intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được ban hành và vận dụng ở thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

44
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung nghiên cứu, đánh giá chính sách hiện hành hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Tp. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó tìm ra những khoảng trống là cơ sở để đề xuất những chính sách hỗ trợ mới có hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được ban hành và vận dụng ở thành phố Hồ Chí Minh

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐƯỢC BAN HÀNH VÀ VẬN DỤNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CURRENT SITUATION OF SUPPORT MECHANISM FOR START-UP AND INNOVATION IN HOCHIMINH CITY ThS. Ngô Thị Dung – TS. Trần Thị Hồng Liên Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQGTP.HCM dungnt@uel.edu.vn Tóm tắt Là đầu tàu kinh tế của cả nước, Tp. Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều chính sách để triển khai cụ thể những chính sách của Chính phủ cũng như thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) trên địa bàn thành phố, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho khởi nghiệp phát triển. Bằng phương pháp phương pháp phân tích nội dung cùng phỏng vấn trực tiếp công chức quản lý, kết hợp với công cụ hệ thống đánh giá SCMM và thang đo 7 cấp độ về phát triển hệ sinh thái KNĐMST địa phương, bài viết tập trung nghiên cứu, đánh giá chính sách hiện hành hỗ trợ KNĐMST của Tp. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó tìm ra những khoảng trống là cơ sở để đề xuất những chính sách hỗ trợ mới có hiệu quả. Từ khóa: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. Abstract Ho Chi Minh City has issued many policies to specifically implement the policies of the government as well as promote innovative start-ups in the city, removed difficulties and created the conditions for start-up development. Based on content analysis of policy documents and civil servants interview, combined with the SCMM assessment system tool and a 7-level scale of local startup ecosystem development. The article focuses on research, evaluation of current policies to support the innovative start-ups of Ho Chi Minh City. The results of this research indicate the gap in these policies and propose the solutions for improvement. Keywords: Innovative start-ups, start-up, innovation, startup support policies, Ho Chi Minh City. 1. Giới thiệu Với vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của mỗi một quốc gia, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo là một chủ trương và định hướng đúng đắn được Chính phủ quan tâm, ưu tiên thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Cùng với hệ thống chính sách đã ban hành, thời gian qua nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đã được triển khai mạnh mẽ ở các cấp địa phương, góp phần hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong đó, hệ sinh thái là môi trường thiết yếu 943
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 cho sự phát triển các khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, và các hệ sinh thái này thường có tính đặc thù cho mỗi địa phương trong khuôn khổ tổng thể một quốc gia. (Liên và cộng sự, 2018). TP. Hồ Chí Minh hiện là địa phương đi đầu trong việc quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chương trình cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Theo báo cáo “Bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 2019” của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Australia, thành phố Hồ Chí Minh là “ngôi nhà” của gần 50% startup của Việt Nam và là thành phố có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế sáng tạo, năng động, phát triển nhanh nhất ở châu Á. Hiện chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã và đang xây dựng kế hoạch nhằm biến thành phố trở thành “thánh địa” của khởi nghiệp sáng tạo. Cụ thể, thành phố đã ban hành nhiều chính sách như Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2020; kế hoạch hoàn thiện hệ sinh thái KNĐMST và quy chế phối hợp hỗ trợ KNĐMST…(Trọng Ngôn, 2020). Nghiên cứu này nhằm phân tích, đánh giá chính sách hiện hành hỗ trợ KNĐMST của Tp. Hồ Chí Minh, bao gồm tất cả các lĩnh vực như: từ hệ thống pháp lý, có chế vận hành, công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đến khuyến khích đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, sử dụng hiệu quả các nguồn lực địa phương… Trên cơ sở đó tìm ra những điểm còn yếu hoặc còn thiếu mà Tp. Hồ Chí Minh có thể ban hành thêm chính sách hỗ trợ. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Theo Rogers, (1983), “đổi mới sáng tạo” là một ý tưởng mới, có thể là sự kết hợp lại các ý tưởng cũ, một công thức hoặc một cách tiếp cận độc đáo được coi là mới của các cá nhân liên quan. Theo quan điểm này, “đổi mới sáng tạo” bao gồm cả những ý tưởng kỹ thuật và hành chính mới (Van de Ven, 1986). Các cải tiến kỹ thuật đại diện cho những công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mới. Các đổi mới hành chính thể hiện các thủ tục, chính sách và hình thức tổ chức mới. Ngoài ra, Fagerberg (2004) và Fagerberg và Verspagen (2009) đưa ra thêm một khái niệm về sự đổi mới sáng tạo là “sự kết hợp mới” của những kiến thức và nguồn lực hiện có; sự khác biệt giữa phát minh (ý tưởng mới) và đổi mới sáng tạo (thực hiện chúng trong thực tế); phân loại các đổi mới thành đổi mới sản phẩm, quy trình và tổ chức, và mối quan tâm sâu sắc đến mức độ tác động của chúng đến xã hội và kinh tế. Trong xã hội dựa trên tri thức, đổi mới sáng tạo là động lực phát triển của nền kinh tế ở mọi cấp độ và mọi loại hình tổ chức. Do rủi ro cao xuất hiện khi giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới, các đổi mới sáng tạo thường được thương mại hóa thông qua các hình thức chính thức biệt lập như các công ty khởi nghiệp (Shabangu, 2014). Eric Ries (2011) đã định nghĩa doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup) là một công ty mới thành lập, mục đích là phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ mới, thường là sáng tạo trong những trường hợp không chắc chắn. Nếu nó thỏa mãn một nhu cầu mới, hiện diện ở một khu vực rộng lớn hơn hoặc thậm chí trên toàn cầu, nó cũng có tiềm năng phát triển lớn. Tinh thần kinh doanh khởi nghiệp có ý nghĩa quyết định vì sự đổi mới, việc làm mới và mang lại động lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh. Một đặc điểm của các công ty này là trước tiên họ thử nghiệm các mô hình kinh doanh khả thi khác nhau để tìm ra mô hình phù hợp. Nhưng đối với điều này, họ cần một hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp được phát triển phù hợp 944
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Riêng Shabangu (2014) đã đưa ra năm lý do chính để khuyến khích tinh thần kinh doanh khởi nghiệp là: 1/ Đổi mới, 2/ Việc làm mới và tăng trưởng kinh tế, 3/ Đưa các động lực cạnh tranh mới vào hệ thống kinh tế, 4/ Thúc đẩy hệ thống nghiên cứu - đổi mới, 5/ Mang các giá trị của sự chủ động vào xã hội. Chính phủ, được gọi là tập hợp các tác nhân trong khu vực công (Link & Scott, 2010), tiếp tục đóng một vai trò sâu sắc trong việc thúc đẩy và duy trì sự đổi mới, tức là, sự đổi mới tiếp tục đóng vai trò là động lực cơ bản cho sức khỏe kinh tế của đặc biệt là nền kinh tế quốc gia khi được hỗ trợ tích cực và hiệu quả bởi các cơ quan chính phủ. Chính phủ có thể tạo cơ hội cho việc chuyển đổi công nghệ và phát triển bền vững thông qua việc thiết lập các tiêu chuẩn và mục tiêu chính sách rõ ràng đồng thời có khả năng cho phép chính phủ sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để đạt được các mục tiêu đó (Bossink, 2002). Ngoài ra, hỗ trợ trực tiếp cho nghiên cứu và phát triển, ưu đãi thuế đối với đầu tư vào công nghệ bền vững và các sáng kiến hỗ trợ kỹ thuật khác theo chính sách công nghiệp có thể tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi. Điều