intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực Đơn Cho Bệnh Gút

Chia sẻ: Bon_1 Bon_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

46
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở nước ta, bệnh gút ngày càng trở lên phổ biến. Khi các hiện tượng xưng đau đột ngột bất thường ở ngón chân, bàn chân, cổ chân… Đặc biệt là đối với nam giới tuổi trung niên, thì có khả năng bạn bị bệnh gút. Nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng mà chú ý tới ăn uống, sinh hoạt điều độ, kết hợp với điều trị theo bác sĩ chuyên khoa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực Đơn Cho Bệnh Gút

  1. Thực Đơn Cho Bệnh Gút Ở nước ta, bệnh gút ngày càng trở lên phổ biến. Khi các hiện tượng xưng đau đột ngột bất thường ở ngón chân, bàn chân, cổ chân… Đặc biệt là đối với nam giới tuổi trung niên, thì có khả năng bạn bị bệnh gút. Nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng mà chú ý tới ăn uống, sinh hoạt điều độ, kết hợp với điều trị theo bác sĩ chuyên khoa. Ăn đa dạng nhiều loại thức ăn Theo ThS.BS Phan Hướng Dương phó trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện nội tiết TƯ, bệnh gút là do rỗi loạn chuyển hóa prurin, nguyên nhân do dinh dưỡng thường ăn nhiều, nhất là những thức ăn chứa nhiều thành phần prurin (như gan, lòng, thịt, cá, tôm, cua …) và uống nhiều rượu bia.Vì vậy, ngoài phải uống thuốc bệnh nhân phải lựa chọn những thức ăn chứa prurin ở mức thấp và trung bình. Cụ thể, trong 100mg thức ăn có chứa khoảng 10 – 15mg prurin như: ngũ cốc, bơ, dầu, mỡ, đường, trứng, sữa, pho mát. Giảm các loại thức ăn có prutin cao như: nội tạng động vật, nước luộc thịt, măng tây, hải sản, rượu bia, cà phê. Bệnh nhân nên ăn thức ăn đa dạng, kết hợp nhiều rau xanh và hoa quả không chua.
  2. Năng lượng cho người lao động bình thường khoảng 1.500 – 2.000 kcal/ ngày, nên người bệnh cần cân đối năng lượng phù hợp như chất béo (lipit) chiếm khoảng 20%, nhưng nên dùng mỡ, bơ từ dầu thực vật ở nhiệt độ trung bình. Chân giò lợn là thực phẩm chứa khá nhiêu lipit, vì vậy không nên ăn nhiều, đặc biệt ở những người có rối loạn các thành phần của lipit máu. Bột, đường (gluxit) chiếm 68% tổng năng lượng từ gạo, mì, khoai…có thể sử dụng với tỷ lệ cao hơn người bình thường. Chất đạm là một trong những thành phần quan trọng trong dinh dưỡng của mọi lứa tuổi. Vì vậy, không thể loại bỏ hoàn toàn nó trong khẩu phần ăn, nhưng cũng không được vượt nhu cầu thiết yếu. Mỗi người lớn nhu cầu đạm khoảng 1g/kg thể trọng/ngày, tương đương với 10% năng lượng từ đạm, chú ý nguồn đạm từ trứng, sữa , lạc; tuy nhiên nhu cầu này sẽ tăng khi lao động nặng, có thai. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều đạm như: trong 100g thịt nạc có chưa 22,4g đạm; 100g thịt ếch có chứa 20g đạm; 100g thịt trâu có chứa 21,4g đạm…Ngoài ra, người bệnh gút phải chú ý ăn nhiều rau xanh và chất xơ từ củ, quả kết hợp với uống nước mỗi ngày khoảng 3 lít nước, nên uống nước khoáng có chứa bicacbonat để đào thải axit uric trong máu.
  3. Hãy kết hợp nhiều rau xanh và hoa quả để đẩy lùi bệnh gút Ngâm chân nước ấm thường xuyên ThS.BS Phan Hướng Dương cũng nhấn mạnh, một chế độ sinh hoạt và tập luyện hợp lý là rất quan trọng cho bệnh nhân gút. Người bệnh nên thường xuyên ngâm chân bằng nước ấm vào các buổi tối, nhưng những lúc lên cơn đau thì không nên ngâm. Tránh căng thẳng, stress, thức khuya, hay bị lạnh do gấm nước mưa. Đi bộ mỗi ngày 30 phút là cách tập thể dục dễ dàng và hiệu quả nhất đối với người bị bệnh gút. Việc phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng, duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt luyện tập hợp lý sẽ giúp người bệnh tránh các hậu quả xấu ở khớp, thận và tim mạch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2