<br />
<br />
<br />
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA<br />
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẬP SỰ Ở CÁC TRƯỜNG THPT VÀ TRUNG CẤP<br />
CHUYÊN NGHIỆP KHU VỰC MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN<br />
PHAN MINH TIẾN<br />
TRƯƠNG THANH THÚY - ĐINH THỊ HỒNG VÂN<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Giáo viên tập sự (GVTS) là những giáo viên trẻ mới ra trường và về<br />
công tác tại trường trung học phổ thông (THPT) và trung học chuyên nghiệp<br />
(TCCN) từ 1-2 năm. Họ còn trẻ, chưa có kinh nghiệm thực tiễn. Song do yêu<br />
cầu của nhà trường, họ vẫn được phân công làm giáo viên chủ nhiệm (GVCN).<br />
Bài viết nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực chủ nhiệm lớp (NLCNL)<br />
của đội ngũ GVTS, làm cơ sở cho việc xác lập hệ thống các giải pháp nhằm<br />
nâng cao NLCNL cho đội ngũ GVTS ở các trường THPT và TCCN.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh nước ta tuy có những<br />
chuyển biến tích cực song vẫn còn tồn tại khá phổ biến tình trạng học sinh cá biệt; hiện<br />
tượng suy giảm về đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh đã và đang làm ảnh<br />
hưởng đến chất lượng giáo dục. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là<br />
do năng lực (NL) giáo dục nói chung, NLCNL nói riêng của đội ngũ GVCN ở các<br />
trường phổ thông và TCCN còn hạn chế [5]. GVTS là những giáo viên trẻ mới ra trường<br />
và về công tác tại trường phổ thông từ 1-2 năm. Họ còn trẻ, chưa có kinh nghiệm và<br />
thực tiễn giáo dục. Song do yêu cầu của nhà trường, đa số GVTS vẫn được phân công<br />
làm GVCN. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục học sinh.<br />
Để tìm hiểu thực trạng chủ nhiệm (CN) lớp của đội ngũ GVTS và nguyên nhân dẫn đến<br />
thực trạng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 100 GVTS, 22 cán bộ quản lý giáo<br />
dục và 20 GVCN có kinh nghiệm ở 20 trường THPT và TCCN của 5 Sở Giáo dục và<br />
Đào tạo (Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Kon Tum).<br />
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Nhận thức của GVTS về tầm quan trọng của việc rèn luyện hệ thống các kỹ<br />
năng chủ nhiệm lớp<br />
Theo các nhà nghiên cứu, NL công tác CN lớp được thể hiện trên hai tiêu chí:<br />
- Trình độ kiến thức về công tác CN lớp<br />
- Khả năng thực hiện các KN chủ nhiệm (KNCN) lớp. [3]<br />
Trong đó, KNCN lớp là kết quả quá trình vận dụng hệ thống kiến thức về công tác CN<br />
vào giải quyết các nhiệm vụ CN lớp trong tình huống cụ thể; là sự thể hiện một cách cụ<br />
thể, sinh động NLCNL của giáo viên và nó được xem là tiêu chí cơ bản để đánh giá về<br />
NL công tác CN lớp của GVTS.<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 159-166<br />
<br />
160<br />
<br />
PHAN MINH TIẾN - TRƯƠNG THANH THÚY - ĐINH THỊ HỒNG VÂN<br />
<br />
Để rèn luyện hệ thống các KNCN lớp hiệu quả, GVTS phải có nhận thức đúng về vai<br />
trò của nó. Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu vấn đề này và kết quả cho thấy tất cả GVTS<br />
được điều tra đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc rèn luyện hệ thống<br />
các KNCN. 100% GVTS đều cho rằng việc rèn luyện hệ thống các KNCN là rất cần<br />
thiết, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao NLCNL.<br />
Theo GVTS, để làm tốt công tác CN lớp, người giáo viên phải rèn luyện hệ thống các<br />
kỹ năng (KN) sau:<br />
Bảng 1. Đánh giá của GVTS về tầm quan trọng của các nhóm kỹ năng chủ nhiệm lớp<br />
Hệ thống kỹ năng CN lớp<br />
Nhóm KN lập kế hoạch CN lớp<br />
Nhóm KN tổ chức, quản lý lớp CN<br />
Nhóm KN nắm vững đặc điểm đối tượng giáo dục và xử lý<br />
các tình huống sư phạm xảy ra trong công tác CN lớp<br />
Nhóm KN phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và<br />
ngoài nhà trường trong công tác CN lớp<br />
Nhóm KN tự bồi dưỡng, rèn luyện<br />
Chú thích:<br />
<br />
4,34<br />
4,49<br />
<br />
SD<br />
0,46<br />
0,40<br />
<br />
4,54<br />
<br />
0,35<br />
<br />
4,35<br />
<br />
0,46<br />
<br />
4,34<br />
<br />
0,52<br />
<br />
X<br />
<br />
(1 ≤ X ≤ 5)<br />
<br />
Số liệu ở bảng 1 cho thấy, các GVTS đánh giá rất cao về tầm quan trọng của việc rèn<br />
luyện hệ thống KNCN lớp (4,34 ≤ X ≤ 4,54); trong đó, "Nhóm KN nắm vững đặc điểm<br />
đối tượng giáo dục và xử lý các tình huống sư phạm xảy ra trong công tác CN" được họ<br />
xem là cần thiết phải rèn luyện nhất. Đây là nhóm KN cơ bản, thực hiện tốt nhóm KN<br />
này là cơ sở để giáo viên thực hiện tốt các nhóm KN khác.<br />
Sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc rèn luyện hệ thống KNCN lớp của<br />
GVTS xuất phát chủ yếu từ những nhiệm vụ cơ bản của người GVCN, như: Để gần gũi<br />
và hiểu học sinh; làm tăng khả năng khả năng cảm hóa, thuyết phục học sinh; để tổ<br />
chức, sắp xếp các bộ máy tự quản có hiệu quả, thuận lợi cho tổ chức các hoạt động<br />
trong lớp CN; để có thể xây dựng được những bản kế hoạch CN có khả năng thực thi;<br />
có uy tín đối với học sinh và đồng nghiệp...<br />
Có thể nói, mặc dù mới bước đầu tiếp cận và thực hiện công tác CN lớp nhưng các GVTS<br />
đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc rèn luyện hệ thống KNCN. Đây là<br />
thuận lợi lớn cho GVTS trong quá trình rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình.<br />
2.2. Năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên tập sự<br />
2.2.1. Đánh giá chung về năng lực chủ nhiệm lớp của GVTS<br />
Khi được yêu cầu đánh giá chung về NLCNL của mình, đa số GVTS cho rằng NL của<br />
họ ở mức “khá” (51,1%) và “đạt yêu cầu” (32,3%). Tỉ lệ GVTS tự đánh giá ở mức “rất<br />
tốt” và “tốt” thấp (15,1%), đặc biệt có một GVTS tự đánh giá NLCNL của mình chỉ đạt<br />
mức “yếu” (1,0%). Kết quả này đặt ra yêu cầu cần có những giải pháp cấp bách nhằm<br />
nâng cao NLCNL cho đội ngũ GVTS ở các trường THPT và TCCN.<br />
<br />
<br />
<br />
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẬP SỰ...<br />
<br />
161<br />
<br />
2.2.2. Trình độ kiến thức nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tập sự<br />
Để nghiên cứu thực chất NLCNL của đội ngũ GVTS ở các trường THPT và TCCN,<br />
chúng tôi đã lần lượt khảo sát trên ba nhóm đối tượng: GVTS, GVCN và CBQL. Điểm<br />
trung bình cộng của ba nhóm được lấy làm điểm để đánh giá NLCNL của GVTS.<br />
Bảng 2. Trình độ kiến thức nghiệp vụ công tác chủ nhiệm của giáo viên tập sự<br />
Kiến thức<br />
Kiến thức chuyên môn<br />
Kiến thức về Tâm lý học<br />
Kiến thức về Giáo dục học<br />
Kiến thức về Văn hóa<br />
Hiểu biết về xã hội<br />
Hiểu biết về phương pháp luận và<br />
phương pháp nghiên cứu khoa<br />
học giáo dục<br />
<br />
GVTS<br />
SD<br />
X<br />
3,99 0,54<br />
3,57 0,57<br />
3,47 0,63<br />
3,73 0,59<br />
3,64 0,54<br />
<br />
GVCN<br />
SD<br />
X<br />
3,75 0,64<br />
3,25 0,72<br />
3,30 0,66<br />
3,60 0,50<br />
3,35 0,59<br />
<br />
CBQL<br />
SD<br />
X<br />
3,64<br />
0,58<br />
3,18<br />
0,59<br />
3,23<br />
0,61<br />
3,64<br />
0,58<br />
3,36<br />
0,66<br />
<br />
Chung<br />
SD<br />
X<br />
3,90 0,58<br />
3,46 0,62<br />
3,41 0,63<br />
3,70 0,57<br />
3,55 0,58<br />
<br />
3,39<br />
<br />
3,15<br />
<br />
3,00<br />
<br />
3,30<br />
<br />
0,67<br />
<br />
Chú thích:<br />
<br />
0,67<br />
<br />
0,69<br />
<br />
0,65<br />
<br />
(1 ≤ X ≤ 5)<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trình độ kiến thức của GVTS ở các lĩnh vực đạt từ mức<br />
“trung bình” đến “khá tốt” (3,30 ≤ X ≤ 3,90). Để thực hiện tốt các nội dung công tác CN<br />
lớp, người GVTS cần phải có trình độ kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực, trong đó,<br />
kiến thức Tâm lý học và Giáo dục học được xem là kiến thức cơ sở, nền tảng, tuy nhiên<br />
qua điều tra, trình độ hiểu biết của các GVTS ở lĩnh vực kiến thức này chỉ mới ở mức<br />
trung bình ( X Tâm lý học= 3,46; X Giáo dục học= 3,41). Việc không am hiểu nhiều về lĩnh<br />
vực kiến thức này là một nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong NLCNL của GVTS.<br />
2.2.3. Khả năng thực hiện hệ thống kỹ năng chủ nhiệm lớp của giáo viên tập sự<br />
Bảng 3. Tự đánh giá về khả năng thực hiện kỹ năng chủ nhiệm lớp của giáo viên tập sự<br />
GVTS<br />
SD<br />
X<br />
<br />
Hệ thống kỹ năng CN lớp<br />
Nhóm KN lập kế hoạch CN lớp<br />
Nhóm KN tổ chức, quản lý lớp CN<br />
Nhóm KN nắm vững đặc điểm đối<br />
tượng giáo dục và xử lý các tình huống<br />
SP xảy ra trong công tác CN lớp<br />
Nhóm KN phối hợp với các lực<br />
lượng giáo dục trong và ngoài nhà<br />
trường trong công tác CN lớp<br />
Nhóm KN tự bồi dưỡng, rèn luyện<br />
<br />
CBQL<br />
SD<br />
X<br />
<br />
Chung<br />
SD<br />
X<br />
<br />
3,36<br />
3,52<br />
<br />
0,58<br />
0,58<br />
<br />
3,08<br />
3,18<br />
<br />
0,37<br />
0,45<br />
<br />
3,36<br />
3,27<br />
<br />
0,57<br />
0,57<br />
<br />
3,31<br />
3,43<br />
<br />
0,56<br />
0,57<br />
<br />
3,46<br />
<br />
0,54<br />
<br />
3,05<br />
<br />
0,50<br />
<br />
3,24<br />
<br />
0,58<br />
<br />
3,37<br />
<br />
0,56<br />
<br />
3,31<br />
<br />
0,62<br />
<br />
2,96<br />
<br />
0,53<br />
<br />
3,19<br />
<br />
0,64<br />
<br />
3,24<br />
<br />
0,62<br />
<br />
3,42<br />
<br />
0,73<br />
<br />
3,38<br />
<br />
0,63<br />
<br />
3,39<br />
<br />
0,72<br />
<br />
3,41<br />
<br />
0,71<br />
<br />
Chú thích:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GVHD<br />
SD<br />
X<br />
<br />
(1 ≤ X ≤ 5)<br />
<br />
162<br />
<br />
PHAN MINH TIẾN - TRƯƠNG THANH THÚY - ĐINH THỊ HỒNG VÂN<br />
<br />
Kết quả ở bảng 3 cho thấy, khả năng thực hiện KNCN lớp của GVTS chỉ ở mức trung<br />
bình (3,24 ≤ X ≤ 3,43). Trong số các nhóm KNCN lớp của GVTS, nhóm KN được các<br />
GVTS, CBQL và GVCN lớp ở trường PT đánh giá cao hơn cả là KN tổ chức, quản lý<br />
lớp học ( X = 3,43), tiếp đến là các KN tự rèn luyện, bồi dưỡng ( X = 3,41), nhóm KN<br />
nắm vững đặc điểm đối tượng và xử lý tình huống sư phạm ( X = 3,37), KN lập kế<br />
hoạch CN lớp ( X = 3,31), và xếp cuối cùng là nhóm KN phối hợp các lực lượng trong<br />
công tác CN ( X = 3,24).<br />
Trong hệ thống KN cần thiết cho công tác CN lớp của người giáo viên tương lai, các KN<br />
mà sinh viên được tiếp cận và trực tiếp tham gia thực hành nhiều nhất là KN tổ chức và<br />
quản lí hoạt động của lớp. Ở các trường đại học (ĐH) nói chung và đại học sư phạm<br />
(ĐHSP) nói riêng, tuy ở mỗi lớp đều có một giáo viên hướng dẫn, nhưng do đặc điểm của<br />
quá trình đào tạo ở trường ĐH, hầu như mọi hoạt động của lớp đều do sinh viên tự tổ<br />
chức và tự quản lí. Các em phải bắt đầu từ việc xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt<br />
động cho lớp, cho chi Đoàn, huy động các nguồn lực có liên quan và phân công nhau tổ<br />
chức. Tuy chưa có sự thống nhất trong đánh giá, nhưng đây là nhóm KN được đánh giá<br />
cao nhất ( X = 3,43). Song nhóm KN này cũng chỉ được lượng giá ở mức trung bình.<br />
Nhóm KN tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của GVTS cũng được đánh giá tương đối cao<br />
( X = 3,42, xếp thứ 2). Điều này được giải thích bởi những nguyên nhân như: yêu cầu<br />
ngày càng cao đối với người giáo viên; sự chuyển đổi phương thức đào tạo của các<br />
trường ĐH; áp lực của sự “cạnh tranh”, “tồn tại” trong trường phổ thông; phấn đấu để<br />
có uy tín với giáo viên, với học sinh trong trường… [1, 2]<br />
Trong hệ thống KNCNL, nhóm KN được đánh giá ít thành thạo nhất của GVTS đó là:<br />
“KN phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong công tác CN”<br />
( X = 3,24). Đánh giá này là khá chính xác bởi trong quá trình học tập, sinh viên rất ít có<br />
cơ hội phối hợp với các lực lượng giáo dục để tổ chức hoạt động. Họ lúng túng và không<br />
có kinh nghiệm trong việc thực hiện phối hợp với các lực lượng giáo dục là điều dễ hiểu.<br />
Đánh giá chung: trình độ kiến thức nghiệp vụ công tác CN cũng như khả năng thực hiện<br />
các KNCN của GVTS các trường THPT và TCCN chủ yếu ở mức độ trung bình, NL<br />
công tác CN lớp chưa tốt. Cần phải xác lập các biện pháp để nâng cao NLCNL cho<br />
GVTS các trường THPT và TCCN.<br />
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và rèn luyện KNCNL của GVTS<br />
Có nhiều yếu tố tác động đến việc hình thành và rèn luyện KN CN lớp của GVTS. Ở<br />
đây chúng tôi chỉ xét đến sự tác động của 3 yếu tố cơ bản:<br />
- Trường ĐHSP<br />
- Trường THPT và TCCN<br />
- Sự tự rèn luyện và bồi dưỡng của GVTS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẬP SỰ...<br />
<br />
163<br />
<br />
Sau khi tiến hành phân tích thống kê hồi quy bội, chúng tôi đã xác định được sự tác<br />
động của các yếu tố trên đến việc hình thành và rèn luyện KNCN lớp của GVTS.<br />
