intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng cấu trúc sở hữu tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Thực trạng cấu trúc sở hữu tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" cho thấy: (1) Đa số các DN chế biến thực phẩm có thời gian hoạt động từ 10 năm trở lên; (2) Tỷ trọng sở hữu Nhà nước lớn hơn 50% tại các DN chế biến thực phẩm có xu hướng giảm; (3) Tỷ lệ sở hữu nước ngoài và sở hữu khác có xu hướng gia tăng tại nhóm các DN chế biến thực phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng cấu trúc sở hữu tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 THỰC TRẠNG CẤU TRÚC SỞ HỮU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM OVERVIEW OF OWNERSHIP STRUCTURE IN FOOD PROCESSING ENTERPRISES LISTED ON THE STOCK MARKET IN VIETNAM TS. Vũ Thị Thanh Thủy, TS. Vũ Thị Ánh Tuyết (1983) Trường Đại học Lao động - Xã hội Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Cấu trúc sở hữu được hiểu là sự phân bổ vốn chủ sở hữu theo quyền trong mối tương quan tỷ lệ vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi các chủ sở hữu. Cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng rất quan trọng trọng việc điều hành doanh nghiệp do nó tác động đến việc ra quyết định của các nhà quản lý. Cơ cấu sở hữu có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Việc nghiên cứu cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định cơ cấu sở hữu hợp lý; chọn được chi phí sử dụng vốn tối ưu; là tác nhân nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này. Nghiên cứu được thực hiện với 55 doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhằm đánh giá thực trạng cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp này. Trên cơ sở dữ liệu thu thập, với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 22 kết hợp với công cụ so sánh, kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Đa số các DN chế biến thực phẩm có thời gian hoạt động từ 10 năm trở lên; (2) Tỷ trọng sở hữu Nhà nước lớn hơn 50% tại các DN chế biến thực phẩm có xu hướng giảm; (3) Tỷ lệ sở hữu nước ngoài và sở hữu khác có xu hướng gia tăng tại nhóm các DN chế biến thực phẩm. Từ khóa: Cơ trúc sở hữu, chế biến thực phẩm, thị trường chứng khoán ABSTRACT Ownership structure is the rights and duties of stakeholders in relation to the proportion of equity held by them. Ownership structure plays a vital role in business operation since it has a significant impact on the decision-making of management board. Ownership structure also affects business performance. Studying the ownership structure of business in general and food processing business on Vietnam stock market in particular makes a critical contribution to the identification of ownership structure, optimal cost of capital and business performance improvement. By analyzing the data from 55 food processing businesses listed on Vietnam stock market, this study examine the ownership structure of these businesses. On the collected database, by using SPSS 22 software combined with a comparison tool, the results showed: (1) Most food processing enterprises have been operating for 10 years or more; (2) In food processing enterprises, the proportion of State ownership greater than 50% tends to decrease; (3) The rate of foreign ownership and other ownership tends to increase in the group of food processing enterprises. Keywords: Ownership structure, food processing, stock market 1818
