intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng động cơ làm việc của giáo viên trường trung học phổ thông ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tìm hiểu nguồn gốc của các động cơ làm việc và cung cấp cho giáo viên những điều kiện làm việc cần thiết, để họ tiếp tục phấn đấu đạt được kết quả giáo dục tốt hơn cũng như cảm thấy hài lòng và gắn bó với nghề dạy học, với nơi công tác là hữu ích cho các cán bộ quản lý nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng động cơ làm việc của giáo viên trường trung học phổ thông ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

  1. THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ Nguyễn Tân1 Tóm tắt Động cơ làm việc của giáo viên có vai trò quan trọng, thúc đẩy giáo viên tích cực và đạt kết quả giáo dục cao hơn. Tuy nhiên, động cơ làm việc của các giáo viên khá đa dạng và xuất phát từ những nhu cầu khác nhau của mỗi cá nhân. Vì vậy, tìm hiểu nguồn gốc của các động cơ làm việc và cung cấp cho giáo viên những điều kiện làm việc cần thiết, để họ tiếp tục phấn đấu đạt được kết quả giáo dục tốt hơn cũng như cảm thấy hài lòng và gắn bó với nghề dạy học, với nơi công tác là hữu ích cho các cán bộ quản lý nhà trường. Từ khoá: Động cơ; Động cơ làm việc của giáo viên; Giáo viên trường trung học phổ thông. 1. Mở đầu Nghiên cứu về động cơ làm việc và tạo động cơ làm việc cho giáo viên luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu, bởi vai trò quan trọng của động cơ làm việc của giáo viên đối với tạo động cơ học tập cho người học, giúp giáo viên tìm thấy hạnh phúc nghề nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục (Richardson và Watt, 2010). Một trong những lý thuyết ra đời sớm nhất và có ảnh hưởng đến tạo động cơ cá nhân là học thuyết về thứ bậc nhu cầu của A. Maslow (1943). A. Maslow cho rằng, tất cả mọi người đều có các nhu cầu cơ bản, nên các nhà lãnh đạo, quản lý có thể tạo động cơ cho nhân viên thoả mãn nhu cầu cá nhân bằng cách tạo điều kiện để nhân viên tham gia và liên tục thực hiện những hành vi cần thiết hướng tới hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. A. Maslow phân chia nhu cầu của con người theo các thang đo từ thấp đến cao gồm: nhu cầu cơ bản sinh học, nhu cầu an toàn, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu tôn trọng và nhu cầu khẳng định bản thân. Ông nhấn mạnh nhu cầu cho dù được thỏa mãn hay không cũng chi phối hành vi của con người, trở thành cái thúc đẩy hoặc làm thay đổi hành vi, thái độ của con người. [1] Trên cơ sở kế thừa quan điểm của A. Maslow, Clayton P. Alderfer (1969) đã cụ thể hóa và đề xuất Thuyết tạo động cơ ERG (Nhu cầu tồn tại - quan hệ - phát triển). Nhu cầu tồn tại (Existence) bao gồm nhu cầu cơ bản theo thuyết A. Maslow, cộng thêm một số nhân tố như mức phụ cấp công tác, điều kiện công việc, lương bổng… Nhu cầu quan hệ (Relatedness) là nhu cầu về các quan hệ liên nhân cách giữa cá nhân với tổ chức, các thành viên khác 1 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế; Email: tann@hue.edu.vn.
  2. Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 535 với gia đình, bạn bè… Nhu cầu phát triển (Growth) mong muốn sáng tạo và đổi mới có tác động tích cực đến hoạt động của tổ chức. Đây chính là nhu cầu được thể hiện mình trong môi trường sống. [4] Như vậy, có thể quan niệm, động cơ làm việc của giáo viên là những yếu tố có tính cá nhân thúc đẩy mỗi giáo viên tích cực làm việc để đạt được kết quả giáo dục/ thành tích tốt hơn, có tác động tích cực đến kết quả giáo dục của nhà trường. Nghiên cứu này dựa trên hệ thống nhu cầu của A. Maslow để thiết kế các chỉ báo về nhu cầu thúc đẩy giáo viên trường THPT tích cực làm việc, từ đó đo lường và xác định các nhu cầu làm việc được xếp hạng quan trọng nhất để tìm kiếm những động cơ làm việc phổ biến của giáo viên. Việc đo lường được các động cơ làm việc sẽ giúp các cán bộ quản lý nhà trường THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có cơ sở khoa học để tìm kiếm các biện pháp tạo động cơ cho cho giáo viên để họ tiếp tục phấn đấu đạt được thành tích trong công việc cũng như cảm thấy hài lòng và gắn bó với nghề dạy học và nhà trường. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này triển khai đo lường để tìm kiếm các động cơ làm việc phổ biến nhất của giáo viên trường THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Mẫu khảo sát được lựa chọn là 203 giáo viên THPT và cán bộ quản lý đang làm việc tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, đại diện cho 3 loại trường thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, khá thuận lợi và khó khăn (Trường THPT Chuyên Quốc học Huế: 131 người, Trường THPT Phú Bài: 47 người, trường THPT Nam Đông: 25 người). Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp thống kê toán học, phỏng vấn sâu. Công cụ khảo sát được xây dựng gồm 06 nội dung với 60 items, gồm 05 nhóm nhu cầu thúc đẩy giáo viên làm việc và 01 nhóm các nội dung về công việc, về nghề nghiệp được giáo viên cảm nhận. Độ tin cậy của các thang đo được tính toán và cho kết quả cụ thể như sau: Thang đo về nhu cầu cơ bản, hệ số Cronbach Alpha = 0,718. Thang đo về nhu cầu an toàn, hệ số Cronbach Alpha = 0,684. Thang đo về nhu cầu được tôn trọng, hệ số Cronbach Alpha = 0,810. Thang đo về nhu cầu được khẳng định bản thân, Cronbach Alpha = 0,880. Ngoài ra, thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của giáo viên (66 item) cũng được tính toán độ tin cậy, hệ số Cronbach Alpha = 0,951. Như vậy, các thang đo được sử dụng đều có hệ số tin cậy cao. Trong thang đo về nhu cầu cơ bản, item số 7 (công việc không vất vả) có hệ số tương đối thấp: 0,571. Vì đây là thang đo mới, mặt khác hệ số tin cậy cũng gần ở mức 0,6 nên nghiên cứu tiếp tục sử dụng trong phân tích kết quả. 3. Kết quả nghiên cứu Dựa trên lý thuyết hệ thống nhu cầu của A. Maslow để tìm kiếm động cơ làm việc của giáo viên, nghiên cứu chỉ lựa chọn những nhu cầu làm việc được xếp hạng quan trọng nhất (xếp thứ hạng 1).
  3. 536 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Kết quả khảo sát về động cơ làm việc xuất phát từ bậc nhu cầu cơ bản thể hiện ở Bảng 1: Bảng 1. Thực trạng động cơ làm việc chính xuất phát từ nhu cầu cơ bản của giáo viên trường THPT TT Nội dung đánh giá Số lượng Tỉ lệ% 1 Có thu nhập cơ bản để duy trì cuộc sống 122 61,6 2 Có thu nhập ổn định hàng tháng 80 40,8 3 Có thời gian chăm sóc gia đình 25 12,8 4 Có thu nhập để chi trả một phần cuộc sống 24 12,2 5 Có thời gian chăm sóc bản thân 12 6,1 6 Có thời gian làm công việc khác để tăng thu nhập 5 2,6 7 Công việc không vất vả 4 2,1 Bảng số liệu 1 cho thấy động cơ làm việc chính thúc đẩy các giáo viên trường THPT được khảo sát có sự phân hóa rõ nét và tập trung vào động cơ thu nhập. Ở góc độ thứ bậc, động cơ làm việc có tỷ lệ lựa chọn cao nhất gấp gần 30 lần động cơ làm việc có tỷ lệ lựa chọn thấp nhất (61,6 và 2,1%). Điều đó cho thấy tuy cùng là những động cơ làm việc thuộc về các nhu cầu cơ bản (sinh tồn, thu nhập, không vất vả…) nhưng các động cơ thúc đẩy giáo viên trường THPT là không giống nhau. Ở góc độ nội dung, hai item có tỷ lệ lựa chọn cao nhất đều liên quan đến thu nhập là“Có thu nhập cơ bản để duy trì cuộc sống” và “Có thu nhập ổn định hàng tháng” Tỷ lệ % tương ứng là 61,6 và 40,8. Có thể nói, trong điều kiện của người lao động nói chung và giáo viên nói riêng hiện nay, thu nhập vẫn là mối quan tâm chính của họ. Mặt khác, tỷ lệ rất thấp ở những động cơ như “Công việc không vất vả” (2,1%), “Có thời gian chăm sóc bản thân” (6,1%) khẳng định các giáo viên tham gia khảo sát không ngại vất vả, đặt mối quan tâm về công việc lên trên cá nhân. Để có cái nhìn sâu sắc hơn, đề tài phân tích trong số 12 giáo viên cho rằng nhu cầu cơ bản số 1 của họ là có thời gian chăm sóc bản thân, chỉ có 01 người có thời gian làm việc trong ngành dưới 10 năm; trong số 04 người lựa chọn công việc không vất vả là nhu cầu cơ bản số 1, không có ai có thâm niên công tác trong ngành giáo dục dưới 15 năm. Điều đó cho thấy, nhiệt huyết của các giáo viên với công việc của mình, đặc biệt là đối với các thầy cô trẻ tuổi. Kết quả phân tích này cũng đồng thời cho thấy việc quan tâm đúng mức đến thu nhập của giáo viên, đến sự ổn định trong cuộc sống để họ yên tâm dạy học là cần thiết. Tiếp theo việc nghiên cứu động cơ làm việc chính xuất phát từ nhu cầu cơ bản của các giáo viên, đề tài tiếp tục tìm hiểu về động cơ làm việc chính xuất phát từ nhu cầu an toàn của họ. Bảng số liệu 2 phản ánh kết quả nghiên cứu vấn đề này.
  4. Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 537 Bảng 2. Thực trạng động cơ làm việc chính xuất phát từ nhu cầu an toàn của giáo viên trường THPT TT Nội dung đánh giá Số lượng Tỉ lệ % 1 Nghề tương đối an toàn về tính mạng 101 53,2 2 Có điều kiện và trình độ giáo dục con cái 43 21,8 3 Môi trường làm việc không phức tạp 39 19,8 4 Có nơi đóng bảo hiểm để có lương hưu 34 17,3 5 Công việc ổn định, ít nguy cơ bị sa thải 30 15,3 6 Có thời gian chăm sóc và giáo dục con cái 26 13,2 7 Môi trường làm việc không độc hại 21 10,6 Môi trường làm việc ít đòi hỏi chi phí về điều kiện hỗ trợ 8 14 7,2 công việc 9 Môi trường làm việc ít áp lực cạnh tranh 11 5,5 Nhìn chung, có thể thấy kết quả không có tỷ lệ quá cao và có thể chia thành 3 nhóm với tỷ lệ lựa chọn tương đối gần nhau: nhóm thứ nhất chỉ gồm 1 item có tỷ lệ lựa chọn trên 50%, nhóm thứ hai là các item có tỷ lệ lựa chọn trên dưới 20% và nhóm thứ ba là những item có tỷ lệ lựa chọn dưới 10%. Trong nhóm 2, có thể thấy là các item đề cập nhiều đến môi trường làm việc và đặc thù của nghề nghiệp giáo viên như ít áp lực cạnh tranh, có điều kiện và trình độ để giáo dục con. Có thể nói nếu so sánh với các ngành nghề khác, ví dụ kinh doanh, thì áp lực cạnh tranh của giáo viên ít hơn hẳn. Mặt khác, đây cũng là công việc họ có thể dành thời gian, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp của mình để chăm sóc, nuôi dạy con cái. Vì vậy, những động cơ này có tỷ lệ lựa chọn có thứ bậc cao trong bảng số liệu nói trên cũng là điều dễ hiểu. Bảng 3. Thực trạng động cơ làm việc chính xuất phát từ nhu cầu xã hội của giáo viên trường THPT TT Nội dung đánh giá Số lượng Tỉ lệ % 1 Được làm việc với thế hệ trẻ 83 42,1 2 Môi trường làm việc văn minh, có văn hoá 69 34,8 Được làm việc với đồng nghiệp cùng trình độ đào tạo, 3 52 26,4 cùng chuyên môn 4 Môi trường làm việc có trình độ tri thức cao 37 18,7 5 Quan hệ giữa giáo viên và học sinh gần gũi, thân tình 33 16,8 6 Môi trường làm việc có nền nếp, kỷ luật 32 16,2 Công việc đem lại cơ hội hợp tác với đồng nghiệp 7 25 12,7 và các tổ chức giáo dục 8 Quan hệ giữa các giáo viên trong nhà trường gần gũi, chân tình 24 12,2 9 Quan hệ giữa các giáo viên trong nhà trường hợp tác, bình đẳng 21 10,6 Công việc đem lại cơ hội hợp tác với các cá nhân làm những công 10 16 8,2 việc phong phú khác biệt 11 Cập nhật được những thông tin và sự thay đổi trong ngành giáo dục 15 7,7 12 Quan hệ giữa lãnh đạo nhà trường và giáo viên gần gũi, đồng cảm 1 0,5
  5. 538 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Kết quả nghiên cứu về các động cơ làm việc chính xuất phát từ nhu cầu xã hội của giáo viên tiếp tục phản ánh xu hướng không có nội dung nào có tỷ lệ lựa chọn cao nổi bật (cao nhất chỉ 42%) và sự chênh lệch trong tỷ lệ lựa chọn giữa các nội dung là khá lớn. “Được làm việc với thế hệ trẻ” có tỷ lệ lựa chọn cao nhất trong Bảng số liệu 3. Như vậy, chính tâm huyết của giáo viên với thế hệ trẻ đã giúp các giáo viên được khảo sát gắn bó với nghề dạy học. Tiếp theo động cơ vì được làm việc với thế hệ trẻ, “Môi trường làm việc có văn hóa” được 34,8% khách thể đánh giá vị trí số 1 trong nhu cầu xã hội của họ. Kết quả phỏng vấn cho thấy sự phù hợp với kết quả điều tra bằng bảng hỏi, cả 03 tổ trưởng chuyên môn và 03 giáo viên của 03 trường THPT được phỏng vấn đều cho rằng bản thân yêu nghề, như cô H.T.N.D (giáo viên dạy môn Vật lý, Trường THPT Phú Bài) cho biết yêu nghề vì “chính vì học sinh THPT còn rất hồn nhiên, giáo viên hiểu sự ngỗ nghịch của học sinh vẫn giáo dục được, và có nhiều học sinh yêu thương giáo viên”. Tuy nhiên, các nội dung về quan hệ giữa các giáo viên và giữa giáo viên với lãnh đạo nhà trường chưa phải là yếu tố tạo được động cơ làm việc cho giáo viên. Đây chính là một vấn đề cần được các Ban Giám hiệu quan tâm trong xây dựng mối quan hệ trong nhà trường, coi đây là yếu tố thúc đẩy tạo động cơ làm việc cho giáo viên. Đây cũng là một trong ba thành tố của mô hình tạo động cơ làm việc ERG của Alderfer, bởi quan hệ công việc với đồng nghiệp, cấp trên và học sinh, cha mẹ học sinh đã đáp ứng nhu cầu cơ bản của cá nhân tại nơi làm việc. Đó cũng là nhận định của Paul Newton: “Mọi người có xu hướng cảm thấy bản thân tốt hơn khi họ nhận ra rằng những người khác cũng có ấn tượng tích cực về họ”. [4, 18] Một kết quả tiếp theo được khảo sát là động cơ làm việc xuất phát từ nhu cầu được tôn trọng của giáo viên. Về vấn đề này, một giáo viên trẻ dạy vật lý (Trường THPT Chuyên Quốc học Huế) chia sẻ cảm nhận: “Dường như ở khu vực nông thôn, người giáo viên được cộng đồng tôn trọng hơn, quan hệ giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, học sinh gần gũi hơn ở các khu vực thành thị”. Một kết quả khảo sát tiếp theo là xác định những động cơ làm việc chính xuất phát từ nhu cầu được tôn trọng trong công việc của các giáo viên trường THPT cho thấy: Bảng 4. Thực trạng động cơ làm việc chính xuất phát từ nhu cầu được tôn trọng trong công việc của các giáo viên trường THPT TT Nội dung đánh giá Số lượng Tỉ lệ% 1 Nghề được xã hội tôn trọng, kính trọng 133 67,5 2 Được học sinh tin tưởng, yêu mến 40 20,3 3 Nghề được xã hội coi mẫu mực về ứng xử 31 15,8 4 Nghề có uy tín xã hội 29 14,7 5 Được gia đình ủng hộ, tạo điều kiện 27 13,8 6 Nghề được cộng đồng, xã hội đánh giá cao về sự hiểu biết 24 12,2 7 Được BGH tôn trọng, tin tưởng 23 11,7
  6. Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 539 TT Nội dung đánh giá Số lượng Tỉ lệ% 8 Được đồng nghiệp tôn trọng 21 10,7 9 Được cha mẹ học sinh tin tưởng, tín nhiệm 19 9,8 10 Được cha mẹ học sinh tôn trọng 18 9,2 11 Nghề có vị thế trong xã hội 16 8,2 12 Nghề thuộc tầng lớp tinh hoa của xã hội 15 7,7 Trong số các item kể trên, “Nghề được xã hội tôn trọng” có tỷ lệ lựa chọn thứ bậc 1 cao nhất (67,5%), bởi nói chung trong nhận thức và tình cảm của xã hội, với đặc thù nghề nghiệp là hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người, nghề giáo viên luôn được coi là một nghề cao quý và được tôn trọng. “Được học sinh tin tưởng, yêu mến” là động cơ thúc đẩy giáo viên làm việc có tỷ lệ lựa lựa chọn caothứ 2 (20,3%). Điều này một lần nữa cho thấy người giáo viên luôn gắn với thế hệ trẻ cũng như tình cảm mà thế hệ trẻ, học trò dành cho người dạy dỗ mình luôn chiếm vị trí quan trọng trong tình cảm, động cơ làm việc của họ. Đề tài cũng đã tính quan hệ chéo giữa hai item “Được học sinh tin tưởng, yêu mến” và “Được làm việc với thế hệ trẻ” ở bảng số liệu trên. Kết quả cho thấy trong số 40 giáo viên lựa chọn động cơ làm việc quan trọng nhất là “Được học sinh tin tưởng yêu mến”, thì có tới 26/40 giáo viên này (chiếm 65%) xác định cả động cơ “Được làm việc với thế hệ trẻ” đồng thời cũng là động cơ làm việc quan trọng nhất của họ. Điều đó cho thấy tầm quan trọng và thứ bậc cao nhất của động cơ làm việc vì được cùng hoạt động, được yêu thương, tôn trọng từ phía học sinh đối với các giáo viên. Tuy nhiên, một lần nữa kết quả điều tra cho thấy, có tỷ lệ khá thấp (
  7. 540 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TT Nội dung đánh giá Số lượng Tỷ lệ % 7 Được lãnh đạo nhà trường đánh giá đúng, khách quan 21 10,8 8 Nghề đem lại nhiều cơ hội phát triển ý tưởng mới, sáng tạo 18 9,1 9 Nghề được khẳng định giá trị bản thân trong cộng đồng nghề nghiệp 17 8,6 10 Nghề có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp 16 8,2 11 Muốn khẳng định bản thân trong xã hội cộng đồng và lĩnh vực chuyên môn 15 7,7 12 Được đồng nghiệp đánh giá đúng, thừa nhận 15 7,7 Nghề được khẳng định giá trị bản thân trong cộng đồng dân cư nơi sinh 14 7,1 13 sống và làm việc 14 Có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp 11 5,6 Cũng như các nhu cầu xã hội hay nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu khẳng định bản thân là nhu cầu có thứ bậc cao trong các nhu cầu của con người. Ở đó, người ta không chỉ tập trung vào sự tồn tại và an toàn của bản thân mà còn hướng tới những giá trị xã hội, giá trị nghề nghiệp khác. Từ góc nhìn này, có thể thấy item có tỷ lệ giáo viên đánh giá ở vị trí số 1 nhiều nhất là “Ý thức về vai trò, sứ mệnh của người giáo viên” (63,3%) là hoàn toàn dễ hiểu. Cũng từ quan điểm này, sứ mệnh và vai trò lớn nhất của giáo viên là “góp phần nâng cao trình độ dân trí”, một cách diễn đạt cụ thể hơn vai trò, sứ mệnh nói trên, được 34% số khách thể lựa chọn là động cơ quan trọng nhất thúc đẩy họ làm việc, là để khẳng định giá trị bản thân của họ. Để có cái nhìn đầy đủ, khái quát nhất, căn cứ vào phân phối chuẩn với Tỷ lệ % từ trung bình trở lên chiếm trên 30% số giáo viên được khảo sát, nghiên cứu này tiếp tục xác định những động cơ làm việcphổ biến nhất của giáo viên THPT tỉnh Thừa Thiên - Huế, kết quả thu được thể hiện ở Bảng 6: Bảng 6. Tổng hợp các động cơ làm việc phổ biến nhất của các giáo viên trường THPT tỉnh Thừa Thiên - Huế Thứ bậc Động cơ làm việc phổ biến nhất Số lượng Tỷ lệ % 1 Nghề được xã hội tôn trọng, kính trọng 133 67,5 2 Ý thức về vai trò, sứ mệnh của người giáo viên 124 63,3 3 Có thu nhập cơ bản để duy trì cuộc sống 122 61,6 4 Nghề tương đối an toàn về tính mạng 101 53,2 5 Được làm việc với thế hệ trẻ 83 42,1 6 Có thu nhập ổn định hàng tháng 80 40,8 7 Môi trường làm việc văn minh, có văn hoá 69 34,8 8 Nghề góp phần nâng cao trình độ dân trí 67 34,0 Kết quả thể hiện ở bảng số liệu 6 trên cho thấy động cơ làm việc phổ biến nhất hiện nay của các giáo viên trường THPT được khảo sát là “Nghề được xã hội tôn trọng, kính trọng”, đây cũng là động cơ thuộc về vị trí cao nhất trong thang bậc nhu cầu của con người theo Thuyết nhu cầu của Maslow. Với đặc thù nghề nghiệp, truyền thống tôn sư trọng đạo trong
  8. Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 541 văn hóa Việt, người giáo viên luôn ý thức được vai trò, sứ mệnh của mình và sự tôn trọng, thừa nhận của xã hội đối với nghề nghiệp của giáo viên là điều quan trọng nhất với họ. Bên cạnh đó, với điều kiện thu nhập hiện nay của đa số giáo viên thì động cơ làm việc để có thu nhập thường xuyên, ổn định để duy trì cuộc sống cũng được đa số giáo viên khẳng định (61,6% và 40,8%). Kết quả này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu đã được thừa nhận rộng rãi về động cơ làm việc, đó là thu nhập chưa khi nào là động cơ quan trọng nhất đối với người lao động trong hệ thống động cơ của họ, như Paul Newton khẳng định: “Chắc chắn, tiền lương là lý do họ đến cơ quan mỗi sáng, nhưng một phần thưởng có giá trị dưới dạng thành tích khi một nhân viên được khuyến khích làm điều gì đó còn được đón nhận hơn” [4, 15]. Kết quả nghiên cứu như vậy cũng đồng thời chỉ ra một mặt là cách nhìn nhận, ứng xử từ phía xã hội, mặt khác đòi hỏi mỗi người giáo viên phải luôn ý thức về vị thế của mình để ứng xử một cách chuẩn mực, mô phạm nhằm xây dựng hình ảnh tích cực của mình trong sự thừa nhận của học trò và xã hội. Ngoài ra thì động cơ làm việc được hình thành từ việc các nhà trường quan tâm tới xây dựng môi trường sư phạm với các giá trị như văn minh, có văn hoá, thân thiện và hiệu quả trong dạy và học cũng là những động cơ khá phổ biến thúc đẩy giáo viên làm việc. Để có thêm thông tin về bức tranh thực trạng động cơ làm việc của giáo viên trường THPT, nghiên cứu này tiếp tục đo lường một số cảm nhận của giáo viên về sự gắn bó với công việc, với nghề nghiệp, kết quả thu được thể hiện ở Bảng 7: Bảng 7. Cảm nhận của giáo viên với nghề nghiệp, công việc tại nhà trường THPT đang công tác ĐTB mức độ tán Độ lệch TT Nội dung đánh giá Số lượng thành chuẩn (SD) 1 Cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại 196 4.3520 .69691 2 Muốn gắn bó lâu dài với nghề dạy học 194 4.4845 .68460 3 Muốn gắn bó lâu dài với nhà trường đang công tác 195 4.5282 .72009 4 Mong muốn phát triển nghề nghiệp 194 4.4948 .64581 Mong muốn xã hội đồng cảm với đặc thù và khó 5 194 4.5000 .68477 khăn của nghề dạy học 6 Mong muốn đủ thu nhập để yên tâm làm việc 196 4.6378 .64562 Kết quả này cho thấy, cảm nhận gắn bó của giáo viên với nghề nghiệp, với nhà trường đang công tác khá cao, điểm trung bình từ 4.6378 đến 4.3520 (độ lệch chuẩn từ .64562 đến .72009), cho thấy tín hiệu khá tích cực từ phía giáo viên trong công việc. Sự khẳng định “Muốn gắn bó lâu dài với nhà trường đang công tác” (ĐTB = 4.5282, sd = .72009) và “Cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại hiện nay” (ĐTB = 4.3520, sd = .69691) cho thấy sự ổn định về động cơ làm việc của giáo viên được khảo sát. Tuy nhiên, cũng cần nhìn thấy sự băn khoăn, chưa yên tâm của giáo viên trong điều kiện làm việc hiện tại với “Mong muốn đủ thu nhập để yên tâm làm việc” (ĐTB = 4.6378, sd = .64562) và “Mong muốn xã hội đồng cảm với đặc thù và khó khăn của nghề dạy học” (ĐTB = 4.5000, sd = .68477). Đây là bài toán đặt ra đối với Ban Giám hiệu các trường THPT và cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng và