Bảng 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và rèn luyện KNCNL của GVTS<br />
Các yếu tố tác động<br />
Bêta (β)<br />
Trường Đại học Sư phạm<br />
0,253**<br />
Trường THPT và TCCN<br />
0,081<br />
Sự rèn luyện và bồi dưỡng của GVTS<br />
0,373***<br />
Chú thích:<br />
<br />
β** khi p < 0,01; β*** khi p < 0,001<br />
<br />
Từ kết quả Bêta ở bảng 4 ta có thể nhận xét: yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình<br />
thành và rèn luyện KNCN lớp của GVTS chính là sự rèn luyện và bồi dưỡng của họ (β<br />
= 0,373, p < 0,001); tiếp đến là sự tác động của trường ĐHSP (β = 0,253, p < 0,01); sự<br />
tác động của nhà trường THPT và TCCN ảnh hưởng không đáng kể.<br />
Có thể luận giải ý nghĩa của các thông số đó như sau: Với nội dung, phương pháp và<br />
hình thức tổ chức rèn luyện của trường ĐHSP, những GVTS có sự tích cực cao trong<br />
quá trình tự rèn luyện và bồi dưỡng thường có khả năng thực hiện tốt các KNCN trong<br />
thời gian tập sự.<br />
Theo điều lệ trường THPT, để được công nhận là giáo viên chính thức của trường phổ<br />
thông, mỗi giáo viên phải có thời gian tập sự từ 1 đến 2 năm. Là những người mới bắt<br />
đầu làm quen với nghề nghiệp, số năm công tác của GVTS ở trường THPT hoặc TCCN<br />
thường là dưới một năm. Họ đang trong quá trình thích nghi với công việc mới trong<br />
môi trường sư phạm nơi mình công tác. BGH các trường THPT và TCCN đã có nhiều<br />
biện pháp tích cực giúp đỡ, tạo điều kiện cho GVTS rèn luyện KNCN lớp, như giao cho<br />
GVTS đảm nhận các công việc vừa sức: trợ lý cho các hoạt động văn - thể của trường,<br />
giúp việc cho các tổ trưởng...; động viên, khuyến khích GVTS tham gia các hoạt động<br />
chung của trường...; tạo điều kiện để mỗi GVTS tự rèn luyện, tự bồi dưỡng; phân công<br />
GVCN có kinh nghiệm và trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ… Tuy nhiên, bên cạnh đó,<br />
vẫn có một số biện pháp đã được thực hiện nhưng chưa thường xuyên và hiệu quả tác<br />
động chưa cao, như chưa xây dựng được các chương trình, kế hoạch bồi dưỡng GVTS;<br />
các biện pháp động viên, khen thưởng chưa thỏa đáng; việc tổ chức các lớp tập huấn<br />
nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho GVTS chưa thường xuyên...<br />
Có thể nói, nhà trường THPT và TCCN đã có nhiều cố gắng, nỗ lực đề xuất và thực<br />
hiện những biện pháp để giúp GVTS nâng cao NLCNL. Tuy nhiên, do thời gian tác<br />
động nên những biện pháp này chưa thực sự tác động mạnh đến GVTS. Mặt khác, thực<br />
tế ở các trường THPT và TCCN cho thấy, nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu là bồi dưỡng<br />
NL giảng dạy cho các GVTS. Ngay các GVTS cũng cho rằng, trong thời gian tập sự, họ<br />
chủ yếu đầu tư cho chuyên môn và được giúp đỡ về chuyên môn. Do đó, trong thời gian<br />
tập sự, trình độ thực hiện KNCN lớp chủ yếu là do sự cố gắng, rèn luyện, tự bồi dưỡng<br />
bấy lâu nay của GVTS và quá trình được đào tạo ở trường ĐHSP.<br />
Về phía trường ĐHSP, tuy đã xây dựng được hệ thống các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm<br />
[6], và nhà trường đã chú ý đến việc hình thành cho sinh viên các KN cần thiết để đảm<br />
<br />
<br />
<br />