intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng hoạt động đánh giá học sinh trung học phổ thông ở tỉnh An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày thực trạng hoạt động đánh giá học sinh trung học phổ thông ở tỉnh An Giang. Một trong những trọng tâm của làn sóng cải cách giáo dục là hình thành phẩm chất năng lực của thế hệ trẻ và người lao động về ý thức trách nhiệm, tính tích cực chủ động, năng lực sáng tạo, tính thích ứng nhanh, phát huy cá tính lẫn bản sắc người học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng hoạt động đánh giá học sinh trung học phổ thông ở tỉnh An Giang

  1. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH AN GIANG Trần Thị Huyền TTNCKHXHNV – ĐH An Giang Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức, giáo dục thế giới nói chung và nước ta nói riêng luôn đòi hỏi đối mới, và cải cách để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội. Một trong những trọng tâm của làn sóng cải cách giáo dục là hình thành phẩm chất năng lực của thế hệ trẻ và người lao động về ý thức trách nhiệm, tính tích cực chủ động, năng lực sáng tạo, tính thích ứng nhanh, phát huy cá tính lẫn bản sắc người học. Ở nước ta cải cách giáo dục phổ thông là vấn đề thời sự nóng bỏng. Bốn vấn đề nổi cộm trong ngành giáo dục được nhận diện là: chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu, mất cân đối trong giáo dục, xu hướng không lành mạnh trong giáo dục tăng lên, cuối cùng là cơ sở vật chất còn quá lạc hậu. Trong đó, như đồng chí Nguyễn Khoa Điềm phát biểu tại hội nghị lần VI Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX, “chất lượng giáo dục vẫn là vấn đề day dứt nhất”. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học thì một trong những việc cần làm là phải coi trọng khâu đánh giá vì đánh giá có vai trò quan trọng như nội dung. Trong đó, đánh giá học sinh có vai trò đặc biệt quan trọng vì học sinh là chủ thể còn nhân cách học sinh là sản phẩm của quá trình giáo dục. Dù vậy, công tác đánh giá học sinh vẫn chưa được coi trọng đúng mức ở các trường phổ thông. Muốn giải quyết được vấn đề này, cần phải xem xét lại mục đích, chức năng, yêu cầu của đánh giá và thực trạng về nhận thức, hành vi của cả giáo viên và học sinh đối với kiểm tra, đánh giá. Hoạt động kiểm tra, đánh giá gắn liền với mục tiêu và nội dung đào tạo, vừa mang tính định lượng, lại mang cả tính định tính. Do vậy hoạt động này là một công việc khó khăn phải đầu tư nhiều công sức mới mong có kết quả. Công việc đánh giá là của giáo viên, tuy nhiên giáo viên thường bị nhiều công việc chi phối, thời gian dành cho hoạt động này không nhiều. Hoạt động đánh giá tất cả các mặt như: Đức, Trí, Thể, Mỹ, Lao động của người học. Thời gian qua, hoạt động đánh giá cũng đã có nhiều cải tiến, tạo được sự chuyển hóa tích cực. Tuy nhiên hoạt động kiểm tra, đánh giá ở trường trung học phổ thông vẫn còn nhiều bất cập. 1. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa công bằng, khách quan Đây là tồn tại lớn nhất của hoạt động đánh giá. Trong năm mặt giáo dục của nhà trường: Đức – Trí - Thể - Mĩ – Lao động, thì nhà trường trung học phổ thông hiện 70 (138)
  2. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” nay chỉ tập trung vào hai mặt đức dục và trí dục, trong hai mặt này trí dục có phần chú trọng hơn. Ba mặt còn lại do do điều kiện thầy giáo, cơ sở vật chất còn quá khó khăn nên một số trường làm cho có lệ. Lao động ở nhà trường hiện nay chủ yếu là lao động vệ sinh, tưới cây cảnh, mang tính hình thức, một số học sinh không tham gia nhưng cuối cùng có điểm tổng kết lao động. Chính vì kết quả đánh giá không mang tính giáo dục. Còn đối với mặt thẩm mĩ lại càng khó khăn trong việc đánh giá, vì thực tế hiện nay ở trường phổ thông không có hoạt động nào liên quan đến thẩm mỹ để đánh giá học sinh. Riêng hai mặt đức dục và trí dục được chú trọng nhiều hơn nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.  Về đức dục Công việc này chủ yếu của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Thời gian tiếp xúc học sinh chủ yếu ở trường, đối với giáo viên có số giờ ở lớp ít thì càng hạn chế. Sự đánh giá chỉ tập trung xem học sinh có đi học đứng giờ, có cúp học, bỏ tiết, nghỉ học hay có mất trật tự trong lớp hay không…còn phần lớn thời gian ở ngoài nhà trường lại không có ai theo dõi. Ra xã hội về gia đình học sinh làm gì, đạo đức như thế nào người đánh giá không thể biết được. Mối liên hệ giữa gia đình – nhà trường – xã hội chưa thực sự gắn kết với nhau. Mặc dù có sổ liên lạc nhưng không phải phụ huynh nào cũng quan tâm đến việc học của các em. Chưa kể đến việc mạo chữ ký cha mẹ học sinh, còn có gia đình con hư đổ lỗi hoàn toàn cho nhà trường. Chúng ta có khẳng định việc đánh giá đạo đức hoàn toàn do chủ quan người đánh giá quyết định, sự ưu ái đối với học sinh này khắt khe với học sinh học khác là không thể tránh khỏi. Ngoài ra một số giáo viên khi thấy học sinh có lỗi là phạt (kỷ luật: 30.1%, tìm hiểu nguyên nhân: 11.1%)1, là đánh giá kém mà không hề tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh của từng học sinh để tìm ra thực chất của sự việc. Thực tế hiện nay có rất nhiều học sinh vi phạm nội quy trường học, nhưng trong số đó cũng do một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn cần có sự giúp đỡ, nếu chúng ta không thấu hiểu hoàn cảnh đánh giá một cách phiến diện sẽ càng làm cho học sinh đó trở nên thất vọng và chán nản. Cho nên việc đánh giá tốt xấu về đạo đức ở nhà trường chưa hẳn hoàn toàn phù hợp với đạo đức học sinh trong thực tế, một số học sinh đánh giá đạo đức tốt ở nhà trường, về nhà vô lễ với cha mẹ, ngược lại có học sinh bị đánh giá đạo đức trung bình nhưng ngoài xã hội lại có hành vi đáng khen. 1 kết quả khảo sát học sinh một số trường bán công dân, lập tỉnh An Giang về hình phạt của giáo viên khi học sinh vi phạm nội quy trường học. 71 (138)
  3. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học”  Về trí dục Hoạt động này được đánh giá bằng điểm số hoặc được đánh giá qua các kỳ thi kiểm tra. Điều quan trọng của hoạt động này là đánh giá được khả năng tư duy, khả năng suy luận của học sinh. Thế nhưng phần lớn các trường trung học phổ thông hiện nay chủ yếu đánh gia xem học sinh làm được bài tập hoặc có thuộc lòng bài hay không. Theo kết quả điều tra ở một số trường phổ thông về phương pháp giảng dạy và hình thức ra bài tập về nhà của giáo viên, kết quả cho thấy như sau: Đối với học sinh: 32.4%2 học thuộc lòng bài giáo viên giảng, vì mục đích của các em là trả nợ bài cũ cho thầy cô, còn hiểu hay không, không thành vấn đề. Đối với giáo viên: 67.8% dạy học theo phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề chỉ chiếm 13.7%, hình thức ra bài tập về nhà của giáo viên: 51.2% “học thuộc lòng bài giáo viên dạy”, 28% “làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa”3. Như vậy với phương pháp dạy và phương pháp học như hiện nay kiểm tra đánh giá phần nào không giúp ích học sinh cố gắng tiến bộ hơn mà ngược lại làm cho các em tự thỏa mãn với thành tích không thực mà mình đạt được. 2. Về phía người làm công tác quản lý Thực trạng chạy theo bệnh thành tích của một số cán bộ quản lý, dẫn đến việc kiểm tra đánh giá cũng phần nào phải thực hiện theo luồng quay đó. Quyền lợi của giáo viên phần nào gắn chặt vào các tỉ lệ học sinh khá, giỏi hàng năm. Chúng ta so sánh kết quả học lực đạt loại giỏi của học sinh trung học phổ thông số điểm thi đại học, và đậu đại học hàng năm của học sinh thì sẽ thấy rõ mức độ chênh lệch. Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông đạt loại giỏi chiếm 15.49%, loại khá 39.79% 4 (tỷ lệ của loại hình trường công lập), trong khi đó theo bảng xếp hạng điểm thi đại học hàng năm của các tỉnh trong cả nước, An Giang đứng thứ 55/64, điểm tổng ba môn 7.62. Về vấn đề này, ông Võ Văn Đồng – Chánh Thanh tra Sở giáo dục đào tạo An Giang cũng thừa nhận: “Kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục dục đang còn là vấn đề nhức nhối của giáo dục tỉnh ta cũng như cả nước, vấn đề này mấy năm gần đây Bộ giáo dục đào tạo cũng có nhiều thay đổi như thành lập Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, thi cử nghiêm túc hơn. Ở tỉnh ta cũng đã thực hiện tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục”5. 2 Kết quả điều tra học sinh trung học phổ thông huyện Châu Thành – An Giang 3 Kết quả khảo sát giáo viên trung học phổ thông huyện Châu Thành 4 Báo cáo tổng kết năm học 2004-2005 của Sở giáo dục tỉnh An Giang 5 Võ Văn Đồng - Quản lý chất lượng giáo dục phổ thông tỉnh An Giang 72 (138)
  4. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” 3. Đề xuất một số khuyến nghị Như chúng ta đã biết muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học cần phải coi trọng khâu kiểm tra, đánh giá. Tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau: - Giúp giáo viên nhận thức đúng vai trò của kiểm tra, đánh giá. Đồng thời cần phải thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về đánh giá nói chung và soạn các loại bài kiểm tra nói riêng là việc làm rất cấp bách hiện nay. - Mỗi nhà trường trung học phổ thông nên thành lập một ngân hàng đề thi, đề kiểm tra phong phú, đáng tin cậy bao quát tất cả chương trình học. Từ ngân hàng đề thi này cứ đến các kì thi học kì, người ra đề lấy đề từ ngân hàng đề thi này. Như vậy sẽ khiến cho việc thi trở nên khách quan và công bằng hơn. - Cần thay đổi triệt để cách thức đánh giá học sinh qua điểm số, mà cần phải đánh giá qua hành vi, thái độ, kỹ năng. - Cần đa dạng hơn nữa các hình thức kiểm tra, đánh giá, nghĩa là các nhà trường trung học phổ thông hiện nay phải sử dụng nhiều hình thức kiểm tra như: kiểm tra viết, kiểm tra miệng, tự luận, trắc nghiệm, viết bài thu hoạch, tiểu luận, thực hành….cần coi trọng khả năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế. Với những hình thức kiểm tra như vậy sẽ giúp học sinh chịu khó tìm và đọc các tài liệu liên quan đến môn học, đồng thời giúp các em tự chủ trong việc học và hăng say học tập hơn. Đồng thời giúp giáo viên đánh giá đúng thực chất năng lực của từng học sinh. - Nội dung của kiểm tra, đánh giá cần phải mang tính chất toàn diện, nghĩa là không phải chỉ dựa vào điểm số nhìn thấy được đánh giá học sinh đó giỏi hoặc tốt mà còn phải dựa vào sự hăng say phát biểu, sự tích cực trong các hoạt động và dựa vào các hành vi cư xử của người được đánh giá. - Cần trị tận gốc căn bệnh “thành tích”, chấm dứt kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học chỉ phụ thuộc vào điểm số, xếp loại học lực, số học sinh lên lớp, thẳng thắn phê bình những cá nhân kiểm tra đánh giá học sinh không đúng thực lực. - Giảm áp lực cho giáo viên bằng cách xem lại các tiêu chí thi đua. “Phải có một cuộc cách mạng trong tư tưởng chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp quản lý giáo dục trong việc tổ chức xét duyệt thi đua, lãnh đạo cấp trên phải triệt để chống bệnh thành tích, cấp dưới sẽ nói thật, báo cáo thật, Giáo viên sẽ làm thật, kiểm tra, đánh giá nghiêm túc khách quan. Từ đó đánh giá đúng chất lượng, học lực và đạo đức của học sinh. 73 (138)
  5. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo tổng kết năm học 2004-2005 của Sở giáo dục đào tạo An Giang 2. Kỷ yếu hội thảo: Đổi mới, cải tiến quản lý trường phổ thông tỉnh An Giang 3. Kỷ yếu hội thảo: Quản lý chất lượng giáo dục phổ thông tỉnh An Giang 74 (138)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản