intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng thiếu hụt nhân lực ngành luật kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Manoban Lisa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

64
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khái niệm chung về ngành luật kinh tế tại Việt Nam hiện nay, bối cảnh đào tạo ngành luật kinh tế của các trường đại học ở Việt Nam, đánh giá và phân tích tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực; từ đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp góp phần giải quyết tình hình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng thiếu hụt nhân lực ngành luật kinh tế ở Việt Nam hiện nay

  1. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” THỰC TRẠNG THIẾU HỤT NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THE CURRENT SITUATION OF HUMAN RESOURCES SHORTAGE IN ECONOMIC LAW INDUSTRY IN VIETNAM NOWADAYS ThS. Nguyễn Lê Anh1, ThS. Vũ Thanh Tùng2 Tóm tắt – Ngành luật nói chung và luật kinh tế nói riêng đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập thế giới của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, một thực tế đặt ra cần giải quyết là mặc dù nhu cầu nhân lực ngành này rất cao, nhưng tình trạng thiếu hụt đầu ra vẫn tồn tại trong nhiều năm qua. Bài viết trình bày khái niệm chung về ngành luật kinh tế tại Việt Nam hiện nay, bối cảnh đào tạo ngành luật kinh tế của các trường đại học ở Việt Nam, đánh giá và phân tích tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực; từ đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp góp phần giải quyết tình hình. Từ khóa: luật kinh tế, ngành luật, thiếu hụt nhân lực luật kinh tế, đào tạo luật kinh tế. 1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH LUẬT KINH TẾ Khái niệm chung Luật kinh tế theo quan điểm truyền thống là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lí kinh tế của Nhà nước và trong quá trình sản xuất giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Xét theo khía cạnh hiện đại, luật kinh tế là một bộ phận của pháp luật về kinh tế, là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lí kinh tế của Nhà nước, cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước lẫn quốc tế. Luật kinh tế là cơ sở giúp cho Nhà nước có thể quản lí và bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động kinh doanh tại nước ta, trên hết là vì 1 Trường Đại học Kinh tế Tài chính; Email: anhnl@uef.edu.vn 2 Trường Đại học Tài chính – Marketing 305
  2. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” mục tiêu duy trì và ổn định nền kinh tế, tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng và hiệu quả. Ngành luật kinh tế là ngành học thừa hưởng nền tảng từ luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Có thể nói, ngành luật kinh tế đã trở thành một ngành nghề không thể thiếu trong xã hội hiện đại, cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lí, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lí những vấn đề pháp lí đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp. Ở các trường đại học của Việt Nam hiện nay, ngành luật kinh tế thường bao gồm các chuyên ngành: luật thương mại quốc tế, luật kinh doanh, luật tài chính ngân hàng. Nội dung đào tạo Nhìn chung, một số môn học then chốt trong chương trình đào tạo ngành luật kinh tế gồm: Luật sở hữu trí tuệ, Pháp luật về doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Thủ tục đăng kí doanh nghiệp và thủ tục đầu tư, Phá sản và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, Pháp luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư, Pháp luật về đầu tư xây dựng... Theo mặt bằng chung, sinh viên ngành luật kinh tế tại các trường hiện nay sẽ được đào tạo các kĩ năng cơ bản sau: - Kĩ năng tư duy pháp lí: Tiếp nhận vấn đề, nắm bắt nhu cầu pháp luật cần giải quyết, phân tích và tổng hợp thông tin, đánh giá chứng cứ, nhận định đúng sai theo quy định của pháp luật để có hướng giải quyết; - Kĩ năng tư vấn pháp lí trong kinh doanh; - Kĩ năng nghiệp vụ trong kinh doanh thương mại; - Kĩ năng tổ chức công việc như truy cứu, cập nhật, phân loại các văn bản pháp luật, đàm phán, soạn thảo các loại hợp đồng phục vụ hoạt động của doanh nghiệp; - Kĩ năng tổ chức các sinh hoạt khoa học, thuyết trình, giới thiệu văn bản pháp luật mới. Học ngành luật kinh tế, trước hết sinh viên được đào tạo chuyên sâu về ngành luật nói chung kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Trong đó, chú trọng đến luật kinh tế – ngành luật tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế có phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lí kinh tế của Nhà nước. 306
