
Truyện ngắn Trăm sông về biển: Phần 1
82 p | 170 | 17
-
Phuket: Hòn đảo trăng mật
4 p | 43 | 3
-
Thực trạng hệ thống giáo trình của các ngành đào tạo trình độ đại học tại thư viện trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
9 p | 62 | 3
-
Nghiên cứu các yếu tố thu hút đầu tư du lịch trên địa bàn Tây Nguyên – kinh nghiệm thực tiễn từ tỉnh Lâm Đồng
11 p | 61 | 3
-
Quản lý môi trường tại khu du lịch sinh thái Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
8 p | 72 | 3
-
Hiệu quả hoạt động giảng dạy trực tuyến môn Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn