intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thánh địa Mỹ Sơn

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

318
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người Champa lập quốc vào cuối thế kỷ thứ II. Năm 192 cuộc khởi nghĩa thành công, nghĩa quân Tượng Lâm và Nhật Nam dưới sự lãnh đạo của Khu Liên lập ra một vương quốc lấy tên là Lâm Ấp, đó là một quốc gia đầu tiên hình thành ở phía nam nước Đại Việt. Lâm Ấp theo giải thích của Thủy Kính ghi chú : Huyện Tượng Lâm, đọc theo chữ Hán là Tượng Lâm huyện hay Tượng Lâm ấp, về sau bỏ dần chữ Tượng thành ra Lâm Ấp. Năm 627-649, vua Viknâtavarman lên ngôi đổi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thánh địa Mỹ Sơn

  1. Thánh địa Mỹ Sơn Người Champa lập quốc vào cuối thế kỷ thứ II. Năm 192 cuộc khởi nghĩa thành công, nghĩa quân Tượng Lâm và Nhật Nam dưới sự lãnh đạo của Khu Liên lập ra một vương quốc lấy tên là Lâm Ấp, đó là một quốc gia đầu tiên hình thành ở phía nam nước Đại Việt. Lâm Ấp theo giải thích của Thủy Kính ghi chú : Huyện Tượng Lâm, đọc theo chữ Hán là Tượng Lâm huyện hay Tượng Lâm ấp, về sau bỏ dần chữ Tượng thành ra Lâm Ấp. Năm 627-649, vua Viknâtavarman lên ngôi đổi quốc hiệu là Hoàn Vương Quốc. Năm 808, nhà Đường sang đánh, vua Hoàn Vương rút vào nam, đổi quốc hiệu là Champa tức Chiêm Thành , đến thế kỷ XII, dựa theo một bí ký của Champa thì quốc gia này bị Chân Lạp xâm chiếm kéo dài từ năm 1199 đến năm Canh Thìn (1220) Sau khi người Chân Lạp rút khỏi Champa, là bắt đầu thời kỳ hưng thịnh của vương quốc này.
  2. Vương quốc Chăm thế kỷ XI
  3. Sơ đồ khu C2 Kinh đô Trà Kiệu và thánh địa Mỹ Sơn có thể được xây dựng từ thế kỳ thứ IV, Thánh địa Mỹ Sơn nằm cách Trà Kiệu khoảng 30 Km về phía tây đó là một thung lũng nhỏ đường kính ước chừng 2 Km, phía đông la núi Sulaha , phía nam là núi Mahaparvata, phía tây là núi Kusala, những ngọn núi bao quanh và chỉ có một lối vào duy nhất là theo con đường độc đạo nằm giữa hai quả đồi phía bắc, hai quả
  4. đồi này tạo thành cái cửa ngõ như một cái chốt phòng ngự cao khoảng 30 mét với một con suối nằm chắn ngang tr ước mặt, con suối chảy quanh co theo sườn núi phía bắc, rồi đâm thẳng vào phía trung tâm, nó chạy vòng quanh tạo thành một thủy lộ lưu thông cho toàn bộ khu vực Du khách sau khi băng qua suối đi dọc theo một con đường ngoằn ngoèo khoảng 3 Km về hướng nam thì đến khu vực đền tháp với các công trình kiến trúc và điêu khắc phong phú, đa dạng nhất của nền văn hóa Champa Ấn tượng dầu tiên mang đến cho du khách là sự hoang tàn đổ nát của các ngôi tháp, sự rệu rã của các kiến trúc trước sự tàn phá của thời gian từ hằng bao nhiêu thế kỷ không được chăm sóc tu bổ đến đau lòng : Cỏ dại , dây leo dưới chân tháp , cây tầm gởi , hoa lau ở trên nóc Vương vãi mặt đất : đá, gạch ngổn ngang , loang lổ trên tường rêu mốc thời gian. Tượng đá hình người vết thương đầy rẫy kẻ mất đầu người cụt tay , chốn thì còn đầu mà ngừơi đã mất
  5. Nét hoang tàn đổ nát đền tháp trong Thánh địa MỸ Sơn Hoa văn gạch đỏ , sa thạch tượng đài lổ chỗ nắng mưa..... Trong cái điêu tàn đổ nát đó lác đác đôi ba cái tháp hình thù dáng vẻ chưa bị phá hủy biến dạng hoàn toàn vẫn còn giữ lại cái cốt cách độc đáo, đa dạng và phong phú của lối kiến trúc đặt biệt văn hóa Champa cổ đại , vẫn còn vài tượng đài , bi ký ghi chép lịch sử hình thành khu thánh địa thiêng liêng Mỹ Sơn này.
  6. NGÔI THÁP HÌNH THUYỀN Ở KHU C1 Trong số đó có tháp mang số B5 theo phân loại của nhà khảo cổ hoc người Pháp , ông H.Parmentier vào năm 1903-1904 Ngôi tháp này có mái cong hình thuyền khác hẳn với các ngôi tháp khác l à có đỉnh hình chóp nhiều tầng trong thánh địa cũng như ở các nơi Đáy của ngôi tháp này có hình chử nhật , của chính quay mặt ra hướng bắc , hai bên hông đều có cửa sổ , tháp có hai phần , phần dứơi có mái che, cửa chính lệch về bên phải gồm có tiền sảnh , bậc cấp đi lên và vòm che chống đở bằng hai trụ đứng , mặt trước của mỗi trụ chia làm 3 ô nằm trên một chân đế hình vuông vững chắc , còn lại có tất cả 6 trụ áp tường chia mặt tiền của tháp ra làm 5 ô , trong mỗi ô có tượng hình người đứng chắp tay, phần trên trụ có 3 gờ nổi , chân trụ là đầu voi Phần trên của tháp nằm chồng lên mái , mặt tiền có 8 trụ đứng , phần trên các trụ này có 4 gờ xếp lên nhau chia cắt phần mặt tiền thành các ô ngang dọc lạ mắt trong ô có trang trí hoa văn Riêng phần trụ áp tường ở các góc có kích thước lớn hơn Mái hình thuyền , hơi cong hai đầu , lõm ở giữa , diện tích toàn bộ của mái bằng diện tích của phần trên tháp nên nhìn ở xa ngôi tháp có một thiết kế rất lạ gồm có
  7. mái cong hình thuyền, phần trên tháp trang trí chia cắt bởi 8 hàng cột và phần dưới tháp là các ô có hình người đứng thẳng Mặt hông của tháp quay về h ưóng đông tây , đỉnh tháp là một vòm chóp nhọn hình búp sen được nâng bởi một dãy trụ áp tường Trang trí là phần độc đáo của ngôi tháp này ngoài kiến trúc mái tháp không nhọn có nhiều tầng như các ngôi tháp khác mà là một mái cong hình thuyền Chân tháp đã bị phá hủy tuy nhiên vẫn còn sót lại 3 tượng có hình đầu voi với vỏi thả xuống đất , phần trên các đầu voi này là một tòa sen trên có hình ngừơi đứng thẳng vai ngang hai tay chắp vào nhau , thân được chạm thẳng vào tường tháp , đầu đội mũ 3 tầng , hình người thứ ba trong hình còn thấy rõ có râu dài, trông xa thì thấy giông nhau nhưng nhìn và phân tích kỹ trong 5 tượng ngừơi được trang trí trong các ô có vòm che thì không có cái nào gi ống cái nào chỉ cần để ý các chi tiết ở bàn chân, hoa văn , nếp gấp của áo quần, kích thưóc chiều cao và chiều ngang của vai.... Phần trang trí vòm và thân tháp phía đông và tây là các bức tranh điêu khắc chạm trổ hài hòa và sinh động với các cột trụ chống ở góc hay áp tường Ngôi tháp này được xem như ngôi tháp còn tương đối nguyên vẹn nhất trong Thánh địa Mỹ Sơn mặc dù nó bị phá hủy , một phần mái cong hình thuyền với các
  8. viên gạch bị bong ra trơ lại lớp đất nung bên trong nhiều nhất là giửa của mái phía hướng bắc , các gờ dứơi của nó cũng bị sạt lở
  9. Những phần đổ nát của ngôi tháp có mái cong hình thuyền Phần mái che cho các trụ, ô chứa hình ngừơi thì sạt lở , bong tróc không còn hình dáng trông rất thê thảm nhất là vòm che ở tiền sảnh cửa chính, còn chân tháp thì ngoài việc mất đi một tượng có hình đầu voi và các tác phẩm điêu khắc trang trí khác các viên gạch đã bong ra khỏi chân tháp để lại những ngóc ngách lỗ chỗ môi trường tốt nhất cho các loại cây ký sinh, cỏ dại và hang cho các loại gậm nhấm Trong khu C1 còn có một ngôi đền nhỏ nằm phía tây của ngôi tháp có mái cong hình thuyền này, đền quay về hướng đông, nóc tháp nhọn đổ nát nhiều chỗ , các hoa văn trang trí không còn nguyên vẹn , tiền sảnh bị sập chỉ còn lại sườn của vòm cuốn dưới có tạc tượng một hình người chắp tay phần mặt bị hư hại nặng, chân dứng trên một bệ đá mà hoa văn đã bi hủy hoại, hai bên có trụ chống cho vòm cuốn trên hoa văn lá xoắn hình chữ S liền nhau, tường và các cửa giả cách nhau là cho nó bớt nặng nề phù hợp với chiều cao của ngôi đền làm cho nó có một vẻ đẹp vừa nhẹ nhàng vừa thanh thoát Trong cuốn sách Mỹ Sơn trong lịch sử nghệ thuật Chăm kể lại : Trong chỗ sâu kín của ngôi đền này vào khoảng năm 1904 , những nhà khảo cỗ học đã sưu tầm được một bộ trang sức bằng vàng, đầy đủ dành cho một pho tượng lớn cỡ nửa người thường. Kiểu thức hoa văn trang trí cho biết nó thuộc phong cách Đồng D ương .
  10. Đây là một bộ trang sức bằng vàng lá duy nhất còn nguyên vẹn tìm thấy trong nghệ thuật Chăm . Nó từng được đem trưng bày tại Hội Chợ Marseille năm 1926
  11. Nơi ngôi đền này một bộ trang sức bằng vàng lá được tìm thấy năm 1904 Bộ trang sức này được chế tác bằng những miếng vàng không dày lắm, gồm một cái mũ Kirita-Mukuta, trang trí 5 đóa hoa lớn, phía trên có đính một viên hồng ngọc , phía sau có một miếng che lấp gáy, hai miếng che sau tai và một vòng hào quang sau đầu hai hoa tai , một vòng kiềng đeo cổ , một bộ phận nịt ngang ức với bản khá lớn, đồ đeo ở hai vai là hai đóa hoa lớn, hai vòng deo ở cổ tay và chân có bản lớn , một sợi dây chuyền cổ, các vòng đeo được móc lại với nhua bằng những cái khóa . Tất cà các miếng vàng này được chạm trổ hết sức tinh tế và điêu luyện Bộ trang sức này dùng để đeo cho các tượng thần bằng sa thạch hoặc bằng đồng khi hành lễ, ngày thường chúng được tháo ra và cất giữ cẩn thận . Bi ký Chăm tại Mỹ Sơn đã nhiều lần nhắc đến bộ lễ vật này nó được dâng cúng bởi các vua Chăm Hiện tại bộ trang sức này đang ở đâu ? Ai là chủ nhân của nó, điều mà nhiều người muốn biết, muốn chiêm ngưỡng nó. Con người đã lấy đi rất nhiều thứ từ khu Thánh địa này với rất nhiều lý do ! hiện tại tổ chức UNESCO thừa nhận nó là một di tích lịch sử của nhân loại , hãy trả lại cho khu Thánh địa Mỹ Sơn những gì của nó, đó cũng là lòng tự trọng của con người chứ không phải sợ một lời nguyền của vua Bhadravarman đệ nhất l à người khởi công xây dựng thánh địa này với những lời nguyền như sau : ".....Nếu có kẻ nào dùng vũ lực để chiếm đoạt hay phá hủy ....thì nhân dân không phải tội, mà tội lỗi sẽ dành cho kẻ đó.... "
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1