intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo lái xe ô tô tại trường Cao đẳng Giao thông vận tải Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

44
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đã xác định được những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý chất lượng đào tạo lái xe ô tô dựa trên kết quả đánh giá từ ba khía cạnh của công tác quản lý chất lượng là chất lượng đầu vào (học viên, cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ giảng dạy, mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên), chất lượng quá trình đào tạo (tổ chức và quản lý đào tạo, hoạt động dạy và học, dịch vụ cho học viên) và chất lượng đầu ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo lái xe ô tô tại trường Cao đẳng Giao thông vận tải Huế

  1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI HUẾ THE SITUATION OF QUALITY MANAGEMENT OF AUTOMOBILE DRIVER TRAINING IN HUE COLLEGE OF TRANSPORTATION Nguyễn Thanh Khanh1,2, Nguyễn Thị Minh Hòa1 1 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế 2 Trường Cao đẳng Giao thông Huế Tóm tắt Nghiên cứu này tập trung đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo lái xe ô tô tại trường Cao đẳng Giao thông vận tải Huế thông qua số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp thu thập được từ khảo sát mẫu nghiên cứu gồm 30 cán bộ giáo viên và 98 học viên đang học lái xe ô tô tại trường. Nghiên cứu đã xác định được những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý chất lượng đào tạo lái xe ô tô dựa trên kết quả đánh giá từ ba khía cạnh của công tác quản lý chất lượng là chất lượng đầu vào (học viên, cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ giảng dạy, mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên), chất lượng quá trình đào tạo (tổ chức và quản lý đào tạo, hoạt động dạy và học, dịch vụ cho học viên) và chất lượng đầu ra. Từ khóa: đào tạo lái xe ô tô, quản lý chất lượng, chất lượng đào tạo lái xe ô tô Abstract This study focuses on evaluating the situation of quality management of automobile driver training in Hue College of Transportation through secondary data and primary data which were collected from a sample of 30 teachers, staff and 98 students. The research identified the strengths and weaknesses in the quality management of automobile driver training based on the assessment from three aspects of quality management, including input quality (students, facilities and equipment, goals and content of training programs, teachers and staff), quality of training process (training organization and management, teaching and learning activities, service providing) and output quality. Key words: automobile driver training, quality management, automobile driver training quality 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, sát hạch lái xe, từ năm 2001 đến nay số lượng cơ sở đào tạo lái xe ngày càng tăng . Năm 2001, cả nước có 147 cơ sở đào t ạo lái xe, đến nay có 316 cơ sở được phân bố hợp lý trong toàn quốc và đã đáp ứng được nhu cầu học lái xe của người dân. Việc gia tăng về số lượng cơ sở đào tạo lái xe dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo để tạo ra đội ngũ 943
  2. lái xe có tay nghề cao, có đạo đức nghề nghiệp và văn hóa giao thông đáp ứng yêu cầu của người học và xã hội. Trường Cao đẳng Giao thông Huế là một trong bốn cơ sở đào tạo lái xe ô tô trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có bề dày đào tạo lâu nhất, hơn 25 năm về lĩnh vực này. Hiện nay, nhà trường đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như cơ sở vật chất, phương tiện được đầu tư hiện đại, đội ngũ giáo viên ngày càng hoàn thiện và vượt chuẩn quy định, nội dung chương trình đào tạo được triển khai theo quy định… Tuy nhiên, đứng trước sự cạnh tranh không ngừng tăng trên thị trường, việc đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo lái xe để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu trong công tác đào tạo tại trường Cao đẳng Giao thông Huế là điều rất cần thiết. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp quan sát, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp thống kê mô tả và phương pháp điều tra xã hội học. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện với số mẫu điều tra 30 cán bộ giáo viên và 98 học viên học lái xe ô tô tại Trường Cao đẳng Giao thông Huế. Thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ Sở Giao thông vận tải, Trường Cao đẳng Giao thông Huế, từ sách báo, tạp chí chuyên ngành, các website... Nghiên cứu tiếp cận đánh giá quản lý chất lượng đào tạo lái xe ô tô theo trình tự từ chất lượng đầu vào đến chất lượng quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Chất lượng đầu vào 2.1.1. Học viên Theo quy định hiện hành, người học lái xe phải đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), cụ thể hạng B1, B2 là phải đủ 18 tuổi trở lên, hạng C là 21 tuổi, D, F là 24 tuổi và hạng E là 27 tuổi, đủ sức khỏe điều khiển hạng xe đăng ký học, trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương. Đối với nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn. Về giới tính của học viên học lái xe theo số liệu thống kê năm 2014 tại trường, số lượng học viên nam đối với các hạng C, D, E và nâng hạng là 100%. Riêng ô tô hạng B, học viên nam chiếm 76,3%, số học viên nữ chiếm 23,7%. Điều này nói lên nhu cầu học lái xe ô tô của học viên nữ cũng khá cao đối với hạng B hiện này. Về động cơ học lái xe ô tô của học viên tại trường, đối với hạng C, D, E và F đa phần học viên học để hành nghề, đã có thâm niên trong nghề lái xe, nên mức độ tiếp cận học thực hành lái xe là rất tốt, nhưng việc tiếp thu lý thuyết gặp nhiều khó khăn. Yếu tố tâm lý của học viên học lái xe ô tô có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, một số học viên tâm lý yếu thì khả năng thực hành chậm hơn so với những học viên có tâm lý tốt, điều này dẫn đến sự không đồng nhất về thời lượng học của các học viên, học viên yếu được giáo viên tăng cường tập luyện, thuê thêm giờ để học thực hành, từ đó mới bảo đảm được khả năng lái xe trong sa hình và trên đường trường. 2.1.2. Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy Hệ thống phòng học chuyên môn, phòng học luật giao thông đường bộ, phòng học cấu tạo và sữa chữa thông thường, phòng học kỹ thuật lái xe, phòng học nghiệp vụ vận tải, phòng 944
  3. điều hành giảng dạy, phòng chuẩn bị giảng dạy của giáo viên đảm bảo và vượt chuẩn đề ra. Đối với cơ sở 2 của Trường là Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ (phường Thủy Phương – Thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế) đạt tiêu chuẩn loại 1 quốc gia. Về xe tập lái, tính đến năm 2014, số phương tiện dùng để tập lái xe ô tô các hạng là 83 xe với lưu lượng 950 học viên. Nhìn chung, tình trạng chất lượng của các loại phương tiện được sử dụng cho việc tập lái là tốt, đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng , tỷ lệ phương tiện mới đạt 97,5%. Đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất của Trường thông qua ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên cho thấy có đến 92% cán bộ và giáo viên cho rằng nhà trường rất quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đá p ứng cho công tác đào tạ o. Bởi cơ s ở vật chất là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo, điều này đặc biệt đúng đối với các môn học thực hành, mặt khác nó còn quyết định đến sự thành bại và khả năng cạnh tranh của nhà trường. Đánh giá của học viên về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học đa phần là ở mức khá trở lên, chiếm tỷ trọng lớn và tập trung chủ yếu là đánh giá tốt và rất tốt (Bảng 1). Bảng 1. Đánh giá của học viên về cơ sở vật chất, phương tiện Mức độ % Tiêu chí Kém TB Khá Tốt Rất tốt Chất lượng phòng học lý thuyết - - 4,09 36,73 59,18 Chất lượng máy tính để học luật GTĐB - 5,0 30,61 64,29 - Các thiết bị dùng trong giảng dạy lý thuyết - - 7,14 84,69 8,16 Chất lượng phương tiện dùng để tập lái - 10,1 26,53 46,94 16,32 Chất lượng phương tiện dùng để sát hạch 0,04 19,35 21,43 56,12 3,06 Sự an toàn của phương tiện tập lái - - 8,16 76,53 15,31 Sân bãi tập lái xe tại trung tâm sát hạch - - 15,31 61,22 23,47 Đường chuyên dụng dùng để tập lái 19,39 45,92 34,69 - - (Nguồn: Số liệu điều tra 2014) Kết quả Bảng 1 cho thấy, có đến 59,18% ý kiến đánh giá mức rất tốt, 36,73% đánh giá mức tốt và 4,09% đánh giá mức khá, không có mức trung bình và kém về chất lượng phòng học của Trường. Chất lượng phương tiện dùng để tập lái được học viên đánh giá ở mức tốt chiếm tỷ trọng lớn nhất là 46,94%, tiếp đến ở mức khá là 26,53%, mức rất tốt là 16,32% và mức trung bình là 10,1%, điều này cho thấy chất lượng xe tập lái có mức độ không đồng đều theo đánh giá của học viên, cụ thể có học viên giai đoạn đầu khi học thực hành không được bố trí xe mới như VIOS, HYUNDAI mà bố trí xe KIA, LANOS nên chất lượng phương tiện chưa đạt được kỳ vọng của học viên. Đối với chất lượng phương tiện dùng để sát hạch lái xe, kết quả đánh giá của học viên khá phân tán, cụ thể 0,04% đánh giá kém, 19,35% đánh giá ở mức trung bình, 21,43% đánh giá ở mức khá và 59,18% đánh giá là tốt và rất tốt. Điều này nói lên được chất lượng xe tập lái là khá tốt nhưng vẫn có những ý kiến đánh giá ở mức thấp, 945
  4. nguyên nhân do một số yếu tố về chất lượng không đồng nhất giữa xe tập lái và xe sát hạch, yếu tố không hài lòng của học viên khi không đạt tốt nghiệp, cũng như sát hạch lần đầu. Nhìn chung, nhà trường đã có đủ số lượng, diện tích và các phòng học chuyên môn, các trang thiết bị, mô hình học cụ hiện đại phục vụ tốt công tác đào tạo. Xe tập lái bảo đảm số lượng, kiểu loại, tiêu chuẩn chất lượng, hình thức của xe tập lái. Sân tập lái bảo đảm diện tích, có đủ các tình huống tương tự như các tình huống cơ bản trên đường và trong bài thi trung tâm sát hạch. Tuy nhiên, chất lượng xe tập lái, xe sát hạch chưa đồng đều, do đó có tính thừa thiếu cục bộ về phương tiện, dẫn đến hiệu suất sử dụng chưa cao. 2.1.3. Về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo lái xe Mục tiêu của chương trình là đào tạo người lái xe nắm được các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, có đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng điều khiển phương tiện tham gia giao thông an toàn. Thực hiện nội dung chương trình đào tạo, phân bổ thời gian đào tạo theo quy định hiện hành được trình bày ở Bảng 2. Nhà trường đã tổ chức học và kiểm tra tất cả các môn học trong chương trình đào tạo, kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, giấy chứng nhận tốt nghiệp khi kết thúc khóa học. Tuy nhiên, hiện nay do nhu cầu cạnh tranh nên cơ sở đào tạo đã điều chỉnh một số phần trong chương trình đào tạo để phù hợp với yêu cầu thực tế của công tác đào tạo lái xe. 946
  5. Bảng 2. Phân bổ thời gian đào tạo các hạng lái xe (Đơn vị tính: Giờ) Hạng xe Thời gian Lý thuyết Thực hành Tổng Hạng B1 136 420 556 Hạng B2 168 420 588 Hạng C 168 752 920 Hạng B1 lên B2 44 50 94 Hạng B2 lên C 48 144 192 Hạng C lên D 48 144 192 Hạng D lên E 48 144 192 Hạng B2 lên D 56 280 336 Hạng C lên E 56 280 366 Hạng B2, C, D, E lên F tương ứng 48 144 192 (Nguồn: Bộ Giao thông vận tải) Đánh giá của cán bộ và giáo viên cho rằng tính phù hợp giữa chương trình đào tạo với mục tiêu đào tạo, thời gian đào tạo lý thuyết và thực hành, kết cấu lý thuyết và thực hành, nội dung các môn học theo chương trình của Bộ Giao thông vận tải đa phần là tốt và rất tốt (Bảng 3). Bảng 3 . Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về chương trình đào tạo lái xe ô tô Mức độ % Tiêu chí Kém TB Khá Tốt Rất tốt Tính phù hợp giữa chương trình đào tạo và mục tiêu đào tạo - 6,67 83,33 10 Thời gian đào tạo lý thuyết - 13,33 80 6,67 Thời gian đào tạo thực hành 10 46,67 43,33 - Kết cấu giữa lý thuyết và thực hành - 13,34 83,33 3,33 Nội dung các môn học - 6,67 90 3,33 (Nguồn: Số liệu điều tra 2014) Số liệu ở Bảng 3cho thấy thời gian học lý thuyết học theo chương trình đào tạo của Bộ Giao thông vận tải là 13,33% đánh giá mức độ khá, 80% đánh giá mức độ tốt và 6,67% là rất tốt, điều này cho thấy khối lượng kiến thức lý thuyết được giảng dạy khá đầy đủ trong chương trình. Tương tự như vậy, nội dung các môn học cũng được đánh giá chủ yếu là tốt. Nhưng về thời gian đào tạo thực hành còn một số ý kiến đánh giá chưa cao, ở mức dưới tốt chiếm 947
  6. 56,67%, ở mức tốt là 43,33%, theo các ý kiến góp ý là cần tăng cường thời gian thực hành cho học viên học lái xe ô tô. 2.1.4. Về đội ngũ giáo viên dạy lái xe Đội ngũ giáo viên dạy lái xe c ủa Trường hiện nay gồm giáo viên dạy lý thuyết , giáo viên dạy thực hành và giáo viên dạy thực hành kiêm giáo viên lý thuyết , được tuyển chọn từ những đối tượng rất đa dạng. Những người hành nghề lái x e có hạng C , hạng D, hạng F, có thâm niên kinh nghiệm, có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và nh ững sinh viên tốt nghiệp đại học tại các trường Đại học sư phạm kỹ thuật, các trường Đại học kỹ thuật, Cao đẳng kỹ thuật, Cao đẳng nghề và công nhân kỹ thuật bậc cao,… Đa số giáo viên đều còn trẻ, năng nổ, nhiệt tình trong giảng dạy và công tác . Do đặc thù của đơn vị nên giáo viên các ngành nghề khác đều được bồi dưỡng đào tạo lại để đạt chuẩn và vượt chuẩn về quy định giáo viên dạy lái xe ô tô. Bảng 4. Thống kê số lượng giáo viên dạy lái xe giai đoạn 2011-2013 (Đơn vị tính: Người) Tốc độ tăng % Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giáo viên lý thuyết 10 7 8 -30,00 14,29 Giáo viên thực hành 55 57 60 3,64 5,26 Giáo viên dạy th ực hành kiêm lý 20 26 35 30,00 34,62 thuyết Tổng giáo viên dạy lái xe 85 90 103 5,88 14,44 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính -Trường Cao đẳng Giao thông Huế) Số liệu Bảng 4 cho thấy từ năm 2011 đến năm 2013 giáo viên dạy lái xe của trường có sự tăng nhanh về mặt số lượng, từ 85 giáo viên năm 2011, đến năm 2013 tăng lên 103 giáo viên. Đội ngũ giáo viên giảng dạy của nhà trường về cơ bản đã đảm bảo đủ về số lượng, tiêu chuẩn và chất lượng, có trình độ chuyên môn sâu, tay nghề vững vàng, có nghiệp vụ sư phạm tốt, có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn, trong giảng dạy, đặc biệt rất yêu nghề và tâm huyết với nghề. Thường xuyên cập nhật các kiến thức mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin để phục vụ giảng dạy. Hiện nay 100% giáo viên đã qua tập huấn nâng cao nghiệp vụ và đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận. Qua khảo sát, đánh giá của cán bộ và giáo viên về kiến thức chuyên môn, tay nghề, kỹ năng truyền đạt, kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên thực hành có sự chênh lệch, không đồng đều dẫn đến chất lượng giảng dạy có lúc có nơi không đáp ứng yêu cầu của học viên. Đặc biệt là phương pháp giảng dạy, hướng dẫn 10 bài thi trong sa hình liên hoàn cũng như lái trên đường trường của các giáo viên có sự khác nhau nên khi điều động, thay đổi giáo viên giảng dạy sẽ dẫn đến khó khăn cho học viên trong học tập, phải hướng dẫn lại từ đầu. Đánh giá của học viên về đội ngũ giáo viên giảng dạy lái xe tại trường được thể hiện ở Bảng 5. 948
  7. Kết quả Bảng 5 cho thấy học viên học lái xe tại trường đánh giá tốt về các yếu tố, nhưng riêng về yếu tố ứng xử và giao tiếp sư phạm của giáo viên thực hành còn ở mức trung bình chiếm 34,69%. Bảng 5. Đánh giá của học viên về đội ngũ giáo viên Mức độ % Tiêu chí Kém TB Khá Tốt Rất tốt Kỹ năng truyền đạt và hướng dẫn thực hành của - - 8,17 82,65 9,18 giáo viên thực hành Ứng xử và giao tiếp sư phạm giáo viên dạy thực - 34,69 27,55 37,76 - hành lái xe Mọi thắc mắc về môn học đều trao đổi, giải đáp - - - 84,69 15,31 Sự đảm bảo giờ học và kế hoạch học - - 76,54 12,24 11,22 Sự tận tâm, nhiệt tình của giáo viên trong công tác - - 10,2 77,56 12,24 giảng dạy (Nguồn: Khảo sát và xử lý số liệu, năm 2014) Những hạn chế về đội ngũ giáo viên dạy lái xe của trường là trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên chưa đồng đều, một số giáo viên dạy thực hành lái xe chưa đáp ứng yêu cầu, mong đợi của học viên. Sự không đồng nhất về phương pháp giảng dạy, cánh thức hướng dẫn thực hành 10 bài thi trong sa hình cũng như trên đường trường dẫn đến khó khăn cho học viên khi có sự thay đổi, bố trí giáo viên dạy thay hoặc dạy thế. 2.2. Chất lượng quá trình đào tạo 2.2.1. Về công tác tổ chức và quản lý đào tạo lái xe ô tô Việc quản lý đào tạo lái xe hiện nay do Sở Giao thông vận tải và Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, cấp giấy phép đào tạo, yêu cầu cơ sở đào tạo công bố kế hoạch đào tạo và học phí, kiểm tra giám sát các cơ sở đào tạo về thực hiện các quy định của pháp luật và kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo. Khảo sát và đánh giá của cán bộ giáo viên về công tác tổ chức và quản lý đào tạo tại trường cho thấy, việc thực hiện nội dung chương trình đào tạo khá linh hoạt, phù hợp với mong đợi của học viên. Kết quả khảo sát và đánh giá của học viên về công tác tổ chức và quản lý đào tạo lái xe ô tô được thể hiện ở Bảng 6. Kết quả cho thấy rằng học viên học lái xe đánh giá tính linh động về thủ tục nhập học là rất tốt chiếm 64,29%, tốt là 25,51% còn lại là ở mức khá, điều này phản ánh đúng chủ trương, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học viên khi vào trường học tập, tránh chuyển hồ sơ học qua các đơn vị đào tạo lái xe khác trên địa bàn. Hiện nay, lượng hồ sơ chủ yếu là do các giáo viên tự tuyển sinh, chỉ một lượng nhỏ hồ sơ là do học viên đến nộp tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ của trường. Bảng 6. Đánh giá của học viên về tổ chức và quản lý đào tạo lái xe ô tô 949
  8. Mức độ % Tiêu chí Rất Kém TB Khá Tốt tốt Tính linh động về thủ tục nhập học - - 10,2 25,51 64,29 Thực hiện nội dung của hợp đồng đào tạo - 30,61 34,69 30,62 4,08 Thái độ phục vụ của các nhân viên - 61,22 30,62 8,16 - Công tác quản lý của các phòng ban - 58,16 34,69 7,15 - Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập - 12,24 55,1 23,47 9,18 Công tác tổ chức thi tốt nghiệp - 23,47 44,9 31,63 - Công khai, khách quan, nghiêm túc, minh bạch - 46,94 34,69 16,33 2,04 và công bằng trong quá trình sát hạch (Nguồn: Số liệu điều tra 2014) Thái độ nhân viên phục vụ được học viên đánh giá ở mức rất tốt và tốt chỉ chiếm 8,16%, có đến 61,22% học viên đánh giá ở mức trung bình, mức chưa tốt. Điều này cho thấy tính chuyên nghiệp, thái độ phục vụ, sự quan tâm đến học viên còn hạn chế, chưa thật sự chu đáo và niềm nở, hướng dẫn chưa tận tình dẫn đến sự đánh giá của học viên là chưa cao. Về công tác tổ chức sát hạch hiện nay có nhiều vấn đề cần phải xem xét, cụ thể là mức đánh giá dưới tốt chiếm đến 81,63%, điều này cho thấy tính công khai , khách quan, nghiêm túc, minh bạch và công bằng trong quá trình sát hạch chưa được đánh giá cao. 2.2.2. Hoạt động dạy và học Bộ phận giáo viên d ạy nghề lái xe ô tô của trường đã được xây dựng khá lâu (từ năm 1990 đến nay). Việc đào tạo lái xe ô tô chỉ chú trọng vào việc truyền nghề là chủ yếu, vì vậy ý thức nghề nghiệp vẫn còn phụ thuộc nhiều vào bản chất sẵn có của từng học viên. Do đặc thù của đào tạo lái xe ô tô là giáo viên và h ọc viên thường xuyên tiếp xúc với các tình huống nguy hiểm trên đường, điều này tác đ ộng rất lớn đến tâm lý của giáo viên. Vì vậy, một số giáo viên có lúc, có nơi chưa kiểm soát được tâm lý cá nhân, dẫn đến xuất hiện một vài hiện tượng xử lý tình huống sư phạm chưa thực sự phù hợp. Theo quy định hiện hành về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định cho việc đào tạo lái xe ô tô, thời gian học thực hành cho một khóa h ạng B với tổng số giờ học thực hành lái xe là 420 giờ, mỗi xe chỉ có 5 học viên, mỗi học viên là 84 giờ. Hạng C có tổng số giờ thực hành là 752 giờ, mỗi xe chỉ có 8 học viên. Nâng hạng giấy phép lái xe lên 1 bậc thì tổng số giờ thực hành lái trên một xe là 144 giờ, mỗi xe 8 học viên, số giờ thực hành mỗi học viên là 18 giờ. Nâng hạng lên 2 bậc gồm B2 lên C và C lên E với tổng số giờ thực hành lái xe là 280 giờ, số học viên trên 1 xe là 10 học viên, số giờ thực hành trên mỗi học viên là 28 giờ. Bên cạnh đó, tùy vào năng lực, năng khiếu, khả năng của từng học viên mà kế hoạch học tập linh hoạt đáp ứng sự hài lòng cũng như chất lượng đào tạo. 2.2.3. Các dịch vụ cho người học 950
  9. Để đáp ứng ngày càng cao về nhu cầu học lái xe ô tô của xã hội , Nhà trường đã triển khai nhiều dịch vụ cho người học nghề lái xe ô tô như dịch vụ cho thuê phương tiệ n tập lái có giáo viên dạy lái kèm cặp , dịch vụ cho thuê phương tiện để tập lái có tín hiệu tại Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, các dịch vụ này đã được học viên đồng tình và hưởng ứng . 2.3. Chất lượng đầu ra Kết quả đào tạo lái xe ô tô của Trường trong giai đoạn 2011 đến 2013 cho thấy số học viên học lái xe ô tô B 1 có xu hướng giảm, hạng B2 có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số học viên tham gia học lái xe ô tô tại trường (Bảng 7). Bảng 7. Kết quả đào tạo lái xe ô tô của Trường Cao đẳng Giao thông Huế giai đoạn 2011 đến 2013 (Đơn vị tính: Học viên) Tăng giảm (%) Hạng xe 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2102 Lái xe ô tô hạng B1 1042 313 -69,97 0 Lái xe ô tô hạng B2 1937 2880 3043 48,68 5,65 Lái xe ô tô hạng C 804 487 405 -39,43 -16,84 Nâng hạng D 185 220 207 18,91 -5,91 Nâng hạng E 103 124 108 20,38 -12,91 Nâng hạng F 82 62 74 -24,40 19,35 Nâng hạng B1 -> B2 33 39 31 18,18 -2052 Nâng hạng B2 -> C 71 60 51 -15,5 -15 Tổng 4257 4185 3919 -1,69 -6,36 (Nguồn: Phòng Đào tạo – Trường Cao đẳng Giao thông Huế) Về kết quả báo cáo chất lượng thi tốt nghiệp và sát hạch lái xe ô tô các hạng được thể hiện ở Bảng 8. Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ sát hạch cấp giấy phép lái xe của trường đạt tỷ lệ rất cao, năm 2011 tỷ lệ này đạt 98,68%, năm 2012 đạt 97,68% và năm 2013 là 97,39%. Tuy nhiên, qua khảo sát học viên học lái xe về sự cần thiết phải bổ túc tay lái sau khi có giấy phép lái xe, kết quả cho t ỷ lệ khá cao cần bổ túc tay lái trước khi hành nghề lái xe , mà ở đây đa phần là học viên học lái xe ô tô hạng B. Điều này chứng tỏ rằng , việc bổ túc tay lái trước khi hành nghề của học viên là khá cần thiết. 951
  10. Bảng 8. Kết quả đạt sát hạch cấp GPLX của Trường giai đoạn năm 2011 đến năm 2013 Hạng xe Tỷ lệ % đạt TN 2011 2012 2013 Lái xe ô tô hạng B1 98,54 96,31 Lái xe ô tô hạng B2 98,14 96,29 97,97 Lái xe ô tô hạng C 98,60 94,20 96,24 Nâng hạng D 98,75 97,78 97,18 Nâng hạng E 98,67 99,20 88,52 Nâng hạng F 100,00 100,00 93,67 Nâng hạng B1 -> B2 98,90 95,12 100,00 Nâng hạng B2 -> C 100,00 100,00 86,44 Tổng 98,68 97,68 97,39 (Nguồn: Phòng Đào tạo – Trường Cao đẳng Giao thông Huế) Đánh giá chung về quản lý chất lượng đào tạo lái xe ô tô tại Trường Cao đẳng Giao thông Huế đã đạt được trong thời gian qua là đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường bảo đảm về số lượng, chất lượng và vượt tiêu chuẩn quy định hiện hành. Nội dung chương trình đào tạo được nhà trường triển khai thực hiện theo đúng quy định, đồng thời có tính linh hoạt trong kế hoạch đáp ứng nhu cầu của học viên. Cùng với đó là sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất , thiết bị dạy học của Nhà trường được thể hiện qua việc đầu tư xây dựng thêm nhiều phòng học, mua sắm trang thiết bị dạy học , đặc biệt là đầu tư thêm phương tiện tập lái hiện đại đảm bảo cho công tác đào tạo cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh . Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như một số ít học viên do tính chất công việc riêng nên tham gia học thực hành không thường xuyên, thời gian tập luyện trong thời gian ngắn, nên chưa rèn luyện được kỹ năng lái xe trên đường dẫn đến chất lượng đào tạo chưa cao. Về đội ngũ cán bộ giáo viên, tuy bảo đảm theo quy định nhưng một số giáo viên dạy thực hành còn nóng nảy do tính chất nguy hiểm của nghề nên chưa đáp ứng yêu cầu, mong đợi của học viên. Sự không đồng nhất về phương pháp giảng dạy, cách thức hướng dẫn thực hành 10 bài thi trong sa hình cũng như trên đường dẫn đến khó khăn cho học viên khi có sự thay đổi, bố trí giáo viên dạy thay hoặc dạy thế. 3. KẾT LUẬN Trong bối cảnh xã hội hóa về đào tạo lái xe hiện nay, trường Cao đẳng Giao thông vận tải Huế muốn tồn tại và phát triển thì phải chú trọng công tác quản lý chất lượng đào tạo lái xe ô tô để đáp ứng được nhu cầu củ a người học và của xã hội , từ đó tạo dựng được vị thế của trường trên địa bàn và khu vực. Bài viết đã đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo lái xe qua các yếu tố chất lượng đầu vào, chất lượng quá trình và chất lượng đầu ra. Bên cạnh những hạn chế về đội ngũ giáo viên, học viên và phương pháp dạy và học tại trường thì những mặt mạnh như cơ sở vật chất , phương tiện được đầu tư đầy đủ , mới và hiện đại, thực hiện nội dung chương trình đào tạo theo quy định, đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và vượt chuẩn về chất 952
  11. lượng, từ đó kết quả đào tạo lái xe ô tô các hạng đạt tỷ lệ tốt nghiệp và được cấp giấy phép lái xe rất cao (hơn 97,39%), điều này cũng một phần nói lên chất lượng đào tạo lái xe của trường trong thời gian vừa qua. 953
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giao thông vận tải (2013), Báo cáo Đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao hiệu quả quản lý về đào tạo, sát hạch lái xe. Bộ Giao thông vận tải (2013), Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Nguyễn Thanh Khanh , Nguyễn Thị Minh Hòa (2015), Định vị thương hiệu các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế , Tạp chí khoa hoc – Đại học Huế , Tập 109, Số 10/2015 Sở Giao thông vận tải Thừa Thiên Huế , Báo cáo kết qu ả đào tạo lái xe giai đoạn 2011 đến 2014. Trường Cao đẳng Giao thông Huế, Báo cáo tổng kết năm học giai đoạn 2011 đến 2014. 954
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1