intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

50
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đào tạo theo HTTC là một hình thức đào tạo mới có nhiều tính ưu việt, phù hợpvới xã hội phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Ápdụng đào tạo theo HTTC cho phép SV học tập theo tiến độ cá nhân, tích lũy kiến thứcđược tính bằng số lượng tín chỉ quy định để tốt nghiệp đại học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 4, pp. 74-82 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Phạm Thị Thanh Hải Đại học Vinh E-mail: hai.phamthithanh@gmail.com Tóm tắt. Nghiên cứu tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động học tập (HĐHT) của SV (SV) trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC) ở các trường đại học (ĐH) đang thực hiện quy trình đào tạo theo HTTC, đó là, nhận thức về sự cần thiết, mục đích của công tác quản lý HĐHT của SV, các quy định, quy chế quản lý, công tác quản lý HĐHT SV trên lớp, ngoài giờ lên lớp, công tác đánh giá kết quả học tập của SV. . . Kết quả khảo sát thực trạng là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các giải pháp quản lý HĐHT của SV theo HTTC nhằm đảm bảo quy trình đào tạo mới ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần vào việc đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Từ khóa: Hệ thống tín chỉ, hoạt động học tập, quản lí, quy trình đào tạo, quy chế, công tác quản lí, mục tiêu giáo dục. 1. Mở đầu Đào tạo theo HTTC là một hình thức đào tạo mới có nhiều tính ưu việt, phù hợp với xã hội phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Áp dụng đào tạo theo HTTC cho phép SV học tập theo tiến độ cá nhân, tích lũy kiến thức được tính bằng số lượng tín chỉ quy định để tốt nghiệp đại học. Do vậy, hoạt động học tập của SV có nhiều thay đổi so với đào tạo theo theo niên chế. Quản lý HĐHT của SV là một trong những nội dung trọng tâm trong công tác quản lý giáo dục nhà trường để thực hiện đồng bộ các yếu tố liên quan đến kế hoạch, nội dung, phương pháp học tập của SV. Trong đó, SV là chủ thể của hoạt động học và là chủ thể của quá trình lĩnh hội tri thức trong nhà trường. Quản lý tốt HĐHT trong đào tạo theo HTTC sẽ nâng cao được chất lượng học tập của SV. Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi tiến hành xin ý kiến của 430 CBQL và GV và 200 SV đang giảng dạy và học tập tại các trường ĐH thực hiện đào tạo theo HTTC và đưa ra những tổng hợp, nghiên cứu. 74
  2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nhận thức về sự cần thiết của quản lý HĐHT của SV Quản lý HĐHT của SV là một trong những công tác cần thiết trong trường ĐH. Trong thời kỳ đổi mới toàn diện giáo dục đại học (GDĐH), các trường ĐH bắt đầu thực hiện quy trình đào tạo mới theo HTTC, HĐHT của SV có nhiều thay đổi. Theo đó, công tác quản lý HĐHT của SV cần được đổi mới để phù hợp với lộ trình chuyển đổi. Tìm hiểu về thực trạng nhận thức của CBQL – GV và SV về sự cần thiết của hoạt động quản lý HĐHT của SV nhằm đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho công tác quản lý trong giai đoạn mới. Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý HĐHT của SV, chúng tôi đã phát 650 phiếu hỏi ý kiến SV, cán bộ quản lý và giảng viên ở 5 trường đại học. Đó là các trường đại học Xây dựng, Đại học Thăng Long, Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ và Đại học Vinh và thu về được 630 phiếu với một số kết quả như sau. Bảng 1. Nhận thức của CBQL - GV và SV về sự cần thiết của việc quản lý HĐHT của SV Mức độ cần thiết Ý kiến của cán bộ Ý kiến của SV quản lý và giảng viên Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Rất cần thiết 154 35.81 64.00 32.00 Cần thiết 251 58.37 105.00 52.50 Phân vân 13 3.02 20.00 10.00 Không cần thiết 8 1.86 