này có thể giúp thúc đẩy và duy trì sự đổi mới sáng tạo và phát triển công nghiệp (Nelson & Rosen- berg, 1993). Dựa trên việc xem xét các tài liệu và các chính sách đổi mới, Patanakul và Pinto (2014) đã đề xuất một khuôn khổ thể hiện mối quan hệ giữa các điều kiện tạo ra bởi các chính sách của chính phủ và các đổi mới sáng tạo thông qua trung gian của chúng, đó là sự sẵn sàng thay đổi, khả năng thay đổi và cơ hội thay đổi. Các tác giả đã đề xuất các điều kiện chung thúc đẩy những đổi mới sáng tạo đó là: 1) môi trường kinh doanh thuận lợi, 2) cơ sở để đổi mới phát triển, và 3) mục tiêu rõ ràng và cụ thể. 2.2. Cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp của một số quốc gia trên thế giới Tại nhiều quốc gia, hỗ trợ khởi nghiệp là một phần gắn kết trong chiến lược đổi mới và thúc đẩy cạnh tranh. Trong đó, công cụ và chương trình hỗ trợ khởi nghiệp thường có 3 mục tiêu: (1) Đẩy mạnh cơ hội tiếp cận vốn ở cả hai giai đoạn: những bước phát triển đầu tiên và cả khi đã giới thiệu sản phẩm và mở rộng phạm vi. (2) Hỗ trợ tạo lập các spin off từ các trung tâm nghiên cứu và trường đại học (university and research center spin offs) đồng thời tạo điều kiện mở rộng hoạt động thương mại đối với các sản phẩm sáng tạo với những trợ giúp trong quản lý tài sản sở hữu trí tuệ và chuyển giao tri thức và công nghệ. (3) Thúc đẩy phát triển kỹ năng kinh doanh và môi trường đổi mới bằng cách gia tăng tỷ trọng hệ thống sáng tạo tại chỗ (OECD, 2013). Cơ chế cho kênh huy động của người khởi nghiệp bao gồm cả kênh hỗ trợ vốn của nhà nước dưới hình thức một khoản vay dài hạn và ưu đãi, được hỗ trợ về mặt tài chính. Quỹ khởi nghiệp hỗ trợ tài chính cho các chi phí kinh doanh khởi nghiệp bằng các khoản trợ cấp tối đa cho mỗi công ty. Các nước thường lựa chọn mô hình tài chính hỗn hợp, gồm phát triển quỹ đầu tư tư nhân thông qua đầu tư trực tiếp vào các quỹ đầu tư mạo hiểm (fund of fund) hoặc là cùng đầu tư vào một công ty mới (matching fund). Có thể thấy cơ chế này ở các nước Úc, Canada, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, New Zealand, Na Uy và Anh (OECD, 2013). 945
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng 1: Chính sách ưu đãi thuế đối với đầu tư tại các quốc gia Quốc gia Nội dung ưu đãi chính Úc Khấu trừ thuế thu nhập từ đầu tư vốn: Nhà đầu tư nước ngoài được miễn thuế từ khoản đầu tư vào quỹ đầu tư mạo hiểm đã được đăng ký với VCLP hoặc ESVCLP Mỹ Khấu trừ thuế thu nhập từ đầu tư vốn: Có 20 bang có chính sách giảm thuế 10%-15% cho khoản đầu tư ở giai đoạn đầu Pháp Khấu trừ thuế thu nhập từ đầu tư vốn: Khấu trừ đến 25% (26.400 - 52.800 đô mỗi năm) đối với khoản đầu tư vào quỹ đầu tư mạo hiểm Israel Khấu trừ thuế thu nhập từ đầu tư vốn: Luật nhà dầu tư thiên thần (2011) quy định mức khấu trừ cho khoản đầu tư vào các start up công nghệ cao (6.600 - 2,6 triệu đô) Italy Khấu trừ thuế thu nhập từ đầu tư vốn: Khi tái đầu tư vào các start up trong 24 tháng đối với khoản tài chính thu được Bồ Đào Nha Khấu trừ thuế thu nhập từ đầu tư vốn: 20% (Nhưng không hơn 15% tổng thu nhập) Anh Khấu trừ thuế thu nhập từ đầu tư vốn: 30%, tối đa 1,6 triệu đô vào năm 2012(Nguồn: OECD (2011a) & Bendis (2011)) 3. Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá chính sách hiện hành hỗ trợ KNĐMST của Tp. Hồ Chí Minh hai phương pháp thu thập thông tin theo quy trình sau: - Bước 1: Phương pháp phân tích nội dung để tìm hiểu các chính sách và hoạt động cụ thể hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST của địa phương. - Bước 2: Phỏng vấn trực tiếp công chức quản lý tại những sở, đơn vị có liên quan để một lần nữa xác nhận sự tồn tại của những chính sách được tìm thấy trong bước 1, sửa đổi thông tin chưa chính xác và bổ sung thông tin về những chính sách mới hay chưa được công khai. - Giới thiệu về hệ thống đánh giá SCMM (Startup Community Maturity Measure) và Thang đo 7 cấp độ phát triển hệ sinh thái KNĐMST địa phương Bộ tiêu chuẩn đánh giá được phát triển dựa trên nội dung kế hoạch trong Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST quốc gia” Kèm theo Công văn số 1919/BKHCN-PTTTDN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 13 tháng 6 năm 2017 (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2017), bao gồm 2 cấu phần – đánh giá sự tồn tại của các hoạt động hỗ trợ phát triển hệ sinh thái của chính quyền địa phương (gồm 11 tiêu chí) và đánh giá mức độ phát triển hệ sinh thái KNĐMST hiện thời tại địa phương (bao gồm năm khía cạnh nhân lực, chính phủ và môi trường pháp lý, mật độ, văn hóa và vốn đầu tư). 946
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Chính sách khởi nghiệp sáng tạo của Thành phố Hồ Chí Minh Tp. Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều chính sách để triển khai cụ thể những chính sách của Chính phủ cũng như thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố như: Quyết định số 3907/QĐ-UBND ngày 01/8/2016 của UBND TP về ban hành “Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020”. Trong đó có mục tiêu liên quan đến đổi mới sáng tạo là hàng năm, có khoảng 30 - 35% doanh nghiệp thành phố có hoạt động đổi mới sáng tạo. Kế hoạch cũng xác định rõ các giải pháp, phân công nhiệm vụ các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các đơn vị có liên quan thực hiện nhằm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, đặt được mục tiêu đề ra. Quyết định số 5342/QĐ-UBND ngày 11/10/2016 của UBND TP ban hành “Quy chế phối hợp hỗ trợ KNĐMST trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Đây là chính sách quy định về hỗ trợ tài chính cho các dự án KNĐMST bằng ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ thành phố. Tập trung ở 4 ngành công nghiệp trọng yếu, công nghiệp hỗ trợ và 9 nhóm ngành dịch vụ được Thành phố ưu tiên phát triển và các dự án khởi nghiệp có tiềm năng mang lại hiệu quả cao thuộc các lĩnh vực khác được tuyển chọn thông qua các cuộc thi về đổi mới sáng tạo do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức, phối hợp tổ chức; hoặc các dự án khởi nghiệp đăng ký trực tiếp tại Sở Khoa học và Công nghệ. Trong đó, các nội dung được hỗ trợ tài chính thông qua vườn ươm gồm một phần kinh phí cho cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp KNĐMST như: Trả tiền công lao động trực tiếp và sử dụng dịch vụ; nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm, đào tạo, huấn luyện khởi nghiệp, nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm... Quyết định số 4181/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của Ủy ban Nhân dân TP. HCM ban hành “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn TP. HCM” (Chương trình 4181). Chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học và công nghệ vào tổ chức quản trị, sản xuất, kinh doanh; khuyến khích nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, gia tăng giá trị trong chuỗi cung ứng nhằm nâng cao năng suất chất lượng và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; đồng thời thực hiện các cam kết trong tiến trình hội nhập kinh tế và phát triển bền vững. Tập trung vào các hoạt động nền tảng để phát triển toàn diện và có hệ thống hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của Thành phố Hồ Chí Minh trong dài hạn. Chương trình có 10 dự án hỗ trợ cho hai mục tiêu chính là thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và phát triển KNĐMST của Thành phố. Quyết định 1482/QĐ-UBND ngày 31/03/2017 của UBND TP về việc ban hành “Kế hoạch phát triển 500.000 doanh nghiệp đến năm 2020” Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 3907/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành “Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020” với mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp, tăng cường triển khai và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố trong 947