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Giới thiệu nghiên cứu Lĩnh vực chế biến thực phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Vai trò này được thể hiện thông qua: (i) quy mô các doanh nghiệp chế biến thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn và phân bố rộng, lĩnh vực chế biến thực phẩm có mối quan hệ mật thiết với nông nghiệp và thủy sản; (ii) nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, giá rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, không đòi hỏi kỹ thuật hạ tầng cao; (iii) thời gian quay vòng vốn nhanh, tốc độ tăng trưởng cao; (iv) chế biến từ sản phẩm thô trở thành sản phẩm tinh phục vụ cho mục đích xuất khẩu có giá trị cao hơn; (v) đặc biệt, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm chiếm tỷ trọng cao trong số các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Từ những phân tích trên, nghiên cứu cơ cấu sở hữu của các DN chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là cần thiết để có những đánh giá xác đáng về việc cấu trúc nào mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn. Bài viết tập trung phân tích thực trạng cấu trúc sở hữu nhà nước, cấu trúc sở hữu nước ngoài và cấu trúc sở hữu khác. 2. Tổng quan nghiên cứu Ngay từ những năm 1932, xuất phát từ thực tế hầu hết các doanh nghiệp ở Mỹ được sở hữu bởi hàng triệu chủ sở hữu khác nhau nhưng quyền vận hành và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp lại nằm trong tay một nhóm nhỏ các nhà quản trị (những người được thuê bởi các chủ sở hữu của doanh nghiệp), Berle và Means (1932) cho rằng tồn tại sự tương quan ngược giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và sự phân tán quyền sở hữu. Trong bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa hành vi nhà quản trị, chi phí đại diện và cấu trúc sở hữu, Michael Jensen và William Meckling (1976) đã đặt giả thiết tỷ lệ sở hữu của ban quản lý doanh nghiệp là yếu tố ngoại sinh và sử dụng phuơng pháp bình phuơng nhỏ nhất (OLS) để thực hiện nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu đã cung cấp những chứng cứ về việc tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ lệ sở hữu của Ban giám đốc và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể tỷ lệ sở hữu cổ phần của thành viên ban quản lý càng lớn thì các quyết định của Ban quản lý càng có xu huớng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như bám sát theo mục tiêu cuối cùng của quản trị doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản chủ sở hữu. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở Mỹ thu đuợc những kết quả khác nhau. Đề xuất về tính chất nội sinh của cấu trúc sở hữu trong đo luờng tác động tới hiệu quả hoạt động, Demsetz và Lehn (1985) đã kiểm định thực nghiệm với 511 doanh nghiệp lớn của Mỹ, với sự quan sát các hình thức trong cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp như: sở hữu tổ chức, sở hữu cá nhân, sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất. Hai tác giả đã sử dụng các mô hình hồi quy tuyến tính mà trong đó cấu trúc sở hữu đuợc xem là biến nội sinh và nghiên cứu mối liên hệ giữa mức độ tập trung sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, kết quả cho thấy không kết luận được có mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu các thành phần và hiệu quả hoạt động. Morck và các cộng sự (1988) kiểm tra lại một lần nữa các kết quả nghiên cứu trước đó của Demsetz. Một trong các vấn đề được các nhà nghiên cứu tại các quốc gia hàng đầu trên thế giới quan tâm là hình thức sở hữu đại chúng có thật sự mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và nhà đầu tư hay không. Các nghiên cứu của La Porta (1996,1997), Jeremy Grant và Thomas Kirchmaier (2004) đã cho thấy hình thức sở hữu đại chúng có tác động tích cực tới hiệu quả của doanh nghiệp. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng khẳng định điều kiện để phát huy hiệu quả của sở hữu đại chúng là hệ thống luật pháp nghiêm minh và chặt chẽ mới có thể bảo vệ đuợc quyền lợi của nhóm cổ đông thiểu số. 1819
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Sử dụng dữ liệu của 199 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Paris trong năm 1996, Séverin (2001) nghiên cứu mối liên hệ giữa sở hữu nội bộ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (đo luờng bằng các tiêu chí nhu ROI, ROE, chỉ số Q-Tobin). Năm 2010, luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Quốc Việt với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố điều hành doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cổ phần”, đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề như: nghiên cứu mối tương quan giữa cấu trúc sở hữu, tính chất của HĐQT, Tỷ lệ sở hữu cổ phần của thành viên BKS với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cổ phần; kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng “hội tụ lợi ích” và hiệu ứng “ngăn chặn” thông qua kiểm định mối tương quan giữa tỷ lệ sở hữu cổ phần của thành viên BGĐ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cổ phần Việt Nam đồng thời gọi ý một số chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp cổ phần ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu chính trong đề tài này là phương pháp hồi quy OLS với biến phụ thuộc ROA. Hay trong đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố sở hữu nước ngoài đến cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp: Bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam” của tác giả Phạm Băng Trinh đã tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với giá trị doanh nghiệp và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, dựa trên cơ sở dữ liệu 3.402 quan sát là các doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2006-2012. Tương đồng với kết quả được tìm thấy ở nhiều thị trường khác trên thế giới. Ngoài ra, nghiên cứu về cấu trúc sở hữu theo cách tiếp cận loại hình sở hữu cũng đã được Báo cáo vĩ mô của ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội (2012) đề cập một cách khá sâu sắc ở phạm vi hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng hệ thống các ngân hàng ở Việt Nam đang có cấu trúc sở hữu ngày càng đan xen và chính điều này đã và đang kéo theo một loạt các hệ lụy, trong đó điển hình là việc giải ngân vốn cho các hoạt động đầu tư dựa trên quan hệ thay vì dựa trên hiệu quả lao động và về lâu dài tác động xấu đến giá trị cổ phiếu các ngân hàng cổ phần mà biểu hiện cụ thể nhất là tình trạng nợ xấu tăng cao. Với tổng quan trình bày trên, tác giả nghiên cứu đề tài này vì: Thứ nhất, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm tác động của cấu trúc sở hữu đến giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, đặc thù của các doanh nghiệp ở các nước này là cấu trúc sở hữu được phân tán, hoặc chi phối với số vốn Nhà nước tham gia khá thấp, khác xa so với đặc thù của các doanh nghiệp nói chung ở Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết có vốn Nhà nước tham gia khá lớn. Thứ hai, tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhận được sự quan tâm nhiều ở các nước có thị trường mới nổi và đang phát triển. Các nhóm sở hữu khác, các kết quả cũng có những kết luận khác nhau và đưa ra rất nhiều gợi ý khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tổng quan của tác giả nhằm mục đích cho việc phân tích mối quan hệ của cấu trúc sở hữu với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng số liệu trên BCTC đã được kiểm toán của 55 doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên hai sàn HSX và HNX nhằm đánh giá thực trạng sở hữu của các doanh nghiệp này. Kết quả khảo sát được xử lý thông qua công cụ phân tích phần mềm SPSS22 kết hợp phương pháp phân tích, so sánh, thống kê mô tả nhằm mục đích phân tích thực trạng cơ cấu sở hữu của nhóm doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam làm tiền đề cho nghiên cứu liên quan. 1820
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 4. Kết quả nghiên cứu Theo cấu trúc phân ngành 3 cấp của ICB (Industry Classification Benchmark), các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được phân chia ngành theo tỷ trọng doanh thu hoạt động chính và chiếm tỷ trọng giá trị cao trong tổng doanh thu. Căn cứ theo tiêu chuẩn này, doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay được xếp vào ngành cấp 3, gồm 113 doanh nghiệp niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán, nhưng số doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên hai sàn HSX và sàn HNX tính tới 31/12/2020 là 55 doanh nghiệp Thời gian niêm yết của 55 doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn HSX và HNX, được thống kê chi tiết theo bảng 1 dưới đây. Bảng 1: Số năm niêm yết của các doanh nghiệp CBTP tính đến 31/12/2020 Số năm niêm yết của các doanh nghiệp Số doanh nghiệp 2-5 năm 12 6-10 năm 14 11-15 năm 25 Trên 15 năm 4 Nguồn: Tính toán của tác giả từ bản tổng hợp số liệu của FiinGroup Thời gian hoạt động của các doanh nghiệp CBTP niêm yết tính tới 31/12/2020, như sau: Bảng 2. Thời gian hoạt động của các DN CBTPNY tính tới 31/12/2020 Số năm hoạt động của các doanh nghiệp Số doanh nghiệp < 5 năm 2 6-10 năm 4 11-15 năm 11 16 - 20 năm 10 21- 30 năm 16 31- 40 năm 2 41 - 50 năm 5 > 50 năm 5 Nguồn: Tính toán của tác giả từ bản tổng hợp số liệu của FiinGroup Cũng theo tiêu chí phân ngành của ICB, ngành chế biến thực phẩm (ngành cấp 3) bao gồm 2 ngành cấp 4 là Sản xuất thực phẩm và ngành Bia và đồ uống 4.1. Thực trạng sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Theo kết quả phân ngành, tính đến cuối năm 2020 từ hai sàn HSX và HNX, trong số các doanh nghiệp chế biến thực phẩm hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 18 doanh nghiệp có vốn Nhà nước, chiếm 32,72% tổng số DN chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán trong mẫu nghiên cứu. Trong số này, 6 DN (hơn 33%) có số vốn Nhà nước hơn 51% (tức là Nhà nước nắm quyền chi phối tại các doanh nghiệp này), hiện tại ngành chế biến 1821
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thực phẩm được Nhà nước vẫn đang giữ vốn chi phối rất nhiều. Trong giai đoạn từ 2016-2020, sở hữu Nhà nước trong các DN chế biến thực phẩm niêm yết duy trì trong khoảng 50-98% số DN niêm yết. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây số DN có vốn Nhà nước bắt đầu giảm, thể hiện qua Hình dưới đây: 40 37 37 35 31 29 28 30 26 27 24 25 18 18 20 15 10 5 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số DN không có sở hữu Nhà nước Số DN có sở hữu Nhà nước Hình 1: Số DN có sở hữu Nhà nước và không có sơ hữu Nhà nước qua các năm Qua Hình 1 cho thấy số DN chế biến thực phẩm có sở hữu Nhà nước giảm mạnh, nếu năm 2016 trong có 26 DN có sở hữu nhà nước (chiếm 47,27%) thì đến năm 2020 chỉ còn 18 DN chế biến thực phẩm niêm yết có sở hữu Nhà nước (chiếm 32,7%). Điều này, khá phù hợp với xu hướng chung và định hướng phát triển của các DN trong tiến hành cơ cấu, sắp xếp lại hệ thống các DN. Trong số các DN chế biến thực phẩm niêm yết, tỷ lệ sở hữu nhà nước và số DN tương ứng được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3: Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại các DN chế biến thực phẩm niêm yết Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tỷ lệ sở Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ hữu của doanh trọng doanh trọng doanh trọng doanh trọng doanh trọng Nhà nước nghiệp (%) nghiệp (%) nghiệp (%) nghiệp (%) nghiệp (%) 0-5% 26 47.27 28 50.9 31 56.4 38 69.1 38 69.1 5%-10% 1 1.82 1 1.8 1 1.8 1 1.8 1 1.8 10%-20% 3 5.45 3 5.5 3 5.5 1 1.8 1 1.8 20-30% 5 9.09 5 9.1 5 9.1 3 5.5 3 5.5 30%-40% 2 3.64 2 3.6 2 3.6 3 5.5 3 5.5 40%-50% 2 3.64 1 1.8 3 5.5 3 5.5 3 5.5 >50% 16 29.09 15 27.3 10 18.2 6 10.9 6 10.9 Tổng 55 100 55 100 55 100 55 100 55 100 Nguồn: Tính toán của tác giả từ bản tổng hợp số liệu của FiinGroup Số liệu bảng 3 cho thấy, số các DN có tỷ lệ sở hữu Nhà nước ở mức từ 0-5%, tăng dần và tỷ 1822
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 lệ sở hữu Nhà nước tại các DN này trên 50% có xu hướng giảm dần. Nếu năm 2016 số các DN có tỷ lệ sở hữu Nhà nước ở mức thấp từ 0-5% là 26 DN chiếm tỷ trọng lớn nhất 47,27%. Thì đến năm 2020, có 38 DN chiếm 69,1%. Đối với tỷ lệ sở hữu lớn hơn 50%, ở những năm đầu của giai đoạn nghiên cứu là 16 DN thì đến năm 2020 chỉ còn 6 DN. Điều này đồng nghĩa với việc các Nhà nước đang thoái vốn dần tại nhóm DN này. 4.2. Thực trạng sở hữu nước ngoài tại DN chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Cũng tương tự như tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại nhóm DN này, bảng thống kê 4 sau đây sẽ cho cách nhìn tổng quát về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các DN chế biến thực phẩm niêm yết Bảng 4: Tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài tại các DN chế biến thực phẩm niêm yết Tỷ lệ sở Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 hữu của NĐT Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ nước doanh trọng doanh trọng doanh trọng doanh trọng doanh trọng ngoài nghiệp (%) nghiệp (%) nghiệp (%) nghiệp (%) nghiệp (%) 0-5% 22 40,00 25 45,5 25 45,5 30 54,5 38 69,1 5%-10% 11 20,00 9 16,4 11 20,0 10 18,2 1 1,8 10%-20% 8 14,55 10 18,2 9 16,4 6 10,9 1 1,8 20-30% 3 5,45 4 7,3 4 7,3 3 5,5 3 5,5 30%-40% 3 5,45 1 1,8 2 3,6 3 5,5 3 5,5 40%-50% 2 3,64 1 1,8 2 3,6 2 3,6 3 5,5 >50% 6 10,91 5 9,1 2 3,6 1 1,8 6 10,9 Tổng 55 100 55 100 55 100 55 100 55 100 Nguồn: Tính toán của tác giả từ bản tổng hợp số liệu của FiinGroup Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài ít có sự biến động qua các năm. Nhìn số liệu tính toán từ bảng 4 cho biết, số lượng các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu từ nhà đầu tư nước ngoài từ 0-5% tập trung nhiều hơn và giao động trong thời gian nghiên cứu là 40% -69,1%, số lượng DN có tỷ lệ sở hữu này cũng tăng dần từ năm 2016-2020. Thay vào đó, số lượng doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu tại các công ty niêm yết 5%-10%, 10%-20% cũng giảm dần. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại nhóm các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết này lớn hơn 50% tổng số cổ phần biểu quyết năm 2016 là 6 doanh nghiệp và 10,91%. Số doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài chiếm trên 50% đã giảm dần trong giai đoạn 2017 – 2019. Nhưng đến năm 2020 cục bộ đã thay đổi, tỷ lệ các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ sở hữu này là 10,9%, trong đó có 02 Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao nhất tính đến năm 2020 là SABECO (63,3%) và VINAMILK (58,6%), đây cũng là tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các doanh nghiệp chế biên thực phẩm niêm yết cao nhât trong giai đoạn nghiên cứu. Có thể nói, tỷ trọng của nhóm sở hữu nước ngoài trong các DN chế biến thực phẩm niêm yết còn khá thấp (thấp cả về số lượng và tỷ lệ sở hữu). Điều này cũng cho thấy, các doanh nghiệp đầu tư người ngoài sẽ không cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp chế biến thực 1823
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 phẩm nói riêng. Họ sẽ lựa chọn thời điểm đầu tư để thu hồi lợi nhuận một cách tối đa nhất. Những năm gần đây, có nhiều nhà đầu tư (NĐT) là các cá nhân và tổ chức nước ngoài đã và đang tích cực tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD), trong năm 2019, VSD đã cấp thêm 4.123 mã số giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài, gồm 492 tổ chức và 3.631 cá nhân. Con số này so với năm 2020 đã giảm tới 1.414 mã số. Tuy nhiên, khối ngoại đã bán ra ít hơn tổng vốn mua vào trong năm 2020 (mua vào 175.031 tỷ đồng, bán ra 167.731 tỷ đồng), thể hiện sự thu hút, tính tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam. 4.3. Thực trạng sở hữu khác tại các DN chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Khác với tỷ lệ sở hữu Nhà nước và sở hữu nước ngoài tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sở hữu khác bao gồm các cá nhân và tổ chức không thuộc hai nhóm sở hữu kể trên. Có nghĩa sở hữu khác sẽ bao gồm cá nhân và doanh nghiệp, các tổ chức khác sở hữu cổ phần tại các doanh nghiệp này. Bảng 5: Tỷ lệ sở hữu khác tại các DN chế biến thực phẩm niêm yết Tỷ lệ sở Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 hữu của Số Tỷ Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ NĐT Số doanh doanh trọng trọng doanh trọng doanh trọng doanh trọng khác nghiệp nghiệp (%) (%) nghiệp (%) nghiệp (%) nghiệp (%) 0-5% 0 0.00 2 3.6 3 5.5 2 3.6 2 3.6 5-10% 1 1.82 1 1.8 0 0.0 0 0.0 1 1.8 10-20% 0 0.00 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 20-30% 2 3.64 2 3.6 2 3.6 1 1.8 1 1.8 30-40% 4 7.27 3 5.5 3 5.5 3 5.5 2 3.6 40-50% 5 9.09 6 10.9 5 9.1 4 7.3 5 9.1 >50% 43 78.18 41 74.5 42 76.4 45 81.8 44 80.0 Tổng 55 100 55 100 55 100 55 100 55 100 Nguồn: Tính toán của tác giả từ bản tổng hợp số liệu của Fiin Group Theo bảng số liệu 5, trong giai đoạn nhóm tác giả nghiên cứu, đa số các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu khác, năm 2016 có 43 doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu khác trên 50%, con số này năm 2017-2020 lần lượt là 41 doanh nghiệp, 42 doanh nghiệp, 45 doanh nghiệp và 44 doanh nghiệp. Trong đó, số lượng các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu từ 60-100% là rất lớn, ví dụ năm 2020, có 44 doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu trên 50% nhưng có đến 42 doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu từ 60 đến 100%, đặc biệt có 27 doanh nghiệp tỷ lệ sở hữu khác là 90-100%. Sở hữu khác tại nhóm doanh nghiệp này có tỷ lệ sở hữu thấp từ 0-50% là rất ít. Hình 2 sẽ phản ảnh rõ hơn về điều này: 1824
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2 1 1 2 5 44 1 3 2 4 45 2 0 1 3 5 42 3 2 3 6 41 1 2 4 2 5 43 0 0 0-5% 5%-10% 10%-20% 20-30% 30%-40% 40%-50% >50% Hình 2: Tỷ lệ sở hữu khác tại các DN chế biến thực phẩm niêm yết giai đoạn 2016-2020 Nguồn: Tính toán của tác giả từ bản tổng hợp số liệu của FiinGroup 5. Kết luận Kết quả phân tích thực trạng cơ cấu sở hữu các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy, các doanh nghiệp thuộc nhóm này đều có tỷ lệ sở hữu Nhà nước, sở hữu nước ngoài và sở hữu khác. Tuy nhiên, mức độ sở hữu của của các chủ thể là khác nhau. Tỷ lệ sở hữu nhà nước giảm dần trong giai đoạn nghiên cứu, việc này cũng cho thấy Nhà nước đang thoái vốn dần ở nhóm doanh nghiệp này. Việc phân tích cũng chỉ ra lĩnh vực kinh doanh thực phẩm không phải là ngành kinh doanh có điều kiện nên tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không giới hạn. Theo như phân tích trên có những doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài trên 50%. Điều này khẳng định sức hút của các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với NĐT nước ngoài, tuy nhiên đứng trên giác độ ngành chế biến thực phẩm trên 2 Sở giao dịch, tỷ trọng của sở hữu nước ngoài hiện đang là con số tiềm năng, chưa phải là con số ấn tượng. Do vậy, từ những ưu điểm mà sở hữu nước ngoài mang lại kết hợp với xu thế chung của sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có thể nói rằng, cần phải có sự thay đổi đối với sở hữu nước ngoài tại các Doanh nghiệp chế biến thực phẩm để có thể gia tăng được giá trị tài sản của chủ sở hữu tại các DN này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Berle & Means (1932), The Modem Corporation and Private Property, Macmillan Publishing Co., New York. [2] Meckling, W. H. &J ensen, M. C. (1976), Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure, Journal of Financial Economics, Volume 3, Issue 4, 305-360. [3] Demsetz, H., Lehn, K. (1985), The structure of corporate ownership: causes and consequences, Journal of Political Economy, 93, 1155- 1177. 1825
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [4] Morck, Shleifer, A., Vishny R. W. (1988), Management Ownership and Market Valuation: An Empirical Analysis, Journal of Financial Economics, vol. 20, no. 1-2, 293-315. [5] Severin E., (2001), Ownership structure and the performance of the firms: Evidence from France, European Journal of Economics and Social System, vol. 15, 85-107 [6] Phạm Quốc Việt (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố điều hành công ty đến hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần. Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh [7] Phạm Băng Trinh (2013), Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố sở hữu nước ngoài đến cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp: Bằng chứng thực nghiệm tại các công ty cổ phần Việt Nam. 1826
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2