intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng quản lí hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh các trường trung học cơ sở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tuong Vi Danh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

70
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày kết quả khảo sát trên 81 người là cán bộ quản lí và giáo viên về thực trạng quản lí hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh các trường trung học cơ sở quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các biện pháp quản lí phù hợp với đặc thù địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng quản lí hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh các trường trung học cơ sở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 34-38<br /> <br /> THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG<br /> CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 12,<br /> THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> Phạm Thùy Liêm - Trường Bồi dưỡng Giáo dục quận 12, TP. Hồ Chí Minh<br /> Ngày nhận bài: 08/05/2018; ngày sửa chữa: 15/05/2018; ngày duyệt đăng: 24/05/2018.<br /> Abstract: The paper presents the results of the survey on 81 managers and teachers on the situation<br /> of management of vocational training for secondary school students in District 12, Ho Chi Minh<br /> City. The research results will be an important basis for proposing measures to manage this activity<br /> in line with concrete situation at localities.<br /> Keywords: Status, management, vocational training, secondary school.<br /> 1. Mở đầu<br /> Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm<br /> nhiều đến công tác hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh<br /> (HS) phổ thông. Điều đó được thể hiện trong Luật Giáo<br /> dục 2005: “Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo<br /> người lao động có kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp ở các<br /> trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý<br /> thức kỉ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo<br /> điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự<br /> tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ<br /> chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế<br /> - xã hội” [1]. Tuy nhiên, nhìn chung, chất lượng dạy nghề<br /> phổ thông (NPT) chưa phản ánh đúng mức năng lực học<br /> nghề của HS; tỉ lệ HS đạt khá, giỏi cao hơn so với khả năng<br /> hiện có; chất lượng và hiệu quả dạy NPT còn thấp. Một<br /> trong những nguyên nhân chủ yếu là biện pháp quản lí còn<br /> bất cập, chưa đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trong<br /> giai đoạn hiện nay.<br /> Việc dạy NPT cho HS trung học cơ sở (THCS) là một<br /> “mắt xích” quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ<br /> thông; phát huy kết quả của giáo dục tiểu học, tiếp tục<br /> phát triển giáo dục toàn diện, tạo điều kiện cho thanh<br /> thiếu niên phát triển hài hòa, phẩm chất và năng lực,<br /> sức khỏe và thẩm mĩ; tạo cơ sở cho HS tốt nghiệp học<br /> tiếp vào cấp trung học phổ thông, trung học chuyên biệt<br /> hoặc trung cấp [2], tức là chuẩn bị cho việc phân luồng<br /> sau THCS.<br /> Bài viết trình bày thực trạng quản lí hoạt động dạy<br /> NPT cho HS các trường THCS quận 12, TP. Hồ Chí<br /> Minh. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng cho việc<br /> đề xuất các biện pháp quản lí phù hợp với đặc thù địa<br /> phương nhằm nâng cao hiệu quả dạy NPT.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Nội dung, phương pháp, đối tượng và thời gian<br /> khảo sát<br /> <br /> 34<br /> <br /> Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng<br /> hỏi, kết hợp với quan sát, phỏng vấn và nghiên cứu sản<br /> phẩm hoạt động dạy NPT cho HS các trường THCS quận<br /> 12, TP. Hồ Chí Minh.<br /> Chúng tôi sử dụng thang đo 4 bậc (tốt, khá, trung<br /> bình, yếu) để đánh giá mức độ thực hiện các chức năng<br /> quản lí hoạt động dạy NPT cho HS các trường THCS<br /> quận 12, TP. Hồ Chí Minh.<br /> Khảo sát được tiến hành trên 81 người, gồm: 32 cán<br /> bộ quản lí (CBQL) và 49 giáo viên (GV) dạy NPT ở 11<br /> trường THCS quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Thời gian khảo<br /> sát: tháng 3/2017.<br /> 2.2. Kết quả khảo sát<br /> 2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch thực hiện hoạt động dạy<br /> nghề phổ thông cho học sinh các trường trung học cơ sở<br /> quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (bảng 1 trang bên)<br /> Bảng 1 cho thấy, một số nội dung được đánh giá thấp<br /> (chủ yếu ở mức trung bình và yếu) là: “Hỗ trợ kinh phí<br /> cho GV làm đồ dùng dạy học, mua sắm trang thiết bị thực<br /> hành”, “Tạo điều kiện cho GV được dạy NPT trong<br /> phòng bộ môn”, “Mức độ đáp ứng kinh phí (về thời gian<br /> và số lượng) cho dạy NPT”, “Xây dựng các nội dung chi<br /> cho dạy NPT”, “Xây đựng các định mức chi cho dạy<br /> NPT”, “Lập kế hoạch về cơ sở vật chất, tài chính cho<br /> hoạt động dạy NPT”.<br /> Qua quan sát được biết, 100% các trường THCS tại<br /> quận 12 tổ chức cho học sinh học NPT tại lớp học, không<br /> có phòng học bộ môn cho từng NPT. Việc dạy NPT tại<br /> lớp học hạn chế phần nào khả năng thực hành của HS.<br /> Quận 12 chỉ tổ chức dạy 4 NPT là: Điện dân dụng, Tin<br /> học, Thủ công Mĩ nghệ và Chăn nuôi gia cầm. 100% GV<br /> dạy NPT là GV dạy kiêm nhiệm, tức là hưởng thù lao<br /> ngoài lương trên cơ sở số tiền HS đóng để học nghề.<br /> Theo đó, GV môn Công nghệ lớp 6 dạy nghề Thủ công<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 34-38<br /> <br /> Bảng 1. Thực trạng lập kế hoạch thực hiện hoạt động dạy NPT cho HS các trường THCS quận 12, TP. Hồ Chí Minh<br /> <br /> TT<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> 9<br /> 10<br /> 11<br /> 12<br /> 13<br /> 14<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> Tốt<br /> <br /> Thiết lập mục tiêu dạy NPT<br /> Xây dựng nội dung dạy nghề<br /> Xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung dạy NPT<br /> Lập kế hoạch cho công tác dạy NPT<br /> Xây dựng lịch dạy NPT<br /> Lập kế hoạch về cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt<br /> động dạy NPT<br /> Xây dựng văn bản quy định về thanh, quyết toán<br /> kinh phí dạy và tổ chức thi NPT<br /> Mức độ đáp ứng kinh phí (về thời gian và số lượng)<br /> cho dạy NPT<br /> Xây dựng các nội dung chi cho dạy NPT<br /> Xây đựng các định mức chi cho dạy NPT<br /> Hỗ trợ và tạo điều kiện cho GV sử dụng trang thiết<br /> bị, phương tiện dạy học<br /> Tạo điều kiện cho GV mượn sách, tài liệu tham khảo<br /> tại thư viện trường<br /> Tạo điều kiện cho GV được dạy NPT trong phòng<br /> bộ môn<br /> Hỗ trợ kinh phí cho GV làm đồ dùng dạy học, mua<br /> sắm trang thiết bị thực hành<br /> <br /> Mĩ nghệ, Chăn nuôi gia cầm; GV Tin học dạy nghề Tin<br /> học; GV Công nghệ lớp 8, 9 dạy nghề Điện dân dụng.