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 thời gian tới. Quyết định này mặc dù không đề cập trực tiếp về khởi nghiệp sáng tạo nhưng phần nào cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố. Quyết định 1339/QĐ-UBND ngày 17/3/2017 của UBND Tp. Hồ Chí Minh về “Kế hoạch hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh”. Với mục tiêu hoàn chỉnh hệ sinh thái khởi nghiệp; tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp; hoàn thiện các cơ chế chính sách đột phá nhằm hỗ trợ và phát triển hoạt động khỏi nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Với các biện pháp như xây dựng các chương trình, giáo trình đào tạo về ý tưởng khởi nghiệp, tổ chức đào tạo về khởi nghiệp, cho các cán bộ hỗ trợ Khởi nghiệp, hỗ trợ 50% học phí khi tham gia các lớp đào tạo về khởi nghiệp, thành lập trung tâm khởi nghiệp của Thành phố… Đây là một chính sách tạo điều kiện phát triển năng lực khởi nghiệp trong giới trẻ, làm nền tảng để hình thành những doanh nghiệp sau này, các chương trình hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp và phát triển các ý tưởng kinh doanh… góp phần quan trọng trong việc hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp của thành phố. Kế hoạch số 1381/QĐ-UBND TP ngày 9/4/ 2018 về triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn thành phố. Theo đó, TP Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2025 sẽ hỗ trợ 2.000 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp, 4.000 doanh nghiệp của phụ nữ mới thành lập được tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Thực hiện Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025. Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày 08/05/2017 của Ủy ban Nhân dân TP. HCM về phê duyệt “Kế hoạch thực hiện Chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020”. Trong đó có đề cập đến việc đào tạo trong khởi sự doanh nghiệp gồm đào tạo những kỹ năng cần thiết cho quá trình khởi sự doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế, bồi dưỡng năng lực cạnh tranh toàn cầu; cung cấp thông tin cần thiết về luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước, những quy định về thành lập và hoạt động doanh nghiệp; các vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội nhằm hướng đến mục tiêu góp phần xây dựng đội ngũ doanh nhân trẻ tài năng, làm giàu và phát triển bền vững doanh nghiệp… Chương trình Phối hợp hoạt động giai đoạn 2017-2020 giữa Bộ KH&CN và UBND TPHCM số 2459/CTr-UBNDTPHCM-BKHCN (Chương trình 2459) với nội dung cụ thể là phối hợp xây dựng và triển khai thí điểm các cơ chế, chính sách đầu tư, tài chính và tín dụng cho khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn thành phố, xây dựng cơ chế và thúc đẩy việc ra đời của Quỹ đầu tư mạo hiểm. Quyết định Số: 2954/QĐ-UBND ngày 7 tháng 6 năm 2016 về phê duyệt “Chương trình thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020” với mục tiêu thúc đẩy phát triển mạnh mẽ và đồng bộ thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) của Thành phố trong giai đoạn 2016 - 2020 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng suất lao động. Ngoài những văn bản, chính sách kể trên, còn có một số chính sách của thành phố về khoa học công nghệ, có đề cập một phần đến khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo như: Quyết định số 1519/QĐ-UBND ngày 31/03/2016 của UBND TP về “Phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn TPHCM”; hay Quyết định 948
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 2953/QĐ-UBND ngày 7/6/2016 của UBND TPHCM về “Phê duyệt chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ – nâng cao tiềm lực KH&CN TPHCM giai đoạn 2016-2020”, Quyết định Số: 2954/QĐ-UBND ngày 7 tháng 6 năm 2016 về phê duyệt “Chương trình thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020”. Bảng 2: Tổng hợp những chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của Chính phủ và Tp. Hồ Chí Minh Văn bản chính sách Văn bản chính sách STT của chính phủ Nội dung của Tp. Hồ Chí Minh 1 Nghị quyết Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải Quyết định 1482/QĐ- 19-2016/CP-NQ thiện môi trường kinh doanh, nâng cao UBND năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 2 Nghị quyết Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm Quyết định 1482/QĐ- số 35/NQ-CP 2020 được ban hành ngày 16 tháng 5 năm UBND 2016, trong Nghị quyết nêu rõ là đến năm 2020 3 Quyết định Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp Quyết định 1339/QĐ- số 844/QĐ-TTg ĐMST quốc gia đến năm 2025” (Đề án UBND 884) 4 Luật Hỗ trợ doanh Hành lang pháp lý cho hoạt động KNST và Quyết định nghiệp nhỏ và vừa đầu tư KNST số 4181/QĐ-UBND (DNNVV) 5 Nghị định Quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV Quyết định số 38/2018/NĐ-CP khởi nghiệp sáng tạo số 4181/QĐ-UBND 6 Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ số 39/2018/NĐ-CP trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 7 Nghị quyết Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải số 19-2017/NQ-CP pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 8 Luật Chuyển giao Cho phép sử dụng quỹ phát triển KH&CN công nghệ sửa đổi tại doanh nghiệp để đầu tư, đối ứng vốn, năm 2017 nhận vốn đối ứng đầu tư cho KNST. 9 Quyết định Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi Quyết định 1665/QĐ-TTg nghiệp đến năm 2025”: số 2183/QĐ-UBND 10 Quyết định Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai Kế hoạch số 1381/QĐ- 939/QĐ-TTg đoạn 2017 – 2025 UBND 11 Các văn bản chính sách khác Quyết định số 5342/QĐ-UBND Quyết định số 1519/QĐ-UBND Quyết định 2953/QĐ- UBND 949
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Lật giở lại nội dung các văn bản, chính sách liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo của Tp. Hồ Chí Minh, có thể thấy tập trung ở các nội dung dưới đây. Đầu tiên, các chính sách đều nhằm mục tiêu cụ thể hóa, thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển hoạt động KNĐMST tại Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên, các mục tiêu này chỉ mang tính định hướng, không ràng buộc trách nhiệm của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào, cũng không có biện pháp xử lý nào trong trường hợp không đạt được mục tiêu. Ngoài ra, các chính sách đa phần đêu nhắc đến các biện pháp hỗ trợ để giúp đạt được các mục tiêu đề ra, tạo môi trường pháp lý, chính sách thông thoáng trong phát triển KNĐMST. Trong đó, văn bản chính phủ mang tính chất chung còn văn bản cấp địa phương như Tp. Hồ Chí Minh mang tính hướng dẫn nên có nhiều biện pháp cụ thể hơn, phù hợp với thực tế nguồn lực, đặc điểm riêng của thành phố. Tựu chung lại, những biện pháp hỗ trợ có thể kể đến gồm: Một là, đào tạo nâng cao năng lực hệ sinh thái KNĐMST gồm các hoạt động như: đào tạo về nhận thức, kỹ năng trong KNĐMST, hỗ trợ kinh phí thuê huấn luyện viên, đào tạo nâng cao năng lực cho huấn luyện viên khởi nghiệp, đào tạo bồi dưỡng về KNĐMST, năng suất – chất lượng, quản lý năng lượng, quản trị tài sản trí tuệ… (Quyết định 1339/QĐ-UBND, Quyết định số 4181/QĐ- UBND, Quyết định số 2183/QĐ-UBND…). Hai là, phát triển, hỗ trợ cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ KNĐMST, khu tập trung dịch vụ hỗ trợ KNĐMST, các vườn ươm khởi nghiệp, hỗ trợ kinh phí xây dựng các không gian làm việc chung… (Quyết định 1339/QĐ-UBND, Quyết định số 4181/QĐ-UBND…). Ba là, kết nối các thành phần của hệ sinh thái KNĐMST, tổ chức các sự kiện, hoạt động kết nối các chủ thể liên quan đến hệ sinh thái như: nhà đầu tư, cố vấn, vườn ươm, startup… (Quyết định số 4181/QĐ-UBND…). Bốn là, hỗ trợ về vốn, tài chính cho các dự án khởi nghiệp sáng tạo như hình thành, vận hành các quỹ phát triển khoa học công nghệ, các quỹ khác hỗ trợ, cho vay, góp vốn, đầu tư… vào dự án KNĐMST (Quyết định 1339/QĐ-UBND, Quyết định số 5342/QĐ-UBND, Quyết định số 4181/QĐ-UBND...). Năm là, hỗ trợ quảng bá về KNĐMST...( Quyết định 1339/QĐ-UBND, Quyết định số 5342/QĐ-UBND…) Sáu là, các hoạt động tạo điều kiện khác nhằm tạo môi trường cho hoạt động KNĐMST như: hành lang pháp lý, hoạt động đầu tư KNĐMST (Quyết định số 4181/QĐ-UBND, Quyết định 1482/QĐ-UBND...). Bảy là, hỗ trợ về thuế như ưu đãi thuế đối với startup (đề án 884), miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với nhà đầu tư KNĐMST. Tám là, hỗ trợ về sở hữu trí tuệ, kỹ thuật, đổi mới công nghệ và sản phẩm (Quyết định số 4181/QĐ-UBND…). Chín là, hỗ trợ gián tiếp thông qua việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh (Quyết định 1482/QĐ- UBND…) hay hỗ trợ cho các đối tượng cụ thể như học sinh sinh viên, phụ nữ khởi nghiệp (Kế hoạch số 1381/QĐ-UBND…) 4.2. Thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại Tp. Hồ Chí Minh Với quyết tâm trở thành thành phố khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, Tp. Hồ Chí Minh đã có những hoạt động triển khai chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo mang lại những kết quả bước đầu. Cụ thể: Thứ nhất, về thành lập cơ quan liên ngành chuyên trách về khởi nghiệp ĐMST. Giữa tháng 7-2017, Sở KHCN TPHCM đã thành lập 4 ban điều hành hệ sinh thái KNĐMST cho các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm như công nghệ thông tin, cơ khí, chế biến lương thực-thực phẩm, nhựa-cao su-hóa chất. Việc thành lập Ban điều hành của các Hệ sinh thái đã đánh dấu việc chính 950
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 thức khởi động các hoạt động hỗ trợ startup trong giai đoạn 2017-2020 tại TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo TP. Hồ Chí Minh (Sihub) được thành lập đầu năm 2017 dưới sự quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa Nhà nước và cộng đồng khởi nghiệp với mục tiêu nâng cao năng lực, phát triển đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Thứ hai, về xây dựng và vận hành Cổng thông tin khởi nghiệp ĐMST địa phương. TP. Hồ Chí Minh đã hình thành cổng thông tin đổi mới sáng tạo gồm 3 trang “Đổi mới sáng tạo” (doimoisangtao.vn), “khởi nghiệp” (khoinghiep.vn), “sáng kiến cộng đồng” (sangkiencongdong.vn) với 2 phiên bản Anh-Việt nhằm thúc đẩy hoạt động truyền thông khởi nghiệp ĐMST và xây dựng văn hóa khởi nghiệp. Đặc biệt, vào đầu tháng 4 năm 2018, cổng thông tin Doimoisangtao.vn được cơ sở ươm tạo khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và Sở KH&CN TP.HCM thống nhất sẽ là cổng thông tin chung cho cộng đồng khởi nghiệp, đầu mối thông tin chung, nơi người đọc có thể tiếp cận tất cả hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù đã xây dựng được 3 cổng thông tin về KNĐMST cũng như cổng thông tin chung cho cộng đồng khởi nghiệp TP.HCM, tuy nhiên các cổng thông tin này được đánh giá còn khá nghèo nàn, chưa thu hút, chưa phát huy được vai trò của mình trong việc hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của thành phố. (Nguồn: www.doimoisangtao.vn) Hình 1. Giao diện cổng thông tin đổi mới sáng tạo của Thành phố Thứ ba, về nâng cao năng lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST. Hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp ĐMST, tính đến cuối năm 2017 trên địa bài Tp. Hồ Chí Minh có khoảng 24 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (cả nhà nước và tư nhân) như Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, Vườn ươm doanh nghiệp Khoa học Công nghệ thuộc Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, v.v; có các khu làm việc chung như (Dreamplex, Work Saigon, Saigon Coworking, Toong, Citihub, ITP)… cùng Trung tâm Sáng kiến hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (Saigon Innovation Hub - SIHUB). Các thành phần này góp phần không nhỏ trong các hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của thành phố. Đến giữa năm 2020, Sở KH - CN Thành phố đã hình thành 4 gói hỗ trợ khởi nghiệp gồm: Hỗ trợ tư vấn, đào tạo (hỗ trợ 30% kinh phí nhưng không quá 200 triệu đồng/dự án); tổ chức sự kiện kết 951
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 nối khởi nghiệp; ươm tạo dự án khởi nghiệp (50% kinh phí/dự án nhưng không quá 500 triệu đồng); tăng tốc dự án khởi nghiệp (giai đoạn doanh nghiệp khởi nghiệp kêu gọi đầu tư vốn nước ngoài để mở rộng dự án và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ). Thành phố đã có 3.142 DN được hỗ trợ đào tạo về công cụ quản trị năng suất chất lượng và đổi mới sáng tạo; tư vấn nâng cao năng suất chất lượng, quản trị tài sản trí tuệ cho 759 doanh nghiệp và hỗ trợ 81 dự án nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ và sản phẩm; phối hợp thực hiện hỗ trợ đổi mới công nghệ cho 15 dự án thông qua chương trình kích cầu đầu tư. Có thể nói, Tp. Hồ Chí Minh đã triển khai hàng loạt chương trình đào tạo - tư vấn - nâng cao năng lực được tổ chức cho nhiều đối tượng, từ khối trường phổ thông, đại học cho tới các nhà quản lý và khối doanh nghiệp hiện hữu. Một là, đào tạo cơ bản về nhận thức KNĐMST tại viện nghiên cứu, trường đại học. Để phát triển năng lực khởi nghiệp trong giới trẻ, làm nền tảng để hình thành những doanh nghiệp sau này, các chương trình hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp và phát triển các ý tưởng kinh doanh, một số học viện, trường trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã thành lập các mô hình ươm tạo khởi nghiệp như: Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Đại học kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh … bước đầu đã góp phần hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo, tiến tới thương mại hóa các ý tưởng, sản phẩm của các sinh viên. Nội dung KNĐMST đã được Tp. Hồ Chí Minh đưa vào các trường học từ bậc phổ thông đến đại học; qua đó, tạo sức lan tỏa rộng khắp, khơi gợi tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ. Chương trình bồi dưỡng về STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) cho giáo viên trên địa bàn thành phố để nâng cao chất lượng giảng dạy. Trong 1 năm hoạt động (2016 -2017), trung tâm hỗ trợ KNĐMST TPHCM (SiHub) đã triển khai nhiều hoạt động nhằm cụ thể hóa Chương trình 4181 như đưa chương trình đổi mới sáng tạo STEM (giáo dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) đến 486 trường học với hơn 3.300 học sinh và 1.150 giáo viên tham gia; hỗ trợ 11 trường đại học hình thành chương trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, đào tạo khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cho 115 giảng viên, hỗ trợ công tác vận hành vườn ươm cho hai trường đại học (Theo Sở Khoa học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh). Xây dựng các câu lạc bộ đổi mới sáng tạo trong trường học. Đào tạo về quản trị năng suất, chất lượng trong doanh nghiệp như chuyển giao công nghệ, kết nối doanh nghiệp và KNĐMST. Nâng cao năng lực về kiến thức tiền khởi nghiệp cho 1.100 sinh viên của hơn 30 trường đại học thông qua các buổi đào tạo, hội thảo và kết nối. Hai là, đào tạo nâng cao và đào tạo các kỹ năng khởi nghiệp ĐMST. TP. Hồ Chí Minh cũng đào tạo phát triển ý tưởng kinh doanh, đánh giá sản phẩm khởi nghiệp cho 1523 cá nhân và nhóm cá nhân, kết nối 3200 cá nhân và nhóm cá nhân với nhà đầu tư, chuyên gia và tổ chức tư vấn; kết nối trên 20 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (cả tư nhân và nhà nước) trên địa bàn Tp; hỗ trợ công tác vận hành vườn ươm cho 02 trường đại học trên địa bàn thành phố. Chương trình Speedup 2017 đã tiếp nhận 52 dự án, tổ chức xét duyệt 26 dự án, chọn được 14 dự án hỗ trợ với tổng kinh phí gần 12 tỷ đồng; đào tạo cộng đồng về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, nâng cao năng lực cho hơn 130 nhóm khởi nghiệp. Ngoài ra, Saigon Innovation Hub (SIHUB) còn hợp tác với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Mạng lưới khởi nghiệp trẻ Việt Nam (VYE) để tổ chức chương trình UpShift nhằm giúp cộng đồng các bạn trẻ có được nền tảng và kỹ năng để khởi nghiệp xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến giới trẻ. Ba là, đào tạo khởi nghiệp ĐMST trong các tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Theo đó, Sở KH- CN TP HCM đang hỗ trợ đào tạo, tư vấn giúp nâng cao năng suất, chất lượng; thúc đẩy tư duy, 952
