intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ghi nhật ký – một hình thức đánh giá mới mẻ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cải cách phương pháp giảng dạy đang là tinh thần của việc đổi mới trong ngành giáo dục nước ta ở các bậc học. Đổi mới phương pháp giảng dạy vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của công cuộc đổi mới. Thời gian gần đây người ta đề cập khá nhiều đến giáo dục chủ động, hay học tập tích cực, tức sự chuyển giao vai trò trung tâm của người giáo viên trong lớp học sang học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ghi nhật ký – một hình thức đánh giá mới mẻ

  1. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” GHI NHẬT KÝ – MỘT HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ MỚI MẺ Phan Hoàng Yến Trung tâm Đánh giá Giáo dục Cải cách phương pháp giảng dạy đang là tinh thần của việc đổi mới trong ngành giáo dục nước ta ở các bậc học. Đổi mới phương pháp giảng dạy vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của công cuộc đổi mới. Thời gian gần đây người ta đề cập khá nhiều đến giáo dục chủ động, hay học tập tích cực, tức sự chuyển giao vai trò trung tâm của người giáo viên trong lớp học sang học sinh. Theo kiểu giáo dục này, học sinh không lệ thuộc quá nhiều vào quá trình đào tạo, mà tự học, tự tìm tòi, sáng tạo là chính. Do đó, nâng cao chất lượng đào tạo không chỉ tập trung vào giảng viên, hay hẹp hơn, đổi mới phương pháp giảng dạy là đủ, mà cần phải cải tiến, nâng cao phương thức đánh giá học sinh. Đánh giá phải có hệ thống, có tổ chức nhằm cho thấy sự tiến bộ của học sinh qua từng giai đoạn. Công cụ đánh giá cần đa dạng và kết hợp nhiều dạng thức khác nhau. Từ trước đến nay, khi nhắc tới kiểm tra đánh giá, người ta thường nghĩ tới việc cho bài kiểm tra và chấm điểm. Qua điểm số đó, giáo viên nhận xét về khả năng của học sinh. Cách đánh giá này đôi khi hơi phiến diện vì điểm số không thể hiện hết những gì cần đánh giá. Còn đối với học sinh, điểm số cũng chỉ là con số và kết quả này thường ít được chia sẻ với học sinh để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, và giáo viên không biết được học sinh có đồng tình với kết quả đánh giá hay không. Một thực tế khác nữa là giáo viên hiện nay thường đánh giá học sinh theo kiểu kiểm tra trí nhớ của học sinh, khiến học sinh phải đối phó bằng cách học thuộc lòng. Và các bài thi cũng thường nhấn mạnh đến kiến thức về sự kiện hơn là phân tích giải quyết vấn đề hay nâng cao tính sáng tạo của học sinh. Thật ra kiểm tra đánh giá là một khái niệm rất rộng và bao quát. Thông qua kiểm tra đánh giá giáo viên có thể kiểm soát được việc dạy và học, sau đó ra quyết định điều chỉnh, cải tiến việc dạy của mình. Đối với người học, thông tin kiểm tra đánh giá nhận được và tự đánh giá bản thân giúp người học kiểm soát, điều chỉnh việc học của mình. Điểm số chỉ là một phần của kiểm tra đánh giá và giáo viên không chỉ dựa trên điểm số để đánh giá về học sinh. Có nhiều cách để kiểm tra đánh giá học sinh, trong đó có thể kể đến bộ sưu tập bài làm của học sinh. Ở các nước có nền giáo dục phát triển, việc học sinh viết nhật ký (diary/journal) hay còn gọi là bộ sưu tập bài làm (portfolio) rất phổ biến. Bộ sưu tập bài làm hay nhật ký là một công trình tổng hợp của học sinh có thể được sử dụng để miêu tả những nỗ lực, sự tiến bộ, hay thành tích học tập ở một lĩnh vực môn học nào đó của học sinh. Tại các trường phổ thông trung học, giáo viên thường yêu cầu học sinh lưu giữ một bộ sưu tập các bài viết hay những bài làm khoa học được tiến 115 (138)
  2. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” hành trong quá trình học. Thường những bộ sưu tập này chứa cả những bản nháp và sản phẩm đã hoàn tất cho thấy tiến bộ trong công việc của học sinh và giáo viên. Bộ sưu tập bài làm có thể được sử dụng cho nhiều mục đích. Theo Peter. W. Airasian, bộ sưu tập bài làm có những mục đích cụ thể sau:  Làm cho học sinh thành một phần của quá trình đánh giá bằng cách yêu cầu các em xem lại, suy nghĩ và nhận xét công việc của chính mình  Cung cấp cho giáo viên, phụ huynh và học sinh những thông tin về sự tiến bộ của học sinh theo thời gian.  Củng cố tầm quan trọng của những sản phẩm và kỹ năng thực hành của học sinh, không chỉ là những đánh giá chọn lọc  Cung cấp những ví dụ cụ thể về việc học tập của học sinh cho phụ huynh tham khảo.  Cho phép chẩn đoán những kỹ năng và sản phẩm học tập của học sinh.  Khuyến khích học sinh suy nghĩ về những gì tạo nên kỹ năng giỏi ở môn học.  Xếp hạng học sinh  Cho học sinh cơ hội suy nghĩ và đánh giá việc học tập trước đây của mình. (Trích Kiểm tra Đánh giá trong Lớp học – Một hướng tiếp cận chính xác Peter W. Airasian, 1999) Từ những mục đích đó, có thể thấy được các ưu điểm nổi bật khi đánh giá học sinh bằng cách cho học sinh ghi nhật ký. Đó là:  Cho phép giáo viên đánh giá từng cá nhân học sinh, mỗi người có một nét cá tính, nhu cầu và thế mạnh riêng.  Vai trò của giáo viên không còn phải là cho điểm, xếp hạng, so sánh thành tích học tập của học sinh nữa mà chuyển sang cho ý kiến đánh giá giúp học sinh tự nhìn nhận kết quả của chính mình  Giúp giáo viên chuẩn hóa và đánh giá các kỹ năng và kiến thức họ trông đợi học sinh sẽ đạt được mà không làm giới hạn tính sáng tạo trong lớp học.  Giúp học sinh có trách nhiệm hơn với những gì các em phải làm trên lớp và các kỹ năng, kiến thức chúng ta yêu cầu các em phải đạt được.  Bổ sung thêm tính đa dạng của các phương pháp dạy và học, nhờ đó làm tăng tính liên kết giữa rất nhiều đối tượng người học và phong cách học.  Gắn kết học sinh vào quá trình đánh giá, nhờ vậy cải thiện được thành tích học tập. 116 (138)
  3. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học”  Gắn kết phụ huynh và cộng đồng vào việc đánh giá kết quả học tập của con em mình theo giáo trình của trường học hơn là đánh giá bằng các điểm số chuẩn hóa hay xếp hạng mơ hồ. Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm kể trên, hình thức đánh giá này cũng bộc lộ một số nhược điểm, nhất là khi so sánh với cách đánh giá bằng điểm số và xếp hạng truyền thống vốn dĩ mang tính định lượng và chuẩn hóa hơn.  So với cách đánh giá bằng điểm số, cách đánh giá thông qua nhật ký được xem là ít tin cậy và công bằng hơn.  Phụ huynh thường dễ nghi ngờ về các đánh giá hơn là hạng và điểm số  Hầu hết các trường đại học và cao đẳng vẫn yêu cầu điểm số và hạng khi tuyển sinh  Mất thời gian cho giáo viên và nhân viên nhà trường, nhất là khi cho học sinh ghi nhật ký bên cạnh cách xếp hạng và cho điểm truyền thống.  Giáo viên phải tự đề ra các tiêu chí của riêng mình, mà các tiêu chí này ban đầu có thể khó và xa lạ với học sinh  Dữ liệu từ các đánh giá nhật ký có thể khó phân tích hoặc tập hợp lại, nhất là trong suốt một thời gian dài Trên cơ sở các ưu khuyết điểm của hình thức đánh giá này, chúng tôi đã quyết định thực nghiệm trên một lớp 6 ở trường THCS Võ Trường Toản, Quận 1, Tp.HCM. Ban đầu chúng tôi rất e ngại các em sẽ không tích cực hưởng ứng vì chương trình học quá nặng, thời gian dành cho các môn học khác đã chiếm gần hết quỹ thời gian trong ngày của các em. Tuy vậy, kết quả thu được cũng khá khả quan. “Kết quả nghiên cứu cho thấy HS lớp 6/7 trường THCS Võ Trường Toản rất hứng thú với đề nghị ghi nhật ký kết quả học tập tiếng Anh. Tuy chỉ mới thực hiện ghi nhật ký trong 2 tháng (từ đầu tháng 10 năm 2005 tới cuối tháng 11/2005), nhưng qua những trang viết của HS, chúng tôi “đọc” ra được nhiều điều. Đọc các quyển nhật ký của HS, có thể thấy ngay đây là một hoạt động khá lý thú và bổ ích cho môn học. HS viết rất tự nhiên và không có cảm giác bị o ép hay phải đối phó với GV. Tình cảm, cảm xúc được thể hiện qua từng bài học, tiết học. Trong nhật ký, HS đều ghi lại những hoạt động diễn ra trong tiết học ngày hôm đó. Và sau mỗi bài, GV thường yêu cầu viết thêm những bài viết ngắn với những chủ đề gần gũi như gia đình, trường học hay ngôi nhà trong trí tưởng tượng. Sau đó GV sửa, nhận xét và chấm điểm từng bài. Bằng cách này mỗi khi HS giở lại nhật ký có thể nhớ ngay mình đã học những gì, những lỗi nào đã mắc phải và cố gắng tránh không sai nữa. Ngoài ra, HS còn được tự do vẽ ngôi nhà, trường học hay trang trí thời khóa biểu theo ý riêng, vì vậy HS tỏ ra rất hứng thú khi chăm chút từng nét vẽ, màu sắc cho một tác phẩm của mình. Tuy vậy cũng có một số rất ít HS viết qua loa, hầu như chỉ vài chữ. Có thể do chưa nhận thức được ý nghĩa của việc viết nhật ký hoặc có thể do chưa quen thể hiện cảm xúc, tình cảm. Vì vậy đối với những trường hợp này, hầu như không thể đánh giá được gì. 117 (138)
  4. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” HS thường tự nhận xét kỹ năng và kiến thức tiếng Anh của bản thân dựa vào điểm số cô giáo cho. Nếu được điểm 9, 10 thì cảm thấy rất vui sướng và hứa sẽ giữ mãi điểm số đó, tạo cho HS nguồn cảm hứng và động cơ học tập tốt. Khi được điểm 6, 7 thì HS thấy không hài lòng và tự hứa sẽ cố gắng hơn: “Hôm nay mình cảm thấy học và nói trong lớp chưa tốt, mình phải cố gắng nhiều hơn nữa”, “Mình rất dở, nghe cũng dở nhưng mình sẽ cố gắng”. Đối với các bài luyện nói ở lớp, HS tự so sánh với bạn cùng đôi với mình và khi trình bày trước lớp. Nhờ tự nhận xét nên HS hiểu được khả năng của mình hơn qua từng bài học và do đó HS biết tự điều chỉnh việc học của mình: “Hôm nay cô cho chúng em làm các câu hỏi trong sách, em chỉ làm được có 5 câu thôi”, “Hôm nay cô cho cả lớp thực tập những việc mình làm mỗi ngày. Tôi không biết phải nói sao?”, “Cô cho tụi mình một câu hỏi chúng mình đặt được 6 câu nhưng bị sai 1 câu. Chúng mình sẽ cố gắng và rút kinh nghiệm kì sau làm bài tốt hơn”. So sánh những bài viết của HS cuối giai đoạn thực nghiệm tác động với giai đoạn đầu thực nghiệm tác động cho thấy HS có tiến bộ hơn trong cách tự đánh giá các kỹ năng và kiến thức tiếng Anh. Sự tiến bộ này được thể hiện qua điểm của GV đánh giá cao hơn, cách HS tự nhận xét khả năng học rõ ràng và cụ thể hơn. Các bài văn miêu tả “My family”, “My school”, “My day” có nhiều tiến bộ về ý tưởng, về vốn từ vựng, khả năng sử dụng các danh từ, động từ và mạo từ đúng ngữ pháp, đặc biệt, HS có lối hành văn khá tự nhiên.” Trích đề tài cấp Bộ “Khảo sát phương pháp kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh lớp 6 ở các trường THCS trên địa bàn Tp.HCM” Tài liệu tham khảo 1. P. Airasian, Kiểm tra Đánh giá trong Lớp học - Một Hướng Tiếp cận Chính xác, NXB McGrawHill, 2000 2. Farr, R. and B. Tone, Portfolio and Performance Assessment (2nd ed.) Orlando, FL: Harcourt Brace College Publishers, 1998 3. http://www.pgcps.org/~elc/portfolio.html 4. http://www.anglit.net/main/portfolio/default.html 5. http://www.nclrc.org/portfolio/modules.html 118 (138)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2