intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng năng lực giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu của học sinh trung học cơ sở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày thực trạng năng lực giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu của học sinh trung học cơ sở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Kết quả nghiên cứu có thể là một tham khảo hữu ích cho nhà trường, chính quyền địa phương trong việc thực thi những giải pháp nhằm nâng cao năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH cho HS THCS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng năng lực giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu của học sinh trung học cơ sở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0159 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5, pp. 3-16 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG NĂNG LỰC GIẢM THIỂU RỦI RO THIÊN TAI VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU Vũ Thị Mai Hương*, Tô Thị Hồng Nhung và Nguyễn Viết Thịnh Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Vận dụng phương pháp điều tra xã hội học, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng năng lực giảm thiểu rủi ro thiên tai (RRTT) và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của 138 học sinh (HS) cấp trung học cơ sở (THCS) ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Kết quả cho thấy, năng lực của các em HS còn rất hạn chế. Năng lực ở mức rất tốt và tốt không có HS nào, ở mức khá có 6 HS (chiếm 4,3%), mức trung bình có 116 HS (chiếm 84,1%) và mức kém có 16 HS (chiếm 11,6%). Điểm bình quân về năng lực của 138 HS tham gia khảo sát chỉ đạt mức trung bình (73,7 điểm). Năng lực của HS chia theo trường, lớp, giới tính và dân tộc không có sự khác biệt nhiều. Kết quả nghiên cứu có thể là một tham khảo hữu ích cho nhà trường, chính quyền địa phương trong việc thực thi những giải pháp nhằm nâng cao năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH cho HS THCS. Từ khóa: năng lực, giảm thiểu RRTT, thích ứng với BĐKH, HS, Sìn Hồ. 1. Mở đầu BĐKH được nhận định là một trong các thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỉ XXI. Dưới tác động của BĐKH, thiên tai trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ngày càng gia tăng cả về quy mô, cường độ và tần suất, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Các nghiên cứu liên quan đến thiên tai và BĐKH đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Muzenda-Mudavanhu và cộng sự đã phân tích thực trạng và cho thấy, trẻ em có kiến thức cơ bản tốt về RRTT [1]. Bài viết của Đỗ Hương Trà và Nguyễn Diệu Linh đề cập đến kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “BĐKH và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” trong dạy học môn Vật lí ở 2 trường trung học phổ thông thuộc tỉnh Hải Dương [2]. Bài viết của Lê Thị Thu Hương trình bày kết quả điều tra nhận thức của giáo viên và HS tiểu học về BĐKH và ứng phó với BĐKH [3]. Nguyễn Thị Hiển đã tổng kết những kinh nghiệm giáo dục BĐKH của Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore và những tồn tại trong công tác giáo dục BĐKH ở Việt Nam làm căn cứ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục BĐKH cho Việt Nam [4]. Một phần bài viết của Hoàng Thị Bình Minh và cộng sự cho thấy, chương trình sách giáo khoa cấp THCS chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục HS về BĐKH. Sau khi được truyền thông, các em có sự thay đổi tích cực về nhận thức, hành vi và thái độ về BĐKH [5]. Bài viết của Đào Ngọc Bích và Phạm Thị Bình đã phân loại và xác định các bài học có thể tích hợp nội dung giáo dục thiên tai trong chương trình Địa lí THCS và thiết kế một số giáo án mẫu [6]. Bài viết của Nguyễn Thế Hưng và Nguyễn Thị Quyên đề cập mục tiêu, nguyên tắc và yêu cầu lựa chọn phương pháp giảng dạy tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy học môn Sinh học ở trường trung Ngày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 22/11/2022. Ngày nhận đăng: 10/12/2022. Tác giả liên hệ: Vũ Thị Mai Hương. Địa chỉ e-mail: huongvmh@gmail.com 3
  2. Vũ Thị Mai Hương*, Tô Thị Hồng Nhung và Nguyễn Viết Thịnh học phổ thông và giới thiệu cách thiết kế, tổ chức dạy học bài “Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển” theo quan điểm tích hợp giáo dục BĐKH [7]. Bài viết của Nguyễn Thị Hồng Nhung trình bày cơ sở và một số hình thức, phương pháp tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với BĐKH trong dạy học Địa lí 9 ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực HS [8]. Đỗ Trang và cộng sự đã sử dụng chỉ số rủi ro tổng hợp để xếp hạng mức độ rủi ro thiên tai cho 6 tỉnh ở vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ là Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu [9]. Theo hiểu biết của nhóm tác giả, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến thực trạng năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH của trẻ em hoặc HS ở vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ nói chung hay ở tỉnh Lai Châu nói riêng. HS, đặc biệt là HS THCS tại các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số là đối tượng dễ bị tổn thương do ít cơ hội tiếp cận thông tin, chưa có nhiều kinh nghiệm như người lớn. Do vậy, khảo sát thực trạng năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH của HS dân tộc thiểu số đang theo học cấp THCS tại các xã đặc biệt khó khăn ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu để làm căn cứ giúp cho nhà trường, chính quyền địa phương có những giải pháp nâng cao năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH cho các em là rất cần thiết. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nội dung, đối tượng và phương pháp khảo sát 2.1.1. Nội dung khảo sát Nội dung khảo sát là thực trạng năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH. Nội dung cụ thể gồm ba phần: Phần 1. Kiến thức giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH; Phần 2. Kĩ năng giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH; Phần 3. Thái độ giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH. 2.1.2. Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát là 138 HS từ lớp 6 đến lớp 9 của 4 trường THCS ở huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu. Khảo sát được thực hiện trong học kì II năm học 2020 - 2021, cụ thể từ ngày 08 đến ngày 20 tháng 03 năm 2022. Thông tin chung về đối tượng tham gia khảo sát được thể hiện trong Bảng 1. Bảng 1. Thông tin chung về đối tượng HS tham gia khảo sát Cơ cấu Số lượng HS Tỉ lệ (%) THCS Làng Mô 30 21,7 THCS Ma Quai 40 29,0 Trường THCS Tả Phìn 31 22,5 THCS Tả Ngảo 37 26,8 Nam 64 46,4 Giới tính Nữ 74 53,6 Dao 44 31,9 Mông 59 42,7 Dân tộc Thái 25 18,1 Lự 10 7,3 6 36 26,1 7 52 37,7 Lớp 8 46 33,3 9 4 2,9 Tổng số 138 100,0 2.1.3. Phương pháp khảo sát và phân tích số liệu Khảo sát được thực hiện bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp, nghĩa là nhóm nghiên cứu đến 4
  3. Thực trạng năng lực giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu… từng trường THCS gặp HS để phỏng vấn thu thập thông tin và ghi vào phiếu khảo sát. Bộ câu hỏi có 2 dạng: câu hỏi một lựa chọn và câu hỏi nhiều lựa chọn. Đối với các câu hỏi nhiều lựa chọn, nhóm nghiên cứu phải đọc lần lượt từng câu hỏi và các phương án lựa chọn để HS trả lời. Kết quả khảo sát được tổng hợp, xử lí và phân tích bằng phần mềm excel. 2.1.4. Công cụ đánh giá Bộ câu hỏi khảo sát gồm 30 câu, trong đó có 14 câu về kiến thức giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH, 13 câu về kĩ năng giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH, 3 câu về thái độ giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH. Các câu hỏi được chia thành 3 nhóm, tập trung vào các nội dung chính sau đây: - Kiến thức giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH: câu 1 - 14 (khái niệm, biểu hiện và nguyên nhân của BĐKH; biện pháp thích ứng với BĐKH; nhận diện các loại thiên tai thường xảy ra tại địa phương; tác động của thiên tai đến HS và cộng đồng; nguyên nhân gây nên hạn hán; tác hại của việc chặt phá rừng; điều kiện hình thành lũ; biện pháp ứng phó trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra). - Kĩ năng giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH: câu 15 - 27 (kĩ năng thích ứng với BĐKH; kĩ năng ứng phó trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra; kĩ năng sơ tán; kĩ năng sử dụng các thiết bị cứu hộ; kĩ năng sử dụng các công cụ truyền thông về giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH; kĩ năng chia sẻ thông tin về giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH). - Thái độ giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH: câu 28 - 30 (ý thức về vai trò của công tác giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH, ý thức về đối tượng tham gia vào công tác giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH, mức độ quan tâm đến công tác giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH). Phiếu khảo sát được thiết kế theo kiểu thang likert (5 mức độ). Mỗi câu hỏi trong bộ phiếu khảo sát có 5 mức đánh giá (mức thấp nhất tương ứng với 1 điểm, mức cao nhất tương ứng với 5 điểm). Mức độ đánh giá được xác định theo các mức “Rất tốt”, “Tốt”, “Khá”, “Trung bình”, “Kém” tuỳ theo điểm trung bình của đối tượng tham gia khảo sát nằm trong khoảng nào trong thang đánh giá. Bảng 2. Quy ước mức độ đánh giá và thang đánh giá của mỗi câu hỏi khảo sát Mức Điểm TB/ câu Rất tốt > 4,75 Tốt 4,00 - 4,75 Khá 3,00 - 3,99 Trung bình 2,00 - 2,99 Kém < 2,00 Mỗi nội dung đo lường trên tương ứng với từng nhóm câu hỏi trong bộ câu hỏi gồm 30 câu. Tuỳ theo số lượng câu hỏi trong mỗi nhóm, các thang đo của từng nhóm có giá trị khác nhau (dựa trên quy ước thang đánh giá của mỗi câu hỏi đã nêu ở bảng 2). 2.2. Kết quả nghiên cứu và phân tích 2.2.1. Một số khái niệm có liên quan - Khái niệm năng lực Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó [10]. Năng lực gồm ba thành tố cơ bản là kiến thức, kĩ năng và thái độ. Như vậy, năng lực là tập hợp các kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện một hoạt động nào đó. Trong đó, kiến thức là những hiểu biết mà con người có được thông qua trải nghiệm hoặc giáo dục. Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực 5
  4. Vũ Thị Mai Hương*, Tô Thị Hồng Nhung và Nguyễn Viết Thịnh tế. Thái độ là những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối với sự việc nào đó [10]. - Khái niệm giảm thiểu rủi ro thiên tai Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội. RRTT là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội. Giảm thiểu RRTT là giảm đến mức thấp nhất có thể những tác động có hại của thiên tai [11]. - Khái niệm thích ứng với biến đổi khí hậu BĐKH là sự thay đổi của khí hậu so với trung bình trong nhiều năm, thường là vài thập kỉ hoặc hàng trăm năm, do các nguyên nhân tự nhiên và tác động của con người. Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc nhân tạo, nhằm giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [12]. 2.2.2. Thực trạng kiến thức giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu Kết quả đánh giá kiến thức về giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH của HS 4 trường THCS ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu được thể hiện trong Bảng 3 dưới đây. Bảng 3. Đánh giá kiến thức giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH Mức Điểm TB/ câu Số lượng HS Tỉ lệ (%) Tỉ lệ % tích luỹ Rất tốt > 66,50 0 0,0 0,0 Tốt 56,00 - 66,50 0 0,0 0,0 Khá 42,00 - 55,99 1 0,7 0,7 Trung bình 28,00 - 41,99 62 44,9 45,6 Kém < 28,00 75 54,4 100,0 Tổng cộng 138 100,0 Khảo sát cho thấy, 62 trên tổng số 138 HS (chiếm tỉ lệ 44,9%) có mức điểm xếp loại trung bình và số HS xếp ở mức kém còn lớn hơn: 75 HS (chiếm 54,4%). Chỉ có duy nhất 1 HS được đánh giá ở mức khá. Mức tốt và rất tốt không có trường hợp nào (xem Bảng 3). Như vậy có thể thấy, kiến thức về giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH của các em còn rất hạn chế, hầu hết (99,3%) dừng ở mức trung bình và kém. Điểm bình quân cho phần đánh giá về kiến thức của các em là 26,2 điểm, đối chiếu với thang đo chỉ đạt ở mức kém. Hình 1. Điểm trung bình về kiến thức giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH Cụ thể, với phần kiến thức về BĐKH, một cụm từ khá quen thuộc và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời các nội dung về BĐKH HS đã được tìm hiểu trong chương trình giáo dục phổ thông qua các môn Địa lí, Sinh học, Giáo dục Công dân hoặc thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khoá, nhưng khi được hỏi, có 6
  5. Thực trạng năng lực giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu… đến quá nửa số HS (50,7%) trả lời không biết về BĐKH. Đối với các câu hỏi khác, điểm số trung bình cũng rất thấp ngoại trừ một vài câu hỏi liên quan đến thực tiễn ở địa phương. Đặc biệt, những hiểu biết về các biểu hiện của BĐKH, nguyên nhân dẫn đến BĐKH, tác động của BĐKH và các hành động giúp giảm nhẹ tác động của BĐKH là vô cùng quan trọng và cần thiết, thì kiến thức của các em rất hạn chế, hầu hết chỉ dừng lại ở mức nhận diện được một vài yếu tố. Có tới 12,2% số HS được phỏng vấn không biết đến các biểu hiện của BĐKH; 15,6% số HS không chỉ ra được bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến BĐKH và 12,3% số HS không nắm được những hành động nào có thể giúp giảm nhẹ tác động của BĐKH. Điều đáng mừng duy nhất là hầu hết (66,2%) các em đều hiểu được phá rừng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra BĐKH và RRTT, đồng thời 61,6% số HS được hỏi lựa chọn phương án trồng cây xanh như một hành động giúp giảm nhẹ tác động của BĐKH. Đây là các HS người dân tộc thiểu số, sống ở vùng núi cao, nơi có rừng đầu nguồn nên những hiểu biết này có ý nghĩa rất quan trọng để hình thành ý thức và hành động góp phần giảm thiểu tác động và thích ứng với BĐKH. Mảng kiến thức về giảm thiểu RRTT của các em HS 4 trường THCS được khảo sát cũng khá hạn chế. HS có một số hiểu biết về những việc cần làm khi thiên tai sắp xảy ra, đang xảy ra và sau khi xảy ra (biết giúp cha mẹ một số việc cần thiết, biết tìm nơi tránh trú an toàn…), tuy nhiên điều này xuất phát từ chính thực tiễn các em đã trải qua chứ không phải thông qua kiến thức được trang bị. Các em có thể biết cần phải tìm nơi tránh trú an toàn khi thiên tai sắp và đang xảy ra, nhưng khi được hỏi nơi nào an toàn để tránh trú thì rất nhiều HS không trả lời được. Cá biệt, có một tỉ lệ không nhỏ các em HS không biết làm gì khi thiên tai sắp xảy ra (23,2%), đang xảy ra (21,7%) và sau khi xảy ra (27,5%). Những hạn chế về kiến thức giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH của HS 4 trường THCS Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cũng phản ánh thực tế khó khăn của một huyện vùng cao biên giới. Huyện Sìn Hồ là huyện miền núi vùng sâu vùng xa, nơi có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao, người dân sinh sống chủ yếu là các dân tộc ít người nên còn khó khăn về nhiều mặt, trong đó không thể không kể đến lĩnh vực giáo dục với những trở ngại đặc thù. Vì vậy, việc tiếp cận, phổ biến thông tin, kiến thức, tổ chức các hoạt động học tập, nhất là hoạt động ngoại khoá cho HS chưa bao giờ dễ dàng. Ngoài ra, ngôn ngữ cũng là một rào cản không nhỏ. Số HS được khảo sát đều thuộc các dân tộc ít người, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai nên các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến thiên tai và BĐKH nhiều em chưa từng biết đến. Khảo sát cũng cho thấy, kiến thức về giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH còn có sự khác biệt giữa các trường, giữa các lớp, giữa các dân tộc và khác biệt theo giới tính. Bảng 4. Đánh giá kiến thức giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH theo trường THCS Làng Mô THCS Ma Quai THCS Tả Phìn THCS Tả Ngảo Điểm TB/ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Mức câu lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) HS HS HS HS Rất tốt > 66,50 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Tốt 56,00 - 66,50 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Khá 42,00 - 55,99 0 0,0 1 2,5 0 0,0 0 0,0 Trung 28,00 - 41,99 15 13 12 22 50,0 32,5 38,7 59,5 bình Kém < 28,00 15 50,0 26 65,0 19 61,3 15 40,5 Tổng cộng 30 100,0 40 100,0 31 100,0 37 100,0 Số liệu Bảng 4 cho thấy, theo trường, trong số 4 trường được khảo sát, THCS Tả Ngảo được xếp loại khá hơn về mặt kiến thức so với 3 trường còn lại, với 59,5% số HS có số điểm được đánh giá ở mức trung bình. THCS Làng Mô ở mức 50/50 cho cả hai thang trung bình và kém. Hai trường còn lại, THCS Ma Quai và Tả Phìn đuối hơn với tỉ lệ khoảng 2/3 số HS có kiến thức về 7
  6. Vũ Thị Mai Hương*, Tô Thị Hồng Nhung và Nguyễn Viết Thịnh giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH ở mức kém. Khảo sát không cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm trường thuộc vùng cao (Tả Phìn, Tả Ngảo, Làng Mô) và trường thuộc vùng thấp (Ma Quai). Theo giới tính, sự khác biệt về kiến thức cũng phân hoá khá rõ: HS nam có số điểm đánh giá thấp hơn hẳn so với HS nữ: 62,5% ở mức kém trong khi tỉ lệ này ở nhóm nữ là 48,6%. Trên một nửa số HS nữ được khảo sát đạt mức trung bình về kiến thức giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH so với chỉ khoảng 1/3 ở HS nam (xem Bảng 5). Thực tế, ở độ tuổi THCS, HS nữ thường học hành chăm chỉ và tập trung hơn so với HS nam nên điểm đánh giá cao hơn cũng là điều dễ hiểu. Bảng 5. Đánh giá kiến thức giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH theo giới tính HS nam HS nữ Mức Điểm TB/ câu Số lượng HS Tỉ lệ (%) Số lượng HS Tỉ lệ (%) Rất tốt > 66,50 0 0,0 0 0,0 Tốt 56,00 - 66,50 0 0,0 0 0,0 Khá 42,00 - 55,99 1 1,6 0 0,0 Trung bình 28,00 - 41,99 23 35,9 38 51,4 Kém < 28,00 40 62,5 36 48,6 Tổng cộng 64 100,0 74 100,0 Theo dân tộc, kiến thức về giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH không có sự khác biệt nhiều giữa HS dân tộc Dao, dân tộc Mông và dân tộc Thái: cùng chủ yếu ở mức trung bình và kém, đồng thời phân bổ khá đều giữa hai nhóm này với nhau. Riêng HS dân tộc Lự thì khoảng cách khá lớn: chỉ có 10,0% số HS được hỏi có kiến thức ở mức trung bình, còn lại 90,0% ở mức kém (xem Bảng 6). Bảng 6. Đánh giá kiến thức giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH theo dân tộc Dân tộc Dao Dân tộc Mông Dân tộc Thái Dân tộc Lự Điểm TB/ Mức Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ câu HS (%) HS (%) HS (%) HS (%) Rất tốt > 66,50 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Tốt 56,00 - 0 0 0 0 0,0 0,0 0,0 0,0 66,50 Khá 42,00 - 0 0 1 0 0,0 0,0 4,0 0,0 55,99 Trung 28,00 - 19 30 11 1 43,2 50,8 44,0 10,0 bình 41,99 Kém < 28,00 25 56,8 29 49,2 13 52,0 9 90,0 Tổng cộng 44 100,0 59 100,0 25 100,0 10 100,0 Dân tộc Lự vốn nằm trong nhóm 16 dân tộc rất ít người của Việt Nam, là nhóm có trình độ dân trí hạn chế. Số người từ 15 tuổi trở lên chưa đọc thông viết thạo tiếng phổ thông có tỉ lệ cao hơn so với tỉ lệ bình quân chung của người dân tộc thiểu số. Đây có thể là lí do dẫn đến sự khác biệt trên giữa HS dân tộc Lự với HS các dân tộc còn lại trong khảo sát. Theo lớp, phần đánh giá kiến thức về giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH giữa các lớp cho thấy cũng có sự khác biệt nhỏ giữa các em HS lớp 6 và các lớp còn lại: về cơ bản, các HS nhỏ tuổi có kiến thức hạn chế hơn (66,7% ở mức kém) trong khi ở các lớp lớn tỉ lệ này giảm xuống (xem Bảng 7). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn các kiến thức về giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH được tích hợp trong chương trình giáo dục THCS thông qua một số môn học với nội dung đơn giản hơn ở các lớp dưới và nâng cao, mở rộng dần khi lên các lớp trên. 8
  7. Thực trạng năng lực giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu… Bảng 7. Đánh giá kiến thức giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH theo lớp Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Điểm Mức Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ TB/ câu HS (%) HS (%) HS (%) HS (%) Rất tốt > 66,50 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Tốt 56,00 - 0 0 0 0 0,0 0,0 0,0 0,0 66,50 Khá 42,00 - 0 1 0 0 0,0 1,9 0,0 0,0 55,99 Trung 28,00 - 12 24 23 2 33,3 46,2 50,0 50,0 bình 41,99 Kém < 28,00 24 66,7 27 51,9 23 50,0 2 50,0 Tổng cộng 36 100,0 52 100,0 46 100,0 4 100,0 2.2.3. Thực trạng kĩ năng giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu Khảo sát về kĩ năng giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH ở các em HS miền núi thuộc huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu lại cho thấy những con số khá thú vị. Bảng 8. Đánh giá kĩ năng giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH Mức Điểm TB/ câu Số lượng HS Tỉ lệ (%) Tỉ lệ % tích luỹ Rất tốt > 61,75 0 0,0 0,0 Tốt 52,00 - 61,75 3 2,2 2,2 Khá 39,00 - 51,99 37 26,8 29,0 Trung bình 26,00 - 38,99 77 55,8 82,6 Kém < 26,00 21 15,2 100,0 Tổng cộng 138 100,0 Khác với phần kiến thức, hầu như số HS được khảo sát chỉ đạt mức trung bình và kém, thì ở phần kĩ năng, điểm số trong thang đo đã nâng lên đáng kể, chứng tỏ các em có kĩ năng giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH tốt hơn hẳn so với kiến thức. Nếu như ở phần kiến thức, không có HS nào đạt được mức tốt và rất tốt thì phần kĩ năng, có 3 HS đạt mức tốt với tỉ lệ 2,2%. Đạt mức khá về kiến thức chỉ có 1 HS tương đương với 0,7% thì về kĩ năng, tỉ lệ này lên đến 26,8% (tương ứng với 37 HS). Quá nửa số HS được khảo sát (55,8%) có kĩ năng giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH đạt mức trung bình và chỉ có 15,2% ở mức kém (xem Bảng 8). Điểm bình quân cho phần kĩ năng, do vậy, đạt 34,3 điểm, khá cao trong thang đánh giá cho mức trung bình (26,00 - 38,99 điểm). Hàng ngày, các em phải tham gia lao động phụ giúp gia đình nên đã tích luỹ được kiến thức từ thực tế dễ dàng hơn kiến thức từ sách vở. Hình 2. Điểm trung bình về kĩ năng giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH Tuy nhiên, kĩ năng mới chỉ đạt mức trung bình trong thang đo 5 mức cho thấy khả năng thực tế trong việc giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH của HS vẫn còn rất hạn chế. 9
  8. Vũ Thị Mai Hương*, Tô Thị Hồng Nhung và Nguyễn Viết Thịnh Kĩ năng của HS về những hành động cần thực hiện để giảm nhẹ tác động của BĐKH hầu hết (68,8% số ý kiến) tập trung vào việc “trồng cây xanh”, trong khi các lựa chọn khác vốn quan trọng, thiết thực và không khó để thực hiện như “tiết kiệm chất đốt” hay “giảm thiểu và tái chế rác thải” lại không được nhiều em biết đến, hoặc “tìm hiểu kiến thức về BĐKH và thiên tai” cũng có rất ít HS quan tâm. Hơn thế nữa, có tới 17,4% số HS được phỏng vấn đã trả lời không biết bất cứ một hành động nào cần thực hiện để có thể giảm nhẹ tác động của BĐKH. Chứng tỏ số HS này không quan tâm gì đến vấn đề BĐKH. Hành động chủ yếu các em biết làm khi thiên tai sắp xảy ra là tìm nơi tránh trú an toàn và khi thiên tai xảy ra là ở trong nhà, không đi ra ngoài. Đây là những hành động thuộc về bản năng tự nhiên của con người, không đòi hỏi phải qua quá trình đào tạo, rèn luyện. Các hành động khác cũng chủ yếu là giúp người lớn thu hoạch cây trồng, chuẩn bị thức ăn cho vật nuôi hay làm vệ sinh môi trường, là những công việc thường phải làm xuất phát từ thực tiễn cuộc sống. Như vậy, kĩ năng giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH qua khảo sát cho thấy, dù có khá hơn so với phần kiến thức, nhưng cũng là những kĩ năng ở mức sơ đẳng, xuất phát từ hoạt động sống hàng ngày hơn là dựa trên kiến thức. Chỉ có 66/138 HS (chiếm tỉ lệ 47,8%) có kĩ năng sử dụng một trong các công cụ như thiết bị sơ cấp cứu, áo phao hoặc phao cứu sinh, loa, còi báo hiệu ở trường trong trường hợp khẩn cấp. Kĩ năng của các em hạn chế một phần là do các hoạt động để phổ biến và nâng cao kiến thức, kĩ năng còn rất đơn điệu. Hoạt động chủ yếu ở trường mà các em được tham gia là “trồng cây, thu gom rác thải” trong khi các hình thức tổ chức, các công cụ có thể sử dụng để truyền thông về thiên tai và BĐKH không phong phú, đa dạng, các hoạt động ngoại khoá cũng không có nhiều. Thêm nữa, bản thân các kiến thức và kĩ năng trong lĩnh vực này cũng chỉ được tích hợp, lồng ghép trong chương trình giáo dục ở một số môn học, nên chắc chắn sẽ có những hạn chế nhất định khi tuyên truyền, phổ biến. Đánh giá theo trường, THCS Tả Ngảo vẫn là trường có kĩ năng tốt hơn so với các trường còn lại: 51,4% đạt mức khá về kiến thức giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH so với mức 22,6%, 20,0% và 12,5% của các trường Tả Phìn, Làng Mô và Ma Quai. Cá biệt, 2 trường THCS Ma Quai và Tả Phìn có số HS bị xếp loại về kĩ năng ở mức kém khá cao: 25,0% và 22,6% trong tổng số (xem Bảng 9). Bảng 9. Đánh giá kĩ năng giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH theo trường THCS Làng Mô THCS Ma Quai THCS Tả Phìn THCS Tả Ngảo Điểm Mức Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ TB/ câu HS (%) HS (%) HS (%) HS (%) Rất tốt > 61,75 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Tốt 52,00 - 0 3 0 0 0,0 7,5 0,0 0,0 61,75 Khá 39,00 - 6 5 7 19 20,0 12,5 22,6 51,4 51,99 Trung 26,00 - 22 22 17 16 73,3 55,0 54,8 43,2 bình 38,99 Kém < 26,00 2 6,7 10 25,0 7 22,6 2 5,4 Tổng cộng 30 100,0 40 100,0 31 100,0 37 100,0 Theo giới tính, khác với kiến thức, ở phần kĩ năng, các em HS nam lại được đánh giá cao hơn khi có 4,7% đạt mức tốt, có 28,1% ở mức khá trong khi số HS nữ không có em nào đạt mức tốt, tỉ lệ đạt mức khá cũng thấp hơn so với HS nam (chỉ đạt 25,7%); đồng thời tỉ lệ HS nữ bị xếp loại kém trong thang đo về kĩ năng cao hơn HS nam (xem bảng 10). Điều này có thể được lí giải là do, các hoạt động liên quan đến giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH phần nhiều là các công việc nặng (thu hoạch cây trồng, tỉa cành cây to, chằng chống nhà cửa, trồng cây, thu gom rác thải…) nên HS nam thường phải làm nhiều hơn hơn HS nữ, vì vậy sẽ có kĩ năng tốt hơn. 10
  9. Thực trạng năng lực giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu… Bảng 10. Đánh giá kĩ năng giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH theo giới tính HS nam HS nữ Mức Điểm TB/ câu Số lượng HS Tỉ lệ (%) Số lượng HS Tỉ lệ (%) Rất tốt > 61,75 0 0,0 0 0,0 Tốt 52,00 - 61,75 3 4,7 0 0,0 Khá 39,00 - 51,99 18 28,1 19 25,7 Trung bình 26,00 - 38,99 34 53,1 43 58,1 Kém < 26,00 9 14,1 12 16,2 Tổng cộng 64 100,0 74 100,0 Theo dân tộc, trong số 4 dân tộc tham gia khảo sát, kĩ năng khá hơn cả thuộc về HS dân tộc Mông, với 1,7% được đánh giá ở mức tốt, 37,3% ở mức khá, trên 1/2 đạt mức trung bình và chỉ có 6,8% ở mức kém. HS dân tộc Dao và Thái có kết quả thấp hơn HS dân tộc Mông và tương đương với nhau, không chênh lệch nhiều. Dân tộc Lự gây bất ngờ với tỉ lệ HS đạt mức tốt cao nhất so với các dân tộc khác: lên đến 10,0%. Tuy nhiên, tỉ lệ cao này thực chất là do số lượng HS dân tộc Lự được khảo sát ít hơn hẳn so với các dân tộc khác, chỉ chiếm 7,3% trong tổng số 138 em, nên mặc dù cùng có số HS được đánh giá ở mức tốt là 1 em, quy đổi sang tỉ lệ %, dân tộc Mông chỉ đạt 1,7%, dân tộc Thái đạt 4,0% nhưng dân tộc Lự lên đến 10,0%. Cũng giống như phần kiến thức, kĩ năng giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH của dân tộc Lự vẫn xếp ở cuối bảng, với 30,0% số HS bị xếp ở mức kém (xem Bảng 11). Bảng 11. Đánh giá kĩ năng giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH theo dân tộc Điểm Dân tộc Dao Dân tộc Mông Dân tộc Thái Dân tộc Lự Mức TB/ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ câu HS (%) HS (%) HS (%) HS (%) Rất tốt > 61,75 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Tốt 52,00 - 0 0,0 1 1,7 1 4,0 1 10,0 61,75 Khá 39,00 - 10 22,7 22 37,3 4 16,0 1 10,0 51,99 Trung 26,00 - 25 56,8 32 54,2 15 60,0 5 50,0 bình 38,99 Kém < 26,00 9 20,5 4 6,8 5 20,0 3 30,0 Tổng cộng 44 100,0 59 100,0 25 100,0 10 100,0 Theo lớp, trong tổng số 138 HS được khảo sát, chỉ có 4 HS lớp 9, chiếm tỉ lệ 2,9%, và vì vậy, đây có lẽ cũng là lí do giải thích tại sao lớp lớn nhất lại bị đánh giá có kĩ năng giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH thấp nhất: với 50,0% tổng số đạt mức kém và nửa còn lại ở mức trung bình. Bảng 12. Đánh giá kĩ năng giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH theo lớp Điểm Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Mức TB/ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ câu HS (%) HS (%) HS (%) HS (%) Rất tốt > 61,75 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Tốt 52,00 - 1 2,8 2 3,8 0 0,0 0 0,0 61,75 Khá 39,00 - 11 30,6 17 32,7 9 19,6 0 0,0 51,99 Trung 26,00 - 16 44,4 31 59,7 28 63,0 2 50,0 bình 38,99 Kém < 26,00 8 22,2 2 3,8 9 17,4 2 50,0 Tổng cộng 36 100,0 52 100,0 46 100,0 4 100,0 11
  10. Vũ Thị Mai Hương*, Tô Thị Hồng Nhung và Nguyễn Viết Thịnh Ở các lớp khác, HS lớp 7 có kĩ năng tốt hơn cả với tỉ lệ các em đạt mức tốt, khá đều cao hơn và số HS bị đánh giá ở mức kém cũng chiếm tỉ lệ thấp hơn so với các lớp 6, 8, 9. Nhóm lớp 6 được đánh giá cao hơn lớp 8 khi tỉ lệ HS đạt mức tốt và đặc biệt là mức khá lớn hơn đáng kể so với lớp 8 (xem Bảng 12). 2.2.4. Thực trạng thái độ giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu Thái độ giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH cũng là một phần quan trọng khi đánh giá năng lực của HS trong lĩnh vực này. Kết quả khảo sát cho thấy những tín hiệu rất đáng mừng. Bảng 13. Đánh giá thái độ giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH Mức Điểm TB/ câu Số lượng HS Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích luỹ Rất tốt > 14,25 76 55,1 55,1 Tốt 12,00 - 14,25 41 29,7 84,8 Khá 9,00 - 11,99 14 10,1 94,9 Trung bình 6,00 - 8,99 2 1,5 96,4 Kém < 6,00 5 3,6 100,0 Tổng cộng 138 100,0 Mặc dù chỉ có 3 câu hỏi cho phần đánh giá về thái độ, nhưng hầu hết các em HS đều có thái độ rất tích cực đối với công tác giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH. 55,1% được đánh giá ở mức rất tốt, 29,7% ở mức tốt, trong khi số HS bị đánh giá ở mức trung bình và kém chỉ chiếm 5,1% (xem bảng 13). Điểm trung bình cho phần thái độ giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH của 138 HS THCS ở huyện Sìn Hồ là 13,2 điểm, ứng với mức tốt trong thang đo 5 mức độ từ rất tốt đến kém. Hình 3. Điểm trung bình về thái độ giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH Với câu hỏi đánh giá về công tác phòng chống thiên tai, tuyệt đại đa số (113/138 ý kiến, tương đương với 81,9%) cho rằng đây là công việc rất quan trọng, 15,2% cho là quan trọng. Điều đó chứng tỏ các em có ý thức rất cao trong việc hiểu rằng cần phải có những hành động thiết thực nhằm ngăn ngừa, giảm nhẹ hậu quả của thiên tai. Chính vì vậy, trong câu hỏi thăm dò mức độ quan tâm của HS về công tác phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH, 86,2% bày tỏ thái độ “rất quan tâm”. Một điều đáng mừng nữa là số đông HS (68,8%) khi được hỏi cũng đều cho rằng phòng chống thiên tai là công việc chung của mọi người, tất cả cộng đồng đều nên và phải tham gia chứ không phải công việc của riêng ai. Với thái độ tích cực, được đánh giá cao như trên, nếu được trang bị tốt về kiến thức và kĩ năng sẽ giúp các em hình thành được ý thức tích cực, từ đó có các hành động đúng đắn góp phần giảm thiểu RRTT, thích ứng với BĐKH và lan toả những điều này với cộng đồng, với mọi người xung quanh. Đó chính là đích đến cuối cùng của việc nâng cao năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH. 12
  11. Thực trạng năng lực giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu… Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát cho thấy, cá biệt vẫn có 4 trường hợp (chiếm tỉ lệ 2,9%) trả lời “không biết” về tầm quan trọng của công tác phòng chống thiên tai; 11 trường hợp (8,0%) không xác định được (“không biết”) đối tượng tham gia phòng chống thiên tai và BĐKH là ai. Cũng giống như phần kiến thức và kĩ năng, đánh giá về thái độ của HS đối với vấn đề giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH vẫn có sự phân hoá, dù không quá lớn (xem bảng 14). Đánh giá theo trường, các trường THCS Tả Ngảo và Tả Phìn có tỉ lệ HS được xếp ở mức rất tốt cao nhất, lần lượt là 67,6% và 64,5%, nghĩa là chiếm khoảng 2/3 số HS thực hiện khảo sát. THCS Ma Quai vẫn có thứ hạng thấp nhất với tỉ lệ được đánh giá ở mức rất tốt thấp nhất so với 3 trường còn lại (40,0%), đồng thời tỉ lệ ở mức kém cũng cao nhất (7,5%). Sự phân hoá theo giới tính và theo lớp (theo độ tuổi) trong việc đánh giá thái độ của HS đối với vấn đề giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH không thực sự rõ rệt: tỉ lệ HS nam và nữ, HS mỗi khối lớp ở từng mức xếp hạng trong thang đo gần như không chênh lệch nhiều. Bảng 14. Đánh giá thái độ giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH Cơ cấu Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém Theo trường THCS Làng Mô 50,0 33,4 13,3 0,0 3,3 THCS Ma Quai 40,0 42,5 7,5 2,5 7,5 THCS Tả Phìn 64,5 25,8 9,7 0,0 0,0 THCS Tả Ngảo 67,6 16,2 10,8 2,7 2,7 Theo giới tính Nam 54,7 29,7 12,4 1,6 1,6 Nữ 55,4 29,7 8,1 1,4 5,4 Theo dân tộc Dân tộc Dao 63,6 27,3 9,2 0,0 0,0 Dân tộc Mông 55,9 23,7 13,6 1,7 5,1 Dân tộc Thái 52,0 32,0 8,0 4,0 4,0 Dân tộc Lự 20,0 70,0 0,0 0,0 10,0 Theo lớp Lớp 6 55,6 30,6 8,2 2,8 2,8 Lớp 7 55,8 28,8 11,6 1,9 1,9 Lớp 8 54,4 30,4 8,7 0,0 6,5 Lớp 9 50,0 25,0 25,0 0,0 0,0 Tuy nhiên, nếu xét theo dân tộc, sự phân hoá đã trở nên rõ hơn: HS dân tộc Lự vẫn nằm ở mức thấp trong thang đo khi đánh giá về thái độ giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH so với HS dân tộc Dao, Mông, Thái. Điều này cũng khá tương đồng với phần đánh giá về kiến thức và kĩ năng ở trên. 2.2.5. Thực trạng năng lực giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu Bảng 15. Đánh giá năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH Mức Điểm TB/ câu Số lượng HS Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích luỹ Rất tốt > 142,50 0 0,0 0,0 Tốt 120,00 - 142,50 0 0,0 0,0 Khá 90,00 - 119,99 6 4,3 4,3 Trung bình 60,00 - 89,99 116 84,1 88,4 Kém < 60,00 16 11,6 100,0 Tổng cộng 138 100,0 Năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH của HS THCS huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu được đo lường thông qua phần đánh giá tổng hợp về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Điểm số đánh giá năng lực được tính bằng tổng số điểm của các hợp phần trên. Mức điểm trung bình là 73,7 điểm. Với mức điểm 73,7, năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH của 138 13
  12. Vũ Thị Mai Hương*, Tô Thị Hồng Nhung và Nguyễn Viết Thịnh HS THCS tại 4 trường thuộc huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu chỉ được xếp ở mức trung bình. Không có HS nào được đánh giá có năng lực ở mức rất tốt và tốt, mức khá chỉ chiếm một tỉ lệ hết sức nhỏ (4,3%). Đa số HS (84,1%) xếp ở mức trung bình và mức kém cũng có đến 11,6% (xem Bảng 15). Trong các hợp phần cấu thành năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH, phần thái độ có điểm số được đánh giá cao nhất, nhưng chỉ chiếm tỉ trọng 10,0% trong cơ cấu điểm, nên khó gánh được cho hai hợp phần còn lại. Trong khi đó, hợp phần kiến thức và kĩ năng có trọng số lớn và tỉ lệ tương đương nhau, nhưng đều bị đánh giá ở mức thấp: phần kĩ năng chỉ đạt mức trung bình và phần kiến thức thậm chí nằm ở mức kém, nên tính chung lại, năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH của các em HS được khảo sát chỉ đạt mức trung bình. Khâu yếu nhất là phần kiến thức, nhất là các kiến thức liên quan đến biểu hiện, nguyên nhân của BĐKH cũng như những hiểu biết về việc làm thế nào để có thể giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH bằng những hành động thiết thực. Khâu kĩ năng, mặc dù khá hơn so với kiến thức, nhưng vẫn rất hạn chế, chỉ dừng lại ở một vài kĩ năng cơ bản. Hình 4. Điểm trung bình về năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH Sự phân hoá về năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH của HS chia theo trường, theo lớp, theo giới tính và theo dân tộc được thể hiện trong bảng dưới đây (xem Bảng 16). Bảng 16. Đánh giá năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH theo trường, giới tính, dân tộc và lớp Cơ cấu Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém Theo trường THCS Làng Mô 0,0 0,0 3,3 90,0 6,7 THCS Ma Quai 0,0 0,0 7,5 75,0 17,5 THCS Tả Phìn 0,0 0,0 0,0 83,9 16,1 THCS Tả Ngảo 0,0 0,0 5,4 89,2 5,4 Theo giới tính Nam 0,0 0,0 6,3 82,8 10,9 Nữ 0,0 0,0 2,7 85,1 12,2 Theo dân tộc Dân tộc Dao 0,0 0,0 0,0 84,1 15,9 Dân tộc Mông 0,0 0,0 6,8 86,4 6,8 Dân tộc Thái 0,0 0,0 4,0 88,0 8,0 Dân tộc Lự 0,0 0,0 10,0 60,0 30,0 Theo lớp Lớp 6 0,0 0,0 5,6 75,0 19,4 Lớp 7 0,0 0,0 5,8 92,3 1,9 Lớp 8 0,0 0,0 2,2 82,6 15,2 Lớp 9 0,0 0,0 0,0 75,0 25,0 14
  13. Thực trạng năng lực giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu… Có thể thấy rằng, xét về năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH nói chung, sự phân hoá giữa 4 trường THCS được khảo sát không có khác biệt quá lớn. Theo giới tính, năng lực của HS nam và HS nữ cũng gần tương đương nhau, mặc dù nếu xem xét kĩ các bạn nam được đánh giá cao hơn một chút nhờ sự vượt trội ở phần kĩ năng so với các bạn nữ. Theo lớp, nhóm HS lớp 7 có số điểm cao nhất so với các lớp còn lại, nhóm lớp 6 và lớp 8, lớp 9 không khác nhau nhiều. Sự phân hoá rõ rệt nhất có lẽ là sự khác biệt giữa HS dân tộc Lự với các dân tộc còn lại: năng lực bao gồm cả kiến thức, kĩ năng và thái độ đều có một khoảng cách nhất định so với HS dân tộc Thái, dân tộc Mông và dân tộc Dao. 3. Kết luận Năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt là đối với các em HS. Với HS miền núi, điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, năng lực này của các em HS THCS ở khu vực miền núi, cụ thể là thuộc huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, còn rất hạn chế, mới đạt mức trung bình (73,7 điểm). Trong tổng số 138 HS tham gia khảo sát, không có HS nào đạt năng lực ở mức rất tốt và tốt, chỉ có 6 HS (chiếm 4,3%) đạt mức khá, có tới 116 HS (chiếm 84,1%) ở mức trung bình và 16 HS (chiếm 11,6%) ở mức kém. Năng lực của HS chia theo trường, lớp, giới tính và dân tộc không có sự khác biệt nhiều. Ba hợp phần kiến thức, kĩ năng, thái độ có sự tương phản rất rõ rệt. Về kiến thức, điểm trung bình của phần kiến thức chỉ ở mức kém (26,2 điểm). Không có trường hợp nào được đánh giá ở mức tốt và rất tốt. Chỉ có duy nhất 1 HS (chiếm 0,7%) được xếp ở mức khá. Có 62/138 HS (chiếm 44,9%) xếp ở mức trung bình và 75/138 HS (chiếm 54,4%) ở mức kém. Về kĩ năng, điểm bình quân của phần kĩ năng đạt mức trung bình (34,3 điểm). Cũng không có HS nào trong tổng số 138 HS đạt ở mức rất tốt, chỉ có 3 HS (chiếm 2,2%) đạt mức tốt, có 37 HS (tương ứng với 26,8%) đạt mức khá. Quá nửa số HS tham gia khảo sát (77 HS, tương ứng với 55,8%) có kĩ năng ở mức trung bình và 21 HS (chiếm 15,2%) ở mức kém. Về thái độ, điểm trung bình cho phần thái độ đạt mức tốt (13,2 điểm). Thang đánh giá phủ kín 5 mức độ từ rất tốt đến kém. Có 76 HS (chiếm 55,1%) ở mức rất tốt, 41 HS (chiếm 29,7%) mức tốt, 14 HS (chiếm 10,1%) mức khá, 2 HS (chiếm 1,5%) mức trung bình và 5 HS (chiếm 3,6%) mức kém. Từ thực trạng trên, nhóm tác giả khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH cho HS THCS ở Sìn Hồ như sau: cần xây dựng chương trình giáo dục giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH thành một môn học hoặc chuyên đề dạy học riêng, tiếp tục lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH vào các môn học có liên quan, biên soạn và phát hành rộng rãi các tài liệu phục vụ giáo dục giảm thiểu RRTT và thích ứng với BĐKH đến từng giáo viên và HS, tăng cường các hoạt động ngoại khóa và trải nghiệm cho HS… * Ghi chú: Bài viết nằm trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ Giáo dục kĩ năng giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu cho học sinh trung học cơ sở các tỉnh Trung du và Miền núi Bắc Bộ của Việt Nam, mã số B2020-SPH-10. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Muzenda-Mudavanhu, C., Manyena, B. & Collins, A.E, 2016. Disaster risk reduction knowledge among children in Muzarabani District, Zimbabwe. Nat Hazards 84, 911-931. [2] Đỗ Hương Trà, Nguyễn Diệu Linh, 2018. “Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề BĐKH và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông”. Tạp chí Giáo dục, Số 439, Kì 1, Tháng 10/2018, tr. 35 - 38. [3] Lê Thị Thu Hương, 2022. “Thực trạng giáo dục ứng phó với BĐKH cho HS ở một số trường tiểu học tỉnh Ninh Bình”. Tạp chí Giáo dục (2022), Số 22(6), tr. 36 - 42. 15
  14. Vũ Thị Mai Hương*, Tô Thị Hồng Nhung và Nguyễn Viết Thịnh [4] Nguyễn Thị Hiển, 2019. “Giáo dục biến đổi khí hậu trong trường phổ thông qua kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore”. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, Kì 3, Tháng 5/2019, tr. 216 - 221. [5] Hoàng Thị Bình Minh, Phạm Trần Đình Nho, Michael Zschiesche, Nguyễn Đắc Hoàng Long, Hà Nam Thắng, 2022. “Nghiên cứu lồng ghép BĐKH và môi trường vào chương trình cấp THCS tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi”. Tạp chí Khoa học Biến đổi Khí hậu, Số 21, Tháng 3/2022, tr.13 - 23. [6] Đào Ngọc Bích và Phạm Thị Bình, 2014. “Tích hợp nội dung giáo dục thiên tai cho học sinh thông qua chương trình địa lí THCS”. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Số 59 (2014), tr. 47 - 59. [7] Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Thị Quyên, 2018. “Định hướng tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy học sinh học trung học phổ thông”. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 34, Số 2 (2018), tr.1 - 6. [8] Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2020. “Tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với BĐKH trong dạy học Địa lí 9 ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực”. Tạp chí Giáo dục, Số 489, Kì 1, Tháng 11/2020, tr 43 - 47. [9] Trang Do, Cuong Nguyen, Tung Phung, 2013. Assessment of Natural Disaster Risks in Vietnam’s Northern Mountains. MPRA Paper No. 54209, Online at https://mpra.ub.uni- muenchen.de/54209/1/MPRA_ paper_54209.pdf. [10] Hoàng Phê (chủ biên), 2003. Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học. [11] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng, Tổ chức Plan tại Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia, 2011. Tài liệu hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ RRTT. [12] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011. Tài liệu hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ RRTT và ứng phó với BĐKH. ABSTRACT The status of capacity of disaster risk reduction and climate change adaptation of secondary school pupils in Sin Ho district, Lai Chau province Vu Thi Mai Huong*, To Thi Hong Nhung and Nguyen Viet Thinh Faculty of Geography, Hanoi National University of Education Using the sociological investigation method, the authors conducted a survey on the status of disaster risk reduction and climate change adaptation capacity of 138 secondary school pupils in Sin Ho district, Lai Chau province. The result shows that the capacity of the pupils is very limited. None of the pupils were assessed at very good and good level. There are 6 pupils (accounting for 4.3%) were assessed at fairly good level, 116 pupils (84.1%) were assessed at medium level and 16 pupils (11.6%) were assessed at less good level. The average score of capacity of 138 pupils was only medium level (73.7 points). The capacity of pupils by school, class, gender and ethnicity did not differ much. The research results can be a useful reference for secondary schools and local authorities in implementing solutions to improve disaster risk reduction and climate change adaptation capacity for pupils. Keywords: capacity, disaster risk reduction, climate change adaptation, pupils, Sin Ho. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0