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 kỹ năng thực hiện mô hình đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp hiện hữu và kết nối họ với các nguồn hỗ trợ tín dụng của thành phố. Thành phố đã đào tạo trên 74 người là lực lượng cán bộ quản lý các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp cả nhà nước và tư nhân. Gần 6.000 học viên được đào tạo bồi dưỡng về Đổi mới sáng tạo, năng suất – chất lượng, quản lý năng lượng, quản trị tài sản trí tuệ (doanh nghiệp 70%, trường đại học 17%). Hơn 1.523 cá nhân và nhóm khởi nghiệp được đào tạo kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về khởi nghiệp. (Nguồn: Sở KH và CN Tp.HCM) Hình 2: Cơ cấu thành phần được đào tạo bồi dưỡng về ĐMST, năng suất – chất lượng, quản lý năng lượng, quản trị tài sản trí tuệ của Sở Khoa học – Công nghệ năm 2017 Bốn là, nâng cao năng lực cho huấn luyện viên khởi nghiệp. Đồng thời, TPHCM cũng đưa ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho khởi nghiệp với nhiều chương trình đào tạo, tư vấn, nâng cao năng lực… dành cho các trường đại học, nhà quản lý, doanh nghiệp. Trong năm 2017, Saigon Innovation Hub đã phối hợp với Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam-Phần Lan giai đoạn 2 (IPP2) tổ chức các khóa đào tạo giảng viên nguồn về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại TPHCM; tạo nguồn lực đào tạo…Là một trong những địa phương đi đầu trong phong trào KNĐMST, Thành phố Hồ Chí Minh đã đào tạo 145 chuyên gia tư vấn, cố vấn khởi nghiệp. Đây là lực lượng quan trọng để phát triển phong trào khởi nghiệp đổi mối sáng tạo không chỉ riêng Thành phố Hồ Chí Minh mà có thể khai thác, phát triển cho khu vực. Đến nay, thông qua nhiều chương trình hợp tác với Canada, Mỹ và Phần Lan, Sở Khoa học – Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh đã đào tạo được tổng cộng 110 giảng viên được đào tạo bài bản. Đây là một yếu tố giúp hệ sinh thái khởi nghiệp của Tp. Hồ Chí Minh phát triển. Năm là, nâng cao năng lực cho các nhà đầu tư cho KNĐMST.. Hiện tại, các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cho các nhà đầu tư vẫn chưa được thành phố chú trọng so với các hoạt động đào tạo khác. Thiết nghĩ, trong tương lai, thành phố nên xem xét quan tâm hơn về hoạt động này. Thứ tư. xây dựng Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST. Hiện thành phố đã hình thành 5 không gian KNĐMST, bao gồm Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (Saigon Innovation Hub - Sihub), Khu công nghệ phần mềm thuộc Đại học Quốc gia TPHCM (ITP), Khu hỗ trợ khởi nghiệp SHTP Innovation Hub thuộc Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP)… Đây chính là nguồn lực hỗ trợ cho các startup (khởi nghiệp) về cơ sở hạ tầng, mặt bằng làm việc của TPHCM. Bên cạnh đó, các không gian hỗ trợ khởi nghiệp này còn có sự liên 953
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 kết với các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề, trường đại học, viện nghiên cứu… với tổng mặt bằng trên 22.000 m2. Trong đó, khoảng 50% nguồn vốn xã hội hóa, được đóng góp từ các doanh nghiệp. Tại 24 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp, đến nay có gần 650 doanh nghiệp được ươm tạo, số doanh nghiệp tốt nghiệp hơn 400 (đạt khoảng 62%), trong đó 65 doanh nghiệp gọi vốn thành công. Đặc biệt, Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (Saigon Innovation Hub - Sihub) là một không gian dành riêng cho khởi nghiệp sáng tạo - một mô hình rất mới tại TP.HCM, đó là không gian dành cho những hoạt động về “sáng kiến hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp”. Từ đó giúp TP.HCM trở thành một thành phố khởi nghiệp. Đây là một phần chương trình hành động đi sau đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST quốc gia đến năm 2025” mà Chính phủ đã ban hành thông qua Quyết định 844/QĐ-TTg được ký ngày 18-5-2016. Thứ năm, tổ chức sự kiện Ngày hội khởi nghiệp công nghệ với quy mô quốc tế. Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức các sự kiện liên vùng, liên trường về khởi nghiệp ĐMST, hàng loạt sự kiện, chương trình được tổ chức nhằm mục đích liên kết các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước như: Ngày hội khởi nghiệp (Startup day), Cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp (Startup Wheel), Tuần lễ khởi nghiệp ĐMST hàng năm, v.v. Ngoài ra, để thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế, khu vực, Thành phố đã triển khai kết nối với các hoạt động ươm tạo và ĐMST của Bộ KH&CN (Chương trình Đối tác ĐMST Việt Nam – Phần Lan, Chương trình thúc đẩy khởi nghiệp Việt Nam), các tổ chức hỗ trợ kinh doanh và tài chính quốc tế (ADB, Microsoft, Đại học Tsukuba, TEN-Canada…).. Thứ sáu, triển khai Đề án Thương mại hóa công nghệ với quy mô dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2020. Về thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ và phát triển thị trường KHCN, tính đến năm 2016, thành phố đã hỗ trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với tỷ lệ 78% đề tài, dự án có kết quả nghiệm thu được ứng dụng trực tiếp và gián tiếp vào đời sống, tuyển chọn 11 sản phẩm thương mại hóa từ kết quả nghiên cứu khoa học tiêu biểu thuộc các lĩnh vực nêu trên (giai đoạn 2011 – 2016) để cung cấp cho cộng đồng khởi nghiệp. Hàng chục sản phẩm nghiên cứu khoa học cũng đã được thương mại hóa, cung cấp và kết nối cho nhà đầu tư và cộng đồng khởi nghiệp để hình hành những doanh nghiệp KNĐMST mới. (Nguồn: Sở KH – CN Tp. HCM). (Nguồn: Sở KH – CN Tp. HCM)s Hình 3: Thể hiện kết quả hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong doanh nghiệp của Tp. Hồ Chí Minh 954
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Thứ bảy. phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ hoạt động khởi nghiệp ĐMST. Phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động KNĐMST tiếp tục được TP. HCM đặc biệt quan tâm thực hiện nhằm hình thành cộng đồng KNĐMST có chất lượng cao. Về đầu tư cơ sở hạ tầng - vật chất, Sở KH- CN Tp. Hồ Chí Minh đã thành lập 5 không gian hỗ trợ KNĐMST và kết nối với 24 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp với tổng mặt bằng trên 22.000 m2. Cùng với đó, Tp. Hồ Chí Minh cũng đã đưa vào hoạt động phòng thí nghiệm mở (Openlab) tại Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm (CASE) ưu tiên hỗ trợ các dự án khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hóa và vi sinh, có hợp tác với các mô hình Openlab khác của các doanh nghiệp như Microsoft, Bosch. Đây là mô hình thúc đẩy khởi nghiệp ở lĩnh vực công nghệ cao, hiện đại. Ngoài ra, Tp. Hồ Chí Minh hiện có các không gian làm việc chung có quy mô tương đối lớn và được tổ chức bài bản như Dreamplex, Work Saigon, Saigon Coworking, Toong, Citihub, Khu công nghệ phần mềm ĐHQG TPHCM (ITP)… tạo ra một môi trường làm việc chung kích thích sáng tạo, hỗ trợ nhau hiệu quả và đem đến cơ hội xây dựng mạng lưới quan hệ với nhà đầu tư thông qua các sự kiện cho các start up. Các không gian làm việc chung như khu công nghệ phần mềm ĐHQG TPHCM (ITP) hỗ trợ khu vực làm việc trên bảng mạch điện tử, giải quyết phần cơ khí (như máy in 3D, máy cắt laser, máy khoan, máy cắt gỗ, máy may)... để hoàn thiện sản phẩm mẫu. Đồng thời cung cấp không gian cho các cuộc thi dành cho sinh viên, xây dựng văn hoá chia sẻ ý tưởng, phát triển sản phẩm mới. Thứ tám, xây dựng chương trình truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ đầu tư cho khởi nghiệp và phổ biến, tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp thành công của Việt Nam. Thành phố đã tiến hành các hoạt động truyền thông khởi nghiệp thông qua các kênh truyền thông như báo vnexpress, chuyên mục khởi nghiệp của VTV, đài truyền hình thành phố HTV, trang khởi nghiệp ITCNews… nhằm truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ đầu tư cho khởi nghiệp và phổ biến, tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp thành công ở Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng. Đồng thời, hoạt động truyền thông hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của thành phố được triển khai với 3 cổng thông tin chuyên biệt: khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và sáng kiến cộng đồng với 2 phiên bản Anh-Việt thúc đẩy hoạt động truyền thông khởi nghiệp ĐMST và xây dựng văn hóa khởi nghiệp. Ngoài ra, chuỗi sự kiện trong Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp hàng năm cũng là một dịp Tp. Hồ Chí Minh truyền thông về những mô hình khởi nghiệp thành công đến cộng đồng khởi nghiệp, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố. Thứ chín, kết nối các mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm của Việt Nam với khu vực và thế giới; kết nối và hỗ trợ một phần kinh phí để doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST tham gia các khóa huấn luyện tập trung ngắn hạn tại một số tổ chức thúc đẩy kinh doanh uy tín ở nước ngoài. Cùng với những chương trình hành động cụ thể trên khắp các tỉnh thành, trong đó có vai trò định hướng của nhà nước, hệ sinh thái KNĐMST của TPHCM đã bước đầu hình thành, thu hút sự tham gia của đầy đủ các thành phần của một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hoàn chỉnh. Trong đó, Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Tp. Hồ Chí Minh (Sihub) đã kết nối và hợp tác với nhiều đối tác đến từ các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến như Thụy sỹ, Thụy Điển, Mỹ, Phần Lan, Canada, Hàn Quốc, Đức, Malaysia, Singapore, Úc… Hàng loạt sự kiện, chương trình được tổ chức nhằm mục đích liên kết các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước như Ngày hội khởi nghiệp (Startup day), Cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp 955
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 (Startup Wheel), Tuần lễ khởi nghiệp ĐMST hàng năm, v.v. Ngoài ra, để thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế, khu vực đã triển khai kết nối với các hoạt động ươm tạo và ĐMST của Bộ KH&CN (Chương trình Đối tác ĐMST Việt Nam – Phần Lan, Chương trình thúc đẩy khởi nghiệp Việt Nam), các tổ chức hỗ trợ kinh doanh và tài chính quốc tế (ADB, Microsoft Đại học Tsukuba, TEN-Canada…)...Đến nay, SIHUB đã ký kết ghi nhớ với các đối tác lớn như: Shihan Future’s Lab, Magic, Quest Venture và German Accelerator trong chương trình Run Way to the world (Chương trình trao đổi startup quốc tế)…. Ngoài ra, TP.HCM đã chủ động phối hợp với Tổng Lãnh sự New Zealand tổ chức các khóa tập huấn và thực hành thiết kế hệ sinh thái cho các DN startup; hợp tác với Cơ quan Đổi mới sáng tạo Israel (IIA) giai đoạn 2018-2021 xây dựng chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ĐMST; phối hợp với Hiệp hội Các DN Hàn Quốc ở nước ngoài (World-OKTA) và Trung tâm Công nghệ liên hiệp Busan triển khai Chương trình Chuyển giao công nghệ Việt - Hàn… Sihub cũng hỗ trợ cộng đồng tổ chức 800 sự kiện kết nối các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo với hơn 17.000 lượt người tham gia; tổ chức kết nối hơn 2.000 nhóm khởi nghiệp (startup) với các nhà cố vấn, đầu tư; kết nối và hợp tác với hơn 50 tổ chức quốc tế để liên kết ươm tạo và triển khai các chương trình hỗ trợ cho cộng động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố. Với mạng lưới 145 chuyên gia tư vấn, cố vấn KNĐMST thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, đến nay, 938 dự án khởi nghiệp đã được tư vấn kết nối để giúp phát triển ý tưởng kinh doanh. Có 3.200 cá nhân và nhóm khởi nghiệp được kết nối với nhà đầu tư, chuyên gia và tổ chức tư vấn. Trên 300 sản phẩm khởi nghiệp được quảng bá cho cộng đồng. Có thể thấy rằng, thành phố Hồ Chí Minh với trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Sihub đã thu hút được nhiều nguồn lực trong và ngoài nước, cũng như mở rộng hợp tác, kết nối với các tổ chức quốc tế nhằm có các nguồn tài chính, mở rộng thị trường, cơ sở hạ tầng để phục vụ cho cộng đồng khởi nghiệp nói chung và thành phố nói riêng. Thứ mười, giới thiệu đối tác, nhà đầu tư, hỗ trợ thủ tục nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước thông qua các đại diện khoa học và công nghệ, đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài tiếp cận thị trường nước ngoài. Như đã nêu trên, trung tâm hỗ trợ KNĐMST Tp. Hồ Chí Minh (Sihub) là cầu nối để giới thiệu các đối tác, nhà đầu tư, doanh nghiệp start up với các hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở nước ngoài, điển hình như: Sihub hợp tác với ngân hàng Shinhan Bank (Hàn Quốc) đã giúp kết nối hai hệ sinh thái KNĐMST của Việt Nam và Hàn Quốc, đồng thời thúc đẩy sự giao thương kinh tế, kết nối thị trường giữa hai quốc gia. Đầu tháng 2/2018, Sihub và đối tác Shinhan Future’s Lab (thuộc Shinhan bank) đã tuyển chọn được 3 nhóm startup trong số 45 nhóm startup của Hàn Quốc tham gia chương trình. Các nhóm startup này sẽ sang Việt Nam tham gia các chương trình tìm hiểu thị trường, kết nối cố vấn, nhận sự hướng dẫn để hoàn thiện dự án và tiếp xúc nhà đầu tư… Đồng thời, các startup Việt Nam được tuyển chọn thời gian tới cũng sẽ được đưa sang Hàn Quốc kết nối thị trường.. Đồng thời, hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của thành phố đang từng bước tham gia vào mạng lưới của khu vực và quốc tế. Trong đó, vườn ươm DN công nghệ cao (SHTP-IC) đã nhanh chóng tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST. SHTP-IC đã hỗ trợ thành công cho hơn 40 dự án khởi nghiệp, 100% các dự án đều có sở hữu trí tuệ, 13 DN khởi nghiệp đã được chứng nhận DN KH-CN tại TPHCM. Đáng chú ý, các dự án khởi nghiệp đã thương mại hóa sản phẩm thành công ở Mỹ, Malaysia, Hàn Quốc và một số quốc gia châu Âu. Theo Giám đốc SHTP-IC Lê Thành Nguyên, SHTP-IC đang tham mưu cho Ban quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM xây dựng đề án hình thành mạng lưới kết nối 956
  15. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 ĐMST tại Mỹ, nhằm tạo điều kiện hỗ trợ hiệu quả nhất cho các startup Việt khi mở rộng thị trường sang Mỹ, cũng như kết nối để các startup, các chuyên gia tại Mỹ hỗ trợ startup trong nước. (Bá Tân, 2020). Thứ mười một, khuyến khích sử dụng các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của doanh nghiệp để tài trợ, hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, thử nghiệm thị trường, cho vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi, góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST. Về hỗ trợ tài chính, vốn cho các dự án khởi nghiệp sáng tạo, Tp. Hồ Chí Minh có chương trình SpeedUp hỗ trợ các dự án startup đổi mới sáng tạo sử dụng ngân sách sự nghiệp KH-CN với mức tối đa 2 tỉ đồng/dự án (trường hợp đặc biệt trên 2 tỉ đồng do UBND TP quyết định). Hội Doanh nhân trẻ TP (YBA) cũng tham gia một số chỉ tiêu trong chương trình “sáng tạo khởi nghiệp” giai đoạn 2016-2020, gồm: hỗ trợ 1.000 dự án khởi nghiệp sáng tạo, phát triển đồng hành 300 doanh nghiệp khởi nghiệp và kêu gọi vốn đầu tư cho 100 startup với tổng mức đầu tư 500 tỉ đồng. Chương trình Speed Up 2017 của Sở KHCN TPHCM đã cung cấp hoạt động hỗ trợ tài chính từ ngân sách cho các dự án KNĐMST thông các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp. Chương trình này đã tiếp nhận và giải quyết 112 hồ sơ dự án KNĐMST, các dự án được tuyển chọn đạt tỷ lệ 14/112 (12,5%), khá cao so với tỷ lệ tuyển chọn dự án của các quỹ đầu tư VIISA, VSVA... đều dưới 10%. (Theo Sở Khoa học – Công nghệ Tp Hồ Chí Minh. Bên cạnh 2 chương trình kể trên, thông qua các trung tâm khởi nghiệp, những start up còn được giới thiệu tiếp cận các quỹ đầu tư để được hỗ trợ về tài chính cho dự án. Cho đến tháng 6 năm 2020, thành phố đã hỗ trợ 40 dự án khởi nghiệp với tổng kinh phí 23 tỷ đồng. Tùy thuộc vào từng dự án mà mức hỗ trợ dao động từ 200 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng. Trong đó, có 21 dự án khởi nghiệp ngoài chi phí hỗ trợ của