intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng kĩ năng tự học của sinh viên Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiên trên 160 sinh viên Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng nhằm chỉ ra thực trạng kĩ năng tự học của sinh viên trong mẫu nghiên cứu này trên khía cạnh: kĩ năng lập kế hoạch tự học, kĩ năng đọc sách, kĩ năng ghi chép và các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng tự học của sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng kĩ năng tự học của sinh viên Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng

  1. THỰC TRẠNG KĨ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ - GIÁO DỤC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀ NẴNG Phạm Minh Tuấn(1) TÓM TẮT: Nghiên cứu Ďược thực hiên trên 160 sinh viên Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng nhằm chỉ ra thực trạng kĩ năng tự học của sinh viên trong mẫu nghiên cứu này trên khía cạnh: kĩ năng lập kế hoạch tự học, kĩ năng Ďọc sách, kĩ năng ghi chép và các yếu tố ảnh hưởng Ďến kĩ năng tự học của sinh viên. Trong bài báo, tác giả Ďã chỉ ra thực trạng các kĩ năng tự học cơ bản của sinh viên, Ďồng thời chỉ ra các nguyên nhân ảnh hưởng Ďến quá trình tự học của sinh viên nhằm nâng cao ý thức tự học, giúp các em Ďạt Ďược hiệu quả cao hơn trong quá trình học tập. Từ khoá: Kĩ năng, tự học, kĩ năng tự học, sinh viên. ABSTRACT: The study was conducted on 160 students of the Faculty of Psychology – Education, Da Nang University of Education to show the current status of students' self-study skills in this study model in terms of: self-study planning skills, reading skills, note-taking skills of students and factors affecting students' self-study skills. In the article, the author pointed out the current state of students' basic self-study skills, and pointed out the causes affecting students' self-study process in order to improve students' sense of self-learning, helping them achieve higher efficiency in the learning process. Keywords: Skills, self-study, self-study skills, students. 1. Đặt vấn đề Trong quá trình lĩnh hội tri thức, ngoài việc tiếp nhận kiến thức từ người dạy thì người học cũng cần phải có ý thức trong quá trình học tập của mình. Tự học giúp người học hiểu sâu, mở rộng, củng cố và ghi nhớ bài học một cách vững chắc nhờ vào khả năng tự phân tích, tổng hợp tài liệu, từ Ďó, có khả năng vận dụng những kiến thức Ďã học vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập mới. Bên cạnh Ďó, kĩ năng tự học còn giúp người học hình thành tính tích cực, Ďộc lập, tự giác trong quá trình học tập. 1. Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Email: phammminhtuan20ctxh@gmail.com 245
  2. Zimmerman & cộng sự (2021) cho rằng, học tập tự Ďiều chỉnh của người học liên quan Ďến ba Ďặc Ďiểm: việc sử dụng các chiến lược học tập tự Ďiều chỉnh (their use of self regulated learning strategies), khả năng tự phản hồi có Ďịnh hướng của bản thân về hiệu quả học tập (their responsiveness to self oriented feedback about learning effectiveness) và các quá trình tạo Ďộng lực của người học (their interdependent motivational processes). Schunk & cộng sự (2012) Ďã tập trung vào vai trò của các yếu tố trong việc tạo Ďộng lực như mục tiêu, hiệu quả của bản thân, kì vọng về kết quả, quan niệm về bản thân, lòng tự trọng, sự so sánh xã hội, cảm xúc, giá trị và tự Ďánh giá,… trong học tập tự Ďiều chỉnh. Tương tự, Maryam Banisaeid và Jianbin Huang (2015, tr. 36) Ďã chỉ ra rằng, có một mối quan hệ Ďáng kể giữa Ďộng cơ, sự tự Ďiều chỉnh và các chiến lược học tập với hiệu quả của việc học ngoại ngữ. Trong quá trình Ďó, kĩ năng tự học có vai trò hết sức quan trọng, giúp sinh viên hình thành và rèn luyện Ďược tính tích cực, chủ Ďộng, tự giác trong học tập; hiểu sâu, mở rộng, củng cố và ghi nhớ bài học một cách vững chắc, vận dụng các tri thức Ďã học vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập mới, linh hoạt, sáng tạo, từ Ďó quyết Ďịnh sự phát triển các phẩm chất nhân cách và chất lượng học tập của sinh viên. Đối với sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm nói riêng, việc tự học không chỉ Ďể hoàn thành nhiệm vụ học tập trên giảng Ďường mà còn phải tự học trong suốt những năm giảng dạy sau này. Đặc biệt Ďối với sinh viên sư phạm, biết cách học vừa là phương tiện Ďể họ tự học, không ngừng nâng cao trình Ďộ chuyên môn, nghiệp vụ, vừa là phương tiện Ďể dạy cách học, dạy kĩ năng học cho học sinh Ďáp ứng tinh thần Ďổi mới giáo dục hiện nay. Chính vì vậy, với sinh viên bậc Ďại học, việc tự học, tự nghiên cứu Ďóng vai trò quan trọng Ďối với kết quả học tập. Đặc biệt, trong quá trình Ďổi mới từ Ďào tạo theo niên chế sang Ďào tạo theo hệ thống tín chỉ, hoạt Ďộng tự học của sinh viên Ďược Ďặt ra và trở thành vấn Ďề then chốt. Bản chất quá trình này chính là việc biến quá trình Ďào tạo thành quá trình tự Ďào tạo của người học. 2. Cơ sở lí thuyết 2.1. Khái niệm về ĩ năng Hiện nay, khái niệm kĩ năng Ďược khá nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học trên thế giới cũng như trong nước Ďưa ra và hiểu dưới nhiều góc Ďộ khác nhau. Tựu trung, khái niệm này thường Ďược hiểu theo hai hướng. Hướng thứ nhất: coi kĩ năng là mặt kĩ thuật của thao tác, hành Ďộng hay hoạt Ďộng. Hướng thứ hai: coi kĩ năng không Ďơn thuần là mặt kĩ thuật của hành Ďộng, mà còn là biểu hiện về năng lực của con người. Tác giả Ďồng tình với hướng nghiên cứu thứ hai và lấy 246
  3. khái niệm về kĩ năng trong Từ điển Tâm lí học của tác giả Vũ Dũng (2002) làm khái niệm công cụ: ―Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành Ďộng Ďã Ďược chủ thể lĩnh hội Ďể thực hiện những nhiệm vụ tương ứng‖ [5, tr. 36]. Trên cơ sở Ďó, kĩ năng tự học Ďược tác giả quan niệm: là phương thức hành Ďộng trên cơ sở lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm Ďã có Ďể thực hiện có kết quả mục tiêu học tập Ďã Ďặt ra, phù hợp với những Ďiều kiện cho phép. 2.2. T h c là gì? Theo tác giả Nguyễn Hiến Lê (1992), tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi Ďể hiểu biết thêm. Người học cần làm chủ hoàn toàn quá trình học tập của mình, muốn học bao giờ, học môn gì tuỳ ý, Ďó mới là Ďiều kiện quan trọng. Theo Lưu Xuân Mới (2000), tự học là hình thức hoạt Ďộng nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng do chính sinh viên tiến hành trên lớp, ngoài lớp theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa Ďã quy Ďịnh. Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở Ďại học có tính Ďộc lập cao và mang Ďậm sắc thái cá nhân như có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học. Như vậy, tự học là hoạt Ďộng Ďộc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình sử dụng các năng lực trí tuệ cùng các phẩm chất Ďộng cơ, tình cảm Ďể chiếm lĩnh tri thức, biến tri thức thành sở hữu của bản thân. Vì thế, sinh viên muốn làm chủ kiến thức thì cần phải tự thân, tự giác nghiên cứu Ďể những tri thức, kinh nghiệm Ďó Ďược hình thành bền vững và phát huy một cách hiệu quả. 2.1.3. Kĩ năng tự học Theo tác giả Nguyễn Thị Cúc (2011), kĩ năng tự học là khả năng người học thực hiện có kết quả một hay một nhóm các hành Ďộng tự học bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm Ďã có Ďể hành Ďộng phù hợp với Ďiều kiện thực tiễn cho phép. Trong phạm vi của bài báo này, kĩ năng tự học Ďược hiểu là năng lực của người học tiến hành thực hiện hành Ďộng tự học có kết quả bằng cách sử dụng tri thức, kinh nghiệm Ďã có Ďể áp dụng vào thực tiễn. 3. Khách thể và phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Nhằm tìm hiểu thực trạng kĩ năng tự học của sinh viên Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Ďề tài Ďã khảo sát trên khách thể 160 sinh viên của Khoa Tâm lí - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. 247
  4. Bảng 1. Khách thể nghiên cứu (N=160) STT Tiêu chí Số ngƣời Tỉ lệ (%) Nam 68 42.5 1 Giới tính Nữ 92 57.5 1 35 21.9 2 41 25.6 2 Năm thứ 3 42 26.3 4 42 26.3 Xuất sắc 95 59.4 Giỏi 58 36.3 3 Học lực Khá 7 4.4 Trung bình 0 0 Yếu 0 0 3.2. Phương pháp nghiên cứu Để Ďánh giá thực trạng kĩ năng tự học của sinh viên Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng sử dụng phương pháp Ďiều tra bảng hỏi với 160 sinh viên. Để thực hiện nghiên cứu, chúng tôi xây dựng thang Ďo thực trạng kĩ năng của sinh viên. Thông tin khảo sát Ďược thiết kế Ďo lường ba khía cạnh: Ďánh giá kĩ năng lập kế hoạch tự học; kĩ năng Ďọc sách; kĩ năng ghi chép và các yếu tố ảnh hưởng Ďến kĩ năng Ďọc của sinh viên dựa trên Likert 5 mức Ďộ Ďể các em lựa chọn. Thông tin thu thập Ďược Ďiều tra bằng bảng hỏi Ďược xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0. Các phương pháp xử lí số liệu Ďược sử dụng phân tích thống kê mô tả gồm: Ďiểm trung bình, tỉ lệ phần trăm cho kết quả nghiên cứu và nhận xét có ý nghĩa về mặt thống kê. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Th c trạng ĩ năng lập ế hoạch t h c của sinh viên Bảng 2. Kĩ năng lập kế hoạch tự học của sinh viên (n = 160) TT Nội dung ĐTB ĐLC 1 Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên 2.55 1.12 2 Kiểm tra tính khả thi của kế hoạch Ďã Ďặt ra 2.97 .937 3 Dán mục tiêu học tập của bản thân 2.86 1.07 4 Xác Ďịnh Ďược thời gian dành cho việc học trong một ngày 1.77 1.01 5 Ghi lại những bài tập cần thực hiện ra sổ tay 2.91 1.37 (Nguồn: Kết quả khảo sát 2024) 248
  5. Theo kết quả khảo sát ở Bảng 2 cho thấy, các nội dung kĩ năng lập kế hoạch tự học của sinh viên ở mức ―thỉnh thoảng‖, trong Ďó nội dung Ďược học sinh chọn nhiều nhất là “Kiểm tra tính khả thi của kế hoạch đã đặt ra” (ĐTB = 2.97), tiếp theo là “Ghi lại những bài tập cần thực hiện ra sổ tay” (ĐTB = 2.91), “Dán mục tiêu học tập của bản thân” (ĐTB = 2.86) ở mức Ďộ thỉnh thoảng và nội dung Ďược sinh viên chọn ở mức hiếm khi “Xác định thời gian dành cho việc học trong một ngày” (ĐTB = 1.77). Có thể nói rằng, việc chi tiết hoá kế hoạch tự học, theo dõi, Ďiều chỉnh hoặc tìm kiếm các yếu tố hỗ trợ bên ngoài cho kế hoạch tự học chưa Ďược sinh viên quan tâm thực hiện. Đặc biệt, các yêu cầu cụ thể khi tự học cũng thỉnh thoảng mới Ďược xác Ďịnh, trong khi Ďây chính là hành Ďộng giúp sinh viên theo Ďuổi kế hoạch và là căn cứ Ďánh giá mức Ďộ hoàn thành kế hoạch tự học của bản thân. 4.2. Th c trạng ĩ năng đ c sách của sinh viên Hiện nay, một bộ phận nhỏ sinh viên chưa ý thức Ďược tầm quan trọng của việc Ďọc sách, giá trị của sách mang lại, có xu hướng lười Ďọc, ngại Ďọc sách, dẫn Ďến chưa Ďược hình thành vững chắc thói quen Ďọc sách. Một bộ phận sinh viên khác xem việc Ďọc sách mang tính chất Ďối phó (do giảng viên yêu cầu, hay tới kì thi, kiểm tra mới lên thư viện tìm mượn giáo trình tài liệu tham khảo) hay chỉ chọn Ďọc những tài liệu mang tính chất giải trí Ďơn thuần như truyện tranh, báo, tạp chí giải trí. Đặc biệt, sinh viên chưa xây dựng cho mình kĩ năng và phương pháp Ďọc hiệu quả, dẫn Ďến việc nắm bắt thông tin trở nên khó khăn, tốn thời gian và công sức mà không mang lại kết quả cao trong học tập và nghiên cứu. Bảng 3. Kĩ năng đọc sách của sinh viên (n = 160) TT Nội dung ĐTB ĐLC 1 Lựa chọn tài liệu theo mục Ďích có sẵn 3.06 .942 2 Chọn sách theo Ďộ uy tín của nhà xuất bản 2.87 .964 3 Chú ý Ďến năm xuất bản, số lần tái bản của sách 2.08 1.17 4 Đọc phần lời giới thiệu, tóm tắt của sách 2.92 1.01 5 Kĩ thuật thao tác khi Ďọc sách (Ďọc lướt, Ďọc có suy 1.44 .874 nghĩ, Ďọc có hệ thống,…) 6 Đọc sách ở nhà 1.67 .962 7 Đọc sách ở thư viện hoặc nhà sách 1.69 1.065 8 Xác Ďịnh Ďược thông Ďiệp của tác giả 2.84 1.29 9 Đánh giá Ďược nội dung sau khi Ďọc qua quyển sách 2.14 1.06 (Nguồn: Kết quả khảo sát 2024) 249
  6. Từ kết quả khảo sát về Các nội dung kĩ năng Ďọc sách của sinh viên, có thể thấy rằng, sinh viên “Lựa chọn tài liệu theo mục đ ch c sẵn” (ĐTB = 3.06) và “Chọn sách theo độ uy tín của nhà xuất bản” Ďược Ďánh giá ở mức Ďộ thỉnh thoảng. Điều này cho thấy, sinh viên có tìm hiểu và lựa chọn tài liệu rất kĩ Ďúng với mục tiêu, mục Ďích mà mình cần tìm kiếm Ďể chọn mua và phù hợp với nội dung môn học,… Tiếp Ďến “kĩ thuật thao tác khi đọc sách (đọc lướt, đọc có suy nghĩ, đọc có hệ thống,..)” (ĐTB = 1.44) ở mức Ďộ ―không bao giờ‖, khi phỏng hỏi một sinh viên năm 4 chia sẻ: “Em c hay đến thư viện đọc sách nhưng khi đọc thì em chỉ chú tâm đến phần tài liệu tham khảo rồi xem có phần nào quan trọng, nếu không thì em lướt; còn về kĩ thuật đọc thì em không biết, với lại cũng không có thời gian để đọc sách, đôi lúc mượn sách rồi để đ , khi nào cần mới đem ra đọc,…” 4.3. Th c trạng ghi chép của sinh viên Để có hiệu quả cho việc học thì việc lập kế hoạch, tự Ďọc là không Ďủ, cần phải có sự ghi chép song hành. Kĩ năng ghi chép sẽ tái hiện lại những kiến thức của sinh viên sẽ lưu giữ những nội dung kiến thức Ďã học và biết vận dụng những kiến thức này vào giải quyết vấn Ďề. Ghi nhớ, tái hiện kiến thức Ďược thể hiện thông qua hai quá trình: ghi nhớ và tái hiện kiến thức. Bảng 4. Kĩ năng ghi chép của sinh viên (n = 160) STT Nội dung ĐTB ĐLC 1 Sơ Ďồ hoá nội dung bài học 3.01 .966 2 Ghi ra giấy rời rồi Ďóng thành quyển 2.29 1.15 3 Ghi ví dụ minh hoạ cho từng nội dung bài học 2.95 1.01 Ghi chú thích, kết luận cho từng nội dung theo nhận Ďịnh 4 1.65 .992 bản thân 5 Dùng sổ/vở Ďể ghi chép lại nội dung bài học 2.79 .993 6 Tô Ďậm các từ khoá quan trọng trong nội dung bài học 2.22 1.21 7 Chép nguyên văn nội dung trong giáo trình 3.42 1.06 (Nguồn: Kết quả khảo sát 2024) Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, các nội dung về kĩ năng ghi chép Ďược Ďánh giá ở mức Ďộ ―thỉnh thoảng‖, trong Ďó “Chép nguyên văn nội dung trong giáo trình” (ĐTB = 3.42) ở mức Ďộ ―thường xuyên‖, tiếp Ďến là “Sơ đồ hoá nội dung bài học” (ĐTB = 3.01) ở mức Ďộ ―thỉnh thoảng‖ và “Ghi chú thích, kết luận cho từng nội dung theo nhận định bản thân” (ĐTB = 1.65) ở mức Ďộ ―không bao giờ ―. Từ Ďó có thể thấy rằng, nếu sinh viên rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch và kĩ năng Ďọc sách mà không rèn luyện kĩ năng ghi chép thì việc Ďọc có nguy cơ trở thành vô nghĩa vì khả năng ghi nhớ bằng não bộ của con người có giới hạn. 250
  7. 5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kĩ năng tự học của sinh viên Bảng 5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kĩ năng tự học của sinh viên (n = 160) STT Nội dung ĐTB ĐLC 1 Chương trình học tập 2.89 .933 2 Nhận thức về tầm quan trọng của việc tự học 1.88 1.10 3 Ý thức rèn luyện kĩ năng tự học của sinh viên 3.04 .967 4 Hình thức, phương pháp giảng dạy của giảng viên 1.68 1.03 5 Các hoạt Ďộng Đoàn - Hội trong nhà trường 2.14 1.10 6 Cơ sở vật chất 2.95 .921 (Nguồn: Kết quả khảo sát 2024) Từ kết quả khảo sát của Bảng 5 cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng Ďược Ďánh giá ở mức Ďộ ―thỉnh thoảng‖, trong Ďó ―ý thức rèn luyện kĩ năng tự học của sinh viên‖ ở mức Ďộ thỉnh thoảng (ĐTB = 3.04). Như vậy, việc rèn luyện kĩ năng tự học là hết sức cần thiết, giúp sinh viên nắm Ďược các kiến thức nền tảng trong thời Ďại công nghệ số hiện nay. Yếu tố ―Hình thức, phương pháp giảng dạy của giảng viên‖ ở mức Ďộ hiếm khi. Từ Ďó cho thấy, nếu các giảng viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và Ďặt ra các yêu cầu tự học cho sinh viên, Ďồng thời sát sao trong việc kiểm tra, Ďánh giá thì phần lớn sinh viên sẽ phải chú ý nhiều hơn Ďến việc tự học. Như vậy, kết quả cho thấy, Ďa số sinh viên Ďều có nhận thức Ďúng về kĩ năng tự học. Các yếu tố ảnh hưởng Ďến kĩ năng tự học của sinh viên trong quá trình khảo sát các yếu tố bao gồm các yếu tố chủ quan lẫn khách quan, nhưng nhìn chung, yếu tố chủ quan ở bản thân sinh viên có ảnh hưởng cao hơn. 6. Kết luận Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, sinh viên cũng Ďã dành một khoảng thời gian nhất Ďịnh cho việc tự học, và nhận thức rõ của kĩ năng tự học ảnh hưởng Ďến kết quả học tập của bản thân. Qua khảo sát cụ thể ba kĩ năng tự học (kĩ năng lập kế hoạch tự học; kĩ năng Ďọc sách; kĩ năng ghi chép), kết quả cho thấy, phần lớn ở mức Ďộ thỉnh thoảng và thường xuyên; Ďể mang lại hiệu quả cao hơn thì sinh viên phải cần có ý thức tự rèn luyện, nâng cao khả năng tự học thì kết quả học tập tốt hơn,.. Các yếu tố ảnh hưởng Ďến thực trạng kĩ năng tự học bao gồm các yếu tố chủ quan lẫn khách quan, nhưng chủ yếu là các yếu tố thuộc về bản thân sinh viên hơn là các yếu tố bên ngoài như nhà trường, giảng viên, Đoàn - Hội, cơ sở vật chất, chương trình và hình thức học tập thì sinh viên cần có những biện pháp phù hợp và Ďặc biệt là ý thức của mỗi sinh viên trong quá trình học tập, trau dồi kiến thức Ďể Ďạt hiệu quả tốt hơn. 251
  8. Trên cơ sở thực trạng, tác giả Ďưa ra một số khuyến nghị sau: (1) Về sinh viên: việc lập kế hoạch học tập Ďể rèn luyện các kĩ năng tự học rất cần thiết, tham gia các buổi Ďào tạo kĩ năng tự học, tự trang bị kiến thức về kĩ năng tự học thông qua sách, báo, truyền hình, lập các nhóm tự học, Ďể nâng cao ý thức, hình thành các kĩ năng tự học trong quá trình học tập. (2) Về giảng viên: ngoài việc trang bị kiến thức kĩ năng về tự học cho sinh viên thì giảng viên cần Ďổi mới phương pháp dạy theo hướng tích cực và Ďòi hỏi sinh viên tự học, Ďặt ra các yêu cầu tự học rõ ràng, Ďổi mới cả cách kiểm tra, Ďánh giá; trong Ďó có kiểm tra, Ďánh giá việc tự học của sinh viên. (3) Về nhà trường: việc Ďầu tư cơ sở vật chất và nguồn tài liệu phong phú trong thư viện phục vụ cho hoạt Ďộng tự học của sinh viên là việc làm thiết thực nhất. Bên cạnh Ďó, nhà trường cần thay Ďổi chương trình theo hướng tăng cường tự học cho sinh viên. (4) Về Đoàn - Hội: các tổ chức này nên phối hợp với nhà trường mở các khoá học, chuyên Ďề bồi dưỡng hoặc các cuộc thi về kĩ năng tự học dành cho sinh viên, nhân rộng, quảng bá các mô hình tự học cho sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Khánh Bằng (2004). Giáo trình Học cách học trong thời Ďại ngày nay, Nxb Hà Nội 2. Lưu Xuân Mới (2000). Lí luận dạy học Ďại học. Nxb Giáo dục. 3. Nguyễn Hiến Lê (1992). Tự học - một nhu cầu của thời Ďại. Nxb Văn hoá - Thông tin. 4. Nguyễn Thị Cúc (2011). Thực trạng kĩ năng tự học môn Tâm lí học, Giáo dục học của sinh viên Sư phạm Trường Đại học An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, 46; 1-4 5. Vũ Dũng (2002). Từ Ďiển tâm lí học. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Maryam Banisaeid & Jianbin Huang (2015). The Role of Motivation in Self- regulated Learning and Language Learning Strategy: In the Case of Chinese EFL Learners. International Journal of Applied Linguistics & English Literature, 4 (5). 7. Schunk & cộng sự (2012). Motivation and Self-Regulated Learning: Theory, Research, and Applications. Routledge. 8. Zimmerman & cộng sự (2021). Self-Regulated Learning and Academic Achievement: Theoretical Perspectives. Routledge. 252
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2