intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng tai nạn và giải pháp đảm bảo an toàn cho tàu và thuyền viên nghề câu mực xà tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

45
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề xuất giải pháp chính sách - xã hội và kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cho tàu và thuyền viên nghề câu mực xà tỉnh Quảng Nam. Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng tai nạn và giải pháp đảm bảo an toàn cho tàu và thuyền viên nghề câu mực xà tỉnh Quảng Nam

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> THỰC TRẠNG TAI NẠN VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TÀU<br /> VÀ THUYỀN VIÊN NGHỀ CÂU MỰC XÀ TỈNH QUẢNG NAM<br /> THE ACCIDENT STASTUS AND SOLUTIONS TO IMPROVE THE SAFETY<br /> OF PURPLEBACK FLYING-SQUID JIGGING IN QUANG NAM PROVINCE<br /> Nguyễn Quốc Khánh1, Trần Đức Phú2<br /> Ngày nhận bài: 21/08/2012; Ngày phản biện thông qua: 10/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Trong những năm qua, nghề câu mực xà mang lại nguồn thu nhập cao cho ngư dân tỉnh Quảng Nam. Nghề này vừa<br /> giải quyết công ăn việc làm, vừa góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Đội tàu<br /> câu mực xà ở Quảng Nam có quy mô công suất lớn so với mức bình quân toàn tỉnh, 70% số tàu có công suất từ 400CV trở<br /> lên. Tuy nhiên, đây là nghề có nhiều rủi ro, hằng năm có 3 - 4 ngư dân chết hoặc mất tích trên biển. Nhiều nguyên nhân<br /> tiềm ẩn có thể dẫn đến tai nạn như: đặc điểm ngư trường, mùa vụ khai thác nằm trong vùng chịu tác động mạnh của bão,<br /> phương thức sản xuất thủ công, thiếu dụng cụ cứu sinh, cấu trúc giàn phơi mực quá cồng kềnh và không có thiết bị kiểm<br /> soát thúng câu. Bài báo đã đề xuất giải pháp chính sách - xã hội và kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cho tàu và thuyền viên<br /> nghề câu mực xà tỉnh Quảng Nam.<br /> Từ khóa: Câu mực xà, thực trạng tai nạn, an toàn, giải pháp<br /> <br /> ABSTRACT<br /> When the Purpleback Flying-Squid Jigging imported into Quang Nam, it has soon become main fishing industry<br /> there, which improves incomes and creates jobs for local people, protect in-shore fisheries resources, and contribute to a<br /> country’s sea-islands sovereignty. Horse power of squid fishing boats is so higher to compare with others, 70% of them<br /> are equal or greater than 400HP. However, Purpleback Flying-Squid Jigging is very dangerous industry. There are 3 - 4<br /> people died because of storms and other accidents yearly. The latent causes lead to accident of fishing boats and crews is<br /> because of fishing ground features, fishing season, fishing technology, luck of safe instrument and too cumbersome squid<br /> frying frame. The paper has proposed the solutions of social-policies and techniques to improve the safety for Purpleback<br /> Flying-Squid Jigging boats and crews.<br /> Keyword: Purpleback Flying-Squid Jigging, accident status, safety, solution<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Câu mực xà là một trong những nghề khai thác<br /> chính của ngư dân tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, toàn<br /> tỉnh có 80 tàu, với tổng công suất 44.800 CV, chủ<br /> yếu tập trung ở huyện Núi Thành (68 tàu) [1]. Từ<br /> đầu năm 2012, mặc dù gặp bất lợi về giá mực xà<br /> khô giảm nhưng nhờ vào sản lượng khai thác cao<br /> nên doanh thu vẫn giữ ổn định, dao động từ 40 - 55<br /> triệu đồng/người/chuyến (2 tháng/chuyến biển), lợi<br /> nhuận ròng đạt 20 - 22 triệu đồng/người/chuyến [4].<br /> <br /> 1<br /> <br /> Bên cạnh đó, nghề câu mực xà cũng đã giải quyết<br /> việc làm cho hơn 4.500 lao động ở địa phương [7].<br /> Do ngư trường khai thác mực xà ở tuyến khơi, chủ<br /> yếu từ Hoàng Sa đến Trường Sa nên ngoài hiệu<br /> quả kinh tế, xã hội thì nghề này còn góp phần bảo<br /> vệ chủ quyền biển đảo.<br /> Mặc dù nghề câu mực xà đem lại nguồn thu<br /> nhập cao cho ngư dân, đóng góp đáng kể vào sự<br /> phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhưng<br /> nghề này cũng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn<br /> <br /> ThS. Nguyễn Quốc Khánh, 2 TS. Trần Đức Phú: Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 37<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> <br /> cho tàu thuyền và người lao động. Một mặt, là do<br /> ngư dân còn chủ quan trong công tác đảm bảo an<br /> toàn và thiếu thốn các trang thiết bị. Mặt khác, là do<br /> quy trình khai thác của nghề câu mực xà còn thô sơ,<br /> ngư dân sử dụng thúng là phương tiện để câu đơn<br /> độc trên biển khơi nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, bất<br /> trắc. Vào khoảng 16 - 17 giờ hàng ngày, sau khi xác<br /> định hướng khai thác thuận lợi, thuyền trưởng cho<br /> thả các thúng câu xuống biển, mỗi thúng bố trí một<br /> thuyền viên. Đến sáng hôm sau, thuyền trưởng cho<br /> tàu mẹ tìm vớt thúng lên. Từ lúc thả cho đến khi vớt,<br /> các thúng đã trôi dạt trên biển một quãng đường<br /> khá xa, trung bình từ 6 đến 8 hải lý. Phương tiện liên<br /> lạc duy nhất giữa thuyền trưởng và thuyền viên ngồi<br /> câu trên thúng là máy đàm thoại tầm gần. Khi điều<br /> kiện thời tiết tốt, việc thông tin liên lạc giữa thuyền<br /> viên và thuyền trưởng được dễ dàng, nhưng đến khi<br /> thời tiết xấu, tầm nhìn xa bị hạn chế, gió thổi mạnh<br /> hoặc lốc xoáy, thúng bị trôi xa. Lúc này, việc liên lạc<br /> giữa thuyền trưởng và thuyền viên gặp nhiều khó<br /> khăn. Trong trường hợp nguy cấp thúng bị lật, thì<br /> máy đàm thoại cũng không thể liên lạc được nên<br /> việc tìm kiếm và cứu vớt người sẽ càng khó khăn<br /> hơn và đôi khi không thể thực hiện được nên cả<br /> người và thúng bị mất tích trên biển. Theo thống kê<br /> của Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản<br /> tỉnh Quảng Nam, mỗi năm có 3 - 4 thuyền viên thiệt<br /> mạng do chìm tàu hoặc lật thúng. Cá biệt năm 2006<br /> đã có 270 thuyền viên làm việc trên các tàu câu mực<br /> xà ở Quảng Nam chết và mất tích do ảnh hưởng<br /> của cơn bão Chanchu.<br /> Để giảm thiểu tổn thất về người và tài sản cho<br /> ngư dân làm nghề câu mực xà, cần phải đánh giá<br /> lại thực trạng, phân tích nguy cơ tiềm ẩn tai nạn, từ<br /> đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho<br /> tàu và thuyền viên nghề câu mực xà ở Quảng Nam,<br /> giúp cho ngư dân an tâm sản xuất.<br /> <br /> II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> - Điều tra phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn trực<br /> tiếp ngư dân các thông tin về quy trình, thời gian,<br /> mùa vụ và ngư trường khai thác; các trang bị an<br /> toàn trên tàu; các vụ tai nạn trên biển.<br /> - Thống kê: Căn cứ vào báo cáo của chính<br /> quyền địa phương, Chi cục Khai thác và Bảo vệ<br /> Nguồn lợi Thủy sản tỉnh Quảng Nam và Cục thống<br /> kê tỉnh Quảng Nam để tiến hành thống kê những vụ<br /> tai nạn liên quan đến nghề câu mực xà trong thời<br /> gian qua.<br /> - Do nghề câu mực xà tập trung ở huyện Núi<br /> Thành (chiếm 85% số tàu toàn tỉnh) nên việc điều<br /> tra, phỏng vấn ngư dân được tiến hành ở huyện<br /> Núi Thành.<br /> - Trên cơ sở tập hợp tất cả các số liệu phỏng<br /> vấn và thống kê, tiến hành phân tích, đánh giá<br /> những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn đối với tàu và thuyền<br /> viên. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo an<br /> toàn của nghề câu mực xà ở địa phương.<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 1. Số lượng tàu và lao động nghề câu mực xà<br /> tỉnh Quảng Nam<br /> Tính đến tháng 3/2012 toàn tỉnh có 80 tàu câu<br /> mực xà, trong đó chủ yếu tập trung ở huyện Núi<br /> Thành, chiếm 85%, Thăng Bình 12,5% và Duy<br /> Xuyên 2,1%. Tương tự như số lượng, công suất<br /> bình quân/đơn vị tàu thuyền ở huyện Núi Thành<br /> cũng cao hơn các huyện còn lại (604,03CV/chiếc).<br /> Nhìn chung tàu thuyền nghề câu mực xà ở Quảng<br /> Nam có quy mô công suất lớn so với các nghề<br /> khác, tất cả tàu câu mực xà đều trên 90CV, trong<br /> đó 70% có công suất từ 400CV trở lên, gấp 13,88<br /> lần bình quân công suất một đơn vị tàu thuyền<br /> toàn tỉnh [1].<br /> <br /> Bảng 1. Số lượng tàu câu mực xà tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2001 - 2012 [1]<br /> Địa phương<br /> Năm<br /> <br /> Núi Thành<br /> <br /> Duy Xuyên<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Thăng Bình<br /> <br /> Số lượng (tàu)<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Số lượng (tàu)<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Số lượng (tàu)<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> 2001<br /> <br /> 60<br /> <br /> 88,24<br /> <br /> 8<br /> <br /> 11,71<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 68<br /> <br /> 2002<br /> <br /> 61<br /> <br /> 88,41<br /> <br /> 8<br /> <br /> 11,59<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 69<br /> <br /> 2003<br /> <br /> 63<br /> <br /> 88,73<br /> <br /> 8<br /> <br /> 11,27<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 71<br /> <br /> 2004<br /> <br /> 66<br /> <br /> 94,29<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5,71<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 70<br /> <br /> 2005<br /> <br /> 78<br /> <br /> 92,86<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4,76<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2,38<br /> <br /> 84<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 80<br /> <br /> 91,95<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4,60<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3,45<br /> <br /> 87<br /> <br /> 2007<br /> <br /> 72<br /> <br /> 91,14<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5,06<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3,8<br /> <br /> 79<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 65<br /> <br /> 92,86<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2,86<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4,29<br /> <br /> 70<br /> <br /> 38 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 60<br /> <br /> 92,31<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3,08<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4,62<br /> <br /> 65<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 43<br /> <br /> 91,49<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,13<br /> <br /> 3<br /> <br /> 6,38<br /> <br /> 47<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 47<br /> <br /> 88,68<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3,78<br /> <br /> 4<br /> <br /> 7,54<br /> <br /> 53<br /> <br /> 3/2012<br /> <br /> 68<br /> <br /> 85,00<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2,50<br /> <br /> 10<br /> <br /> 12,5<br /> <br /> 80<br /> <br /> 2. Tai nạn trong nghề câu mực xà<br /> Theo báo cáo của Chi cục Khai thác và Bảo vệ<br /> Nguồn lợi Thủy sản tỉnh Quảng Nam, hằng năm có<br /> 3 - 4 lao động nghề câu mực xà bị thiệt mạng. Đặc<br /> biệt trong cơn bão Chanchu (bão số 1) năm 2006<br /> <br /> nghề câu mực xà của tỉnh Quảng Nam đã bị thiệt<br /> hại nặng, 12 tàu câu mực bị chìm, 270 lao động bị<br /> chết và mất tích.<br /> Kết quả thống kê các tai nạn của nghề câu mực<br /> xà từ năm 2004 đến nay như sau:<br /> <br /> Bảng 2. Thống kê tai nạn từ năm 2004<br /> Năm<br /> <br /> Số<br /> Vụ<br /> <br /> 2004<br /> <br /> 1<br /> <br /> Do bão<br /> <br /> 1 tàu chìm, 20 thuyền viên chết và mất tích<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 12<br /> <br /> Do bão<br /> <br /> - 12 tàu mất tích<br /> - 270 người chết hoặc mất tích<br /> <br /> 2007<br /> <br /> 1<br /> <br /> Đang câu mực gặp lốc xoáy bất ngờ<br /> <br /> Một thúng câu bị lật, người trên thúng mất tích<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 1<br /> <br /> Đang câu mực gặp gió lớn nửa đêm<br /> <br /> Một thúng câu bị lật, người trên thúng mất tích<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 4<br /> <br /> - Tàu đang hoạt động bị chết máy<br /> - Do ảnh hưởng của bão<br /> <br /> - 1 tàu chìm, 3 tàu bị hư hỏng nặng<br /> - 20 người chết<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 1<br /> <br /> Tàu bị hỏng máy trôi dạt<br /> <br /> Trên tàu có 30 lao động được tàu khác lai dắt<br /> vào bờ<br /> <br /> 2012<br /> <br /> 5<br /> <br /> - Do hỏng máy<br /> - Do gặp bão<br /> <br /> - Tàu bị trôi dạt<br /> - 4 người chết và mất tích<br /> <br /> Nguyên nhân tai nạn<br /> <br /> Thiệt hại<br /> <br /> Qua bảng thống kê cho thấy tổn thất về sinh<br /> mạng và tài sản đối với nghề câu mực xà tỉnh Quảng<br /> Nam là rất lớn. Những thiệt hại này có ảnh hưởng<br /> lớn đến tâm lý của ngư dân, làm cho họ chưa thực<br /> sự yên tâm sản xuất. Phần lớn thuyền viên trên tàu<br /> câu mực xà là lao động chính trong gia đình, một<br /> khi có bất trắc xảy ra với họ thì cả gia đình cũng bị<br /> ảnh hưởng theo. Do đó, cần tìm ra những giải pháp<br /> nhằm đảm bảo an toàn trên biển, góp phần giảm<br /> thiệt hại về người và tài sản cho ngư dân.<br /> 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn của tàu và<br /> thuyền viên nghề câu mực xà<br /> Từ kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá<br /> cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến an toàn cho<br /> tàu và thuyền viên nghề câu mực xà ở Quảng Nam<br /> như sau:<br /> - Về ngư trường và mùa vụ khai thác: Ngư<br /> trường khai thác của nghề câu mực xà khá rộng,<br /> từ 60 - 200N và 1090 - 1170E. Mùa vụ khai thác của<br /> nghề câu mực xà bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 9<br /> năm sau [3]. Đây là khoảng thời gian và khu vực<br /> thường xuyên xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới,<br /> đầu mùa mưa thì hay có tố, lốc, mùa đông thì chịu<br /> tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc. Bất cứ cơn<br /> <br /> Hình 1. Ngư trường khai thác vụ Nam [8]<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 39<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> bão nào trên Biển Đông cũng ảnh hưởng đến ngư<br /> trường khai thác mực xà. Ngoài ra, do ngư dân<br /> thường tranh thủ khai thác kể cả khi gió lên đến cấp<br /> 5 nên nguy cơ lật thúng luôn có thể xảy ra bất cứ<br /> lúc nào.<br /> - Về phương pháp khai thác: Câu mực xà là<br /> nghề khai thác theo phương thức thủ công. Mỗi<br /> thúng câu là một đơn vị sản xuất độc lập, cách xa<br /> tàu. Do thiếu hệ thống kiểm soát thúng câu, nên<br /> khi gặp các yếu tố thời tiết bất lợi như giông tố, lốc<br /> xoáy, gió mạnh dễ gây lật thúng, hoặc chẳng may<br /> do tàu vận tải đâm va thì thuyền trưởng không kịp<br /> ứng cứu. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn<br /> đến nhiều vụ thuyền viên mất tích trên biển trong<br /> thời gian qua.