<br /> Khi được hỏi, nhiều GV ở các trường THCS khảo sát<br /> cho biết, việc hỗ trợ kinh phí cho GV làm đồ dùng dạy<br /> học, mua sắm trang thiết bị thực hành gần như là không<br /> có. Đối với nghề Điện dân dụng thì HS đóng kính phí<br /> mua đồ dùng học tập của HS (Bảng điện cá nhân) là<br /> 100.000 đồng/HS, nghề Thủ công Mĩ nghệ cũng đóng<br /> kinh phí tương tự, nghề Chăn nuôi gia cầm và Tin học<br /> không phải đóng kinh phí mua đồ dùng học tập vì Tin<br /> học được học tại phòng vi tính của nhà trường. Nghề<br /> Chăn nuôi gia cầm chủ yếu học lí thuyết, trên thực tế<br /> trường không nuôi gia cầm và HS học xong đa phần cũng<br /> không thực hành Chăn nuôi gia cầm (do một số vấn đề<br /> liên quan đến dịch bệnh gia cầm. Mặt khác, tốc độ đô thị<br /> hóa của quận 12, TP. Hồ Chí Minh quá nhanh, diện tích<br /> đất nông nghiệp bị thu hẹp, đa phần HS là con em công<br /> nhân, tiểu thương, trí thức... ở các khu đô thị). Thực trạng<br /> trên cũng cho thấy, mức độ đáp ứng kinh phí cho dạy<br /> <br /> 35<br /> <br /> Mức độ thực hiện<br /> Trung<br /> Khá<br /> Bình<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> 22<br /> 69<br /> 1<br /> 3<br /> 10<br /> 31<br /> 15<br /> 47<br /> 13<br /> 41<br /> 4<br /> 12<br /> 8<br /> 25<br /> 13<br /> 41<br /> 7<br /> 22<br /> 5<br /> 16<br /> <br /> SL<br /> 9<br /> 7<br /> 15<br /> 11<br /> 20<br /> <br /> %<br /> 28<br /> 22<br /> 47<br /> 34<br /> 62<br /> <br /> 4<br /> <br /> 13<br /> <br /> 9<br /> <br /> 28<br /> <br /> 17<br /> <br /> 8<br /> <br /> 25<br /> <br /> 11<br /> <br /> 34<br /> <br /> 3<br /> <br /> 9<br /> <br /> 5<br /> <br /> 4<br /> 4<br /> <br /> 13<br /> 13<br /> <br /> 10<br /> <br /> Yếu<br /> SL<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> %<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> 53<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6<br /> <br /> 12<br /> <br /> 38<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3<br /> <br /> 16<br /> <br /> 20<br /> <br /> 62<br /> <br /> 4<br /> <br /> 13<br /> <br /> 6<br /> 6<br /> <br /> 18<br /> 18<br /> <br /> 17<br /> 17<br /> <br /> 53<br /> 53<br /> <br /> 2<br /> 2<br /> <br /> 6<br /> 6<br /> <br /> 31<br /> <br /> 12<br /> <br /> 38<br /> <br /> 10<br /> <br /> 31<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 8<br /> <br /> 25<br /> <br /> 14<br /> <br /> 44<br /> <br /> 8<br /> <br /> 25<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6<br /> <br /> 4<br /> <br /> 13<br /> <br /> 19<br /> <br /> 59<br /> <br /> 7<br /> <br /> 22<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3<br /> <br /> 10<br /> <br /> 18<br /> <br /> 56<br /> <br /> 10<br /> <br /> 31<br /> <br /> NPT còn rất hạn chế, ảnh hưởng lớn tới chất lượng dạy<br /> NPT trên địa bàn quận.<br /> 2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động dạy nghề phổ thông<br /> cho học sinh các trường trung học cơ sở quận 12, Thành<br /> phố Hồ Chí Minh (bảng 2 trang bên)<br /> Bảng 2 cho thấy, các nội dung tổ chức hoạt động dạy<br /> NPT cho HS các trường THCS được đánh giá cao là “Sự<br /> chỉ đạo của Sở GD-ĐT với các Phòng GD-ĐT”, “Sự<br /> phối hợp giữa Phòng GD-ĐT với Trung tâm KTTH-HN”<br /> và “Sự phối hợp giữa Phòng GD-ĐT với các trường<br /> THCS”; các nội dung được đánh giá thấp bao gồm “Xây<br /> dựng quy định về nhiệm vụ của GV dạy NPT” và “Xây<br /> dựng quy định về nhiệm vụ của Ban Giám hiệu các<br /> trường THCS về công tác dạy NPT”. Điều này cho thấy,<br /> việc xây dựng các quy định về nhiệm vụ của CBQL các<br /> trường THCS và GV dạy NPT chưa thật cụ thể, rõ ràng.<br /> Khi được hỏi, vẫn còn nhiều GV quan niệm việc dạy<br /> NPT là “kiêm nhiệm”, là “làm thêm” và môn NPT là<br /> “môn phụ” nên thiết nghĩ cần “Xây dựng quy định về<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 34-38<br /> <br /> Bảng 2. Thực trạng tổ chức động dạy NPT cho HS các trường THCS quận 12, TP. Hồ Chí Minh<br /> <br /> TT<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> <br /> SL<br /> 15<br /> <br /> %<br /> 47<br /> <br /> Mức độ thực hiện<br /> Trung<br /> Khá<br /> Bình<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> 11<br /> 34<br /> 6<br /> 19<br /> <br /> 12<br /> <br /> 38<br /> <br /> 17<br /> <br /> 53<br /> <br /> 3<br /> <br /> 14<br /> <br /> 44<br /> <br /> 13<br /> <br /> 41<br /> <br /> 4<br /> <br /> 13<br /> <br /> 7<br /> <br /> 6<br /> 9<br /> <br /> 19<br /> 28<br /> <br /> 8<br /> 9<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> Tốt<br /> <br /> Sự chỉ đạo của Sở GD-ĐT với các Phòng GD-ĐT<br /> Sự phối hợp giữa Phòng GD-ĐT với Trung tâm Kĩ<br /> thuật tổng hợp - Hướng nghiệp (KTTH-HN)<br /> Sự phối hợp giữa Phòng GD-ĐT với các trường<br /> THCS<br /> Xây dụng quy định về nhiệm vụ của Ban Giám hiệu<br /> các trường THCS về công tác dạy NPT<br /> Xây dựng quy định về nhiệm vụ của GV dạy NPT<br /> Xây dựng quy định về nhiệm vụ của HS học NPT<br /> <br /> nhiệm vụ của GV dạy NPT” và “Xây dựng quy định về<br /> nhiệm vụ của Ban Giám hiệu các trường THCS về công<br /> tác dạy NPT”. Khi xác định được rõ nhiệm vụ và tuân<br /> thủ các quy định về dạy NPT sẽ góp phần làm thay đổi<br /> nhận thức, thái độ của CBQL, GV với công tác dạy NPT<br /> cho HS ở trường THCS. Điều này sẽ làm thay đổi chất<br /> lượng dạy NPT theo hướng tích cực, hiệu quả hơn.<br /> Được biết, Trung tâm KTTH-HN quận 12 (là nơi có<br /> chức năng đào tạo nghề) tuy có đầy đủ cơ sở vật chất,<br /> máy móc, thiết bị chuyên dụng (có 1 phòng Dinh dưỡng,<br /> 2 phòng Tin học, 4 phòng Điện, 1 phòng Cắt may, 1<br /> phòng Thủ công mĩ nghệ) nhưng chỉ có 1 GV nên không<br /> đáp ứng được nhu cầu của các trường THCS để về dạy<br /> <br /> Yếu<br /> SL<br /> 0<br /> <br /> %<br /> 0<br /> <br /> 9<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 5<br /> <br /> 15<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 22<br /> <br /> 18<br /> <br /> 56<br /> <br /> 3<br /> <br /> 9<br /> <br /> 25<br /> 28<br /> <br /> 16<br /> 11<br /> <br /> 50<br /> 35<br /> <br /> 2<br /> 3<br /> <br /> 6<br /> 9<br /> <br /> tại trường hay đưa HS lên học tại trung tâm. Theo đó,<br /> Trung tâm KTTH-HN không tổ chức dạy NPT, các máy<br /> móc thiết bị không sử dụng. Có nhiều nguyên nhân dẫn<br /> đến tình trạng này, do địa bàn quận 12 khá rộng, khoảng<br /> cách từ các trường THCS đến Trung tâm KTTH-HN khá<br /> xa nên việc đưa đón HS gây khó khăn trong công tác<br /> quản lí cũng như tốn kém về mặt kinh phí đầu tư cho<br /> phương tiện đi lại. Khi được hỏi, nhiều GV cho rằng, việc<br /> dạy NPT tại trường THCS thuận tiện cho GV hơn, tuy<br /> nhiên, một số quận, huyện khác lại làm rất tốt việc phối<br /> hợp dạy NPT giữa các trường THCS với Trung tâm<br /> KTTH-HN. Điều này cho thấy, bên cạnh việc phát huy<br /> “Sự phối hợp giữa Phòng GD-ĐT với Trung tâm KTTHHN”, “Sự phối hợp giữa Phòng GD-ĐT với các trường<br /> <br /> Bảng 3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy NPT cho HS các trường THCS quận 12, TP. Hồ Chí Minh<br /> <br /> TT<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> <br /> SL<br /> <br /> %<br /> <br /> Mức độ thực hiện<br /> Trung<br /> Khá<br /> Bình<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> <br /> 5<br /> <br /> 16<br /> <br /> 12<br /> <br /> 37<br /> <br /> 13<br /> <br /> 3<br /> <br /> 9<br /> <br /> 10<br /> <br /> 32<br /> <br /> 12<br /> <br /> 38<br /> <br /> 11<br /> <br /> 7<br /> <br /> 22<br /> <br /> 19<br /> 17<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> Tốt<br /> <br /> Quyết định hình thức tổ chức dạy NPT ở trường<br /> THCS<br /> Xây dựng quy trình tổ chức thực hiện dạy NPT ở<br /> trường THCS<br /> Ban hành các quyết định, văn bản về dạy NPT ở<br /> trường THCS<br /> Tổ chức, phổ biến, triển khai các quyết định, quy<br /> định, tài liệu hướng dẫn dạy NPT, ở trường THCS<br /> Thực hiện các quyết định, quy định, tài liệu hướng<br /> dẫn dạy NPT ở trường THCS<br /> Công tác chỉ đạo dạy NPT ở trường THCS trong<br /> năm học<br /> <br /> 36<br /> <br /> Yếu<br /> SL<br /> <br /> %<br /> <br /> 41<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6<br /> <br /> 16<br /> <br /> 50<br /> <br /> 3<br /> <br /> 9<br /> <br /> 34<br /> <br /> 9<br /> <br /> 28<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 9<br /> <br /> 28<br /> <br /> 16<br /> <br /> 50<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 59<br /> <br /> 12<br /> <br /> 38<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 53<br /> <br /> 13<br /> <br /> 41<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 34-38<br /> <br /> THCS” rất cần một giải pháp nhằm tăng cường “Sự phối<br /> hợp giữa các trường THCS với Trung tâm KTTH-HN”<br /> để nâng chất hoạt động dạy NPT trên địa bàn quận 12.<br /> 2.2.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy nghề phổ thông<br /> cho học sinh các trường trung học cơ sở quận 12, Thành<br /> phố Hồ Chí Minh (bảng 3)<br /> Bảng 3 cho thấy, các nội dung được đánh giá là thực<br /> hiện tương đối tốt gồm “Ban hành các quyết định, văn<br /> bản về dạy NPT ở trường THCS”, “Công tác chỉ đạo dạy<br /> NPT ở trường THCS trong năm học” và “Thực hiện các<br /> quyết định, quy định, tài liệu hướng dẫn dạy NPT ở<br /> trường THCS”. Có thể thấy, đây là những nội dung mà<br /> hầu hết các trường THCS đều phải thực hiện. Điều này<br /> chứng tỏ, việc thực hiện các quyết định, quy định, tài liệu<br /> hướng dẫn dạy NPT của các trường THCS là khá tốt,<br /> công tác chỉ đạo dạy NPT ở trường THCS cũng được<br /> quan tâm. Tuy nhiên, qua phỏng vấn, CBQL tại các<br /> trường THCS cho hay, hiện tài liệu, sách tham khảo về<br /> dạy NPT không có nhiều, việc khai thác tài liệu cũng còn<br /> nhiều hạn chế do GV chủ yếu là kiêm nhiệm, không phải<br /> GV chuyên.<br /> Những nội dung thực hiện chưa tốt là “Xây dựng quy<br /> trình tổ chức thực hiện dạy NPT ở trường THCS” và<br /> “Quyết định hình thức tổ chức dạy NPT ở trường<br /> THCS”. Đây là khâu quan trọng trong công tác chỉ đạo<br /> <br /> hoạt động dạy NPT thì lại được đánh giá thấp. Qua phỏng<br /> vấn, trao đổi với CBQL và GV các trường, chúng tôi<br /> được biết: Nếu như nhiều quận, huyện trên địa bàn TP.<br /> Hồ Chí Minh duy trì nhiều hình thức tổ chức dạy NPT<br /> như: Dạy NPT tại trường THCS, dạy NTP tại Trung tâm<br /> KTTH-HN, đưa GV chuyên trách của Trung tâm KTTHHN xuống trường THCS hỗ trợ giảng dạy, tổ chức dạy lí<br /> thuyết NPT ở trường phổ thông và dạy thực hành ở<br /> Trung tâm KTTH-HN thì quận 12 chỉ có 1 GV ở Trung<br /> tâm KTTH-HN, không thể tổ chức dạy NPT tại Trung<br /> tâm KTTH-HN cũng như không cử GV của Trung tâm<br /> KTTH-HN xuống trường THCS hỗ trợ giảng dạy NPT<br /> hoặc là, tổ chức dạy lí thuyết NPT ở trường phổ thông và<br /> dạy thực hành ở Trung tâm KTTH-HN. Vì lẽ đó, quận<br /> 12 chỉ có duy nhất 1 hình thức dạy NPT, đó là dạy tại<br /> trường THCS. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lựa<br /> chọn này như kinh phí hạn hẹp, cơ sở vật chất yếu kém,<br /> thiếu giáo viên chuyên... nên không có cơ hội lựa chọn,<br /> khó có thể tự quyết định hình thức dạy NPT tốt nhất hoặc<br /> áp dụng nhiều hình thức dạy NPT khác nhau.<br /> 2.2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy nghề<br /> phổ thông cho học sinh các trường trung học cơ sở quận<br /> 12, Thành phố Hồ Chí Minh (bảng 4)<br /> Bảng 4 cho ta thấy, các nội dung được đánh giá thực<br /> hiện tương đối tốt là “Kiểm tra việc xây dựng nội dung<br /> <br /> Bảng 4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy NPT cho HS các trường THCS quận 12, TP. Hồ Chí Minh<br /> <br /> TT<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> Tốt<br /> <br /> Kiểm tra việc thực hiện mục tiêu dạy NPT ở trường<br /> THCS<br /> Kiểm tra việc xây dựng nội dung dạy NPT ở trường<br /> THCS<br /> Kiểm tra việc lập kế hoạch thực hiện các nội dung<br /> dạy NPT ở trường THCS<br /> Kiểm tra việc xây dựng cơ cấu tổ chức và xây dựng<br /> quy định, chức năng, nhiệm vụ cho các bộ phận<br /> trong cơ cấu tổ chức dạy NPT ở trường THCS<br /> Kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo dạy NPT ở<br /> trường THCS<br /> Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra,<br /> đánh giá việc dạy NPT ở trường THCS<br /> Phát hiện và điều chỉnh các sai lệch trong việc dạy<br /> NPT ở trường THCS<br /> Vai trò của GV dạy nghề đối với việc kiểm tra, đánh<br /> giá kiến thức và kĩ năng thực hành của HS<br /> <br /> 37<br /> <br /> Mức độ thực hiện<br /> Trung<br /> Khá<br /> Bình<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> <br /> SL<br /> <br /> %<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6<br /> <br /> 5<br /> <br /> 16<br /> <br /> 19<br /> <br /> 8<br /> <br /> 25<br /> <br /> 9<br /> <br /> 28<br /> <br /> 12<br /> <br /> 37<br /> <br /> 8<br /> <br /> 3<br /> <br /> 9<br /> <br /> 3<br /> <br /> Yếu<br /> SL<br /> <br /> %<br /> <br /> 59<br /> <br /> 6<br /> <br /> 19<br /> <br /> 14<br /> <br /> 44<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3<br /> <br /> 25<br /> <br /> 11<br /> <br /> 35<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3<br /> <br /> 6<br /> <br /> 19<br /> <br /> 20<br /> <br /> 63<br /> <br /> 3<br /> <br /> 9<br /> <br /> 9<br /> <br /> 4<br /> <br /> 13<br /> <br /> 17<br /> <br /> 53<br /> <br /> 8<br /> <br /> 25<br /> <br /> 6<br /> <br /> 19<br /> <br /> 10<br /> <br /> 31<br /> <br /> 14<br /> <br /> 44<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3<br /> <br /> 9<br /> <br /> 13<br /> <br /> 41<br /> <br /> 15<br /> <br /> 47<br /> <br /> 19<br /> <br /> 60<br /> <br /> 11<br /> <br /> 34<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 34-38<br /> <br /> dạy NPT ở trường THCS”, “Kiểm tra việc lập kế hoạch<br /> thực hiện các nội dung dạy NPT ở trường THCS” và<br /> “Vai trò của GV dạy nghề đối với việc kiểm tra, đánh giá<br /> kiến thức và kĩ năng thực hành của HS”; trong đó nội<br /> dung “Vai trò của GV dạy nghề đối với việc kiểm tra,<br /> đánh giá kiến thức và kĩ năng thực hành của HS” được<br /> đánh giá cao nhất với 60% tốt, 34% khá và 6% trung<br /> bình. Các nội dung thực hiện chưa tốt là “Kiểm tra việc<br /> thực hiện mục tiêu dạy NPT ở trường THCS” và “Phát<br /> hiện và điều chỉnh các sai lệch trong việc dạy NPT ở<br /> trường THCS”. Có thể nhận thấy, 2 nội dung quan trọng<br /> nhất trong kiểm tra, đánh giá thì lại được đánh giá thấp<br /> nhất. Điều này chứng tỏ công tác quản lí việc kiểm tra,<br /> đánh giá còn rất nhiều hạn chế yếu kém.<br /> Qua phỏng vấn GV tại các trường, chúng tôi được<br /> biết, trong 1 năm học, Phòng GD-ĐT chỉ tổ chức 1 đợt<br /> kiểm tra tổng thể. CBQL các trường kiểm tra chéo lẫn<br /> nhau nên còn nhiều nhân nhượng. Trong năm học, việc<br /> tự kiểm tra tại trường vẫn thiên về hình thức, chủ yếu là<br /> kiểm tra hồ sơ sổ sách. Việc dự giờ đột xuất của CBQL<br /> là rất ít, Phòng GD-ĐT không dự giờ đột xuất dạy NPT,<br /> cũng không có chuyên viên phụ trách riêng mảng này.<br /> Khi được hỏi, một số chuyên viên Phòng GD-ĐT cho<br /> hay, rất khó có thể dự giờ hết các môn học chính do<br /> nguồn nhân sự có hạn, chưa kể đến dạy NPT chỉ là 1<br /> mảng nhỏ, Phòng GD-ĐT cũng không thành lập mạng<br /> lưới GV cốt cán về lĩnh vực này để hỗ trợ chuyên môn<br /> cũng như công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy<br /> NPT tại cơ sở. Việc tổ chức thi NPT cho HS được<br /> Phòng GD-ĐT phối hợp với Trung tâm KTTH-HN và<br /> các trường THCS thực hiện dựa trên quyết định của<br /> Phòng GD-ĐT. Nội dung thi NPT cũng chỉ đảm bảo<br /> chuẩn kiến thức kĩ năng với phương châm tạo điều kiện<br /> cho HS thi đỗ để được cộng điểm tuyển sinh lớp 10 hệ<br /> công lập.<br /> Qua những ý kiến trên cho thấy, việc nhận thức<br /> chung của CBQL và GV về dạy NPT cũng còn rất nhiều<br /> những hạn chế, tư tưởng học để lấy điểm cộng vẫn còn<br /> “ăn sâu, bám rễ” chưa thể thay đổi. Được biết, dự kiến<br /> từ năm học 2018-2019, TP. Hồ Chí Minh bỏ cộng điểm<br /> nghề khi thi tuyển sinh lớp 10 hệ công lập. Một số HS<br /> khi được hỏi cho rằng, nếu không được cộng điểm em<br /> sẽ không học NPT nữa, một số vẫn muốn học nhưng<br /> học các môn yêu thích như: Nhiếp ảnh, Thiết kế thời<br /> trang, Nấu ăn... Các môn học như Thủ công Mĩ nghệ<br /> vẫn được các bạn gái yêu thích nhưng cha mẹ các em<br /> lại cho rằng, môn này mất thời gian và sau này kể cả<br /> không học tiếp cũng không muốn con làm thủ công mĩ<br /> nghệ hay chăn nuôi gia cầm vì những nghề đó được cho<br /> là “kém sang”, nghề vất vả và không mang lại hiệu quả<br /> kinh tế cao.<br /> <br /> 38<br /> <br /> 3. Kết luận<br /> Qua khảo sát về tình hình thực trạng quản lí hoạt<br /> động dạy NPT cho HS các trường THCS quận 12, TP.<br /> Hồ Chí Minh nhận thấy: Hầu hết các nội dung kế hoạch<br /> thực hiện đều dựa theo các văn bản chỉ đạo, ít có sự<br /> sáng tạo, thay đổi, đột phá. Đa số HS chưa quan tâm<br /> đến việc chọn nghề phù hợp mà chủ yếu là chọn nghề<br /> dễ học, theo chỉ định, hướng dẫn của thầy cô. Các<br /> trường học tuyên truyền mục đích của việc học NPT<br /> thường nhấn mạnh vào việc cộng điểm tuyển sinh 10.<br /> GV dạy NPT thiếu, số lượng nghề nghiệp cho HS lựa<br /> chọn quá ít (tối đa là 4 và tối thiểu là 1), nhóm nghề<br /> cũng không bổ sung hay thay đổi qua các năm mà chủ<br /> yếu giữ ổn định. Điều này chưa đáp ứng được nhu cầu,<br /> sở thích của HS. Hình thức dạy NPT còn nghèo nàn<br /> (1 hình thức duy nhất). Cơ sở vật chất chưa đầy đủ,<br /> đồng bộ, chưa có đủ phòng học chức năng phục vụ công<br /> tác giảng dạy, trang thiết bị còn chưa đáp ứng yêu cầu<br /> đổi mới phương pháp phù hợp với sự phát triển ngày<br /> càng cao của khoa học công nghệ và kĩ thuật. Các chính<br /> sách đầu tư cho hoạt động dạy NPT ở trường THCS còn<br /> chưa tương xứng nhóm trường học nghề chưa có được<br /> nhiều chính sách thu hút cũng như tạo chỗ đứng trong<br /> nhóm trường được lựa chọn cho con đường vào đời của<br /> các em. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối về<br /> nguồn lực lao động trong xã hội, tình trạng “thừa thầy<br /> thiếu thợ” ngày càng gia tăng.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Quốc hội (2005). Luật Giáo dục.<br /> [2] Quốc hội (2015). Luật Giáo dục nghề nghiệp.<br /> [3] Bộ GD-ĐT (2009). Chương trình giáo dục phổ<br /> thông: Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (Ban hành<br /> kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày<br /> 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).<br /> [4] Bùi Đức Tú (2011). Tổ chức hoạt động giáo dục<br /> nghề phổ thông gắn với kinh tế - xã hội ở vùng<br /> Duyên hải Nam Trung bộ. Luận án tiến sĩ Giáo dục<br /> học, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia<br /> Hà Nội.<br /> [5] Bùi Đức Tú (2013). Giáo dục nghề nghiệp cho học<br /> sinh phổ thông. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> [6] Ngô Tuấn Tăn (2008). Thực trạng hoạt động giáo<br /> dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông tỉnh Thái<br /> Nguyên. Tạp chí Giáo dục, số 195, tr 56-58.<br /> [7] Bộ GD-ĐT (2015). Tài liệu tập huấn Đổi mới giáo<br /> dục hướng nghiệp trong trường trung học.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2