thành phố cũng đã được quỹ mạo hiểm tư nhân đầu tư 50% chi phí. Thứ mười hai, nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cần thiết để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp ĐMST. Tp. HCM tổ chức các hội thảo, tọa đàm, sự kiện…như Hội thảo “Góc nhìn quốc tế về đổi mới sáng tạo trong SMEs”, Hội thảo “Đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh khởi nghiệp”… nhằm thu hút, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp qua đó đưa ra những đề xuất liên quan đến chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, thúc đẩy môi trường KNĐMST. Trong giai đoạn 2016-2020, trên cơ sở các văn bản do Trung ương ban hành để hỗ trợ thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) TPHCM đã tham mưu, phối hợp tham mưu UBND TP ban hành nhiều chính sách nhằm hình thành hệ sinh thái ĐMST và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, phấn đấu xây dựng TPHCM trở thành TP khởi nghiệp ĐMST. Từ các chính sách của TP, Sở KHCN đã chủ động hoàn thiện thiết kế các gói chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo bao gồm các chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phát triển, các chính sách hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp ĐMST. (Hương Thảo, 2020). Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ để ban hành các cơ chế, chính sách thí điểm nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy lĩnh vực KH&CN và đổi mới sáng tạo phát triển. Đây là một trong những nội dung của Chương trình Phối hợp hoạt động giai đoạn 2017-2020 giữa Bộ KH&CN và UBND TPHCM số 2459/CTr-UBNDTPHCM-BKHCN (Chương trình 2459) với nội dung cụ thể là phối hợp xây dựng và triển khai thí điểm các cơ chế, chính sách đầu tư, tài 957
  16. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 chính và tín dụng cho khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn thành phố, xây dựng cơ chế và thúc đẩy việc ra đời của Quỹ đầu tư mạo hiểm. 4.3. Xếp hạng các hoạt động hỗ trợ và đánh giá hiện trạng hệ sinh thái KNĐMST của Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh đã thể hiện rất rõ thế mạnh nổi trội của vị thế trung tâm thông qua việc hai thành phố đã thực hiện hầu hết trong số 11 nội dung chính sách hỗ trợ phát triển hệ sinh thái KN ĐMST. Hoạt động đào tạo (đặc biệt là đào tạo huấn luyện viên khởi nghiệp) và xây dựng các khu dịch vụ tập trung và khu vực cơ sở vật chất kỹ thuật hỗ trợ KN ĐMST đặc biệt mạnh mẽ, do cả khu vực công và tư thực hiện. Thành phố này đã thực hiện đề án thương mại hóa công nghệ với mô hình thung lũng Silicon, đã xây dựng cổng thông tin KN ĐMST của thành phố. Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh đã khuyến khích sử dụng quỹ khoa học công nghệ và nghiên cứu đề xuất và ban hành chính sách mới cho KNĐMST. Bảng 3 dưới đây tổng hợp các nội dung chính sách mà thành phố Hồ Chí MInh đã thực hiện được. Bảng 3: Các chính sách hỗ trợ phát triển hệ sinh thái STT Nội dung chính sách hỗ trợ Tp HCM Kế hoạch hỗ trợ/hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST a Thành lập cơ quan liên ngành chuyên trách về khởi nghiệp ĐMST 1 Xây dựng và vận hành Cổng thông tin khởi nghiệp ĐMST địa phương a 2 Nâng cao năng lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST a) Đào tạo cho cá nhân, tổ chức khởi nghiệp ĐMST: - Đào tạo cơ bản về nhận thức KNĐMST tại viện nghiên cứu, trường đại học. aaa - Đào tạo nâng cao và đào tạo các kỹ năng khởi nghiệp ĐMST (ví dụ: mar- aa keting, sale, quản trị doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ). - Đào tạo khởi nghiệp ĐMST trong các tổ chức thúc đẩy kinh doanh. a b) Nâng cao năng lực cho huấn luyện viên khởi nghiệp. a c) Nâng cao năng lực cho các nhà đầu tư cho KNĐMST. 3 Xây dựng Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST tại các địa phương aaaa có tiềm năng phát triển hoạt động khởi nghiệp ĐMST 4 Tổ chức sự kiện Ngày hội khởi nghiệp công nghệ với quy mô quốc tế - Tổ chức các sự kiện liên vùng, liên trường về khởi nghiệp ĐMST. a 5 Triển khai Đề án Thương mại hóa công nghệ với quy mô dự án khoa học và a công nghệ cấp quốc gia đến năm 2020 6 Phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ hoạt động khởi nghiệp ĐMST aa 958
  17. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 7 Xây dựng chương trình truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ đầu tư cho khởi nghiệp và phổ biến, tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp thành công của Việt Nam - Thông tin kiến thức về hệ sinh thái ĐMST và các thành phần liên quan đến a các cấp lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương; - Thông tin thường xuyên đến được với các lãnh đạo/thư ký lãnh đạo trung a ương các cấp tỉnh về các hoạt động khởi nghiệp ĐMST ở Việt Nam; - Thông tin kiến thức về hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST và các thành phần aa liên quan, cơ chế chính sách, các cộng đồng khởi nghiệp ĐMST, cách thức truyền thông về khởi nghiệp ĐMST đến các nhà báo, phóng viên, biên tập viên; - Thông tin theo sự kiện liên quan đến khởi nghiệp ĐMST; aa - Truyền thông thông qua các mạng xã hội để thu hút được sự quan tâm của aa các đối tượng hữu quan 8 Kết nối các mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm của a Việt Nam với khu vực và thế giới; kết nối và hỗ trợ một phần kinh phí để doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST tham gia các khóa huấn luyện tập trung ngắn hạn tại một số tổ chức thúc đẩy kinh doanh uy tín ở nước ngoài 9 Giới thiệu đối tác, nhà đầu tư, hỗ trợ thủ tục nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước thông qua các đại diện khoa học và công nghệ, đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài tiếp cận thị trường nước ngoài 10 Khuyến khích sử dụng các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, a thành phố trực thuộc Trung ương và của doanh nghiệp để tài trợ, hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, thử nghiệm thị trường, cho vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi, góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST 11 Nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật a cần thiết để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp ĐMST Hệ sinh thái KN ĐMST của một địa phương được xếp vào một trong bảy cấp độ nếu thỏa mãn tất cả những tiêu chí điều kiện của cấp độ đó, nếu không đạt đầy đủ thì sẽ được xếp ở cấp độ thấp hơn. Bảng 4 là kết quả xếp hạng tổng hợp của thành phố Hồ Chí Minh. Có thể thấy, thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành những không gian làm việc chung và những khu vực cơ sở vật chất kỹ thuật có uy tín và mạng lưới kết nối khu vực, có sự tham gia chủ động của cộng đồng doanh nhân và mở rộng hoạt động tới các nhóm thiểu số và tăng tính đa dạng (như phụ nữ, thanh niên là học sinh, sinh viên). Thành phố là nơi diễn ra các sự kiện KNĐMST có quy mô lớn, thu hút nhiều nhà sáng lập và diễn giả uy tín, thông qua đó cổ vũ các khởi nghiệp địa phương thông qua những câu chuyện. Dân số đô thị trẻ tuổi ngày càng thể hiện 959
  18. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 ý thức về cá nhân và ý thức vì cộng đồng, trân trọng sức mạnh và tài sản của cộng đồng. Chính quyền địa phương, thông qua hội nghị cấp cao giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng và những người có liên quan đã thể hiện sự tham gia nhiệt tình với những khẩu hiệu mạnh mẽ. Các tổ chức và chương trình tăng tốc tại hai thành phố đã có hoạt động kêu gọi vốn tích cực, và đây cũng là hai địa điểm tập trung nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế và nội địa có uy tín. Bảng 4: Xác định thực trạng hệ sinh thái KNĐMST của Thành phố Hồ Chí Minh Mức độ Tên gọi Thành phố 1 Hệ sinh thái mới hình thành 2 Hệ sinh thái cơ bản 3 Hệ sinh thái tăng tốc Tp. Hồ Chí Minh 4 Hệ sinh thái đã hình thành 5 Hệ sinh thái hoạt động hiệu quả 6 Hệ sinh thái phát triển 6 Hệ sinh thái triển vọng Tổng hợp đánh giá hiện trạng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST dựa theo 11 nội dung hướng dẫn của Đề án 844 cho thấy các khoảng trống chung của Thành phố Hồ Chí Minh là: - Nâng cao năng lực cho các nhà đầu tư cho KNĐMST. - Giới thiệu đối tác, nhà đầu tư, hỗ trợ thủ tục nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước thông qua các đại diện khoa học và công nghệ, đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài tiếp cận thị trường nước ngoài. 4.4. Những hạn chế của chính sách hỗ trợ KNĐMST của Thành phố Hồ Chí Minh Nhìn chung, thời gian qua, Tp. Hồ Chí Minh đã có nhiều chính sách thiết thực nhằm góp phần khuyến khích, thúc đẩy phát triển ý tưởng khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp. Thành phố cũng đã cụ thể hóa chính sách thành các chương trình hỗ trợ ý tưởng, doanh nghiệp khởi nghiệp. Hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn thành phố cũng đã đạt được kết quả khả quan, bức tranh hệ sinh thái khởi nghiệp của thành phố đang dần hình thành…đây là những tín hiệu đáng mừng cho thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cho khởi nghiệp sáng tạo của thành phố phải đối mặt như: Đầu tiên, đa số các start up có quy mô nhỏ, nằm ở giai đoạn hạt giống cần hỗ trợ ươm tạo khả năng tăng trưởng đột phá không cao. Đi liền đó là việc điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ vẫn chưa thực sự tạo ra cú hích mạnh cho hoạt động khởi nghiệp, các chính sách hiện chưa theo kịp với sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp. Điều này dẫn đến việc các start up giỏi chuyển hướng sang các nước có chính sách thông thoáng hơn để thành lập doanh nghiệp. Thiết nghĩ, để đạt được mục tiêu trở thành thành phố khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo dẫn đầu khu vực Đông 960
  19. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh sẽ còn cả một đoạn đường khá dài phía trước, cần có những chính sách mạnh mẽ như một cú hích lớn hơn, mạnh hơn cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của thành phố. Thứ hai, các chính sách đều nhằm mục tiêu cụ thể hóa, thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển hoạt động khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên, các mục tiêu này chỉ mang tính định hướng, không ràng buộc trách nhiệm của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào, cũng không có biện pháp xử lý nào trong trường hợp không đạt được mục tiêu. Thứ ba, về phía các tài trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp, các thủ tục hành chính còn phức tạp, nhiều sở ban ngành chưa hỗ trợ đồng bộ cũng đang là hạn chế lớn cho hoạt động khởi nghiệp của doanh nghiệp. Thứ tư, các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cho các nhà đầu tư đổi mới sáng tạo vẫn chưa được thành phố chú trọng so với các hoạt động đào tạo khác. Đây là khoảng trống trong chính sách mà Tp. Hồ Chí Minh cần quan tâm. Thứ năm, hoạt động giới thiệu đối tác, nhà đầu tư, hỗ trợ thủ tục nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước thông qua các đại diện khoa học và công nghệ, đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài tiếp cận thị trường nước ngoài còn khiêm tốn so với tiềm năng. 5. Kết luận và kiến nghị Với sự phát triển toàn diện các chính sách hỗ trợ, thành phố Hồ Chí Minh đã có được một hệ sinh thái KNĐMST với tương đối đầy đủ các cấu phần cơ bản nhất. Mục tiêu tiếp theo sẽ là phát triển các cấu phần này lên một trình độ mới đòi hỏi sự hỗ trợ thực chất. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của các chính sách được đề ra như sau: Một là, để tăng hiệu quả cho hệ sinh thái khởi nghiệp, thành phố cần có cơ chế tài chính để thu hút vốn, giúp doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển. Các thủ tục chấp nhận đầu tư thành lập quỹ và thủ tục công nhận quỹ đầu tư phải được thuận lợi hơn. Một yếu tố quan trọng nhất là thành phố cần sớm hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động song song với quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân. Riêng với chính sách thuế, cần thiết phải miễn thuế doanh nghiệp khởi nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp này. Hai là, cần tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, kết nối thị trường, đầu tư, công nghệ mới… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển. Thành phố cần định hướng lại lĩnh vực khởi nghiệp. Theo đó, khởi nghiệp gắn với công nghệ thông tin, công nghiệp có giá trị gia tăng cao và ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo… Đây được xem là những ngành tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng cao và có khả năng làm thay đổi giao diện kinh tế của quốc gia. Ba là, phải rà soát, tổng hợp đề xuất việc sửa đổi, thay thế hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật để vừa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống, vừa hỗ trợ hiệu quả cho KNĐMST. Song song với đó cần có những chương trình cụ thể giúp hình thành và phát triển những khởi nghiệp mới, trong đó, việc quan trọng nhất là thiết lập các cơ chế tài chính để tham gia cùng khối đầu tư tư nhân vào khởi nghiệp, theo mô hình mà nhiều quốc gia đã thực hiện rất 961
  20. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 thành công. Các chính sách hỗ trợ cần phải đồng bộ từ miễn giảm thuế, phí, lệ phí đất, quy hoạch hỗ trợ KNĐMST, quy hoạch chi tiết về việc thành lập quỹ đầu tư cho KNĐMST… Bốn là, cần có những quy định pháp lý thực sự cụ thể hơn về gọi vốn, giúp các khởi nghiệp có thể tiếp cận được và dễ dàng đón nhận vốn của các nhà đầu tư. Năm là, đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp tại cơ quan, đơn vị cũng như trên cổng thông tin điện tử của bộ, ban ngành và địa phương, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho các startup. Sáu là, nâng cao vai trò của các cơ quan chuyên trách để làm cầu nối hỗ trợ, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Đẩy mạnh các hoạt động liên kết giữa các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu với các KNĐMST để ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao. Tiếp tục phát huy vai trò cầu nối của Sở Khoa học và Công nghệ, bên cạnh đó thúc đẩy phát triển các tác trung tâm, sàn kết nối cung cầu về công nghệ, thông qua việc tổ chức các hội thảo, diễn đàn, hội chợ kết nối công nghệ. Cuối cùng, những rào cản startups tham gia mua sắm công tại Việt Nam là rất lớn, nhưng Chính phủ hoàn toàn có thể mở rộng cánh cửa này, trở thành những khách hàng đầu tiên. Điều này vừa giúp đạt mục tiêu cung cấp dịch vụ công vượt trội cho người dân, vừa tạo ra sự hỗ trợ thiết thực nhất và thể hiện sự cam kết cao nhất đối với các KNĐMST. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bá Tân (2020), “Sức bật KNĐMST”, Báo SGGP. Khai thác từ https://www.sggp.org.vn/suc-bat-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-667548.html.. Bendis, R.A. (2011). European Technology Forum 2011: Pre-Commercial Procurement, an Instrument for Creating Innovation, Austria. Bossink, B.A. G. (2002). A Dutch public–private strategy for innovation in sustainable construction. Construction Management and Economics, 20, 633–642. Bộ Khoa học và Công nghệ. (2017). Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” Kèm theo Công văn số 1919/BKHCN-PTTTDN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 13 tháng 6 năm 2017. Hà Nội: Bộ Khoa học và Công nghệ. Bộ Khoa học công nghệ và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2017). Chương trình Phối hợp hoạt động giai đoạn 2017-2020 giữa Bộ KH&CN và UBND TPHCM số 2459/CTr- UBNDTPHCM-BKHCN (Chương trình 2459). Hương Thảo (2020), “Thúc đẩy hoạt động KNĐMST”, Khai thác từ https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/thuc-day-hoat-dong-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao- 1491865729. Krippendorff, K. a. (2013). Content analysis: an introduction to its methodology (Third ed.). 962
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
123=>0