Cải tiến phương pháp giảng dạy môn "Nguyên lý thiết kế"
lượt xem 2
download
Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đang hướng tới phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; Chuyển trọng tâm hoạt động từ Giảng viên sang Sinh viên; Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống; Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức... Vì vậy mục đích nghiên cứu của tác giả là tìm ra phương pháp giảng dạy mới, hiệu quả cho môn học này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cải tiến phương pháp giảng dạy môn "Nguyên lý thiết kế"
- CẢI TIẾN HƢƠNG H GIẢNG DẠY MÔN “NG ÊN Ý THIẾT KẾ” ThS. Phạm Thị Hồng Liên Khoa Kiến trúc Mỹ thuật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Nguyên lý thiết kế là môn học tiên quyết cho sinh viên ngành Thời trang trước khi bắt đầu vào các học phần chuyên ngành. Bao gồm những kiến thức nhập môn, những kỹ năng sẽ được sử dụng trong suốt quá trình thiết kế. Với khối lượng kiến thức nhiều, số lượng sinh viên khá đông (40-60), lượng bài tập thực hành nhiều, Giảng viên và Sinh viên c ng loay hoay nhưng chưa tìm ra cách dạy và học sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Trong khi đó, xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đang hướng tới phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; Chuyển trọng tâm hoạt động từ Giảng viên sang Sinh viên; Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống; Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức...Vì vậy mục đích nghiên cứu của tác giả là tìm ra phương pháp giảng dạy mới, hiệu quả cho môn học này. Từ khoá: Thiết kế thời trang; nguyên lý, nghiên cứu, đổi mới phương pháp, đổi mới đánh giá. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động dạy học đại học về bản chất là hoạt động nhận thức độc đáo của người học dưới vai trò tổ chức, hướng dẫn, điều khiển của Giảng viên. Xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay chủ yếu theo hướng tích cực hoá, cá biệt hoá, công nghệ hoá hoạt động học tập của người học, đáp ứng yêu cầu cao của thực tiễn xã hội. Trong các xu hướng này, việc phát huy tính tích cực và khả năng tự học của sinh viên là xu hướng quan trọng của phương pháp dạy và học; Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức; Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học với phương châm học suốt đời. Ngoài ra, đổi mới phương pháp dạy học phải bắt nguồn từ sự thay đổi nhận thức của người dạy: Người dạy (Giảng viên) cần phải thay đổi nhận thức của chính bản thân mình, phải có tư duy mở và phải tiếp cận các phương pháp dạy học tiên tiến. Người dạy là nhân tố chủ đạo, quyết định đến chất lượng đào tạo nguồn lực có chất lượng cao. Đổi mới phương pháp dạy học tích cực biến người dạy (Giảng viên) từ chỗ là người truyền đạt kiến thức một chiều theo lối truyền thống, áp đặt, còn người học (Sinh viên) là người tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, một chiều thành người hướng dẫn, định hướng, tổ chức việc học cho người học(Sinh viên) một cách chủ động, tích cực, hỗ trợ họ, giải đáp các thắc mắc, các yêu cầu mà người học đặt ra khi cần thiết. Nguyên lý thiết kế là môn học vô cùng quan trọng đối với Sinh viên trước khi bắt đầu vào các đồ án chuyên ngành. Nội dung chính của môn học xoay quanh tất cả các kiến thức cơ bản nhất của Thiết kế thời trang: Những khái niệm, phương pháp nghiên cứu cần thiết để làm cơ sở cho toàn bộ quá trình làm các học phần chuyên ngành về sau của Sinh viên. Trong môn học có giới thiệu đến sinh viên những phong cách thời trang cơ bản giúp sinh viên định hình bước đầu về phong cách cá nhân; sinh viên sẽ hiểu được các quy trình cần thiết cho việc xây dựng bộ sưu tập và kỹ năng triển khai ý tưởng, thực hiện đường dẫn thiết kế. Bên cạnh đó, môn học này cũng cho Sinh viên làm quen với các kỹ năng nghiên cứu, lý luận khoa học cần thiết, cộng thêm phần thực hành tại lớp, giúp cho sinh viên có được nền tảng cho quá trình thực hành thiết kế của mình. 86
- Sau rất nhiều năm làm trưởng ngành Thiết kế kế thời trang, tham gia giảng và dự giảng môn Nguyên lý thiết kế tại hầu hết các Trường có đào tạo ngành Thiết kế thời trang, tôi nhận thấy có rất nhiều bất cập trong việc dạy môn học này: Với khối lượng kiến thức nhiều, số lượng sinh viên học khá đông (40-60), lượng bài tập thực hành còn nặng tính lý thuyết và cũ kỹ, Giảng viên và Sinh viên c ng trăn trở, nhưng chưa tìm ra cách dạy và học sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Đa phần, các Giảng viên sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống lấy người dạy làm trung tâm” dựa trên quá trình tích lũy kiến thức từ giáo trình và bài giảng của người thầy được áp dụng phổ biến ở nhiều trường học. Sinh viên học từng phần kiến thức, học hết phần này rồi chuyển sang phần khác. Trong suốt quá trình học, Sinh viên phải cố gắng ghi nhớ được nhiều kiến thức, vì bài kiểm tra, bài thi đánh giá bằng khả năng ghi nhớ” chứ không chú trọng đến khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế”. Theo khảo sát trong 6 năm trở lại đây, tôi thấy, mặc d có thay đổi Giảng viên, thay đổi yêu cầu bài tập… song có vẻ như Sinh viên vẫn chưa hứng thú học môn lý thuyết này, và quan trọng hơn, các em hầu như chưa thể vận dụng vào các học phần chuyên ngành phía sau.. 2 CƠ Ở LÝ LUẬN Có nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học. Theo I.Ia.Lecne: ‘Phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của người học, đảm bào cho người học lĩnh hội nội dung học vấn”… Theo Iu.K.Balanxki: ‘Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học”…. Tuy chưa có ý kiến thống nhất về khái niệm ; Phương pháp dạy học , nhưng các tác giả đều thừa nhận phương pháp dạy học có những dấu hiệu đặc trưng sau: – Phương pháp dạy học phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của người học và cách thức điều khiển nó nhằn đạt mục đích đề ra. – Phương pháp dạy học phản ánh cách thức tương tác giữa thầy và trò. – Phương pháp dạy học phản ánh sự vận động của nội dung dạy học. – Phương pháp dạy học là phương pháp được xây dựng và vận dụng vào một hoạt động cụ thể- hoạt động dạy học. Một số đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học đại học là: – Phương pháp dạy học đại học là sự phối hợp cách thức hoạt động của giáo viên và cách thức hoạt động tương ứng của sinh viên. – Phương pháp dạy học đại học có mối quan hệ biện chứng với mục tiêu và nội dung dạy học đại học. – Phương pháp dạy học đại học vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. – Phương pháp dạy học đại học gắn liền với đặc điểm ngành nghề đào tạo, bám sát thực tiễn kinh tế- xã hội và sự phát triển của khoa học – công nghệ. – Phương pháp dạy học đại học có tác dụng phát huy cao độ tình tự giác, độc lập, tích cực và sáng tạo của sinh viên và ngày càng tiệm cận với phương pháp nghiên cứu khoa học. Căn cứ vào các cách phân loại kiểu, nhóm phương pháp dạy học, đặc biệt là cách phân loại phương pháp dạy học dựa vào mức độ phát triển nhận thức và hoạt động học tập tích cực của Sinh viên, ta có các loại phương pháp dạy học đại học như: Phương pháp diễn giải; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp dạy học 87
- trực quan; Phương pháp dạy học thực hành; Phương pháp xemina; Phương pháp dạy học giải quyến vấn đề; Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ; Phương pháp dạy học theo tình huống; Phương pháp dạy học theo dự án; Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập…. Trong rất nhiều các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì giải pháp đổi mới phương pháp dạy học được xem là khâu vô c ng quan trọng hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học bắt nguồn từ yêu cầu học tập của người học: người học cần phải tìm ra cách thức để hệ thống được những thông tin mà mình cần, tìm được thông tin mới, đây chỉ là bước khởi động. Sau khi có được thông tin thì người học phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, áp dụng vào thực tiễn để giải quyết vấn đề. Công việc này đòi hỏi người học phải có phương pháp học tập mới đó là phương pháp học tập tích cực” hay còn gọi là học qua hành”. Đây cũng là phương pháp giúp cho người học phát triển kỹ năng tự học và kỹ năng giải quyết vấn đề. Để làm được điều đó, yêu cầu tất yếu mà người học mong muốn là học theo phương pháp học tích cực”. Phương pháp học qua hành” tập trung vào việc khuyến khích và động viên người học tự giác tìm kiếm, học bằng cách đọc, tự mình tổ chức và xử lý thông tin thay vì lệ thuộc vào bài giảng của người thầy. Người học phải có ý thức, thái độ tích cực” cho việc học của họ, đọc tài liệu trước khi lên lớp và tập trung vào các hoạt động như trao đổi, tranh luận, phân tích và ứng dụng thực tế ngay trên lớp nhằm tích lũy thêm tri thức, đó là kỹ năng cần thiết để nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề. Sử dụng phương pháp học tập tích cực, người dạy (Giảng viên) đóng vai trò là người hướng dẫn” giúp người học (Sinh viên) thu được kết luận đúng thông qua sự chỉ dẫn, khuyến khích cũng như thách thức họ đạt được mục đích học tập. Trực tiếp ứng dụng những kiến thức học được trong các cơ sở đào tạo vào thực tế sẽ giúp cho người học (Sinh viên) tiếp thu tài liệu tốt hơn và dần dần hình thành, phát triển thái độ, ý thức học tập cả đời. Phương pháp học tập tích cực có ý nghĩa quan trọng giúp Sinh viên biết cách tìm, tra cứu tài liệu thông tin, tổ chức chúng, thực nghiệm và kiểm nghiệm các câu trả lời của mình thông qua ý kiến đánh giá của người thầy và của nhiều người. Dần dần các kỹ năng được hình thành trong suốt quá tình học tập đem lại cho Sinh viên nhiều kinh nghiệm riêng, hình thành các kỹ năng xử lý công việc cũng như những khả năng tự tin, thích ứng trong cuộc sống hàng ngày. Khi áp dụng phương pháp học tích cực vào quá trình dạy học, Giảng viên cần yêu cầu người học giải thích điều họ đã học dựa trên quan điểm cá nhân của họ, hỗ trợ họ thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn bè, sau cùng là sinh viên sẽ tự mình rút ra kết luận qua sự tương tác với người khác… 3. THỰC TRẠNG VIỆC GIẢNG DẠY MÔN “NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ” Tuy có nhiều phương pháp giảng dạy như vậy, nhưng trong thực tế thời gian gần đây, phương pháp dùng để dạy môn Nguyên lý thiết kế chủ yếu vẫn là phương pháp thuyết trình. Phương pháp thuyết trình lấy công nghệ dạy học gắn với quan điểm: Lấy người dạy làm trung tâm” và hệ lụy của phương pháp này là: – Giảng viên thuyết giảng theo kiểu đọc chép, học trò nghe, nhìn, chép… nhờ vào sự trợ giúp của các công cụ như: Laptop, projector hoặc phần mềm Power Point. – Sinh viên thụ động tiếp thu kiến thức một chiều. Giảng viên đứng lớp truyền đạt kiến thức cho sinh viên trong khuôn khổ giáo trình, bài giảng đã được quy định sẵn. Sinh viên nghe giảng và ghi chép. Đôi khi trong quá trình giảng bài Giảng viên cũng đặt ra những câu hỏi, những vấn đề, những tình huống yêu cầu Sinh viên suy nghĩ trả lời, bình luận. Tính thụ động tiếp thu kiến thức một chiều bộc lộ ở chỗ mọi vấn đề trao đổi, các câu hỏi, các tình huống nên ra đều diễn ra theo kịch bản được giáo viên chuẩn bị trước. Tính thụ động tiếp thu kiến thức làm triệt tiêu sự tư duy sáng tạo của sinh viên, biến sinh viên thành máy nghe, máy chép. 88
- – Bài giảng và các kiến thức trong bài hầu như ít được cập nhật, thay đổi. Một phần vì Giảng viên cho rằng với môn học lý thuyết, các khái niêm cơ bản không có nhiều sự thay đổi. Điều này không đúng, đặc biệt đối với 1 ngành nghệ thuật sáng tạo như thời trang. Các quan điểm và các xu hướng không ngừng thay đổi và thay đổi rất nhanh trong k nguyên công nghệ 4.0. Nếu người dạy không cập nhật thì nội dung kiến thức bài giảng sẽ bị lạc hậu. Đây cũng là 1phần lý do môn học kém sự thu hút đối với Sinh viên. Khi quan điểm thẩm mỹ của Giảng viên không theo kịp xu hướng thời đại, thì dẫn đến việc các ý tưởng và quan điểm mới của Sinh viên sẽ không được chấp nhận và tôn vinh. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nó giết chết sự sáng tạo, sự dám nghĩ khác” và dám làm khác” trong Sinh viên. – Dạy học theo kiểu nhồi nhét kiến thức cái gì cũng biết mà cái gì cũng không hiểu”. Sinh viên tiếp thu được nhiều hay ít là phụ thuộc vào ý thức, vào thái độ học tập…. Cách tổ chức theo kiểu chia nhóm nhỏ chưa phát huy được đúng sự ưu việt của Phương pháp giảng dạy theo nhóm”. Các nhóm được chia theo cảm tính của Sinh viên. Giáo viên chưa hướng dẫn cách hoạt động nhóm. Sinh viên cũng chưa biết cách phân công công việc cho các thành viên trong nhóm. Điều đó dẫn tới việc chỉ 1 số thành viên tích cực trong nhóm làm luôn cả phần việc của những bạn còn lại, không sử dụng được sức mạnh tư duy số đông, không phát huy được kỹ năng phát triển và giải quyết vấn đề phong phú đa dạng. Những Sinh viên lười biếng cũng nhận được sự đánh giá chung chung giống như những thành viên tích cực, nên không gây được sự hứng thú nghiên cứu làm việc cho những bài tập tiếp theo. Tạo ra tâm lý cào bằng” rất nguy hiểm cho việc hình thành tính ham học và chủ động tìm tòi học hỏi của Sinh viên. Kỹ năng thuyết trình cũng được nêu ra trong mục tiêu của môn học. Song vì thời gian trên lớp có hạn, Sinh viên đông nên chỉ có thể thực hiện thuyết trình theo nhóm. Mỗi nhóm cử 1 Sinh viên có khả năng thuyết trình tốt nhất và cứ thế lần này đến lần khác chỉ mình những Sinh viên đó thuyết trình , số Sinh viên còn lại hầu như không theo d i nhóm mình hay nhóm khác thuyết trình. Sau mỗi bài thuyết trình, chủ yếu chỉ có Giảngviên nhận xét. Thiếu hoàn toàn hoạt động phản biện, góp ý, phân tích từ Sinh viên. Đây là lý do Sinh viên ngoài việc hời hợt về kiến thức nền tảng, hoàn toàn kém về kỹ năng thuyết trình bảo vệ ý tưởng, kém về khả năng phản biện phân tích vấn đề sâu hơn... Kết quả cuối cùng của cách học này là các bài kiểm tra, bài thi hết môn đủ điểm là được. Hệ lụy của học nhồi nhét kiến thức là học đối phó, học chỉ để thi cho qua và cuối c ng thì cái gì cũng biết” nhưng không hiểu được bản chất, nội dung sâu sắc của kiến thức, không hiểu được căn kẽ tường tận bài học, môn học, và càng không thể vận dụng kiến thức này để hình thành kỹ năng nghề nghiệp, để sử dụng trong việc làm sau này, vì thế cái gì cũng không biết làm”… ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Trong hoạt động dạy học đại học, các phương pháp có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu , nhược điểm nhất định. Do vậy, cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt và sáng tạo nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế, khắc phục những nhược điểm của từng phương pháp dạy học. Tôi cho rằng để đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp cho chương trình đào tạo ngành thời trang nói chung hay ở đây là môn học mang tính nền tảng Nguyên lý thiết kế”, thì cần dựa trên các tiêu chí như sau: Thứ nhất: Quan niệm việc dạy cách học và học cách học để tạo thói quen, niềm say mê và khả năng học suốt đời là tiêu chí bao quát hàng đầu của việc dạy học ở đại học. Mọi phương pháp dạy, phương pháp học, nội dung cần dạy, nội dung cần học đều phải được xây dựng trên cơ sở đó. 89
