intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng giảng dạy môn Lý thuyết dịch cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết chủ yếu quan sát, phân tích về thực trạng dạy và học môn Lý Thuyết Dịch cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Đồng thời đưa ra một số đề xuất hỗ trợ cho quá trình giảng dạy môn học này đến sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy và học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng giảng dạy môn Lý thuyết dịch cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một

  1. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT DỊCH CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Phạm Thị Ánh Tuyết 1, Hán Nữ Hồng Linh 1 1. Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Lý thuyết dịch là một môn học quan trọng và cần thiết trong chương trình học ngành. Ngôn ngữ Trung Quốc Trường Đại học Thủ Dầu Một. Đặc thù của môn học này là cung cấp nền tảng kiến thức lý thuyết từ cơ bản đến chuyên sâu cho người học nhằm nâng cao hiệu quả và kỹ năng dịch. Đồng thời đây cũng là một môn học quan trọng xây dựng nền móng cho môn Dịch được áp dụng trong chương trình học của năm thứ tư. Vì đặc tính chuyên sâu lý thuyết nên khiến người dạy và người học gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là trong việc tìm ra được phương pháp giảng dạy phù hợp. Bên cạnh giảng dạy lý thuyết đơn thuần thì sinh viên rất khó nắm bắt được kiến thức. Thực trạng khả năng phân tích, nắm lý thuyết và vận dụng vào quá trình dịch của sinh viên vẫn còn rất kém. Chính vì lý do này, việc tìm hiểu thực trạng và áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp là rất quan trọng. Bài viết chủ yếu quan sát, phân tích về thực trạng dạy và học môn Lý Thuyết Dịch cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Đồng thời đưa ra một số đề xuất hỗ trợ cho quá trình giảng dạy môn học này đến sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy và học. Từ khóa: Lý thuyết dịch, phương pháp giảng dạy Lý thuyết dịch 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Học ngoại ngữ chẳng hạn như tiếng Trung là một quá trình tích lũy lâu dài. Trong quá trình học ngoài việc học thuộc từ vựng, ngữ pháp để giao tiếp thì việc vận dụng để dịch cũng là một vấn đề lớn và tương đối khó khăn đối với sinh viên. Vì thế việc giảng dạy lý thuyết biên phiên dịch nhằm đáp ứng tốt những nhu cầu về chất lượng cũng là một vấn đề đáng được quan tâm và phát triển. Hiện nay việc giảng dạy môn Lý thuyết dịch Tiếng Trung vẫn chưa được nghiên cứu sâu rộng, như các vấn đề liên quan đến mục tiêu, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy nếu không căn cứ hoặc dựa trên những cơ sở lý thuyết vững chắc, chỉ tập trung vào truyền đạt kinh nghiệm sẽ khiến giáo viên gặp nhiều trở ngại khi đưa ra phương pháp giảng dạy hiệu quả. Ngoài ra, nếu chỉ áp dụng máy móc các phương pháp giảng dạy của các cơ sở đào tạo lý thuyết biên phiên dịch là rất khó bởi sự chênh lệch ở cấp độ đào tạo và trình độ người học và mục tiêu đào tạo. Môn Lý thuyết dịch sẽ giúp sinh viên sẽ nắm bắt phương pháp dịch một cách có kiến thức chứ không phải là theo bản năng, theo suy đoán. Do đó chương trình đào tạo có môn học Lý thuyết dịch sẽ trang bị cho sinh viên những nguyên tắc, lý luận cơ bản nhất, rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng dịch cần thiết cho giai đoạn phiên dịch sau này. Vậy nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số vấn đề liên quan đến giảng dạy môn Lý thuyết dịch và đưa ra một số đề xuất liên quan đến phương pháp giảng dạy có thể phù hợp với đối tượng người học và chương trình đào tạo của ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ở Trường Đại học Thủ Dầu Một. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Cùng với sự tiến bộ của văn hóa xã hội, sự trao đổi chính trị, kinh tế và văn hóa của thế giới ngày càng trở nên phát triển, khoa học công nghệ cũng đang phát triển theo từng ngày, dịch thuật nhiều ngôn ngữ khác nhau cũng đã và đang trở thành xu hướng mà thế giới đang hướng đến. 672
  2. Dịch thuật là một phương thức quan trọng để truyền đạt tư tưởng và thúc đẩy trao đổi chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ của các dân tộc với nhau. Trong quá trình học và nghiên cứu ngoại ngữ, dịch thuật vẫn là một trong những phương pháp học ngoại ngữ quan trọng, là môn học tìm hiểu mối quan hệ tương ứng giữa hai ngôn ngữ. Như ông 朱光潜(Zhu Guanqian) đã nói: "Dịch thuật là cách học ngoại ngữ hiệu quả nhất. Nó có thể rèn luyện chúng ta tính cẩn thận, nâng cao khả năng nhạy cảm với ngôn ngữ và giúp chúng ta hiểu rõ văn bản gốc." Theo 现代汉语词典 (Từ điển tiếng Trung hiện đại) giải thích dịch thuật là: dùng ngôn ngữ khác để diễn đạt ý nghĩa của ngôn ngữ này (nó cũng đề cập đến việc biểu đạt các phương ngữ với tiếng phổ thông, phương ngữ với phương ngữ trong một quốc gia, ngôn ngữ cổ với ngôn ngữ hiện đại và ngược lại ) ; dùng ngôn ngữ để biểu đạt các ngôn ngữ ký hiệu hoặc số. E.A, Eugene A.Nida (1969) định nghĩa dịch là thiết lập sự tương đương một cách tự nhiên, sát thực từ nội dung đến hình thức giữa văn bản gốc và bản dịch. J.C.Catford (1994) cho rằng dịch là một quá trình thay thế một văn bản từ ngôn ngữ này bằng một ngôn ngữ khác. Wolfram Wells (1982) đã chỉ ra bản chất của dịch thuật là hoạt động truyền bá và trao đổi thông tin, nhằm đảm bảo sự tương đương về thông tin văn hóa giữa bản dịch và bản gốc. Theo cách giải thích này, chúng ta có thể đưa ra một số lý thuyết về định nghĩa dịch thuật như sau: “Dịch thuật là một hoạt động ngôn ngữ sử dụng một ngôn ngữ khác để thể hiện lại một cách chính xác và đầy đủ nội dung tư duy của ngôn ngữ gốc”. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp như sau: Phương pháp quan sát, phân tích đánh giá quá trình học của sinh viên năm 3 chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một. Thông qua quá trình dạy vả quan sát việc học của sinh viên để hiểu rõ hơn nguyên nhân và phân tích các vấn đề trong đó. Phương pháp tổng hợp, sắp xếp, chọn lọc các dữ liệu cũng được sử dụng trong bài viết để thông qua những đặc điểm chung của các phương pháp giảng dạy tiến hành đánh giá tổng hợp, chọn lọc dựa trên mục tiêu giảng dạy mang lại hiệu quả cao hơn. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Một số vấn đề liên quan đến giảng dạy môn Lý thuyết dịch 4.1.1 Về đối tượng học Hiện tại môn Lý thuyết dịch đang được áp dụng vào chương trình giảng dạy cho sinh viên năm thứ ba chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một. Ở giai đoạn này sinh viên đã được học các môn ở trình độ nâng cao, kỹ năng nghe nói đọc viết của sinh viên đã nằm ở trình độ trung cấp. Vì vậy việc áp dụng môn học này hoàn toàn phù hợp với năng lực, khả năng nhận thức và tiếp cận của sinh viên. Nhưng vì môn học mang tính chất lý thuyết, học thuật cao nên sinh viên khó tiếp cận, khó tiếp thu kiến thức. Đồng thời chưa vận dụng được vào thực hành dịch. Dẫn đến, hiệu quả giảng dạy và học tập bị hạn chế. Một số sinh viên có động lực học tập thấp đối với môn học này, do không thấy được sự áp dụng ngay lập tức trong thực tiễn hoặc không hiểu rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của lý thuyết dịch với công việc sau này. Mặt bằng kiến thức chung của sinh viên không đồng đều ảnh hưởng đến việc truyền tải thông tin của giảng viên gặp nhiều khó khăn. Điều này cũng là lý do khiến quá trình tiếp thu thông tin của 673
  3. sinh viên bị chậm nhịp. Đây là khó khăn, cũng là vấn đề đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả dạy và học môn Lý thuyết dịch. 4.1.2 Về giáo trình Môn Lý thuyết dịch hiện đang sử dụng giáo trình “越汉翻译教程– Giáo trình phiên dịch Việt Hán”. Nội dung giáo trình chủ yếu đề cập đến lý luận phiên dịch. Trong chương trình học sinh viên năm thứ ba chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một phải học năm chương đầu là : Chương 1: 翻译原理 (Nguyên lý của phiên dịch) Chương 2: 理解表达与词汇翻译方法 (Hiểu cách diễn đạt và các phương pháp dịch từ vựng) Chương 3: 越语基本词类翻译 (Phiên dịch từ loại cơ bản trong tiếng Việt) Chương 4: 越语外来词和专有名词翻译 (Phiên dịch danh từ riêng và từ mượn tiếng nước ngoài trong tiếng Việt) Chương 5: 汉越的翻译 (Phiên dịch từ Hán Việt) Nội dung của các chương bao gồm nội dung về lý thuyết và đưa ra các ví dụ giải thích cho từng mục lý thuyết nhắc đến, cuối cùng là phần bài tập vận dụng. Trong phần ví dụ cả tiếng Trung và tiếng Việt có rất nhiều nội dung bị lỗi như chính tả, cách sử dụng từ, kết cấu câu, cách dịch từ, câu… Đồng thời ngoài những lỗi vừa kể trên, nội dung các ví dụ được nêu ra đều rất cũ (lỗi thời) không còn phù hợp với ngôn ngữ hiện đại. Điều này khiến sinh viên cảm thấy rất khó hiểu và gây ra nhiều tranh cãi trong quá trình học và giải thích nội dung trên lớp. Các lỗi phổ biến trong giáo trình lý thuyết dịch bao gồm: 1. Sai dịch nghĩa: Dịch không chính xác, không truyền đạt được ý nghĩa ban đầu của văn bản. 2. Lỗi cú pháp: Dịch không đúng cấu trúc câu, dẫn đến hiểu nhầm hoặc mất đi ý nghĩa của câu. 3. Thiếu biểu đạt ngữ cảnh: Thiếu hiểu biết về ngữ cảnh văn bản, dẫn đến dịch không chính xác hoặc thiếu rõ ràng. 4. Mất điều chỉnh ngôn ngữ: Dịch không tuân theo quy tắc văn phong ngôn ngữ đích, làm mất đi tính chuyên nghiệp và dễ gây hiểu nhầm. 5. Sai dịch thuật ngữ: Dịch sai các thuật ngữ chuyên ngành, làm mất đi sự chính xác và rõ ràng của thông điệp. 6. Sai chính tả và ngữ pháp: Dịch có lỗi về chính tả hoặc ngữ pháp, làm mất đi sự chuyên nghiệp và độ tin cậy của văn bản. 7. Thiếu sự linh hoạt: Không linh hoạt trong việc sử dụng các phương tiện dịch khác nhau để phản ánh đúng ý nghĩa của văn bản. 8. Thiếu sự sáng tạo: Dịch quá cố gắng duy trì độ chính xác, làm mất đi sự sáng tạo và sức sống của văn bản. 4.2 Thực trạng giảng dạy môn Lý thuyết dịch Thứ nhất, thiếu tài liệu và tài nguyên phong phú: việc cung cấp đủ tài liệu và tài nguyên phong phú cho môn học này còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với các tài liệu mới nhất và các nguồn thông tin trực tuyến. Bởi vì môn Lý thuyết dịch thường hàm chứa các khái niệm trừu tượng và phức tạp, gây khó khăn cho sinh viên trong việc hiểu và áp dụng vào thực tế. Giảng viên phải tìm cách giải thích một cách rõ ràng, minh bạch để giúp sinh viên hiểu được. Nhưng nếu nguồn tài liệu và tài 674
  4. nguyên mà trường không cung cấp đủ thì việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với cách thức này có thể là một thách thức lớn đối với người dạy nếu như không có sự hỗ trợ từ trường Đại học Thủ Dầu Một. Thứ hai, giảng viên còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn: giảng viên có thể thiếu kinh nghiệm trong việc áp dụng các nguyên lý lý thuyết dịch vào thực tiễn, dẫn đến việc giảng dạy không thực sự thực tế và hấp dẫn cho sinh viên. Vì là môn chuyên về lý thuyết nên nó đã vốn có sẵn sự bị động, giảng viên cần phải chủ động vận dụng các lý luận được đề cập để tiến hành áp dụng thực tế trong tiết học. Ngoài ra giảng viên phải cân nhắc sự phổ quát và cụ thể của lý thuyết, cần cân nhắc giữa việc giảng dạy lý thuyết dịch tổng quát và các phương pháp áp dụng cụ thể trong các ngữ cảnh dịch khác nhau. Nên chú ý về sự tích hợp công nghệ, hiện nay sự phát triển của công nghệ dịch máy và các công cụ hỗ trợ dịch đang thách thức việc giảng dạy và học tập trong lĩnh vực này. Thứ ba, thiếu hoạt động thực hành: Môn Lý thuyết dịch thường tập trung vào lý thuyết, nhưng thiếu các hoạt động thực hành như dịch các đoạn văn bản, phân tích bài dịch, làm giả lập các tình huống dịch thuật, mà trong giáo trình chỉ có một số bài tập câu, phân câu ngắn dẫn đến việc sinh viên không có nhiều cơ hội để phát triển hoàn thiện kỹ năng thực hành. Thứ tư, khó khăn trong đánh giá: Việc đánh giá hiệu quả của môn học Lý thuyết dịch cũng có thể gặp khó khăn do tính chất chủ quan của quá trình dịch thuật và khó khăn trong việc đo lường khả năng của sinh viên. Bởi vì dịch thuật có tính chất chủ quan tương đối cao, nên việc đánh giá cá nhân không được khách quan. Thứ năm, về đối tượng học là sinh viên năm ba ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một: Khả năng hiểu và áp dụng lý thuyết của sinh viên thường gặp khó khăn trong việc hiểu và áp dụng các lý thuyết dịch thuật vào thực tế. Đồng thời nhu cầu đa dạng của sinh viên có nhu cầu và mục tiêu khác nhau khi học môn này, từ việc trở thành dịch giả chuyên nghiệp đến việc sử dụng kỹ năng dịch trong lĩnh vực khác. Ngoài ra sinh viên có rất ít kỹ thuật và văn hóa trong dịch, bởi vì dịch thuật đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về cả hai ngôn ngữ cũng như văn hóa của hai bên để thực hiện dịch một cách chính xác và hiệu quả. 4.3 Một số đề xuất nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lý thuyết dịch 4.3.1 Về giáo trình Thay thế giáo trình có các ví dụ cụ thể và thực tiễn để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các khái niệm và nguyên lý phiên dịch. Việc sử dụng ví dụ cụ thể, thực tiễn và tân thời phần nào góp phần giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các khái niệm và nguyên lý trong lý thuyết dịch. Bằng cách áp dụng những khái niệm vào các tình huống thực tế, sinh viên có thể thấy rõ hơn hiệu quả vận dụng lý thuyết trong công việc dịch thuật thực tế. Dịch các đoạn văn bản về các lĩnh vực khác nhau để sinh viên có cơ hội tiếp cận với nhiều loại văn bản và mở rộng kiến thức. Tích hợp các hoạt động thực hành, như dịch các đoạn văn bản ngắn từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích. Thực hiện các hoạt động này giúp sinh viên áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn, từ đó củng cố và phát triển kỹ năng dịch thuật của sinh viên. Gợi ý sử dụng các tài liệu và tài nguyên trực tuyến để bổ sung cho giáo trình, giúp sinh viên tiếp cận nhiều nguồn tài liệu hơn. Bổ sung cập nhật tài liệu giáo trình môn lý thuyết dịch để đảm bảo rằng sinh viên sẽ tiếp cận với những thông tin mới nhất và phản ánh các xu hướng mới trong lĩnh vực dịch và ngôn ngữ học. Điều này có thể bao gồm việc tích hợp các tài liệu từ các tạp chí chuyên ngành, sách và các bài báo mới phát hành, hoặc các nghiên cứu mới nhất về lĩnh vực này. Đặc biệt, chúng tôi đề xuất sử dụng các tài liệu trực tuyến và các nguồn thông tin điện tử để đảm bảo rằng sinh viên có thể tiếp cận với nhiều tài liệu phong phú hơn và dễ dàng cập nhật thông tin. Sự phong phú và đa dạng từ các tài liệu trực tuyến cung cấp một nguồn thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ, các trang mạng chuyên về dịch thuật, các diễn đàn trực tuyến và các trang mạng xã hội có thể chứa đựng thông tin bổ ích từ cả cộng đồng dịch thuật và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực. Các nguồn thông tin điện tử thường được cập nhật liên tục với những tin 675
  5. tức mới nhất, xu hướng mới và nghiên cứu tiến bộ trong lĩnh vực dịch thuật. Điều này giúp sinh viên tiếp cận với những thông tin mới nhất và cập nhật nhất về ngành nghề của mình. Sử dụng tài liệu trực tuyến cho phép sinh viên tiếp cận thông tin mọi lúc mọi nơi, thông qua máy tính, điện thoại di động hoặc máy tính bảng. Điều này tạo điều kiện linh hoạt cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên, giúp sinh viên tự chủ hơn trong quá trình học. Sinh viên có thể tương tác với các tài liệu trực tuyến thông qua việc đặt câu hỏi, thảo luận với cộng đồng, hoặc thậm chí là nhận phản hồi trực tiếp từ các chuyên gia trong lĩnh vực. Điều này giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các vấn đề cụ thể và cải thiện kỹ năng của mình thông qua các góp ý và nhận xét. Việc bổ sung cập nhật tài liệu giáo trình sẽ giúp tạo ra một môi trường học tập phong phú và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sinh viên trong lĩnh vực này.Thảo luận và phân tích các bài dịch chuyên sâu để phát triển kỹ năng suy luận và phán đoán của sinh viên, để sinh viên có thể học hỏi từ nhau và từ các kinh nghiệm thực tiễn, từ đó nâng cao khả năng suy luận và phán đoán trong quá trình dịch. Cập nhật nội dung để phản ánh các xu hướng mới trong lĩnh vực dịch và ngôn ngữ học. Việc cập nhật nội dung để bao gồm các phương pháp và công nghệ mới trong dịch thuật sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về sự tiến bộ trong lĩnh vực này và cách áp dụng nó trong thực tiễn. Với sự phát triển của các ngành công nghiệp và lĩnh vực mới, dịch thuật chuyên ngành và đa lĩnh vực đang trở thành một xu hướng quan trọng. Bổ sung nội dung để phản ánh các yêu cầu và kỹ năng cần thiết cho dịch thuật trong các lĩnh vực như y tế, công nghệ thông tin, tài chính, sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về phạm vi và ứng dụng của dịch thuật ngày nay. Xu hướng tăng cường ý thức về văn hóa và ngôn ngữ trong dịch thuật đang ngày càng được chú trọng. Cập nhật nội dung để bao gồm các khía cạnh như sự nhạy cảm văn hóa, sự chính xác ngôn ngữ và bảo vệ quyền lợi ngôn ngữ sẽ giúp sinh viên trở thành những dịch giả nhạy cảm và hiểu biết về đa dạng văn hóa. 4.3.2 Về phương pháp giảng dạy Quá trình giảng dạy môn Lý thuyết dịch nên sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để hướng dẫn và giúp học viên có được khả năng dịch thuật chuyên nghiệp tương ứng, kỹ năng dịch thuật có thể đạt được thông qua đào tạo và việc tiếp thu các kỹ năng. Nó cũng đạt được theo từng giai đoạn. Sử dụng các phương pháp và phương tiện giảng dạy khác nhau ở các giai đoạn giảng dạy khác nhau để đạt được mục tiêu giảng dạy. Sự sắp xếp có trật tự logic các phương pháp giảng dạy chắc chắn có thể hỗ trợ hoặc đảm bảo việc thực hiện và giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. Điều kiện để thực hiện mô hình dạy học bao gồm nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau tạo nên hiệu quả của mô hình dạy học như giáo viên, học sinh, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, môi trường giảng dạy, thời gian giảng dạy, v.v. Trên thực tế, quá trình dạy học bao gồm việc không ngừng trau dồi từng khả năng dịch thuật, quá trình rèn luyện và phương pháp rèn luyện các khả năng khác nhau là rất quan trọng, bởi vì chỉ bằng cách đảm bảo việc tiếp thu từng khả năng mới có thể đạt được mục tiêu giảng dạy tổng thể. Vì các phương thức dạy học khác nhau có nhiệm vụ dạy học và mục đích dạy học khác nhau nên cần áp dụng thực hiện việc giảng dạy xoay quanh thực hành và giúp học sinh nhận thức, hiểu, học hỏi, tiếp thu và thành thạo dịch thuật. Điều quan trọng là người dạy nên nắm bắt những điểm mấu chốt trong giảng dạy. Các câu hỏi tương tác được thiết kế dành cho những điểm kiến thức mà học sinh có thể còn nghi ngờ và đặt câu hỏi xung quanh những điểm còn nghi ngờ. Tương tác bằng các câu hỏi có thể kích thích ham muốn khám phá của học sinh, đổi lại học sinh sẽ có tư duy cởi mở và khơi dậy khả năng sáng tạo. Cần căn cứ vào mục tiêu giảng dạy ở các giai đoạn khác nhau và được xác định theo tình hình phát triển năng lực thực tế của học sinh. Phương pháp truyển thống: Đi từng mục lý thuyết, yêu cầu sinh viên đọc dịch và hiểu lý thuyết, sau đó học thuộc và đưa ra 1-2 ví dụ liên quan để sinh viên dịch và đọc lên hoặc viết nộp 676
  6. cho giáo viên. Bản dịch được đánh giá theo cách đánh giá giáo viên đưa ra; bản dịch của học viên có thể giống hoặc khác với bản dịch mà giáo viên đã chuẩn bị từ trước. Nội dung bản dịch thường bám vào văn bản gốc. Phương pháp phi truyền thống: giáo viên hướng dẫn cho sinh viên biết cách phân tích văn bản gốc và có thể tách nghĩa theo từng câu, đoạn, nội dung của văn bản gốc. Sinh viên có sự lựa chọn đúng, nắm vững kiến thức các ngôn ngữ đang sử dụng thì họ sẽ tự động biết cách chuyển đổi nghĩa từ trong ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. Phương pháp này tập trung vào chất lượng của đầu ra, nghĩa là bản dịch phải tương ứng với bản gốc về độ chính xác về nghĩa và phong cách biểu đạt. Để đánh giá bài dịch, giáo viên sẽ dựa vào những yêu cầu chuyên môn trong dịch thuật, tức các tiêu chí đánh giá chất lượng bản dịch đã được thông qua trong chương trình đào tạo. Sinh viên được hướng dẫn các bước cụ thể và thực hành các kỹ năng riêng biệt trước khi tích hợp các kỹ năng để thực hành dịch.Sinh viên được yêu cầu dịch một văn bản, đọc to hoặc viết bản dịch lên bảng, giáo viên hoặc bạn cùng lớp đưa ý kiến phản hồi, đóng góp hay đề nghị chỉnh sửa. Đối với người dạy là giảng viên nên tăng cường hoạt động giao tiếp giữa học viên bằng cách tổ chức hoạt động cặp và nhóm. Giảng viên yêu cầu sinh viên làm việc theo từng nhóm nhỏ và đưa ra những bài tập dịch có chỉ dẫn về từ vựng hoặc cấu trúc, hoặc cho sử dụng văn bản song song để người học đối chiếu, so sánh. Giáo viên yêu cầu học viên phân tích tình huống của văn bản gốc và tình huống giả định cho văn bản đích, trong quá trình giảng dạy cần chú ý đến sự tăng dần từ những dạng bài tập luyện tập đơn giản mang tính phân tích trước sau đó đưa ra các bài tập có tính chất phức tạp hơn. Khi áp dụng bất kỳ hoạt động nào trong một lớp học giảng viên cần lưu ý đến quy trình thực hiện và cần hướng dẫn rõ cho học viên ngay từ đầu, để sinh viên xác định được vấn đề và nhiệm vụ và kết quả cần thực hiện. Giảng viên có thể tiến hành theo từng bước 1. Giảng viên nêu ra lý thuyết của chủ đề dịch mà bài học hướng tới để sinh viên nắm được nội dung cơ bản. 2. Giảng viên chọn một bộ tài liệu hoặc tập hợp các văn bản để dịch phù hợp với mục tiêu của lớp học, cần xem xét độ khó của các văn bản. 3. Hướng dẫn sinh viên đọc văn bản để xác định các đặc điểm dịch thuật quan trọng, ví dụ như từ vựng, ngữ pháp, thể loại văn bản và những vấn đề liên quan khác. 4. Hướng dẫn sinh viên nên đọc văn bản ít nhất hai lần. Lần thứ nhất là đọc sơ toàn bộ văn bản, lần thứ 2 là đọc kỹ và bắt đầu dịch. 5. Giảng viên chia văn bản thành nhiều phân đoạn, nhiều câu để chia đều cho các thành viên trong nhóm. 6. Hướng dẫn viên đưa ra bản dịch sơ bộ nếu chủ đề quen thuộc. Nếu chủ đề lạ hoặc khó, hướng dẫn sinh viên nên tham khảo tài liệu bổ sung hoặc các kênh thông tin khác, đặc biệt là các văn bản có từ vựng chuyên ngành. 7. Sau khi hoàn thành phiên bản dịch nháp đầu tiên, cho sinh viên đọc và tiến hành chỉnh sửa, kiểm tra đối chiếu bản dịch với văn bản nguồn. 8. Hướng dẫn sinh viên kiểm tra lại sự mạch lạc và sự gắn kết của văn bản dịch. 9. Cho các nhóm sinh viên cùng thảo luận về bản dịch, đóng góp ý kiến cùng chỉnh sửa những vấn đề còn thiếu sót trong bản dịch. 10. Giáo viên đưa ra góp ý chỉnh sửa bản dịch cuối cùng và đánh giá học viên với các nhận xét mang tính xây dựng, đồng thời nhắc lại nội dung lý thuyết được kết hợp trong quá trình dịch. 677
  7. Ngoài ra, sau khi giảng xong nội dung lý thuyết giảng viên cũng có thể đưa ra nhiều hoạt động: mô tả, diễn đạt, tạo dựng các tình huống giao tiếp để mô phỏng lại quá trình hợp tác dịch thuật. Trong thời gian đầu của buổi học, giáo viên có thể sử dụng một số hoạt động bài tập nhỏ như chơi ô chữ, tìm từ vựng… Thông qua những bài tập này giúp sinh viên có được sự khởi đầu thú vị, khiến sinh viên quan tâm hơn đến phần thực hành dịch cũng như có sự chuẩn bị từ vựng về chủ đề cần dịch, có cơ hội ôn lại và mở rộng từ vựng liên quan đến bài dịch. Sự đa dạng trong hoạt động dạy và học sẽ giúp sinh viên tìm thấy sự hứng thú, có thêm động lực để tư duy và sáng tạo trong quá trình thực hành dịch. Sử dụng nhiều phương tiện như văn bản, video, âm thanh, hình ảnh để giúp học sinh hiểu sâu về lý thuyết dịch từ nhiều góc độ khác nhau. Phần quan trọng không kém là đưa ra các tiêu chí đánh giá của một bản dịch. Sự khác biệt về mục tiêu môn dịch được thấy rõ nét hơn khi xét đến tiêu chí giảng viên đưa ra về một bài dịch đạt yêu cầu. Các tiêu chí đánh giá được dựa trên những nội dung như sau: 1. Cấu trúc ngữ pháp 2. Từ vựng (các thuật ngữ chuyên ngành, thành ngữ…) 3. Ngôn ngữ chuẩn xác, không bóp méo, thêm hoặc bớt nội dung 4. Đảm bảo giữ được ý của gốc, chính xác về ý tưởng, dịch sát nghĩa. 5. Đúng văn phong (thương mại, trang trọng,hành chính, từ xưng hô…) 6. Hoàn chỉnh 7. Lời văn tự nhiên, logic, trôi chảy, truyền đạt được hàm ý, cảm xúc của văn bản gốc (từ vựng và cấu trúc) Ngoài ra, đối với dịch nói GV cũng có các tiêu chí như trên nhưng cần có thêm một số tiêu chí khác như: Cách phát âm, trọng âm - Trôi chảy - Phản xạ nhanh - Phong thái Bên cạnh đó, việc chấm điểm theo tiêu chí cũng là điều cần được xem trọng trong quá trình đánh giá năng lực và trình độ của sinh viên. 1. Trả lời nhanh: 10%, từ vựng: 30%, cấu trúc: 30%, ngữ nghĩa: 30%. 