7.00 3.50 Hoàn toàn không cần thiết 4 0.93 4.00 2.00 Tổng cộng 430 100 200 100 Số liệu Bảng 1 cho thấy, đa số CBQL - GV cho rằng quản lý hoạt động học tập của SV là rất cần thiết và cần thiết (chiếm 94.18%). Tuy nhiên, số SV có cùng quan điểm này chiếm tỉ lệ thấp hơn so với CBQL - GV (84.50%). Bên cạnh đó, có 5.82% CBQL - GV và 15,5% SV còn phân vân hoặc chưa thấy được sự cần thiết của việc quản lý hoạt động học tập của SV trong đào tạo theo HTTC ở trường ĐH. Tỉ lệ này phản ánh một số nguyên nhân liên quan đến tình hình quản lý hoạt động học tập của SV. Qua phỏng vấn CBQL - GV và SV, chúng tôi có thông tin rằng công tác quản lý hoạt động học tập của SV còn chưa nghiêm túc, phần nhiều mang tính hình thức; tác dụng, hiệu quả của hoạt động này còn hạn chế. 2.2. Nhận thức về mục đích quản lý HĐHT của SV Quản lý HĐHT của SV trong đào tạo theo HTTC có mục đích chung là nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học, góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục trong trường ĐH. Để tìm hiểu về mức độ đạt được của mục đích quản lý HĐHT của SV trong đào tạo theo HTTC, chúng tôi thực hiện khảo sát và thu được nội dung trong Bảng 2. 75
  3. Phạm Thị Thanh Hải Bảng 2. Mức độ đạt được của mục đích quản lí HĐHT của SV trong đào tạo theo HTTC Mức độ đạt được: Kém nhất -> Tốt nhất TT Mục đích Tổng cộng CBQLGV SV CBQLGV SV CBQLGV SV Giúp SV có kiến thức, kỹ năng, thái 1 4.42 12.00 69.53 60.00 26.05 28.00 100 độ phù hợp cho nghề nghiệp tương lai Giúp SV học tập 2 chăm chỉ để đạt kết 7.67 8.00 65.35 43.50 26.98 48.50 100 quả tốt Giữ vững kỷ cương 3 nề nếp dạy học trong 13.95 10.00 61.40 49.50 24.65 40.50 100 trường đại học Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường 4 5.12 11.00 65.35 45.00 29.53 44.00 100 đại học của Hiệu trưởng Qua phân tích phiếu hỏi ý kiến của 430 cán bộ CBQL - GV và 200 SV cho thấy: hầu hết CBQL - GV (chiếm 95,98%) đều cho rằng cho rằng mức độ đạt đến tốt nhất của mục đích quản lý HĐHT của SV là nhằm giúp họ có được kiến thức, kỹ năng thái độ học tập phù hợp cho nghề nghiệp tương lai; Tiếp đến mục đích đối với thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường của Hiệu trưởng đạt được mức tốt chiếm 94,88%. Ở góc độ quản lý, CBQL - GV luôn quan tâm đến việc hướng công tác quản lý HĐHT của SV tới mục đích cao nhất sao cho SV có được hành trang vào đời với kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với nghề nghiệp được đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Về ý kiến của SV đối với mục đích quản lý HĐHT của SV trong đào tạo theo HTTC, qua phân tích phiếu hỏi ý kiến của SV ở các trường ĐH cho thấy, mức độ đạt được tốt đối với nội dung giúp SV học tập chăm chỉ để đạt kết quả tốt, chiếm 92%. Số liệu trên cho thấy rằng, SV còn chưa có thói quen chủ động trong học tập. SV có quan niệm học chăm để có kết quả tốt, chưa hình thành được thái độ tích cực trong học tập và định hướng nghề nghiệp tương lai, dẫn đến tình trạng học đến đâu biết đến đấy, thụ động trong học tập và trong cuộc sống. Ý kiến đạt được mức độ thấp nhất (chiếm 88%) trong bốn nội dung này cho rằng mục đích quản lý HĐHT của SV là nhằm giúp họ có được kiến thức, kỹ năng thái độ học tập phù hợp cho nghề nghiệp tương lai. Qua đây, chúng ta nhận thấy rằng SV chưa dành sự quan tâm đúng đắn đối với kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp tương lai. Phần lớn SV cho rằng, công tác quản lý HĐHT chưa nhằm tới mục đích cao nhất đối với việc hướng SV đến việc chủ động lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ học tập phù hợp cho nghề nghiệp tương lai. 76
  4. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ Từ các số liệu thống kê đã trình bày cho thấy, phần lớn số cán bộ CBQL - GV nhận thức đúng đắn về mức độ đạt được của mục đích quản lý HĐHT của SV trong đào tạo theo HTTC, còn lại số ít CBQL - GV chưa nhận thức đúng đắn về mục đích của công tác quản lý này. Điều đó có những ảnh hưởng đáng kể trong quá trình quản lý hoạt động dạy học nói chung, HĐHT của SV trong trường ĐH nói riêng. 2.3. Ý kiến CBQL về quy chế, quy định đối với công tác quản lý HĐHT của SV Năm học 2010- 2011, GDĐH Việt Nam đang tồn tại hai hệ thống đào tạo, khoảng 50 trường ĐH đang tổ chức đào tạo theo HTTC, số còn lại vẫn đang thực hiện đào tạo theo niên chế thông thường. Các trường ĐH bắt đầu HTTC có ban hành các quy định để quản lý SV trong quy trình đào tạo mới. Để tìm hiểu ý kiến CBQL và GV về mức độ hợp lý của các quy chế, quy định đối với công tác quản lý HĐHT của SV trong đào tạo theo HTTC, chúng tôi đã tiến hành khảo sát CBQL - GV và SV, thông tin được phản ánh trong Bảng 3. Bảng 3. Ý kiến của cán bộ quản lý về về quy chế, quy định đối với công tác quản lý HĐHT của SV Mức độ hợp lý Số CBQL-GV (người) Cơ cấu (%) Hợp lý 76 17.67 Tương đối hợp lý 322 74.88 Chưa hợp lý 32 7.44 Tổng cộng 430 100 Số liệu bảng 3 cho thấy, chỉ có 17,67% số CBQL và GV cho rằng các quy chế, quy định về công tác quản lý HĐHT của SV là hợp lý. Phần lớn số CBQL và GV (chiếm 74,88%) cho biết các quy chế, quy định tương đối phù hợp. Điều này có ảnh hưởng đến quy trình và chất lượng của công tác quản lý trong nhà trường. Để tìm hiểu thêm về các ý kiến khác đối với mức độ hợp lý của các quy chế, quy định về công tác quản lý HĐHT của SV, chúng tôi tiến hành phân tích so sánh ý kiến của CBQL – GV và SV. Mức độ hợp lý của các quy chế, quy định đối với quản lý HĐHT của SV được minh họa bằng biểu đồ dưới đây. Căn cứ vào số liệu trên cho thấy sự khác nhau giữa ý kiến của CBQL - GV và SV về mức độ hợp lý của các quy chế, quy định đối với công tác quản lý HĐHT của SV. Đối với mức độ chưa hợp lý, ý kiến của hai nhóm được khảo sát khá tương đồng (CBQL - GV: 7,44%; SV 8,5%). Tuy nhiên, sự khác nhau rõ nhất ở mức độ tương đối hợp lý (CBQL - GV: 74,88%; SV 52,5%). Phần lớn CBQL - GV cho rằng các quy chế, quy định đối với công tác quản lý HĐHT của SV là tương đối hợp lý, chiếm 74,88%. Tỉ lệ SV có cùng quan điểm này ít hơn, chiếm 52,5%. Tương tự đối với ý kiến về mức độ hợp lý đối với vấn đề này, CBQL – GV đồng ý với ý kiến này chiếm tỉ lệ 17,67%, trong khi đó, ý kiến SV đối với vấn đề này là 39%. Điều này cho thấy rằng nhận thức về mức độ phù hợp của các văn 77
  5. Phạm Thị Thanh Hải Hình 1. Mức độ hợp lí của các quy chế, quy định đối với quản lí HĐHT của SV bản pháp lý đối với công tác quản lý HĐHT của SV trong đào tạo theo HTTC của CBQL - GV và SV chưa đồng đều. Nguyên nhân có nhiều, có thể kể đến việc SV chưa làm quen với môi trường đào tạo theo HTTC, nên cho rằng các quy chế về công tác quản lý là tương đối hợp lý và hợp lý (chiếm 91,5%). Thực tế, Bộ GDĐT chưa ban hành văn bản pháp lý nào quy định cụ thể công tác quản lý HĐHT của SV trong các trường ĐH theo HTTC. 2.4. Quản lý HĐHT của SV trên lớp Hiện nay, các trường ĐH Việt Nam thực hiện công tác quản lý SV theo Quy chế 42, ban hành ngày 13 tháng 8 năm 2007. Hệ thống tổ chức quản lý SV gồm Hiệu trưởng, phòng Công tác chính trị - SV (CTCT-SV) và Khoa/ Trung tâm đào tạo, Giáo viên chủ nhiệm và lớp SV. Về công tác quản lý, lớp SV được tổ chức quản lý thống nhất từ Ban Giám hiệu nhà trường đến ban cán sự lớp và duy trì ổn định cho đến kết khóa học. Tuy nhiên, đối với các trường ĐH đang áp dụng HTTC, ngoài các lớp SV, các lớp học phần/ tín chỉ được hình thành từ nhu cầu học tập của SV và sự đáp ứng các điều kiện của môn học. Lớp học phần/ tín chỉ được tổ chức và duy trì trong khoảng thời gian SV học tín chỉ. Vì vậy, công tác quản lý HĐHT của SV phức tạp hơn. Ở trên lớp, SV được quản lý thông qua việc đánh giá chuyên cần, thái độ và các hình thức kiểm tra kết quả học tập. Ở trong lớp học phần/ tín chỉ, gồm có SV từ nhiều khoa, lớp khác nhau, GV quản lý sự có mặt của SV thông qua công tác điểm danh, theo dõi tinh thần thái độ học tập thông qua sự tham gia phát biểu ý kiến, các trường sử dụng đội ngũ chuyên viên các phòng ban chức năng điểm danh hoặc GV giảng dạy trực tiếp theo dõi chuyên cần của SV trong lớp. Kiểm tra mức độ chuyên cần của SV là hoạt động cần thiết nhằm đánh giá quá trình học tập, điểm chuyên cần là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả học tập và được phản ánh trong bảng điểm tổng kết học phần. Đánh giá quá trình và kết quả học tập là những hình thức cần thiết để theo dõi, quản lý HĐHT của SV. Áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ, có rất nhiều hình thức đánh giá kết quả học tập của SV như kiểm tra nhanh, kiểm tra giữa kỳ, đánh giá thái độ thảo luận, 78
  6. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ và các hình thức khác. Ý kiến CBQL - GV đánh giá của mức độ đạt được đối với các hình thức học tập trên lớp của SV được phản ánh trong Bảng 4 dưới đây. Bảng 4. CBQL - GV đánh giá của mức độ đạt được đối với các hình thức học tập trên lớp của SV Mức độ đạt được TT Các hình thức học trên lớp Tổng cộng Kém nhất -> Tốt nhất 1 Lên lớp nghe giảng 3.26 56.74 40.00 100 2 Tham gia thảo luận với nhóm 18.14 62.79 19.07 100 3 Học trên phòng thí nghiệm, thực hành 13.95 63.72 22.33 100 4 Thực tập 10.93 64.65 24.42 100 5 Tham quan, ngoại khóa 29.07 51.40 19.53 100 Với hình thức lên lớp nghe giảng, CBQL – GV đánh giá mức độ đạt được tương đối (chiếm 56%), điều này phản ánh thái độ tự giác lên lớp của SV chưa tốt, chưa xem việc lên lớp là cần thiết. Ý kiến này cho thấy cần phải tăng cường công tác kiểm tra việc lên lớp của SV, thực hiện công tác đánh giá mức độ chuyên cần của SV. Việc tham gia thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm và tham quan ngoại khóa cũng chỉ đạt ở mức tương đối (chiếm 62,79%), điều này cho thấy công tác quản lý SV trên phòng thí nghiệm, thực hành chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân do SV chưa có thói quen học qua thực hành, thí nghiệm, hoặc chưa có thái độ tích cực đối với thực hành. Do vậy, các trường cần tăng cường công tác quản lý SV nói chung, công tác quản lý HĐHT của SV lên lớp nói riêng để đảm bảo sự cân đối trong việc SV lên lớp và tự học ngoài giờ lên lớp. 2.5. Quản lý HĐHT của SV ngoài giờ trên lớp Các hoạt động của SV ngoài giờ lên lớp khá phong phú và đa dạng, tùy thuộc vào khối ngành SV được đào tạo. Một trong những hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất của SV đó là tự học. Với mong muốn hiểu sâu, cặn kẽ kiến thức được học, nâng cao hiểu biết của mình đối với môn học, SV nuôi dưỡng động cơ để tự học, xây dựng kế hoạch và xác định mục đích của việc tự học. Để tìm hiểu ý kiến của CBQL - GV đánh giá về mức độ đạt được của các hình thức học ngoài giờ lên lớp của SV, chúng tôi đó tiến hành khảo sát và kết quả thể hiện ở Bảng 5 dưới đây. Bảng 5. Ý kiến của CBQL - GV đánh giá về mức độ đạt được của SV đối với HĐHT ngoài giờ lên lớp Mức độ đạt được TT Các hình thức học ngoài giờ lên lớp Tổng cộng Kém nhất -> Tốt nhất 1 Học nguyên văn bài giảng 17.44 71.16 11.40 100 Sơ đồ, hệ thống hóa, phân loại bài học, 2 22.33 60.00 17.67 100 bài tập 79
  7. Phạm Thị Thanh Hải 3 Tìm tài liệu liên quan đến bài giảng 12.09 58.14 29.77 100 Học nhóm với các bạn trao đổi về nội 4 13.72 57.67 28.60 100 dung bài giảng Đề xuất thắc mắc của mình với giáo viên 5 18.84 58.84 22.33 100 và bạn bè Qua số liệu bảng trên cho thấy, các hình thức học tập ngoài giờ lên lớp được khảo sát đều chưa đạt được mức độ tốt nhất. Có 28,60% SV cho rằng mức độ đạt được tốt nhất đối với hình thức học nhóm với các bạn trao đổi về nội dung bài giảng, 29,77% SV cho rằng ngoài giờ lên lớp họ dành thời gian để tìm tài liệu liên quan đến bài giảng. Hầu hết mức độ đạt được ở khá đối với các hình thức học tập ngoài giờ lên lớp, như học nguyên văn bài giảng đạt mức 71,16%, sơ đồ, hệ thống hóa, phân loại bài học, bài tập đạt mức 60%. Có thể thấy rằng, SV đó chú ý sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp để tự học. Tuy nhiên, mức độ đạt được tốt nhất đối với các hình thức tự học tích cực chưa cao. Nhiều SV được khảo sát cho rằng cần thiết phải tập trung học thuộc nguyên văn bài giảng trên lớp. Điều này cho thấy, SV vẫn còn nhiều bỡ ngỡ đối với HTTC, bước đầu chưa chủ động được với hình thức đào tạo này. Công tác quản lý hoạt động tự học của SV còn nhiều trở ngại, chủ yếu SV tự giác là chính, các cấp quản lý chưa có các hình thức phự hợp để kiểm tra, giám sát các hoạt động tự học của SV. Trong quản lý HĐHT của SV theo HTTC, cần nâng cao nhận thức của SV đối với quy trình đào tạo mới. 2.6. Thực trạng về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV Đánh giá kết quả học tập học phần của SV dựa vào thang điểm theo hướng dẫn của Quy chế 43, gồm các điểm kiểm tra, bài tập, thảo luận và thi cuối kỳ. Đánh giá quá trình rèn luyện tu dưỡng đạo đức của SV được thực hiện thường xuyên theo Quy chế 60 theo các nội dung: ý thức học tập, ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường; ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội; phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng; ý thức, kết quả tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường hoặc các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của SV. Thông tin về thực tế áp dụng những hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thể hiện ở Bảng 6 dưới đây. Bảng 6. Thực tế áp dụng & mức độ phù hợp của các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả áp dụng trong đào tạo theo HTTC Thực tế Mức độ phù hợp (%) TT Hình thức kiểm tra Tổng áp dụng(%) đánh giá cộng kết quả học tập (%) Ít phù Không Có Không Phù hợp hợp phù hợp 1 Đánh giá thái độ thảo luận 36.51 63.49 60.47 34.19 5.35 100 80
  8. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ 2 Đánh giá chuyên cần 23.02 76.98 59.30 33.26 7.44 100 3 Tự luận 3.26 96.74 89.07 10.70 0.23 100 4 Trắc nghiệm trên giấy 16.51 83.49 78.37 14.19 7.44 100 5 Trắc nghiệm trên máy 46.28 53.72 53.72 33.72 12.56 100 6 Vấn đáp 20.93 79.07 78.37 13.72 7.91 100 7 Thực hành 9.53 90.47 84.42 8.60 6.98 100 8 Bài tập lớn 11.40 88.60 78.84 15.35 5.81 100 Qua số liệu bảng trên cho thấy, các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập quy định trong Quy chế chưa được áp dụng và thực hiện triệt để. Các hình thức chưa được triển khai nhiều như hình thức tự luận (96,74%), hình thức thực hành (90,47%) và hình thức đánh giá qua bài tập lớn (88,60). Một số hình thức đánh giá kết quả học tập của SV bước đầu được thực hiện nhiều hơn, đó là trắc nghiệm trên máy (46,28%), đánh giá thái độ thảo luận (36,51%). Mặc dù Quy chế 43 về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo HTTC ra đời từ năm 2007, nhưng việc thực hiện các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Một trong những nguyên nhân đó là GV vẫn có thói quen kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV theo niên chế, thông qua bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ. Đối với mức độ phù hợp đối với việc áp dụng các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV theo HTTC, số liệu bảng trên cho thấy, CBQL và GV có quan điểm đồng ý với các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, thể hiện ở mức độ phù hợp đối với các hình thức kiểm tra đánh giá như tự luận (chiếm 89.07%), thực hành (chiếm 84,42%), tiểu luận (79,07%). Bên cạnh đó, một số hình thức kiểm tra đánh giá được cho là ít phù hợp như đánh giá chuyên cần (chiếm 59.30%), đánh giá thái độ thảo luận (chiếm 60,47%), trắc nghiệm trên máy (chiếm 53,72%). Những hình thức được đánh giá là ít phù hợp thực tế là những hình thức đánh giá mới, được kết hợp để đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo HTTC. Điều này cho thấy, các CBQL và GV phần nào chưa thực sự xem toàn bộ quy trình đào tạo theo HTTC là phù hợp với thực tiễn, các hình thức kiểm tra đánh giá chưa được áp dụng phong phú, đa dạng, trong khi đó, có rất nhiều hình thức đánh giá mới được CBQL - GV coi là phù hợp. Với quan điểm này, việc đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ cần phải được thấm nhuần hơn nữa trong tập thể CBQL và GV, sao cho áp dụng đào tạo theo HTTC được triển khai một cách đồng bộ, từ khâu đổi mới nội dung chương trỡnh, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV. 3. Kết luận Từ thực tế và thực trạng quản lý HĐHT của SV theo HTTC của các trường ĐH Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rằng việc không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường ĐH để cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì HĐHT của SV trong đào tạo theo HTTC 81
  9. Phạm Thị Thanh Hải cần được quản lý tốt hơn. Nhiệm vụ và trách nhiệm này không chỉ thuộc về các nhà quản lý, giảng viên mà còn là nhiệm vụ của chủ thể quản lý HĐHT của SV tại từng khoa, tổ bộ môn. Kết quả khảo sát thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐHT của SV trong đào tạo theo HTTC ở trường ĐH là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các giải pháp quản lý HĐHT của SV theo HTTC nhằm đảm bảo quy trình đào tạo mới ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần vào việc đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Quyết định 42/2007/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Quy chế học sinh, SV các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (Quy chế 42). [1] Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ( Quy chế 43). [1] Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh SV các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (Quy chế 60). [1] Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2008. Quản lí SV trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Trường Đại học Vinh. [1] Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2010. Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo hệ thống tín chỉ. Trường Đại học Sài Gòn. [1] Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2010. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Trường Đại học Cần Thơ. ABSTRACT The status quo of the management of student’s learning activities in the credit-based system The research focuses on the evaluation of the status quo of key factors which have influence on the management of student’s learning activities in the credit-based system at those universities adopting the credit-based system. The study areas include but not limited to the awareness of the necessity, purpose of student’s learning activities, regula- tions and managerial mechanism pertinent to student learning activities in class as well as out-of-class activities, and the evaluation of student’s learning activities. Results collected from the survey provide key insights upon which recommendations could be suggested for relevant management methods of student’s learning activities in the credit-based system. Accordingly, the credit-based training procedures would be improved thus contributing to the achievement of educational objectives. 82
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0