  3. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Cùng với đó, sinh viên học ngành luật kinh tế còn được trang bị thêm các kĩ năng nghề nghiệp và kĩ năng mềm cần thiết để trưởng thành trong nhận thức và giao tiếp. Những trường đại học uy tín đào tạo ngành luật kinh tế rất chú trọng đến đào tạo tiếng Anh, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình và làm việc nhóm. Nhờ đó, sinh viên sau khi ra trường có thể tự tin làm việc và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại. Phân biệt ngành luật và ngành luật kinh tế Ngành luật cung cấp kiến thức luật ở hầu hết các lĩnh vực. Bên cạnh các lĩnh vực luật như luật kinh tế, ngành luật còn cung cấp những kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học. Trong khi đó, ngành luật kinh tế trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về hầu hết các luật, trong đó tập trung vào các luật liên quan đến lĩnh vực thương mại và các vấn đề kinh tế. Các trường đào tạo ngành luật kinh tế ở Việt Nam: STT Trường công lập Trường dân lập A. Miền Nam 1 Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại Trường Đại học Nguyễn Tất học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Thành 2 Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Trường Đại học Bình Dương Chí Minh 3 Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 4 Trường Đại học Lao động Xã hội – Trường Đại học Văn Lang Cơ sở TP. Hồ Chí Minh 5 Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.Hồ Chí Minh 6 Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh 7 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng 8 Trường Đại học Nam Cần Thơ 307
  4. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 9 Trường Đại học Tây Đô 10 Trường Đại học Công nghệ miền Đông 11 Trường Đại học Dân lập Lạc Hồng 12 Trường Đại học Dân lập Cửu Long 13 Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An B. Miền Bắc 1 Trường Đại học Luật Hà Nội Trường Đại học Đông Đô 2 Trường Đại học Thương mại Trường Đại học Đại Nam 3 Học viện Ngân hàng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 4 Trường Đại học Lao động Xã hội Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội 5 Viện Đại học Mở Hà Nội Trường Đại học Hòa Bình 6 Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Trường Đại học Trưng Vương kinh doanh – Đại học Thái Nguyên 7 Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị 8 Trường Đại học Kinh Bắc 9 Trường Đại học Thành Tây 10 Trường Đại học Thành Đông C. Miền Trung 1 Trường Đại học Vinh Trường Đại học Dân lập Duy 308
  5. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Tân 2 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Trường Đại học Đông Á Nẵng 3 Trường Đại học Luật – Đại học Huế Trường Đại học Phan Thiết 4 Trường Đại học Tài chính – Kế toán Bảng 1. Danh sách các trường đại học đào tạo ngành luật kinh tế tại Việt Nam (Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2019) Hiện tại, hai trung tâm đào tạo nhân lực ngành luật lớn nhất cả nước về ngành luật kinh tế là Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Theo Edu2Review [1], điển hình như Trường Đại học Luật Hà Nội, qua hơn 32 năm xây dựng và phát triển, đến nay Nhà trường đã đào tạo được hơn 80.000 cán bộ pháp lí, trong đó hơn 70.000 người đạt trình độ cử nhân; hiện nay, hơn 60% cán bộ tư pháp trong cả nước do Trường Đại học Luật Hà Nội đào tạo. Còn theo Phapluatxahoi [2], Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tính tới hôm nay, Nhà trường đã đào tạo khoảng 28.000 sinh viên hệ vừa học vừa làm, 12.000 sinh viên chính quy theo 03 ngành đào tạo, 06 chuyên ngành, 05 khoa chuyên ngành luật ở tất cả các bậc từ cử nhân đến tiến sĩ. Triển vọng nghề nghiệp Sinh viên tốt nghiệp ngành này còn có thể làm việc ở các tổ chức nghiên cứu và tư vấn pháp luật, các viện nghiên cứu và các trung tâm cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lí như văn phòng luật sư, công ti luật. Cụ thể là các công việc như luật sư, trợ lí luật sư; chuyên viên tư vấn pháp luật trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội, chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lí của luật sư hoặc người hành nghề luật sư trong các tổ chức dịch vụ pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp; nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục. Trong doanh nghiệp, nhân sự học luật kinh tế có thể làm chuyên viên pháp lí phụ trách liên quan đến đàm phán, soạn thảo, kí kết hợp đồng. Ngoài ra, cử nhân luật kinh tế còn có thể tham gia các trung tâm trọng tài thương mại với tư cách là trọng tài viên giải quyết các tranh chấp thương mại; giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo khối ngành luật kinh tế, quản lí kinh tế và quản trị kinh doanh. 309
  6. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 2. THỰC TRẠNG THIẾU HỤT NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT KINH TẾ Nhu cầu nhân lực lớn Theo Allan Van Fleet [3], Công ty Tư vấn Luật McDermott Will & Emery, các quốc gia trên thế giới cũng đang thiếu hụt nhân lực ngành này. Chuyên ngành luật kinh tế là một ngành học danh giá mà rất nhiều sinh viên muốn theo học, cụ thể như tại một số nước phát triển hàng đầu thế giới như Anh, Pháp, Đức, Mĩ, những công việc như luật sư, thẩm phán và công tố viên là những nghề nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội, đem đến thu nhập hằng năm cao. Mỗi năm có hàng trăm nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ đua nhau mở rộng quy mô và mở thêm ngành dịch vụ mới, nhưng cũng kéo theo đó là sự phá sản, giải thể ngay sau quá trình hoạt động chỉ sau vài năm. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho hiện tượng này. Một phần do sự cạnh tranh khốc liệt, cá lớn nuốt cá bé, doanh nghiệp nào mạnh và có chiến lược tốt thì họ sống, tồn tại và phát triển đi lên. Tuy nhiên, doanh nghiệp nào yếu kém, sản phẩm không mới mẻ, không có chiến lược cạnh tranh tốt thì doanh nghiệp đó sẽ làm ăn thua lỗ và phá sản là hệ quả tất yếu. Bên cạnh đó, một nguyên nhân cũng rất quan trọng là sự yếu kém của chính bản thân doanh nghiệp trong việc nắm rõ luật pháp kinh tế. Vì không hiểu biết về các quy định kinh tế, không nắm vững các lĩnh vực chuyên môn mà doanh nghiệp bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chức năng can thiệp đến hoạt động, xử phạt hoặc có các chế tài xử lí theo luật định. Theo tinh thần Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Việt Nam đang tiếp tục chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế giữ vai trò trọng tâm. Khi nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng với thế giới, mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng được đẩy mạnh. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước sẽ đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. Lúc này, các doanh nghiệp phải có những thay đổi, những bước chuyển mình mạnh mẽ. Chính xu hướng tất yếu này đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các cử nhân tốt nghiệp ngành luật kinh tế trong việc thiết lập hành lang pháp lí và giải quyết các vấn đề liên quan đến các chính sách kinh tế, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, APEC và CPTPP. Đối với doanh nghiệp, việc nắm rõ khuôn khổ pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Muốn làm được điều đó, mỗi doanh nghiệp phải có đội ngũ chuyên gia pháp lí, luật sư chuyên ngành về luật kinh tế để tư vấn đường lối chính sách cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi. Như vậy, sinh viên theo học ngành luật kinh tế, ngoài cơ hội làm việc trong các cơ quan pháp luật của nhà nước, cơ hội trở thành các chuyên gia pháp lí cho các công ti, tập đoàn trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, các tập đoàn đa quốc gia là rất lớn. 310
  7. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” PGS.TS. Đoàn Đức Lương [4], Hiệu trưởng Trường Đại học Luật – Đại học Huế, cho rằng: xã hội hiện đại làm việc trên cơ sở pháp luật nên nhu cầu nguồn nhân lực ngành luật cao hơn ngày xưa nhiều; bên cạnh việc đào tạo ngành luật để làm luật sư hay làm ở các cơ quan tư pháp thì nhu cầu của xã hội trong lĩnh vực khác như các doanh nghiệp, hoạt động tư vấn pháp luật, kinh tế, các tổ chức phi chính phủ cũng rất cần nhân lực ngành luật; để hội nhập, vai trò của đội ngũ nhân sự luật chất lượng – tinh thông về nghề nghiệp, chuyên nghiệp về tác phong, chuẩn mực đạo đức là nền tảng không thể thiếu để giữ vững chủ quyền quốc gia, xây dựng khung pháp lí hoàn thiện trên các lĩnh vực để tự tin bước vào các sân chơi lớn như WTO, AEC. Ông Lê Hồng Sơn [5], Giám đốc Chi nhánh Công ty Luật Hợp danh FDVN Đà Nẵng – chi nhánh Huế, cho biết: ‘Chưa bao giờ cơ hội nghề nghiệp đối với nhân sự ngành luật rộng mở như lúc này. Trực tiếp làm công tác pháp chế và nhân sự cho nhiều doanh nghiệp, tôi nhận thấy không chỉ các cơ quan nhà nước mà các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội cũng đang rất cần nguồn nhân sự ngành luật vừa giỏi chuyên môn vừa năng động, nhạy bén trong nắm bắt xu thế xã hội’. Hiện cả nước ta có khoảng 6.000 luật sư, 5.000 thẩm phán, 4.000 điều tra viên, 400 công chứng viên, như thế là quá ít ỏi so với nhu cầu thực tế. Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo Nguồn nhân lực [6], trong năm 2020, đất nước cần khoảng 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại. Đó là chưa kể nhu cầu cán bộ pháp luật ở các bộ, ngành, địa phương cũng cao không kém. Còn theo thống kê của Bộ Tư pháp, giai đoạn từ 2017 đến 2020, chỉ tính riêng các chức danh tư pháp, Việt Nam đã cần tới hơn 20.000 nhân sự, trong đó cần thêm 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên và hàng trăm thẩm tra viên. Tìm kiếm thông qua công cụ Google, với từ khóa “tuyển dụng cử nhân luật” và “tuyển dụng cử nhân luật kinh tế”, chúng tôi thu nhận được hơn 10 triệu kết quả trong 0,5 giây với những tin tuyển dụng từ các trang tuyển dụng hàng đầu như vietnamwork.com, vieclam24h.vn, www.careerbuilder.vn.... Đây là bằng chứng rõ ràng chứng tỏ ngành nghề này đang có nhu cầu đào tạo, tuyển dụng và làm việc rất lớn. Các hạn chế trong đào tạo ngành luật kinh tế Tuy nhu cầu lớn như trên nhưng trên thực tế, hiện nay mỗi năm, nước ta chỉ đào tạo ra khoảng 3.500 – 4.000 cử nhân luật. Chưa kể đến việc đào tạo ngành luật nói chung và luật kinh tế nói riêng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Năng lực đào tạo pháp luật hiện có của các cơ sở giáo dục trong nước chưa đáp ứng nhiều so với nhu cầu, ở một số nơi, nhất là các tổ chức dân lập, chất lượng đào tạo không được chú trọng. 311
  8. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Theo TS. Mai Hồng Quỳ [2], nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, thực trạng đào tạo nhân lực ngành luật còn nhiều điểm bất hợp lí trong hệ thống giáo dục hiện nay; về phương diện quản lí, trừ Trường Đại học Luật Hà Nội thuộc Bộ Tư pháp, các đơn vị đào tạo cử nhân ngành luật khác đều thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, tuy nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực ngành luật rất cao nhưng các chỉ tiêu năng lực đào tạo chính quy của từng trường hằng năm lại chưa đáp ứng được; việc đào tạo theo hệ vừa học vừa làm (tại chức), hay văn bằng hai ngành luật là hợp lí và rất cần thiết, tuy nhiên việc đào tạo cử nhân luật theo hai hệ này hiện nay lại khá dễ dãi, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của đội ngũ cán bộ pháp luật. Ông Nguyễn Thế Truyền [2], Giám đốc Công ty Luật Thiên Thanh cho biết, thực tế những nhà tuyển dụng như ông cực kì đau đầu vì khó tìm nhân sự ngành luật đáp ứng phù hợp nhu cầu làm nghề. Theo đại diện này, ứng viên trẻ thường có hai dạng: thứ nhất, các bạn có năng lực thường đòi hỏi rất cao, thậm chí "không biết" mình đang đòi hỏi gì; thứ hai, các bạn “không biết gì” thì nhiều vô kể. Hạn chế lớn và chủ yếu của đa phần cử nhân mới ra trường là thiếu kinh nghiệm thực tế. Nhiều bạn hồ sơ có đủ các loại chứng chỉ tiếng Anh, tin học nhưng lại không giải quyết được những công việc cơ bản liên quan đến ngoại ngữ hay máy tính. Ngoài hạn chế về chuyên môn, kinh nghiệm, điểm yếu lớn nhất của đa cố các chuyên viên pháp lí và luật sư chính là khả năng ngoại ngữ, nhất là khi phải làm việc với các dự án, các vấn đề có liên quan đến hợp tác quốc tế. Ngay trong chính các trường đại học, các cơ sở đào tạo, đội ngũ giảng viên chuyên ngành luật kinh tế hiện nay vẫn chưa nhiều, trong đó, số lượng đã kinh qua trải nghiệm thực tế lại càng ít. Bên cạnh chuyên môn, yếu tố đạo đức cũng được các trường đề cao đối với nguồn lực giảng viên ngành này. 3. KẾT LUẬN – GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT Ngày nay, xu hướng tất yếu của nền kinh tế Việt Nam là hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Đi cùng trào lưu đó, vai trò của ngành luật nói chung và luật kinh tế nói riêng sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhận thức được tầm quan trọng này, các trường đại học đã và đang ra sức đẩy mạnh đào tạo ngành chuyên môn này. Tuy nhiên, cung vẫn chưa đủ cầu, phần vì số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa đáp ứng so với nhu cầu thị trường, phần vì chất lượng đầu ra không đáp ứng được những đòi hỏi của thực tế. Trên cơ sở đánh giá và phân tích thực trạng thiếu hụt nhân lực ngành luật kinh tế, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết tình hình, cải thiện cả về lượng lẫn chất của nguồn nhân lực ngành này: - Cần có cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, nhà trường với doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển ngành luật kinh tế. Nhà nước, Chính phủ đóng 312
  9. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” vai trò tạo điều kiện hành lang pháp lí thông thoáng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo; có những ưu đãi thiết thực về chương trình, học phí, cơ sở vật chất cho ngành luật này. Nhà trường là nhân tố trung tâm đứng ra đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trên cơ sở phối hợp với các doanh nghiệp để tham khảo các yêu cầu tuyển dụng, từ đó, xây dựng các chuẩn đầu ra trong đào tạo và tiến hành đào tạo sinh viên chuyên ngành luật kinh tế sao cho phù hợp và đáp ứng thực tiễn. - Bản thân các trường đại học, các viện đào tạo nên tiến hành cải cách chương trình, giáo trình, thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức kịp thời với những biến động của thực tế, nhất là về pháp luật kinh doanh quốc tế trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới. Chương trình học cần giảm bớt tính hàn lâm, tăng tính ứng dụng. - Các trường tăng cường đẩy mạnh đào tạo kĩ năng mềm, chuyên môn về ngoại ngữ và tin học cho các cử nhân luât tương lai. Hội nhập quốc tế không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn cao mà song song với đó là cả khả năng ngôn ngữ, giao tiếp linh hoạt, trôi chảy. - Kinh tế thị trường và hội nhập đem lại nhiều điều tích cực cho nền kinh tế, nhưng cũng dẫn tới các mặt trái tất yếu. Do đó, bên cạnh đào tạo chuyên môn, chúng ta cần chú trọng đến đào tạo đạo đức, lối sống cho các cử nhân luật tương lai. - Linh hoạt trong khung chương trình đào tạo. Một số nước tiên tiến trên thế giới đã nhận ra những hạn chế của đào tạo thuần túy pháp luật. Vì vậy, nội dung chương trình hiện nay của họ đã được cải tiến khá linh hoạt, đa dạng và có tính liên thông trong ngành học. Chẳng hạn, ở Singapore, Khoa Luật của Trường Đại học Quốc gia Singapore đã liên kết với Trường Kinh doanh thực hiện chương trình đào tạo liên thông 5 năm hai bằng cử nhân luật và cử nhân kinh tế. Ở Mĩ, điều kiện để vào học luật là phải tốt nghiệp một đại học khác. Theo đánh giá của chúng tôi, mô hình đào tạo luật của Mĩ rất phù hợp với việc hành nghề luật kinh tế mang tính chuyên sâu trong điều kiện hội nhập quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Edu2Review. Trường Đại học Luật Hà Nội – Cái nôi của hơn 80.000 cán bộ pháp lý. Hà Nội: 2020. Truy cập từ https://edu2review.com/reviews/truong- dai-hoc-luat-ha-noi-cai-noi-cua-hon-80000-can-bo-phap-ly-12122.html [Ngày truy cập: 20/10/2020]. [2] Phapluatxahoi. Nhu cầu cao về nhân lực ngành luật. TP. HCM: 2019. Truy cập từ http://www.cdmiennam.edu.vn/nhu-cau-cao-ve-nhan-luc-nganh- luat.html [Ngày truy cập: 21/10/2020]. 313
  10. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” [3] Allan Van Fleet. Vietnam Salary Guide 2019 có gì? TP.HCM: 2019. Truy cập từ https://andrews.edu.vn/vietnam-salary-guide-2019-co-gi/ [Ngày truy cập: 20/10/2020]. [4] Nguyên Thảo. Ngành Luật đang "hot" nhất hiện nay? TP.HCM: 2017. Truy cập từ http://khampha.vn/giao-duc/nganh-luat-dang-hot-nhat-hien-nay- c42a529163.html [Ngày truy cập: 21/10/2020]. [5] Khamphavn. Cánh cửa rộng mở cho sinh viên Luật. Hà Nội: 2018. Truy cập từ http://khampha.vn/the-thao/canh-cua-rong-mo-cho-sinh-vien-luat- c9a665122.html [Ngày truy cập: 21/10/2020]. [6] Nganhluat.vn. Thực trạng “khát” nhân lực ngành Luật kinh tế của Việt Nam. TP. HCM: 2019. Truy cập từ http://nganhluatvn.edu.vn/co-hoi-nghe- nghiep/thuc-trang-khat-nhan-luc-nganh-luat-kinh-te-cua-viet-nam/ [Ngày truy cập: 21/10/2020]. 314
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2