2. Nội dung: 50%, cấu trúc: 40%, dịch hay: 10%. Như vậy, việc thống nhất cách chấm điểm của các giảng viên, đưa ra những tiêu chí cụ thể và chấm theo hướng phân tích, áp dụng phương pháp để cân nhắc đến các lỗi hoặc nói cách khác là kết hợp cả hai phương pháp để xác định rõ các lỗi sinh viên thường hay mắc phải từ đó xây dựng phương hướng và đưa ra những phương pháp dạy phù hợp để cải thiện những lỗi sai đó cho sinh viên. 5. KẾT LUẬN Môn Lý thuyết dịch không chỉ là môn học rất quan trọng và cần thiết trong chương trình học ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc nói riêng và các ngành ngoại ngữ nói chung mà còn là nền tảng cho việc hiểu và áp dụng các nguyên tắc và phương pháp dịch thuật trong thực tế. Việc giảng dạy môn lý thuyết dịch đối mặt với nhiều thách thức như tính trừu tượng của nội dung, đa dạng của đối tượng học, và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn của cả sinh viên và giáo viên. Vì vậy việc chú trọng vào nội dung và phương pháp giảng dạy để việc dạy học đạt hiệu quả tốt nhất là điều rất cần thiết. Để cải thiện hiệu quả giảng dạy, cần thiết phải áp dụng các phương pháp giảng dạy linh hoạt và đa dạng như sử dụng ví dụ cụ thể, tích hợp hoạt động thực hành, và tạo cơ hội cho sinh viên thảo luận và áp dụng kiến thức trong các bài dịch. Việc nghiên cứu và phát triển các phương pháp giảng dạy mới và hiệu quả là rất cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy và cải thiện khả năng áp dụng của sinh viên trong thực tiễn dịch thuật. Bằng việc nhìn nhận và đánh giá các thách thức và cơ hội, ta có thể tiến xa hơn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn lý thuyết dịch và chuẩn bị tốt 678
  8. hơn cho sinh viên cho công việc dịch thuật trong tương lai. Với các đề xuất liên quan trọng bài viết sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên giảng dạy môn học này, gợi mở thêm nhiều hướng nghiên cứu sâu hơn về các phương pháp giảng dạy môn Lý thuyết dịch tại trường Đại học Thủ Dầu Một. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Hùng Tiến. 2018. Phê bình đánh giá dịch thuật - Một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn dịch thuật Anh - Việt. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. “Khảo sát việc giảng dạy và đánh giá các môn Biên- Phiên dịch bậc đại học ở Việt Nam” là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia TPHCM, do Nguyễn Thị Kiều Thu, Nguyễn Thị Như Ngọc, Lê Thị Ngọc Ánh thực hiện, nghiệm thu tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM. năm 2017. 3. 中国社会科学院语言研究所词典编辑室编. (2020). 现代汉语词典(]第七版). 商务印书馆. 4. 谭志词 & 祁广谋.(2016).韩语翻译教程. 世界图书出版广东有限公司. 5. Vũ Văn Đại (2011). Lý luận và thực tiễn dịch thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Vũ Văn Đại (2004). Kỹ năng dịch, cơ sở lý thuyết và phương pháp rèn luyện. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. “Vai trò của Lý luận dịch trong dạy –học môn dịch nói ( Từ thực tế đối dịch Trung Việt”, Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí khoa học Ngoại ngữ, năm 2017,tr104 8. Catford, J.C. (1965).Linguistic Theory of Translation: An Essay in Applied Linguistics, Oxford: Oxford University Press. 9. Newmark, Peter (1981).Approaches to Translation, Oxford: Perga-mon Press. 10. Nida (1984).“Translation approaches in the wenstem world”, Foreign language teaching and research, No. 2, p. 9-15 11. Hoàng Văn Vân (2005).Nghiên cứu dịch thuật. NXB Khoa học Xã hội Hà Nội. 679
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1