- Trong chương trình đào tạo đại học nói chung phải chú trọng loại kiến thức nền tảng chứ không phải loại kiến thức về một qui trình cụ thể. Ngoài ra, bằng cách khêu gợi sự tò mò, bằng cách tạo sự hấp dẫn của tri thức, Giảng viên phải tạo nên niềm say mê học tập cho Sinh viên. Thứ hai: Tính chủ động của người học là tiêu chí về phẩm chất quan trọng cần tập trung phát huy khi dạy học ở đại học. Các quan điểm sư phạm như: Dạy học lấy người học làm trung tâm”, Dạy học tương tác”, Công nghệ dạy học”, ... đã được các nhà sư phạm trên thế giới và ở nước ta bàn đến trong những năm gần đây, với mục tiêu là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập của người học. Cuối cùng, quan điểm về dạy học theo cách tiếp cận thông tin hay ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là tiêu chí về công cụ quan trọng cần triệt để khai thác trong dạy học ở đại học. Một số yêu cầu của việc học tập tích cực: – Đòi hỏi người học phải tự chịu trách nhiệm về việc học của chính mình. – Đòi hỏi người học phải ý thức được tầm quan trong và lợi ích của việc học theo nhóm. Vì đây là nền tảng giúp người học hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm khi tham gia vào môi trường làm việc chuyên nghiệp. – Tranh luận trong học tập cũng là một yêu cầu, một phương pháp của học tập tích cực. Quá trình tranh luận hình thành nên lập trường riêng của người học. Tranh luận tạo ra cơ hội cho người học tham gia vào các hoạt động trên lớp và cho phép họ thu được kinh nghiệm trong việc trình bày ý kiến cá nhân, đây là kỹ năng mềm rất quan trọng mà người học cần phải tích lũy cho quá trình lập nghiệp sau này. Một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho sinh viên mà tôi đã áp dụng khi giảng dạy môn Nguyên lý thiết kế” là: 1. Phương pháp người học là trung tâm. 2. Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề. 3. Phương pháp dạy học thông qua tình huống. Cụ thể là: Trong lớp có 40 – 50 Sinh viên, được chia thành nhóm 3-4 người. Sinh viên chọn nhóm theo sở thích chung /bạn c ng chơi c ng cảm hứng-phong cách… Giảng viên sẽ đưa ra yêu cầu bài tập, tình huống cần nghiên cứu… và hướng dẫn sinh viên tự học. Giảng viên đề ra các nhiệm vụ học tập dưới các dạng bài tập, các câu hỏi mở…; hướng dẫn Sinh viên cách tổ chức hoạt động học, cách giải quyết nhiệm vụ bài tập. Đồng thời giảng viên giới thiệu các sách tham khảo, trang web để Sinh viên phát triển kỹ năng tự học , tự nghiên cứu. Nhóm Sinh viên phải xây dựng kế hoạch học và làm việc cho mình. Khi lập kế hoạch theo thời gian, sinh viên cũng lập kế hoạch công việc cho các thành viên trong nhóm, bao gồm: thống kê các công việc; phân phối thời gian cho từng công việc; phân công nhân sự phụ trách cho từng việc;lập bảng kế hoạch… Chính dựa trên bảng phân công này, nhóm Sinh viên sẽ kiểm soát được mức độ hoàn thành các đầu việc, năng lực của từng thành viên.. và tự chủ động đưa ra điểm đánh giá cho các thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó, trước khi nhóm cử đại diện trình bày bài thu hoạch, cả nhóm phải ngồi lại tập dượt vì giảng viên có thể nêu bất cứ câu hỏi nào cho bất cứ thành viên nào trong nhóm. Nếu thành viên không trả lời được câu hỏi thì sẽ không nhận được đánh giá về điểm số như những người khác. Cách đánh giá như vậy tránh được việc cào bằng mọi thành viên như nhau. Bảng tự đánh giá công việc thành viên trong nhóm cũng sẽ phân loại theo cấp độ tích cực nhiều hay ít… Khi mỗi nhóm lên trình bày, các nhóm khác hoặc sinh viên khác sẽ tham gia phản biện và tranh luận. Việc tranh luận, phản biện chéo này cũng nhận được cột điểm thưởng vào điểm cuối bài của từng sinh viên. Đây là điểm thưởng nên sinh viên tích cực trong việc tranh luận, xây dựng bài. Thông qua đó, sinh viên tự 90
- củng cố và mở rộng được kiến thức đang học cũng như nhìn thấy sự đa dạng trong việc phát triển vấn đề... Như vậy là ngay trong bảng điểm đánh giá đã chia ra nhiều thành phần với t trọng điểm phù hợp. Bảng đánh giá ngoài phần giáo viên cho điểm còn thêm cột điểm sinh viên tự đánh giá cho nhau trong nhóm làm việc chung. Việc có thêm cột điểm thưởng cho sinh viên khích lệ cho sinh viên rất nhều đặc biệt là phát huy khả năng lật lại vấn đề, quan sát vấn đề đa chiều hơn trong sinh viên... Bên cạnh việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực, tôi cũng đổi mới cách thức thực hiện các phương pháp dạy học truyền thống theo hướng tích cực. Các phương pháp dạy học như diễn giảng, đàm thoại, trực quan, thực hành luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Vì vậy, cần cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Cải tiến phương pháp diễn giảng để phát huy tính tích cực chủ động trong sinh viên là: giảng viên chỉ truyền đạt những tri thức cơ bản then chốt, tri thức khó trìu tượng mà sinh viên khó tự lực thu nhận được; còn lại thì giảng viên hướng dẫn sinh viên tự đọc trước từng phần theo những tài liệu đã giới thiệu hoặc tìm hiểu thêm thông qua Internet.... Giảng viên d ng phương pháp diễn giảng có minh hoạ để so sánh, tạo mối liên hệ giữa các phần tri thức. Giảng viên dùng diễn giảng nêu vấn đề hay kết hợp đàm thoại nêu vấn đề, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... Đây là những cách thức tôi xây dựng nội dung bài học thành những chủ đề bao gồm các câu hòi, bài tập, tình huống nghiên cứu để chuyển giao cho sinh viên hay nhóm sinh viên giải quyết. Tôi khuyến khích sinh viên nêu các thắc mắc, khó khăn khi tìm hiểu từng nội dung học tập. Sinh viên tham gia trao đổi , nhận xét, bổ sung , hoàn thiện và hệ thống lại khối kiến thức, kỹ năng c ng giảng viên. Cách học này đảm bảo tính hệ thống của tri thức, kỹ năng, làm cơ sở cho sinh viên học tiếp những tri thức tiếp theo... Trong học phần Nguyên lý thiết kế có 3 nhóm kiến thức khác nhau, nên không thể sử dụng chung 1 phương pháp mà phải linh hoạt nhiều phương pháp dạy học để truyền đạt kiến thức sao cho hiệu quả nhất. Nếu chỉ sử dụng 1 phương pháp dạy học từ đầu cho tới cuối thì cũng làm cho người học mệt mỏi, nhàm chán, mất dần sự tập trung cao, không duy trì được hứng thú học tập, nên giảng viên phải kết hợp uyển chuyển đan xen các phương pháp dạy học khác nhau- thậm chí trong 1 buổi dạy... 5. KẾT LUẬN Các phương tiện dạy học, cơ sở vật chất nhà trường, các điều kiện dạy học khác như tài liệu, giáo trình, sách tham khảo...và môi trường dạy học hỗ trợ không nhỏ đến hiệu quả sử dụng các phương pháp dạy học. Những điều kiện dạy học thuận lợi hỗ trợ cho việc lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học rất nhiều. Ngược lại, điều kiện dạy học thiếu thốn , khó khăn sẽ cản trở việc nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp, đặc biệt khó đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của người học. Xu hướng chung của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính Hàn lâm, xa rời thực tế sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động cho người học. Phương hướng quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học là phát huy khả năng tự học, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là xu hướng quốc tế cải cách phương pháp dạy học ở các trường đại học. Tuy nhiên, không dễ thay đổi việc học từ thụ động” sang việc học tích cực” vì phần lớn người học và cả người dạy đã quen với phương pháp học truyền thống. Thói quen này đã ăn sâu vào tiềm thức và khó có thể phá bỏ ngay. Thêm vào đó phần lớn người học vẫn có xu hướng chống lại việc đọc tài liệu trước khi lên lớp”, tham gia thảo luận trên lớp” hay tự đọc thêm ở nhà” một cách chủ động và tích cực. Đây chính là thách thức cho người dạy và người học muốn áp dụng phương pháp dạy học tích cực./. 91
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] AUN-QA (2009), Sổ tay thực hiện các hướng dẫn Đảm bảo chất lượng trong mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [2] Lê Trung Chính và nhóm biên soạn Đoàn Văn Điểu, V Văn Nam,Ngô Đình Qua, Lý Minh Tiên (2004), Tài liệu học tập Học phần “Đo lường và đánh giá kết quả học tập”, Khoa Tâm lý giáo dục – Đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh. [3] Trần Văn Hoè (2013), “Đào tạo và quản trị đào tạo theo chuẩn đầu ra thê giới và Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục số 307. Kì 1 tháng 4. [4] Trần Thị Hương (2011), “Tổ chức hoạt động dạy học đại học”, NXB Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh. [5] Lê Tử Thành(2006), Lô gic học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Trẻ. [6] Nguyễn Hỉa Thập (chủ biên) (2017), Tài liệu Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên chính hạng II, NXB Giáo dục Việt Nam. 92
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giảng dạy tiếng Anh theo phương pháp tích cực lấy người học làm trung tâm - Lê Thị Tuyết Mai
1 p | 159 | 26
-
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC4.1. Khái niệm
4 p | 385 | 24
-
Giới thiệu một số phương pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm, đạt các chuẩn đầu ra theo Cdio
15 p | 175 | 21
-
Nghiên cứu ứng dụng một số phần mềm đồ họa và phương tiện truyền thông để nâng cao hiệu quả giảng dạy cho môn học Đồ họa kỹ thuật
6 p | 150 | 13
-
Xây dựng kế hoạch giảng dạy chi tiết môn học đáp ứng chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận CDIO
4 p | 58 | 9
-
Đổi mới phương pháp giảng dạy với bài giảng điện tử, khắc phục việc đọc - chép ở Cao đẳng, Đại học
7 p | 140 | 9
-
Nghiên cứu tổng quan về sử dụng trí tuệ nhân tạo trong dạy học
8 p | 11 | 5
-
Một số kinh nghiệm về cải tiến phương pháp giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam ở trường Đại học Xây dựng miền Trung
3 p | 53 | 4
-
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy học phần Toán cao cấp cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 50 | 4
-
Nghiên cứu các giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
5 p | 40 | 4
-
Áp dụng phương pháp dạy - học tích cực trong giảng dạy thực hành ngành Kỹ thuật điện tử truyền thông
6 p | 23 | 4
-
Đề xuất phương pháp dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Giao thoa văn hoá tại Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Mở Hà Nội
13 p | 9 | 3
-
Ứng dụng phương pháp học tập phục vụ cộng đồng trong quá trình giảng dạy các học phần kỹ năng mềm
10 p | 30 | 3
-
5Es và đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm cải tiến chất lượng giáo dục đại học
6 p | 5 | 2
-
Ghi nhật ký – một hình thức đánh giá mới mẻ
4 p | 7 | 1
-
Vận dụng chu trình PIE và PDCA để thiết kế và cải tiến kế hoạch bài dạy trong các học phần phương pháp dạy học cho sinh viên ngành Sư phạm Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 5 | 1
-
Tiếp cận phương pháp giảng dạy mới trong môi trường giáo dục 4.0
5 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn