TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 73 - 81<br />
<br />
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI<br />
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA<br />
Đỗ Thị Thu Hiền1, Lò Quỳnh Nhung1, Đinh Mạnh Tƣờng2<br />
1<br />
Trường Đại học Tây Bắc<br />
2<br />
Công an tỉnh Sơn La<br />
Tóm tắt: Mục đích của bài viết nhằm đánh giá đúng thực trạng huy động các nguồn vốn cho phát triển<br />
Kinh tế - Xã hội (KT - XH) giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Sơn La, trên cơ sở đó đề xuất một vài giải pháp gắn<br />
với thực tiễn nhằm thu hút nguồn vốn huy động cho Tỉnh trong giai đoạn tới. Trong đó, huy động vốn đầu tư<br />
phát triển KT - XH tỉnh Sơn La được phản ánh qua chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư lớn (trên 65 nghìn tỷ đồng)<br />
nhưng cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lý (lĩnh vực du lịch và phát triển khoa học công nghệ chưa được đầu tư thỏa<br />
đáng). Tác giả nhấn mạnh các yếu tố nội tại của tỉnh Sơn La (chính sách thu hút vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, lợi<br />
thế so sánh, thủ tục hành chính, nhận thức cấp lãnh đạo, chất lượng nguồn nhân lực...) là yếu tố ảnh hưởng then<br />
chốt đến huy động vốn cho phát triển KT - XH.<br />
Từ khóa: Nguồn vốn huy động, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La, thu hút vốn đầu tư.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Theo “Báo cáo tổng kết hoạt động đầu tư 2011 - 2015”, “cho đến nay tỉnh Sơn La đã cấp<br />
chứng nhận đầu tư và chấp thuận 199 dự án đầu tư vốn trong nước, tổng vốn đăng kí 25.767 tỷ<br />
đồng”[1]. Bên cạnh đó, Sơn La có 09 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với “tổng mức<br />
vốn đăng ký đầu tư trên 148 triệu USD”[1]. Tỉnh Sơn La đưa ra danh mục các “dự án kêu gọi<br />
đầu tư vào địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020, sẽ có 18 dự án nằm trong các lĩnh vực nông<br />
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ khu du lịch và đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị”[1]. Bên cạnh những<br />
kết quả đạt được đó, việc huy động các nguồn vốn đầu tư vào tỉnh Sơn La còn chưa tương xứng<br />
với tiềm năng, thế mạnh của địa phương xuất phát từ các yếu tố nội tại. Vì Sơn La cần có những<br />
giải pháp phù hợp cho sự phát triển nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2016 - 2020.<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Các hoạt động hỗ trợ huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn<br />
tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015<br />
Tỉnh Sơn La đã có những bước tiến về cải thiện thứ hạng PCI trong những năm gần đây.<br />
Năm 2014, Sơn La xếp thứ 49/63 tỉnh thành trong cả nước. Đến năm 2015 năng lực cạnh<br />
tranh cấp tỉnh của Sơn La đã tăng 5 bậc so với năm trước, đứng thứ 44 cả nước và vượt qua<br />
thứ hạng trung bình lên tốp khá của cả nước.<br />
Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, Sơn La đã vượt lên đứng thứ 5 trong tốp đầu của 14<br />
tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Kết quả trên là do trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã<br />
có nhiều đổi mới trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện<br />
cho các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào tỉnh đạt gần 15 nghìn<br />
tỷ đồng. Cụ thể:<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài: 6/9/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017<br />
Liên lạc: Đỗ Thị Thu Hiền, e - mail: thuhienktqd@gmail.com<br />
<br />
73<br />
<br />
Hình 1. So sánh chỉ số PCI của tỉnh Sơn La trong vùng miền núi phía Bắc<br />
Nguồn: http://www.pcivietnam.org/<br />
<br />
Bảng 1. Bảng tổng hợp các chỉ số của tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Năm 2011<br />
<br />
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015<br />
<br />
Gia nhập thị trường<br />
<br />
7,97<br />
<br />
8,55<br />
<br />
6,1<br />
<br />
8,29<br />
<br />
8,34<br />
<br />
Tiếp cận đất đai<br />
<br />
7,02<br />
<br />
6,74<br />
<br />
6,39<br />
<br />
5,53<br />
<br />
6,28<br />
<br />
Tính minh bạch<br />
<br />
4,58<br />
<br />
6,91<br />
<br />
5,18<br />
<br />
5,23<br />
<br />
5,86<br />
<br />
Chi phí thời gian<br />
<br />
5,71<br />
<br />
4,28<br />
<br />
5,21<br />
<br />
5,88<br />
<br />
6,35<br />
<br />
Chi phí không chính thức<br />
<br />
5,45<br />
<br />
6,85<br />
<br />
5,71<br />
<br />
5,01<br />
<br />
5<br />
<br />
Tính năng động<br />
<br />
5,05<br />
<br />
5,27<br />
<br />
4,26<br />
<br />
3,79<br />
<br />
4,61<br />
<br />
Hỗ trợ doanh nghiệp<br />
<br />
5,57<br />
<br />
4,71<br />
<br />
6,1<br />
<br />
5,89<br />
<br />
6,59<br />
<br />
Đào tạo lao động<br />
<br />
4,52<br />
<br />
5,21<br />
<br />
4,8<br />
<br />
5,44<br />
<br />
4,71<br />
<br />
Thiết chế pháp lý<br />
<br />
5,27<br />
<br />
3,89<br />
<br />
5,26<br />
<br />
5,48<br />
<br />
5,51<br />
<br />
Cạnh tranh bình đẳng<br />
<br />
N/A<br />
<br />
N/A<br />
<br />
4,76<br />
<br />
5,36<br />
<br />
4,71<br />
<br />
PCI<br />
<br />
54,32<br />
<br />
58,99<br />
<br />
53,86<br />
<br />
55,28<br />
<br />
57,21<br />
<br />
Nguồn: http://www.pcivietnam.org/<br />
<br />
74<br />
<br />
Những chỉ số trên cho thấy Sơn La đã thực sự có môi trường kinh doanh tốt. “Chính<br />
quyền Tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; thời gian, thủ tục<br />
hành chính nhanh chóng; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao. Đây là tiền<br />
đề cơ sở để tỉnh Sơn La thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đó là phấn<br />
đấu đưa Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc”[4].<br />
Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) tập trung vào xây dựng và triển khai Đề án thực hiện thí<br />
điểm Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính hàng năm của các sở,<br />
ban, ngành, UBND các huyện, thành phố giai đoạn 2014 - 2016. Triển khai thực hiện thí điểm<br />
về cải cách hành chính đối với 05 đơn vị. Đến nay, đã có 17/17 sở, ngành, 11/12 huyện, thành<br />
phố, 198/204 xã, phường, thị trấn thực hiện tốt cơ chế một cửa và một cửa liên thông trong<br />
giải quyết TTHC cho các tổ chức, công dân.<br />
Cải cách mạnh mẽ TTHC tỉnh Sơn La, đặc biệt là các TTHC trong lĩnh vực đầu tư, xây<br />
dựng, đất đai, thuế,… trong đó tập trung: “Đơn giản hóa các TTHC nhằm loại bỏ các TTHC<br />
rườm rà, phức tạp, khó thực hiện” [2]. Hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho<br />
doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư kinh doanh; “Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận đăng ký<br />
doanh nghiệp qua mạng điện tử; qua đó, từ ngày 25/6/2015, tổ chức và cá nhân có nhu cầu đăng<br />
ký doanh nghiệp có thể truy cập vào hệ thống tại địa chỉ http://dangkyquamang.dkkd.gov.vn<br />
vào bất kỳ thời điểm nào để thực hiện việc đăng ký” [2]; về đăng ký doanh nghiệp: “giảm số<br />
ngày đăng ký mới từ 5 ngày xuống còn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ<br />
theo quy định” [2]; về thuế: “Thời gian kê khai nộp thuế không quá 121,5 giờ/năm” [2]; từ<br />
ngày 01/8/2015, Sở Xây dựng thực hiện giảm thời gian thực hiện các TTHC thuộc thẩm<br />
quyền giải quyết của Sở Xây dựng: “đối với lĩnh vực xây dựng, quy hoạch xây dựng, nhà<br />
ở và công sở cơ bản giảm (90 ngày xuống còn 60 ngày; 45 ngày xuống còn 30 ngày; 30<br />
ngày xuống còn 15 ngày; 20 ngày xuống còn 10 ngày; 15 ngày xuống còn 10 ngày; 10<br />
ngày xuống còn 7 ngày làm việc)” [2].<br />
“Trong giai đoạn 2010 - 2015 công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị<br />
trường, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp được Sở Công thương tỉnh Sơn La<br />
triển khai tích cực: Trong năm 2015, Sở đã tổ chức được 09 hội chợ tại 07 huyện, thành phố<br />
(Hội chợ Xuân 2015 tại Thành phố, Hội chợ Thương mại - Du lịch Mộc Châu, Hội Chợ Nông<br />
nghiệp - Thương mại vùng Tây Bắc tại thành phố; tổ chức 4 hội chợ thương mại vùng cao<br />
biên giới (xã Phiêng Khoài huyện Yên Châu; xã Chiềng Khương và thị trấn Sốp Cộp, huyện<br />
Sông Mã) và “Đưa hàng Việt về vùng lòng hồ Sông Đà” huyện Mường La. Các cuộc hội chợ<br />
được tổ chức là cơ hội cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong tỉnh mở rộng, tìm<br />
kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ, hợp tác đầu tư liên doanh, liên kết phát<br />
triển sản xuất kinh doanh...và là nơi trưng bày giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá các sản<br />
phẩm hàng hóa dịch vụ của tỉnh Sơn La [5]. Công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm được<br />
tăng cường với nhiều hình thức, nội dung phong phú trên các phương tiện truyền thanh,<br />
truyền hình và báo chí như: Triển khai bình chọn “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu<br />
năm 2015 tỉnh Sơn La”; “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”... Đoàn công tác của<br />
Tỉnh và một số doanh nghiệp sang làm việc với tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng nhằm tăng<br />
cường mối quan hệ hợp tác kinh tế, tìm hiểu thị trường và xúc tiến hợp tác đầu tư, thương mại<br />
giữa các doanh nghiệp Sơn La và hai tỉnh bạn.<br />
75<br />
<br />
Các hoạt động hỗ trợ huy động vốn nêu trên đã giúp Sơn La có nền tảng và lợi thế so<br />
sánh trong vùng Tây Bắc về huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội.<br />
2.2. Kết quả huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La<br />
giai đoạn 2011 - 2015<br />
Các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian qua đã góp phần nâng<br />
cao trình độ sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng giá trị hàng hoá trên một<br />
đơn vị diện tích, cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị, tăng thu nhập cho người lao động, từng bước xoá<br />
đói giảm nghèo cho đồng bào trong tỉnh, đặc biệt nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên<br />
thị trường trong và ngoài nước, góp phần vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.<br />
2.2.1. Số lượng vốn huy động<br />
“Tính đến cuối năm 2015, tỉnh Sơn La đã cấp chứng nhận đầu tư và chấp thuận 199 dự<br />
án đầu tư vốn trong nước, tổng vốn đăng kí 25.767 tỷ đồng” [1]. Cụ thể:<br />
- Lĩnh vực nông lâm nghiệp: 32 dự án có tổng vốn đăng ký đầu tư là 2.716 tỷ đồng tập<br />
trung chủ yếu vào các lĩnh vực như trồng chè, rau hoa chất lượng cao, cao su, chăn nuôi bò sữa,<br />
bò thịt, lợn thương phẩm, chế biến các sản phẩm như: Chè chất lượng cao, cà phê xuất khẩu, tre<br />
công nghiệp, tinh bột sắn, sữa tiệt trùng.<br />
- Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: 137 dự án có tổng vốn đăng ký đầu tư là 21.454 tỷ<br />
đồng, tập trung chủ yếu ở các dự án xây dựng thủy điện vừa và nhỏ, các dự án khai thác khoảng<br />
sản, các dự án sản xuất vật liệu xây dựng thông thường.<br />
- Lĩnh vực thương mại - du lịch - dịch vụ: 30 dự án có tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.597 tỷ<br />
đồng, tập trung chủ yếu ở các dự án thuộc lĩnh vực du lịch - vui chơi giải trí. Vốn thực hiện chủ<br />
yếu tập trung cho các dự án đã hoàn thành và các dự án đang triển khai gồm: Dự án thủy điện vừa<br />
và nhỏ, dự án khai thác vật liệu xây dựng, dự án xi măng lò quay Mai Sơn và một số dự án lĩnh<br />
vực trồng trọt chăn nuôi, du lịch dịch vụ.<br />
Bảng 2. Tình hình huy động vốn đầu tƣ cho phát triển KT - XH của tỉnh Sơn La<br />
giai đoạn 2011 - 2015<br />
Đơn vị: tỷ đồng<br />
<br />
Chỉ tiêu/Năm<br />
<br />
2011<br />
<br />
2012<br />
<br />
2013<br />
<br />
2014<br />
<br />
2015<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
10.214<br />
<br />
12.429<br />
<br />
14.518<br />
<br />
13.117<br />
<br />
15.008<br />
<br />
1. NSNN và vốn TPCP<br />
<br />
3.718<br />
<br />
3.991,7<br />
<br />
4.125<br />
<br />
4.312,1<br />
<br />
4.903,2<br />
<br />
2. Vốn tín dụng đầu tư<br />
<br />
1.891,5<br />
<br />
2.007,2<br />
<br />
2.147<br />
<br />
2.318,9<br />
<br />
2.206,4<br />
<br />
3. Vốn dân cư và doanh nghiệp<br />
<br />
2.118,2<br />
<br />
2.527,5<br />
<br />
3.018<br />
<br />
3.994<br />
<br />
4.806,3<br />
<br />
895<br />
<br />
1.017<br />
<br />
1.287,2<br />
<br />
1.219,6<br />
<br />
1.182,4<br />
<br />
1.591,3<br />
<br />
2.885,6<br />
<br />
3.940,8<br />
<br />
1.272,4<br />
<br />
1.909,7<br />
<br />
4. Vốn các Bộ, ngành Trung ương<br />
5. Nguồn vốn khác<br />
<br />
Ghi chú: NSNN- Ngân sách nhà nước; TPCP- Trái phiếu chính phủ<br />
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển KT - XH tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015<br />
<br />
76<br />
<br />
Số liệu Bảng 1, cho thấy: Tình hình huy động vốn cho phát triển KT - XH trên địa bàn<br />
tỉnh Sơn La liên tục tăng qua các năm, nguồn vốn NSNN và vốn TPCP luôn chiếm tỷ trọng<br />
cao nhất trong cơ cấu vốn (33% - 36%), bằng 64,2% kế hoạch. Trong đó, các nguồn ngân<br />
sách nhà nước chi đầu tư phát triển đạt 1.169,3 tỷ đồng, bằng 54% kế hoạch (vốn bổ sung cân<br />
đối đạt 314,7 tỷ đồng, bằng 79,7% kế hoạch; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương<br />
đạt 304,3 tỷ đồng, bằng 56% kế hoạch; vốn các chương trình mục tiêu quốc gia đạt 286,6 tỷ<br />
đồng, bằng 53% kế hoạch; vốn ngân sách khác đạt 70,4 tỷ đồng, bằng 47% kế hoạch); vốn trái<br />
phiếu Chính phủ giải ngân thanh toán đạt 2.243 tỷ đồng, bằng 76,4% (vốn TPCP hỗ trợ đầu tư<br />
các dự án giao thông, thuỷ lợi, y tế, xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ đối ứng các dự án ODA<br />
đạt 193,4 tỷ đồng, bằng 49% kế hoạch; dự án di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La đạt<br />
2.050/2.543 tỷ đồng (tính cả vốn chuyển nguồn từ năm 2013 sang năm 2014), bằng 80,6% kế<br />
hoạch vốn giao); vốn nước ngoài ODA đạt 146,6 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ Sơn La vẫn là<br />
một tỉnh miền núi trọng điểm với thị trường tài chính chưa phát triển nên luồng vốn luân<br />
chuyển phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn NSNN. Tuy nhiên, đến năm 2015 nguồn vốn từ dân<br />
cư và doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng (gần 130%) thể hiện bước chuyển biến mạnh mẽ<br />
trong mối liên kết chính quyền và doanh nghiệp địa phương, cụ thể: Chính quyền có chính<br />
sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đồng thời các doanh nghiệp ủng hộ chủ<br />
trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh nhà. Đạt được kết quả<br />
đó là do nguồn vốn nhà nước tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, chấn chỉnh và nâng cao hiệu<br />
quả sử dụng. Thực hiện Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Nghị quyết 01/NQ - CP ngày<br />
03/01/2015 của Chỉnh phủ, Chỉ thị số 1792/CT - TTg ngày 15/10/2011, Chỉ thị số 14/CT TTg ngày 28/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch sử dụng vốn NSNN và vốn TPCP<br />
năm 2015 thực hiện phân bổ, quản lý và sử dụng theo hướng tập trung: “ưu tiên vốn để hoàn<br />
trả các khoản vay, vốn ứng trước, đối ứng các dự án ODA, các dự án trọng điểm của tỉnh,<br />
thanh toán nợ xây dựng cơ bản, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp có khả năng hoàn<br />
thành trong năm kế hoạch, lồng ghép vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển KT - XH<br />
tại bản đặc biệt khó khăn, huyện nghèo và các xã xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ đầu tư trụ<br />
sở xã; chỉ bố trí vốn khởi công mới với những dự án thật sự cấp thiết, tập trung đầu tư trọng<br />
điểm, có hiệu quả, khắc phục dần tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian thi công gây<br />
lãng phí và giảm hiệu quả đầu tư” [4].<br />
Tỉnh Sơn La đã tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư phục vụ mục tiêu, yêu cầu phát<br />
triển KT - XH. Tuy nhiên, những năm gần đây do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và<br />
suy giảm kinh tế toàn cầu nên các nguồn vốn đầu tư hạn hẹp. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của<br />
tỉnh Sơn La trong 5 năm khoảng 65.286 tỷ đồng, bình quân mỗi năm đạt 13.057 tỷ đồng, bằng<br />
100,4% so với mục tiêu (Nghị quyết điều chỉnh giai đoạn 2011 - 2015 là 65.000 tỷ đồng).<br />
Trong đó: Các nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ đã đầu tư cho các<br />
chương trình, dự án với tổng vốn 21.050 tỷ đồng, bình quân đạt 4.210 tỷ đồng/năm; nguồn<br />
vốn tín dụng đầu tư 10.571 tỷ đồng, bình quân 2.114 tỷ đồng/năm, vốn dân cư và doanh<br />
nghiệp 16.464 tỷ đồng, bình quân 3,292 tỷ đồng/năm, vốn các Bộ, ngành Trung ương và các<br />
nguồn vốn huy động khác là 15.061 tỷ đồng, bình quân 3.210 tỷ đồng/năm.<br />
77<br />
<br />