  9. 542 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN thực hiện cơ chế, chính sách đãi ngộ và điều chỉnh nhận thức của xã hội để giáo viên có điều kiện làm việc thuận lợi và tích cực hơn. Những vấn đề đặt ra: Tạo động cơ làm việc cho giáo viên trong điều kiện làm việc ngày càng đòi hỏi cao của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập; việc chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, sự gia tăng của ứng dụng kỹ thuật số vào dạy học, giáo dục và quản lý nhà trường, sự tôn trọng của học sinh và cha mẹ học sinh, cộng đồng đối với giáo viên, sự chưa hợp lí về chế độ chính sách là những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, nhằm giúp hiệu trưởng trường THPT vận dụng các lý thuyết tạo động cơ làm việc cho giáo viên vào thực tế của nhà trường, địa phương mình cho phù hợp và khả thi. Kết luận Kết quả nghiên cứu chỉ ra hiện nay, động cơ làm việc của giáo viên trường THPT của tỉnh Thừa Thiên - Huế khá đa dạng, phù hợp với quy luật chung. Giáo viên đa số mong muốn gắn bó với nghề, với nhà trường, với học sinh, động cơ thúc đẩy giáo viên làm việc do sự thừa nhận của xã hội về vai trò quan trọng của nghề dạy học và giáo viên nhận thức được sứ mệnh giáo dục thế hệ trẻ của mình. Tuy nhiên, cần có những biện pháp để tạo ra mối quan hệ gắn bó hơn trong tập thể sư phạm, điều kiện làm việc thuận lợi hơn, sự đồng thuận và tôn trọng cần thiết từ cha mẹ học sinh và cộng đồng, sự tạo điều kiện về chính sách, đặc biệt là về tăng thu nhập, để giáo viên củng cố và phát triển động cơ làm việc bền vững hơn. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên) (2018), Ứng dụng Tâm lý học trong quản lý giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Anita Woolfolk Hoy (2008), What motivates teachers? Important work on a complex question, Learning and Instruction 18. 3. Muhammad Tayyab Alam & Sabeen Farid (2011), Factors affectingteachersmotivation, International Journal of Business and Social Science, Vol. 2 No. 1. 4. Paul Newton, Top 5 Motivation Theories, free online Library for Managers, ebook (10/10/2019).
  10. Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 543 REALITY ABOUT MOTIVATION OF HIGH SCHOOL TEACHERS IN THUA THIEN HUE PROVINCE Nguyễn Tân1 Abstract Motivation of teachers plays a crucial role in driving teachers to work in a positive manner and achieve better educational outcomes. However, motivation of teachers varies and stems from different personal needs. Therefore, looking into the roots of their motivation and providing teachers with necessary working conditions is vital to helping them striving towards better educational outcomes and satisfied with teaching as their profession, which can help them stay committed and contribute to their workplace in a way, that is helpful for manager. Keywords: Motivation; Teachermotivation; High school teachers. 1 Thua Thien - Hue Department of Education and Training; Email: tann@hue.edu.vn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1