<br /> <br /> Hình 2. Kết cấu giàn phơi mực<br /> - Về trang bị cứu sinh: trên mỗi thúng câu được<br /> trang bị 1 phao áo, nhưng qua điều tra cho thấy, có<br /> 3% số lượng tàu thuyền không trang bị đủ số lượng<br /> phao áo cho thuyền viên. Ngoài ra, phần lớn ngư<br /> dân được phỏng vấn sử dụng áo phao không đúng<br /> quy cách. Do đó, một khi tai nạn xảy ra thì áo phao<br /> cũng không thể phát huy hết tác dụng của chúng.<br /> - Về kết cấu giàn phơi mực: So với các nghề<br /> khai thác thủy sản khác, nghề câu mực xà có thêm<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> hệ thống giàn phơi được đóng cố định trên tàu. Hệ<br /> thống này rất cồng kềnh nên làm cho tàu dễ mất ổn<br /> định khi gặp sóng gió. Tổng diện tích trung bình của<br /> 1 giàn phơi 2 tầng khoảng 321,1m2 nên tạo ra sức<br /> cản rất lớn. Chiều cao trung bình của giàn phơi từ<br /> 5 - 5,5m tính từ mặt boong, vật liệu chủ yếu là gỗ và<br /> tre nên khi trời mưa bị thấm nước trọng lượng của<br /> hệ thống giàn phơi sẽ tăng lên. Vì vậy càng làm cho<br /> tàu dễ mất ổn định.<br /> Bên cạnh đó, với kết cấu khá cồng kềnh của<br /> giàn phơi làm che khuất hệ thống đèn tín hiệu nên<br /> càng làm tăng nguy cơ đâm va với tàu thuyền khác<br /> khi gặp thời tiết xấu.<br /> 4. Giải pháp đảm bảo an toàn cho tàu và thuyền<br /> viên nghề câu mực xà ở Quảng Nam<br /> 4.1. Giải pháp chính sách - xã hội<br /> - Mỗi thúng là một đơn vị sản xuất độc lập<br /> nhưng hiện nay chưa có tiêu chuẩn trang bị an toàn<br /> trên thúng câu mực xà. Ngư dân tự trang bị theo<br /> nhu cầu của họ. Do đó, cơ quan quản lý Nhà nước<br /> cần ban hành tiêu chuẩn trang bị an toàn cho các<br /> phương tiện khai thác thủy sản thô sơ (bao gồm<br /> thúng, bè,...) nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và<br /> tài sản của ngư dân.<br /> - Nhà nước cần có những chính sách để cho<br /> ngư dân vay vốn mua sắm trang thiết bị đảm bảo an<br /> toàn cho tàu và thuyền viên.<br /> - Cần phải thường xuyên tuyên truyền, vận<br /> động người dân nâng cao ý thức trong công tác<br /> đảm bảo an toàn.<br /> 4.2. Giải pháp kỹ thuật<br /> - Lắp đặt hệ thống ra đa trên tàu và thúng câu.<br /> Nguyên lý hoạt động và cấu trúc của hệ thống được<br /> thể hiện như hình 3:<br /> <br /> Hình 3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống ra đa kiểm soát thúng câu<br /> <br /> 40 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> Các tiêu chiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản để thiết<br /> kế, lắp đặt hệ thống ra đa như sau [5]:<br /> + Lựa chọn thông số kỹ thuật của ra đa cho phù<br /> hợp với đặc điểm của tàu câu mực xà. Nên lựa chọn<br /> loại ra đa có thang đo xa 36 hải lý.<br /> + Lắp đặt chiều cao ăn ten hợp lý. Nếu chiều<br /> dài tàu 20m thì lắp ăn ten cao hơn đỉnh đầu thuyền<br /> viên tối thiểu 2,1m.<br /> + Dùng tiêu phản xạ góc để lắp đặt trên các<br /> thúng câu.<br /> + Kích thước tối thiểu mỗi cạnh của tiêu ra đa<br /> là 30cm.<br /> + Chiều cao tối thiểu tiêu ra đa là 1m.<br /> Ưu điểm của hệ thống này là:<br /> + Hình ảnh thúng câu luôn xuất hiện trên màn<br /> hình ra đa.<br /> + Thuyền trưởng biết được chính xác vị trí,<br /> khoảng cách, tốc độ trôi dạt và hướng di chuyển<br /> của thúng câu.<br /> + Có thể tránh được đâm va với tàu vận tải và<br /> các tàu có trang bị ra đa.<br /> + Khi thúng câu bị lật thì tàu mẹ dễ dàng tiếp<br /> cận mục tiêu.<br /> - Cải tiến giàn phơi mực sao cho gọn nhẹ, khi<br /> gặp gió bão có thể tháo, xếp dễ dàng và nhanh<br /> chóng để giảm lắc, duy trì tính ổn định của tàu.<br /> Ngoài ra, cũng cần phải đầu tư nghiên cứu công<br /> nghệ sấy mực vừa nâng cao chất lượng sản phẩm,<br /> vừa góp phần làm giảm kết cấu giàn phơi.<br /> - Nghiên cứu cải tiến công nghệ khai thác. Hiện<br /> nay, ngư dân ở các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau<br /> và Kiên Giang khai thác mực ống và mực lá bằng<br /> câu vàng cho hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, cần thực<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> hiện nghiên cứu thử nghiệm công nghệ câu vàng<br /> khai thác mực xà vừa nâng cao hiệu quả sản xuất,<br /> vừa đảm bảo an toàn cho thuyền viên.<br /> - Cần phải trang bị đầy đủ dụng cụ cứu sinh cá<br /> nhân như phao áo, phao tròn trên thúng câu (hiện<br /> nay khoảng 3% không trang bị phao áo và 100%<br /> không có phao tròn trên thúng câu) để tăng khả<br /> năng tự ứng cứu của thuyền viên.<br /> Tuy nhiên, để các giải pháp kỹ thuật mang tính<br /> khả thi và có thể áp dụng vào thực tế sản xuất thì<br /> cần các công trình nghiên cứu sâu hơn.<br /> IV. KẾT LUẬN<br /> - Tàu thuyền nghề câu mực xà ở tỉnh Quảng<br /> Nam có quy mô công suất lớn, tất cả tàu câu mực<br /> xà đều trên 90CV, trong đó 70% có công suất từ<br /> 400CV trở lên.<br /> - Thiệt hại về sinh mạng và tài sản của ngư dân<br /> làm nghề câu mực xà là rất lớn.<br /> - Có nhiều nguy cơ tiềm ẩn tai nạn cho tàu và<br /> thuyền viên nghề câu mực xà như: Ngư trường khai<br /> thác nằm trong khu vực chịu tác động mạnh của<br /> bão; Phương pháp khai thác thủ công, phương tiện<br /> khai thác thô sơ; Trang bị an toàn trên thúng câu<br /> chưa đảm bảo; Thiếu thiết bị quản lý thúng câu;<br /> Kích thước giàn phơi mực quá lớn và cồng kềnh.<br /> - Có 2 nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu tổn thất<br /> về sinh mạng và tài sản cho ngư dân: Giải pháp về<br /> chính sách - xã hội và kỹ thuật. Tập trung vào: tuyên<br /> truyền, nâng cao nhận thức của người dân, ban<br /> hành tiêu chuẩn trang bị an toàn cho các phương<br /> tiện khai thác thủy sản thô sơ, lắp đặt hệ thống ra<br /> đa giám sát thúng câu, cải tiến giàn phơi và công<br /> nghệ khai thác.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> Chi cục khai thác & BVNL Thủy sản tỉnh Quảng Nam, số liệu đăng kiểm tàu cá đến hết ngày 31/3/20102.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2011. NXB Thống Kê. http://www.qso.gov.vn/<br /> ngtk2011/index.html<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Bách Văn Hạnh, 2011. Nghiên cứu kỹ thuật khai thác mực xà bằng nguồn sáng. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Viện<br /> Nghiên cứu Hải sản.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Hồ Quốc Hùng, 2012. Điều tra thực trạng tàu thuyền và đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn của thuyền viên làm việc trên<br /> tàu câu mực xà tỉnh Quảng Nam. Đồ án tốt nghiệp. Trường Đại học Nha Trang.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> Trần Tiến Phức, 1999. Nghiên cứu ứng dụng ra đa hàng hải phục vụ khai thác thủy sản xa bờ. Tuyển tập công trình nghiên<br /> cứu khoa học công nghệ, Trường Đại học Thủy sản, 1999.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> Nguyễn Đình Sơn, 2009. Thực trạng nghề câu mực xà ở Việt Nam. Bản tin Quý, Số 11 - tháng 1/2009. Viện Nghiên cứu Hải<br /> sản. http://www.rimf.org.vn/bantin/tapchi_newsdetail.asp?TapChiID=32&muctin_id=2&news_id=2181<br /> <br /> 7.<br /> <br /> Trần Văn Trường và CTV, 2012. Một vài kết quả nghiên cứu về nghề câu mực xà tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học Công<br /> nghệ Thủy sản, số 1/2012.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> Viện Nghiên cứu Hải sản. Dự báo ngư trường khai thác. http://www.rimf.org.vn/exp_fishfc.asp?lang=1<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 41<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2