intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và hiệu quả hoạt động: Nghiên cứu định lượng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Chia sẻ: Tư Khấu Quân Tường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và hiệu quả hoạt động: Nghiên cứu định lượng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam" đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, doanh nghiệp, nhằm giúp các tổ chức hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của CSR và việc áp dụng chuyển đổi số, đồng thời giúp họ phát triển các chiến lược phù hợp với mục tiêu và giá trị kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và hiệu quả hoạt động: Nghiên cứu định lượng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 59. THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Thúy Hồng*, SV. Đồng Mỹ Hằng*, SV. Nguyễn Quỳnh Anh* SV. Vũ Nguyệt Nga*, SV. Nguyễn Anh Thư* Tóm tắt Bằng phương pháp phân tích định lượng theo mô hình cấu trúc PLS-SEM, nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của CSR đến hiệu quả hoạt động, vai trò của biến điều tiết chuyển đổi số và các biến trung gian: danh tiếng của doanh nghiệp, sự hài lòng của khách hàng, lợi thế cạnh tranh. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu từ 312 doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tại Việt Nam, cho thấy các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đều có mối tương quan chặt chẽ với hiệu quả hoạt động; trong đó, sự hài lòng của khách hàng là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất. Ngoài ra, chuyển đổi số có tác động điều tiết nghịch chiều lên mối quan hệ giữa thực hiện CSR và hiệu quả hoạt động. Dựa vào các kết quả nghiên cứu này, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, doanh nghiệp, nhằm giúp các tổ chức hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của CSR và việc áp dụng chuyển đổi số, đồng thời giúp họ phát triển các chiến lược phù hợp với mục tiêu và giá trị kinh doanh. Từ khóa: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chuyển đổi số, doanh nghiệp nhỏ và vừa 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn kinh doanh tại các nước phát triển trong những thập kỷ qua. Tại Việt Nam, vấn đề thực hiện CSR ngày càng nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 828
  2. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI cảnh Việt Nam đang trở thành điểm đến của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong nước. Nếu muốn hợp tác với các doanh nghiệp FDI lớn, các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo thực hiện được các yêu cầu về CSR và công bố rõ ràng. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý nâng cao hiệu quả thực hiện CSR để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài và người tiêu dùng. Thuật ngữ “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” lần đầu tiên được xuất hiện trong nghiên cứu của Bowen (1953), tác giả cho rằng CSR chính là “lời nói” nhằm tuyên truyền cũng như kêu gọi các nhà quản lý không làm ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của xã hội. Hơn hết, trách nhiệm của doanh nghiệp phải hướng tới việc bù đắp cho những tổn thất của xã hội. Torugsa và cộng sự (2011) khẳng định mặc dù SME phải chịu nhiều hạn chế về nguồn lực, nhưng chủ động thực hiện CSR – được hiểu là việc các doanh nghiệp áp dụng chiến lược và thực hành kinh doanh nhằm quản trị trách nhiệm xã hội của họ trên cơ sở tự nguyện, vượt qua những yêu cầu pháp lý bắt buộc – vẫn đem lại thành công tài chính cho doanh nghiệp. Chủ động thực hiện CSR có thể được coi là một chiến lược tạo giá trị cần thiết, bởi nó khai thác nguồn lực hữu hạn một cách hiệu quả nhất, từ đó giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận tài chính. Bên cạnh đó, việc tìm ra, đo lường các biến trung gian và biến điều tiết ảnh hưởng lên mối quan hệ này là rất cần thiết. Đây cũng là hạn chế của các hướng nghiên cứu trước đây. Một số nghiên cứu sau này đã xác định những yếu tố trung gian quan trọng tác động gián tiếp thông qua CSR và hiệu quả doanh nghiệp, bao gồm: lợi thế cạnh tranh, danh tiếng và sự hài lòng khách hàng (Saeidi và cộng sự, 2015), sự đổi mới (Martinez-Conesa và cộng sự, 2017). Gần đây, một vài tác giả đã đề xuất thêm một nhân tố mới là chuyển đổi số trong mô hình nghiên cứu tác động của CSR đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Fu và Li (2023) chỉ ra rằng mức độ thực hiện ESG tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Trong mối quan hệ ấy, chuyển đổi số có tác động điều tiết, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đặt trong bối cảnh chuyển đối số mạnh mẽ hiện nay, thực tế hoạt động thực hiện CSR tại các SME Việt Nam như thế nào, CSR tác động đến hiệu quả hoạt động của SME Việt Nam ra sao, chưa được đề cập trong nghiên cứu nào trước đây. Từ những khoảng trống nghiên cứu và thực tiễn hiện nay, nhóm nghiên cứu đề xuất thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và hiệu quả hoạt động: Nghiên cứu định lượng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”. Cấu trúc bài viết gồm năm phần: (1) Giới thiệu; (2) Cơ sở lý thuyết và phát triển đề xuất giả thuyết; (3) Phương pháp nghiên cứu; (4) Kết quả nghiên cứu và thảo luận; (5) Những kiến nghị đề xuất. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHÁT TRIỂN ĐỀ XUẤT GIẢ THUYẾT 2.1. Đo lường thực hiện CSR thông qua ESG CSR thông qua ESG là đo lường cảm nhận của khách hàng về các hoạt động này ở từng nhóm yếu tố môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu học thuật trước đây đã chỉ ra rằng việc đo lường hiệu quả ESG là rất khó vì nó bao gồm nhiều 829
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA hạng mục và khía cạnh khác nhau, trong đó có một số hạng mục rất khó định lượng (Chelawat và Trivedi, 2016). Điểm ESG cũng có thể thiếu tính nhất quán và tiêu chí đo lường do các thuộc tính phi tài chính của nó. Nếu chỉ dựa vào các bản tự báo cáo hoặc khảo sát riêng của doanh nghiệp, thì sẽ có những thiếu sót do thiên kiến ​​ báo cáo hoặc thiên hướng phát sinh. tự Ngay cả với dữ liệu được định lượng, hiệu suất CSR rất khó so sánh giữa các doanh nghiệp và giữa các thời kỳ. Trong thực tế, các công ty tư vấn quản lý và nhà đầu tư vẫn sử dụng rộng rãi điểm ESG làm chỉ số chính để hiểu hiệu suất CSR tổng thể của công ty. Để khắc phục các nhược điểm trên, một số học giả đã sử dụng xếp hạng ESG được tiêu chuẩn hóa do các cơ quan xếp hạng bên ngoài cung cấp, chẳng hạn như Kinder, Lydenberg và Domini (Chỉ số xã hội MSCI KLD), Bloomberg và Thomson Reuters Eikon (Yoon và cộng sự, 2018). Tuy nhiên, do bối cảnh tại Việt Nam còn khá nhiều hạn chế, nên những thang đo trên chưa được sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư hay quản trị tại nước ta. Mặc dù VNSI – Chỉ số bền vững Việt Nam (Vietnam Sustainability Index) đã được phát triển dựa trên việc tiếp thu và hiệu chỉnh các thang đo ESG hiện đại trên toàn cầu, nhưng chỉ số này vẫn còn một số nhược điểm bởi nó chỉ tính được các cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE. Do đó, trong phạm vi bài nghiên cứu liên quan tới các SME, để phù hợp hơn, nhóm tác giả sử dụng đo lường việc thực hiện CSR dựa trên cảm nhận của các nhà quản trị doanh nghiệp về các hoạt động doanh nghiệp thực hiện theo từng nhóm yếu tố môi trường (E), xã hội (S), quản trị (G). 2.2. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 2.2.1. CSR ảnh hưởng trực tiếp Tác động trực tiếp của CSR đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu trước đây. Waddock và Graves (1997), Balabanis và cộng sự (1998) đã chỉ ra việc thực hiện CSR có mối liên hệ tích cực với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Phần lớn những nghiên cứu gần đây tại các SME cũng đưa ra kết quả tương tự khi xét đến mối quan hệ giữa hai nhân tố này. Theo Choongo (2017), thông qua thực hiện các hoạt động CSR như giảm tiêu dùng điện, nước, các SME tại Zambia đã cắt giảm chi phí, từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Juarez (2017) xác nhận rằng CSR xã hội và CSR kinh tế có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau: H1: Có mối quan hệ trực tiếp và tích cực giữa thực hiện CSR và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 2.2.2. CSR ảnh hưởng thông qua danh tiếng của doanh nghiệp Danh tiếng của doanh nghiệp được định nghĩa là sự đánh giá một tổ chức kinh doanh từ các bên liên quan về mặt cảm xúc, sự ngưỡng mộ và sự hiểu biết của họ đối với doanh nghiệp đó (Deephouse, 2000). 830
  4. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bằng việc thực hiện CSR, doanh nghiệp có thể củng cố danh tiếng. Lai và cộng sự (2010) đã khám phá mối quan hệ tích cực và mạnh mẽ giữa CSR và danh tiếng doanh nghiệp. Nghiên cứu của Cegarra-Navarro và cộng sự (2016) đề xuất rằng, các SME đang đưa vào chính sách công ty những yếu tố liên quan đến CSR, từ đó cải thiện hình ảnh và các giá trị cảm nhận như danh tiếng doanh nghiệp giữa các bên liên quan. Gallardo-Vázquez và cộng sự (2019) kết luận rằng, chiến lược định hướng thực hiện CSR tại các SME giúp nâng cao danh tiếng doanh nghiệp. Danh tiếng của doanh nghiệp có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh hữu hiệu, từ đó đem lại lợi ích cho hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau: H2: Có mối quan hệ tích cực giữa thực hiện CSR và danh tiếng của doanh nghiệp H3: Có mối quan hệ tích cực giữa danh tiếng của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 2.2.3. CSR ảnh hưởng thông qua sự hài lòng của khách hàng Boshoff và Gray (2004) nhấn mạnh rằng, sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp không tự tạo nên sự hài lòng của khách hàng, mà thay vào đó, sự hài lòng chủ yếu nằm ở nhận thức của người tiêu dùng về tính năng mà sản phẩm hoặc dịch vụ đó đem lại. Vì vậy, những người tiêu dùng sẽ bày tỏ những quan điểm khác nhau về mức độ hài lòng cho cùng một trải nghiệm đối với sản phẩm đó. Theo Ueltschy và cộng sự (2007), sự hài lòng đã được công nhận là một phần quan trọng của chiến lược công ty và động lực chính cho sự phát triển lâu dài của công ty. Các khía cạnh CSR là tác nhân của các hành động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội rằng doanh nghiệp phải trở thành một doanh nghiệp tốt (Carroll và Shabana, 2010). Điều này bao gồm sự tham gia của các SME vào các chương trình khuyến khích đóng góp cho phúc lợi con người (Carroll, 1991). Trước đây, những hoạt động này đã được các nhà nghiên cứu chứng minh là có tác động đến nhu cầu của khách hàng, dẫn đến mức độ hài lòng của sự hài lòng của khách hàng (Galbreath, 2010; Hassan và cộng sự, 2013; Lee và cộng sự, 2012). Các công ty tham gia vào các hoạt động tình nguyện thường được coi là có trách nhiệm với xã hội nếu họ đáp ứng được mong đợi của cộng đồng và sẽ được cộng đồng ưa thích (Jamali và Mirshak, 2007; Wood, 2010). Trong bối cảnh đó, những đóng góp từ thiện của công ty và các hoạt động mà công ty tham gia vì sự phát triển của cộng đồng có liên quan tích cực đến sự hài lòng của khách hàng, cuối cùng sẽ dẫn đến tăng trưởng doanh thu cao và giữ chân khách hàng (Lev và cộng sự, 2010). Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau: H4: Có mối quan hệ tích cực giữa thực hiện CSR và sự hài lòng của khách hàng H5: Có mối quan hệ tích cực giữa sự hài lòng của khách hàng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 831
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2.2.4. CSR ảnh hưởng thông qua lợi thế cạnh tranh Năng lực cạnh tranh tồn tại để đảm bảo sự hội tụ giữa việc tối đa giá trị doanh nghiệp trong dài hạn và tối đa hóa phúc lợi xã hội (Jensen, 2001). Theo đó, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các SME gây áp lực mạnh mẽ lên chi phí, quy hạn về xã hội và môi trường. Ở cấp độ vi mô, các trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có ảnh hưởng thông qua lợi thế cạnh tranh, bởi lẽ các hành động xã hội và môi trường được thực hiện để giảm chi phí mới được thiết lập (hiệu quả sử dụng vật liệu, giảm chất thải...). Do vậy, lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, điểm chủ chốt của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu cho rằng một trong những động lực cốt lõi của việc sử dụng CSR trong chiến lược là cơ hội làm cho doanh nghiệp nổi bật hơn so với các đối thủ (Porter và Kramer, 2006) và phát triển lợi nhuận (Lee, 2008). Các nghiên cứu trong bối cảnh của Hoa Kỳ đã tập trung vào việc kiểm tra những lợi ích thu được từ việc thực hiện CSR (Levy và Park, 2011) và xác định cách CSR đóng góp vào hành vi quan trọng của khách hàng. Tuy nhiên, các bối cảnh khác cần được xem xét, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi (Gao, 2011; Vong và Wong, 2013), cụ thể trong các ngành phi sản xuất dịch vụ và tạo ra sản phẩm đối với SME (Xun, 2013). Về vấn đề này, Nasir và cộng sự (2015) đã chỉ ra rằng, phần lớn các nghiên cứu về bối cảnh của nền kinh tế hiện tại tập trung vào việc công bố thông tin, do đó cần phải tập trung vào các hoạt động CSR và tác động của chúng tới lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau: H6: Có mối quan hệ tích cực giữa thực hiện CSR và lợi thế cạnh tranh H7: Có mối quan hệ tích cực giữa lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 2.2.5. Tác động điều tiết của chuyển đổi số Dựa trên tổng hợp các nghiên cứu trước đây về chuyển đổi số, theo quan điểm của nhóm tác giả, chuyển đổi số là việc chuyển đổi thông tin tương tự (analog information) sang thông tin số (digital information); chuyển đổi hệ thống, quy trình, sản phẩm, dịch vụ bằng cách sử dụng các công nghệ kỹ thuật số mới như: truyền thông xã hội, mạng di động, trí tuệ nhân tạo, Big Data, điện toán đám mây, Blockchain... Qua đó, chuyển đổi số giúp cải tiến kinh doanh, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, hợp lý hóa hoạt động để mang lại giá trị cũng như doanh thu cho doanh nghiệp (Fitzgerald và cộng sự, 2014). Một số nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố chuyển đổi số có tác động điều tiết lên các hoạt động doanh nghiệp. Hai nhà nghiên cứu Yang và Guo (2022) kết luận rằng, việc triển khai chuyển đổi số có tác động điều tiết đến mức độ ảnh hưởng của các nhà cung cấp trong việc chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp, tức là các nhà cung cấp ở các công ty chuyển đổi số đã làm tăng mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp, trong khi tác động này không đáng kể ở các công ty chưa thực hiện chuyển đổi số. Trong nghiên cứu của Fu và Li (2023), ảnh hưởng của 832
  6. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI ESG đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp càng nổi bật hơn khi mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp đó ở mức cao. Dựa trên những phân tích nêu trên, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau: H8: Chuyển đổi số có tác động điều tiết đến mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Qua những phân tích cơ sở lý thuyết ở trên, đồng thời dựa trên mô hình nghiên cứu của tác giả Saeidi và cộng sự (2015), nhóm đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu sơ cấp thu được từ bảng hỏi để phân tích các biến trong mô hình thông qua phân tích mô hình cấu trúc và mô hình đo lường bằng bình phương nhỏ nhất một phần (PLS-SEM). Từ đó đưa ra kết quả kiểm định thang đo, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. 833
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 3.1. Xây dựng phiếu hỏi và thang đo Các thang đo nghiên cứu được xây dựng dựa trên nền tảng hiệu chỉnh từ các công trình nghiên cứu trước đây, như nghiên cứu của Bahta và cộng sự (2021), Ikram và cộng sự (2019), Saeidi và cộng sự (2015), và kết hợp với các ý kiến tham khảo từ các chuyên gia để phù hợp với đối tượng là các SME tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Phiếu khảo sát được thiết kế theo thang đo Likert 5 điểm với ý nghĩa từ 1 – Hoàn toàn không đồng ý đến 5 – Hoàn toàn đồng ý. Cụ thể, thang đo CSR theo E (CSR_E) gồm 4 biến, thang đo CSR theo S (CSR_S) gồm 5 biến, thang đo CSR theo G (CSR_G) gồm 3 biến, thang đo Danh tiếng của doanh nghiệp (REP) gồm 3 biến, thang đo Sự hài lòng của khách hàng (CS) gồm 5 biến, thang đo Lợi thế cạnh tranh (CA) gồm 3 biến, thang đo Chuyển đổi số (DT) gồm 4 biến, thang đo Hiệu quả hoạt động (FP) gồm 5 biến. Kết quả kiểm định định lượng cho thấy các câu hỏi trên đều có ý nghĩa thống kê và phù hợp với mô hình. 3.2. Mẫu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tổng thể về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), bao gồm tất cả các SME đã tham gia khảo sát của nhóm nghiên cứu. Do hạn chế về thời gian và chi phí, nhóm tác giả không thể tiến hành khảo sát tất cả các doanh nghiệp trên toàn quốc. Mẫu nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm doanh nghiệp. Cuộc khảo sát nhắm đến các doanh nghiệp ở nhiều tỉnh trên cả ba miền đất nước để đảm bảo dữ liệu thu thập được đa dạng và chính xác. Cách tiếp cận này cho phép nhóm nghiên cứu thu được mẫu đại diện của doanh nghiệp và đưa ra kết luận có thể áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp. Kích thước mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao. Hair và cộng sự (2014) đã cho rằng kích thước mẫu phải đạt tối thiểu là 150 để cho ra kết quả mô hình có độ tin cậy cao. Sau khi tiến hành khảo sát, nhóm nghiên cứu thu về 378 phiếu được điền đầy đủ thông tin. Nhóm tác giả tiến hành xử lý lọc, loại bỏ những câu trả lời không hợp lý và giữ lại được 312 phiếu tiêu chuẩn. 3.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability) được sử dụng nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo. Hai hệ số đo lường tính nhất quán nội bộ của các biến quan sát trong thang đo, cho biết mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong nhân tố mẹ. 834
  8. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Bảng 1. Cronbach’s Alpha, độ tin cậy tổng hợp, hệ số tải nhân tố bên ngoài và phương sai trích trung bình của thang đo Hệ số tải nhân tố bên Phương sai trích Thang đo Cronbach’s Alpha Độ tin cậy tổng hợp ngoài nhỏ nhất trung bình CA 0.863 0.912 0.746 0.778 CS 0.938 0.953 0.852 0.801 CSR 0.943 0.950 0.706 0.614 CSR*DT 1.000 1.000 1.130 1.000 CSR_E 0.921 0.944 0.892 0.808 CSR_G 0.867 0.919 0.851 0.791 CSR_S 0.907 0.931 0.771 0.731 DT 0.910 0.937 0.861 0.787 FP 0.879 0.913 0.742 0.679 REP 0.834 0.899 0.818 0.749 Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.7 và hệ số độ tin cậy tổng hợp > 0.7 nên không bị loại bỏ (Devellis, 2012; Bagozzi và Yi, 1988). Như vậy, các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy và đủ điều kiện để sử dụng trong các phân tích định lượng tiếp theo. Để đánh giá độ hội tụ, nhóm nghiên cứu sử dụng hệ số tải nhân tố bên ngoài (Outer Loadings) và phương sai trích trung bình (Average Variance Extracted). Kết quả cho thấy giá trị phương sai trích trung bình ≥ 0.5, cho biết các biến tiềm ẩn mẹ trung bình giải thích được hơn 50% biến thiên của biến quan sát con; hệ số tải nhân tố bên ngoài của các biến quan sát > 0.7, do đó biến quan sát đạt chất lượng, có ý nghĩa trong mô hình (Hair và cộng sự, 2016). Giá trị của phương sai trích trung bình > 0.5 đạt yêu cầu. Như vậy, các biến quan sát đạt giá trị hội tụ. Việc đánh giá độ phân biệt của thang đo dựa trên cơ sở hệ số tương quan trung bình nội bộ một thang đo lớn hơn trung bình của các hệ số tương quan chéo. Trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất, CSR là biến bậc hai, do đó không đánh giá độ phân biệt đối với biến này mà chỉ thực hiện đánh giá giữa các biến bậc một. Bảng 2. Fornell - Larcker CA CS CSR*DT DT FP REP CA 0.882 CS 0.416 0.895 CSR*DT -0.148 -0.041 1.000 DT 0.411 0.431 -0.070 0.887 FP 0.628 0.769 -0.173 0.655 0.824 REP 0.538 0.355 -0.134 0.434 0.564 0.865 Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp 835
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bảng 3. Heterotrait-monotrait ratio (HTMT) CA CS CSR*DT DT FP REP CA CS 0.416 CSR*DT 0.149 0.045 DT 0.403 0.450 0.073 FP 0.673 0.824 0.185 0.733 REP 0.567 0.371 0.132 0.485 0.637 Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Theo kết quả, căn bậc hai AVE đều cao hơn tương quan của các nhân tố khác trong cùng một cột và chỉ số HTMT đều < 0.9, do đó tính phân biệt của thang đo được thiết lập (Hair và cộng sự, 2016). Hình 2. Biểu đồ diagram về các mối quan hệ tác động Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Để thực hiện kiểm định các mối quan hệ tác động trong mô hình nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng phân tích Bootstrapping 5000 và thu được kết quả như sau: 836
  10. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Bảng 4. Kết quả hệ số hồi quy các quan hệ tác động trong mô hình Hệ số tác động chuẩn hóa Độ lệch chuẩn (STDEV) T Statistics (|O/STDEV|) P-Values CA -> FP 0.200 0.031 6.373 0.000 CS -> FP 0.466 0.035 13.465 0.000 CSR -> CA 0.518 0.039 13.223 0.000 CSR -> CS 0.617 0.034 18.299 0.000 CSR -> FP 0.097 0.033 2.949 0.003 CSR -> REP 0.479 0.047 10.222 0.000 CSR*DT -> FP -0.066 0.020 3.356 0.001 DT -> FP 0.265 0.028 9.616 0.000 REP -> FP 0.119 0.035 3.415 0.001 Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Kết quả bảng dữ liệu cho thấy tất cả các quan hệ tác động trong mô hình có hệ số P-Values nhỏ hơn 0.05, do đó, các mối quan hệ này đều có ý nghĩa thống kê. Đối với tác động của thực hiện CSR đến các biến trung gian danh tiếng của doanh nghiệp (REP), sự hài lòng của khách hàng (CS) và lợi thế cạnh tranh (CA), hệ số tác động chuẩn hóa đến ba biến lần lượt là 0.479, 0.617, 0.518. Như vậy, CSR đều có tác động thuận chiều lên các biến REP, CS, CA. Đáng chú ý, việc thực hiện CSR có tương quan chặt chẽ với Sự hài lòng của khách hàng cho thấy hiện nay các vấn đề về xã hội không chỉ là mối bận tâm của các công ty mà còn là của cả cộng đồng. Đối với tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động (FP), không kể biến điều tiết, có bốn biến tác động lên FP là thực hiện CSR (CSR), danh tiếng của doanh nghiệp (REP), sự hài lòng của khách hàng (CS) và lợi thế cạnh tranh (CA). Hệ số tác động chuẩn hóa của bốn biến này lần lượt là 0.097, 0.119, 0.466, 0.200. Như vậy, các biến đều có tác động thuận chiều lên FP với mức tác động theo thứ tự giảm dần là CS, CA, REP, CSR. Nghiên cứu phát hiện ảnh hưởng của thực hiện CSR đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có mức tương quan thấp nhất trong mô hình. Điều này được lý giải là do các biến trung gian và biến điều tiết đã điều chỉnh mối quan hệ này, khiến cho ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc không còn đáng kể nữa. Nghiên cứu của Saeidi và cộng sự (2015) cũng cho ra kết quả tương tự. Đối với biến điều tiết chuyển đổi số (DT), hệ số tác động chuẩn hóa của cụm tương tác CSR*DT là -0.066, cho thấy chuyển đổi số có tác động điều tiết nghịch chiều lên mối quan hệ giữa thực hiện CSR (CSR) và hiệu quả hoạt động (FP). Đây là phát hiện mới của nhóm tác giả, thể hiện tác động của CSR lên FP vẫn còn không ổn định và có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác. 837
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Đối với các SME có mức độ chuyển đổi số cao, việc tập trung vào áp dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình và cải thiện hiệu suất có thể đem lại hiệu quả hoạt động nhanh hơn cho doanh nghiệp, dẫn đến các hoạt động CSR trở nên ít quan trọng hơn. Còn trong trường hợp các doanh nghiệp có mức độ chuyển đổi số thấp, việc thực hiện CSR có thể được coi là một cơ hội để tạo ra sự khác biệt và làm nổi bật trong thị trường cạnh tranh. Đặc biệt, khi tài nguyên và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có hạn, việc thực hiện CSR có thể là một cách để xây dựng lòng tin và lòng trung thành từ phía khách hàng và cộng đồng, từ đó tạo ra hiệu quả hoạt động tốt. Ngoài ra, khi phân tích tác động của biến điều tiết, nhóm tác giả cũng xem xét một mối quan hệ trực tiếp từ biến điều tiết DT đến biến phụ thuộc nội sinh là FP. Kết quả cho hệ số tác động chuẩn hóa là 0.265 cho thấy có sự tác động thuận chiều giữa DT và FP. Tóm lại, dựa vào những phân tích trên, kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng các giả thuyết từ H1 đến H8 được đề xuất trong mô hình. Bảng 5. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến VIF CA CS CSR CSR*DT DT FP REP CA 1.652 CS 1.699 CSR 1.000 1.000 2.099 1.000 CSR*DT 1.045 DT 1.491 FP REP 1.587 Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Dựa vào kết quả Inner Collinearity Statistics (Inner VIF), nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá có hay không hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến tiềm ẩn. Kết quả cho thấy tất cả các tác động đều cho kết quả hệ số VIF nhỏ hơn 3, cho thấy mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hair và cộng sự, 2019). 4. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT Hiện nay, phát triển bền vững đang trở thành xu thế tất yếu, một yêu cầu bắt buộc đối với sự phát triển của đất nước. Do đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng ngày càng được quan tâm và có những chuyển biến tích cực. Nhà nước và doanh nghiệp là hai chủ thể chính trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam. 4.1. Đối với Chính phủ Thứ nhất, Chính phủ cần hoàn thiện, ban hành các bộ luật, chính sách, quy định liên quan đến CSR. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương về 838
  12. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI CSR, tuy nhiên vẫn còn nhiều vi phạm. Do đó, nhóm tác giả cho rằng việc xây dựng bộ luật riêng cho trách nhiệm xã hội là cần thiết, để doanh nghiệp có thể dựa vào và hành động theo đúng nghĩa vụ và trách nhiệm. Đồng thời, các cơ quan hành pháp cũng có cơ sở pháp lý rõ ràng để cân nhắc xử lý khi có các trường hợp vi phạm. Thứ hai, Chính phủ cũng nên giám sát chặt chẽ việc thực thi các quy định của doanh nghiệp bằng cách tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực tế tại các doanh nghiệp đã thực hiện và sẽ thực hiện CSR, nhất là ở các doanh nghiệp đang tham gia vào các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giầy da, dệt may, thủy sản đông lạnh,… nhằm đảm bảo doanh nghiệp thực hiện CSR, từ đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Thứ ba, Chính phủ nên đẩy mạnh vai trò của các tổ chức, hiệp hội nghề, như Hội Công Thương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Bộ, ngành. Chính phủ nên đưa ra các chính sách, văn bản và hướng dẫn các tổ chức này hình thành các kênh thông tin về trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp, nhất là cung cấp các thông tin cập nhật về CSR; đồng thời thực hiện công tác tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội. 4.2. Đối với doanh nghiệp 1) Trong việc thực hiện CSR Thứ nhất, các SME cần chủ động thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi xin phê duyệt từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi triển khai các dự án đầu tư kinh doanh. Đây là giải pháp giúp các SME sớm phát hiện ra rủi ro ảnh hưởng đến môi trường, đề xuất biện pháp ngăn ngừa và khắc phục thiệt hại về môi trường. Thứ hai, các SME có trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động cho người lao động. Trách nhiệm này được quy định tại Bộ luật Lao động và Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Người sử dụng lao động phải hướng dẫn, huấn luyện các quy trình đảm bảo an toàn lao động cho người lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần bố trí nhân lực với vị trí giám sát an toàn, thực hiện khai báo, điều tra, thống kê các tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật kịp thời. Thứ ba, các SME có trách nhiệm công bố đầy đủ và chính xác thông tin về sản phẩm dịch vụ cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm cung cấp thông tin, tránh sự mập mờ, dễ gây nhầm lẫn trong ghi nhãn hàng hóa, niêm yết thông tin, quảng cáo. Đây là kênh giao tiếp trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng, do đó, nếu được tận dụng tốt, doanh nghiệp có thể nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Thứ tư, các SME nên chủ động thực hiện báo cáo phát triển bền vững thường xuyên. Không chỉ đáp ứng yêu cầu báo cáo thông tin về phát triển bền vững của các bên liên quan, SME còn có cơ hội tiếp cận thị trường vốn quốc tế với các nguồn vốn xanh và khoản vay xanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể cho thấy sự sẵn sàng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu qua hệ thống thông tin cần thiết. 839
  13. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2) Trong việc chuyển đổi số Thứ nhất, doanh nghiệp nên đưa chuyển đổi số vào chiến lược kinh doanh. Thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một con đường dài và cần được thực hiện từng bước một. Doanh nghiệp cần xác định chuyển đổi số đóng vai trò cốt lõi trong chặng đường phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Thứ hai, cần nâng cao hơn nữa và thay đổi nhận thức về chuyển đổi số của lãnh đạo doanh nghiệp. Bản chất cốt lõi của chuyển đổi số không hẳn chỉ là chuyển đổi về mặt công nghệ. Quá trình này bao gồm cả việc phải xác định thay đổi tư duy, áp dụng tư duy mới vào trong chính tổ chức của mình. Thứ ba, doanh nghiệp nên nâng cao trình độ, trải nghiệm cũng như xây dựng văn hóa số cho người lao động. Quá trình chuyển đổi số đòi hỏi phải thực hành nhiều, nhưng với kinh nghiệm, nhân viên sẽ có thể hiểu và hình dung rõ ràng hơn về các công cụ chuyển đổi số, góp phần vào sự thành công của quá trình chuyển đổi số của công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bahta, D., Yun, J., Islam, M. R., & Bikanyi, K. J. (2021), How does CSR enhance the financial performance of SMEs? The mediating role of firm reputation, Economic Research-Ekonomska Istraživanja, 34(1), 1428-1451. 2. Balabanis, G., Phillips, H. C., & Lyall, J. (1998), Corporate social responsibility and economic performance in the top British companies: are they linked?, European business review, 98(1), 25-44. 3. Boshoff, C., & Gray, B. (2004), The relationships between service quality, customer satisfaction and buying intentions in the private hospital industry, South African journal of business management, 35(4), 27-37. 4. Bowen, H. (1953), Social Responsibilities of the Businessman, Harper & Row, New York. 5. Carroll, A. B., & Shabana, K. M. (2010), The business case for corporate social responsibility: A review of concepts, research and practice, International journal of management reviews, 12(1), 85-105. 6. Carroll, A. B. (1991), The pyramid of corporate social responsibility: Toward the moral management of organizational stakeholders, Business horizons, 34(4), 39-48. 7. Cegarra-Navarro, J. G., Reverte, C., Gómez-Melero, E., & Wensley, A. K. (2016), Linking social and economic responsibilities with financial performance: The role of innovation, European Management Journal, 34(5), 530-539 8. Chelawat, H., & Trivedi, I. V. (2016), The business value of ESG performance: The Indian context, Asian journal of business ethics, 5(1-2), 195-210. 840
  14. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 9. Choongo, P. (2017), A longitudinal study of the impact of corporate social responsibility on firm performance in SMEs in Zambia, Sustainability, 9(8), 1300. 10. Deephouse, D. L. (2000), Media reputation as a strategic resource: An integration of mass communication and resource-based theories, Journal of Management, 26(6), 1091- 1112. https://doi.org/10.1177/014920630002600602 11. Devellis, R. (2012), Scale Development Theory and Application, Sage Publications, New York. 12. Fitzgerald, M., Kruschwitz, N., Bonnet, D., & Welch, M. (2014), Embracing digital technology: A new strategic imperative, MIT sloan management review, 55(2), 1. 13. Fu, T., & Li, J. (2023), An empirical analysis of the impact of ESG on financial performance: The moderating role of digital transformation, Frontiers in Environmental Science, doi:https://doi.org/10.3389/fenvs.2023.1256052 14. Galbreath, J. (2010). How does corporate social responsibility benefit firms? Evidence from Australia, European Business Review, 22(4). 411-431. 15. Gallardo-Vázquez, D., Valdez-Juárez, L. E., & Castuera-Díaz, Á. M. (2019), Corporate social responsibility as an antecedent of innovation, reputation, performance, and competitive success: A multiple mediation analysis, Sustainability, 11(20), 5614. 16. Gao, Y. (2011), CSR in an emerging country: A content analysis of CSR reports of listed companies, Baltic Joural of Management, 6(2), 263-291. 17. Hair, J., & Alamer, A. (2019), Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS- SEM) in second language and education research: Guidelines using an applied example, Research Methods in Applied Linguistics, 1(3), 100027. 18. Hair và cộng sự (2016), A Primer on Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM), Second Edition, Sage Publications, New York. 19. Hair Jr, J. F., Sarstedt, M., Hopkins, L., & Kuppelwieser, V. G. (2014), Partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM): An emerging tool in business research, European business review, 26(2), 106-121. 20. Hassan, Z. Nareeman, A., & Pauline. N. (2013), Impact of CSR practices on customer satisfaction and retention: An empirical study on foreign MNCs in Malaysia, International Journal of Accounting and Business Management, 1(1), 63-81. 21. Ikram, M., Sroufe, R., Mohsin, M., Solangi, Y. A., Shah, S. Z. A., & Shahzad, F. (2019), Does CSR influence firm performance? A longitudinal study of SME sectors of Pakistan, Journal of Global Responsibility, 11(1), 27-53. 22. Jensen, M.C. (2001), “Value maximization, stakeholder theory, and the corporate objective function”, Journal of Corporate Applied Finance, Vol. 14, No. 3, 8-21. 23. Juarez, L. E. V. (2017). Corporate social responsibility: Its effects on SMEs, Journal of Management and Sustainability, 7, 75. 841
  15. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 24. Lai, C. S., Chiu, C. J., Yang, C. F., & Pai, D. C. (2010), The effects of corporate social responsibility on brand performance: The mediating effect of industrial brand equity and corporate reputation, Journal of business ethics, 95, 457-469. 25. Lee, Y. K. Kim, Y. S. Lee, K. H. & Li, D. X. (2012), The impact of CSR on relationship quality and relationship outcomes: A perspective of service employees, International Journal of Hospitality Management, 31. 745-756. 26. Lev, B., Petrovits, C., & Radhakrishnan, S. (2010), Is doing good for you? How corporate charitable contributions enhance revenue growth, Strategic Management Journal, 31(2), 182-200. 27. Levy, S. E., & Park, S. Y. (2011), An analysis of CSR activities in the lodging industry, Joural of Hospitality and Tourism Management, 18(1), 147-154. 28. Martinez-Conesa, I., Soto-Acosta, P., & Palacios-Manzano, M. (2017), Corporate social responsibility and its effect on innovation and firm performance: An empirical research in SMEs, Journal of cleaner production, 142, 2374-2383. 29. Nasir, N. E. M., Halim, N. A. A., Sallem, N. R. M., Jasni, N. S., & Aziz, N. F. (2015), Corporate social responsibility: An overview from Malaysia, Joural of Applied Environmental and Biological Sciences, 4(105), 82-87. 30. Porter, M., Kramer, M. (2006), Strategy and society: The link between corporate social responsibility and competitive advantage, Harvard Business Review, 84, 78-92. 31. Saeidi, S. P., Sofian, S., Saeidi, P., Saeidi, S. P., & Saaeidi, S. A. (2015), How does corporate social responsibility contribute to firm financial performance? The mediating role of competitive advantage, reputation, and customer satisfaction, Journal of business research, 68(2), 341-350. 32. Torugsa, N. A., O’Donohue, W., & Hecker, R. (2011), Capabilities, Proactive CSR and Financial Performance in SMEs: Empirical Evidence from an Australian Manufacturing Industry Sector, Journal of Business Ethics, 109(4), 483-500. doi:10.1007/s10551-011- 1141-1 33. Ueltschy, L. C., Laroche, M., Eggert, A., & Bindl, U. (2007), Service quality and satisfaction: an international comparison of professional services perceptions, Journal of Services Marketing, 21(6), 410-423. 34. Vong, F., & Wong, 1. A. (2013), Corporate and social performance links in the gaming industry, Journal of Business Research, 66(9), 1674-1681. 35. Waddock, S. A., & Graves, S. B. (1997), The corporate social performance–financial performance link, Strategic management journal, 18(4), 303-319. 36. Wood DJ. 2010. Measuring Corporate Social Performance: A Review, International Journal of Management Reviews 12(1): 50-84. 842
  16. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 37. Xun, J. (2013), Corporate social responsibility in China: A preferential stakeholder model and effects, Business Strategy and the Environment, 22(7), 471-483. 38. Yang, Y., & Guo, J. (2022), Can Supplier Concentration Improve Corporate Risk Taking? Moderating Effects of Digital Transformation, Sustainability, 14(18), 11664. 39. Yoon, B., Lee, J. H., & Byun, R. (2018), Does ESG performance enhance firm value? Evidence from Korea, Sustainability, 10(10), 3635. 843
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2