intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THỰC TRẠNG THOÁI HOÁ ĐẤT BAZAN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Chia sẻ: Tran Huyen Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

168
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các loại đất hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá bazan ở tỉnh Quảng Trị có diện tích 15.199,83 ha, chiếm 4,4% tổng diện tích toàn tỉnh. Đất bazan là loại đất có độ phì nhiêu cao ở vùng nhiệt đới và có khả năng thích nghi với việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... Do ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên và tác động nhân sinh, đất bazan đang ngày càng bị thoái hoá nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6.475,13 ha đất bazan bị thoái hoá...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THỰC TRẠNG THOÁI HOÁ ĐẤT BAZAN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

  1. THùC TR¹NG THO¸I HãA §ÊT BAZAN TØNH QUNG TRÞ Vµ C¸C Gii PH¸P sö DôN... Page 1 of 8 THỰC TRẠNG THOÁI HOÁ ĐẤT BAZAN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRƯƠNG ĐÌNH TRỌNG Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt: Các loại đất hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá bazan ở tỉnh Quảng Trị có diện tích 15.199,83 ha, chiếm 4,4% tổng diện tích toàn tỉnh. Đất bazan là loại đất có độ phì nhiêu cao ở vùng nhiệt đới và có khả năng thích nghi với việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... Do ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên và tác động nhân sinh, đất bazan đang ngày càng bị thoái hoá nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6.475,13 ha đất bazan bị thoái hoá nhẹ; 6.931,12 ha đất bazan bị thoái hoá trung bình và 1.793,58 ha đất bazan bị thoái hoá nặng. Vì vậy, cần phải đề ra các biện pháp khôi phục đất bazan bị thoái hoá và chống thoái hoá đất ở Quảng Trị. I. MỞ ĐẦU Với sự chi phối của địa hình, tính chất phức tạp của nền đá gốc và thảm thực vật cùng với tác động của con người nên ở tỉnh Quảng Trị đã hình thành một lớp phủ thổ nhưỡng rất đa dạng và phức tạp với 14 loại đất, trong đó đất bazan có diện tích 15.199,83 ha, chiếm 4,4% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Các loại đất hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá bazan là đất có độ phì nhiêu cao ở vùng nhiệt đới. Loại đất này có kết cấu tốt, tơi xốp, thoáng khí, có bề dày khá, tỷ lệ mùn cao và hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn so với nhiều loại đất khác. Đất bazan tỉnh Quảng Trị phân bố ở vùng đồi và núi thấp các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Đak Krông và Hướng Hoá. Đất bazan là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông - lâm nghiệp, là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia và từng khu vực. Tuy nhiên, trải qua nhiều quá trình khai thác cho các mục đích sử dụng khác nhau và tác động của các quá trình tự nhiên đã dẫn đến tình trạng hoang hoá và thoái hoá đất bazan. Việc nghiên cứu đặc điểm thoái hoá đất bazan sẽ xây dựng cơ sở khoa học quan trọng cho việc đề xuất hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất nói chung và đất bazan nói riêng ở tỉnh Quảng Trị. II. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT BAZAN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ Đất bazan ở Quảng Trị chia ra làm 2 loại: 1. Đất nâu đỏ trên đá bazan: Fk (Rhodic Ferrasols: FRs) Loại đất này có diện tích khoảng 12.747,24 ha, chiếm 3,69% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở các huyện Vĩnh Linh (34,23%), Gio Linh (28,72%), Cam Lộ (18,90%), Hướng Hoá (17,85%) và Đak Krông (0,30%). Nhìn chung, đất phát triển ở địa hình tương đối bằng phẳng, rất ít nơi có độ dốc lớn (trên 250 chỉ chiếm khoảng 2,7% diện tích của loại đất này). Kết quả nghiên cứu và phân tích nhiều phẫu diện cho thấy đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng (tỷ lệ cấp hạt sét khoảng trên 40%). Đất có phản ứng chua (pHKCl: 3,8 - 4,0), hàm lượng mùn tổng số thấp (0,66 - 0,88%). Hàm lượng đạm tổng số ở tầng mặt trung bình (0,036 - 0,078%), hàm lượng lân, kali tổng số từ trung bình đến thấp. Hàm lượng các yếu tố dễ tiêu đều thấp. Dung lượng cation trao đổi ở các tầng đều dưới 3 meq/100 g đất, dung tích hấp thu CEC trung bình từ 6,93 đến 12,16 meq/100 g đất. 2. Đất nâu vàng trên đá bazan: Fu (Xanthic Ferrasols: FRx) Loại đất này có diện tích khoảng 2.452,59 ha chiếm 0,71% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện Gio Linh (58,77%), Vĩnh Linh (36,13%), Cam Lộ (4,60%) và Hướng Hoá (0,60%) diện tích của loại đất. Toàn bộ loại đất này phân bố ở những nơi có độ dốc < 20o. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng (tỷ lệ cấp hạt sét: 16,4 - 66,0%). Đất có phản ứng từ chua đến chua vừa (pHKCl: 4,4 - 5,4). Hàm lượng mùn tổng số trung bình (1,21 -1,97%); hàm lượng đạm, lân, kali tổng số và dễ tiêu ở tầng mặt khá nhưng giảm dần theo chiều sâu. Dung lượng kiềm trao đổi rất thấp, ở các tầng đều dưới 5 mg/100 g đất, dung tích hấp thu CEC trung bình khoảng 8,94 meq/100 g đất. http://www.idm.gov.vn/Nguon_luc/Xuat_ban/2006/A296/a96.htm 3/27/2007
  2. THùC TR¹NG THO¸I HãA §ÊT BAZAN TØNH QUNG TRÞ Vµ C¸C Gii PH¸P sö DôN... Page 2 of 8 III. CÁC DẤU HIỆU THOÁI HOÁ ÐẤT BAZAN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ 1. Các dấu hiệu thoái hoá về hoá học Các chỉ tiêu hoá học được xem xét để đánh giá thoái hoá đất bazan tỉnh Quảng Trị gồm: - Độ chua: Nhiều công trình nghiên cứu đã xác nhận quá trình thoái hoá của đất vùng nhiệt đới trước tiên là quá trình axit hoá. Quá trình thoái hoá làm tăng độ chua tầng mặt hay toàn phẫu diện. Trung bình đất dưới rừng có độ pHKCl = 4,5 - 5,5; trung bình chung mỗi đơn vị cấu trúc có pHKCl: 4 - 5 và khi thoái hoá pHKCl = 3 - 4. Phân cấp độ chua trong đất theo S.N. Tartrinov và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (MARD): Phân cấp MARD (Việt chỉ tiêu pHKCl S.N. Tartrinov Nam) - Rất chua < 4,5 < 4,0 - Chua 4,6-5,0 4,1-4,5 - Chua vừa 5,1-5,5 4,6-5,0 Như vậy, giới hạn pHKCl = 4,5 là một giới hạn suy thoái môi trường đất làm mất sức sản xuất. - Hàm lượng mùn, đạm: Thoái hoá đất bazan biểu hiện rõ nhất ở sự giảm sút hàm lượng mùn. Mặc dù ở mỗi đơn vị cấu trúc đất khác nhau thì khả năng tích luỹ mùn có khác nhau, nhưng khi thoái hoá đã đưa đến một giới hạn gần gũi trên dưới 2%. Giá trị này thấp hơn 3 - 4 lần hàm lượng mùn phát sinh dưới đất rừng. Các đất cho năng suất kém đều có hàm lượng mùn trên dưới 3% và đất không có khả năng sản xuất hàm lượng mùn thường trên dưới 2%. Do vậy, giới hạn thoái hoá mạnh nghèo mùn ở đất bazan phải là 2,5%. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thang bậc đánh giá đạm: Nghèo đạm: 0,08% Đạm trung bình: 0,08 - 0,15% Như vậy mùn, đạm là những biểu hiện khá rõ của đất bazan thoái hoá. - Lân tổng số và lân dễ tiêu: Phân cấp lân tổng số theo phương pháp Barenz - Sepphe được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau: Đất giàu lân: 0,12% Đất lân trung bình: 0,08% - 0,12% Đất nghèo lân: 0,08% Như vậy, giá trị dưới trung bình của mỗi đơn vị cấu trúc được xem như là giới hạn thoái hoá của lân dễ tiêu và giá trị 1,5 mg/100 g đất là quá nghèo lân. Lân là một dấu hiệu thoái hoá quan trọng, khác với kali vì phát sinh kali trong đất bazan đã ở mức nghèo. - Cation Ca2+ và Mg2+ trao đổi: CaO và MgO có nhiều trong đá mẹ bazan (CaO: 5,7 - 7,6% và MgO: 3,7 - 7,9%), gấp 2 - 3 lần kali và natri. Quá trình phong hoá hình thành đất đỏ nhiệt đới, calci và magnesi bị phân tán nhiều và giảm 20-30 lần. So với các đất trên granit, ryolit... trong cùng điều kiện thì hàm lượng Ca và Mg trong đất bazan vẫn cao hơn. Các cation Ca2+, Mg2+ có giá trị chỉ thị cho đất bazan thoái hoá. Đất thoái hoá thường có hàm lượng Ca2+ nhỏ hơn gấp 2 -3 lần giá trị trung bình khu vực và càng nhỏ hơn nhiều so với giá trị trung bình max của những phẫu diện đất rừng. Đối với các cation Ca2+ và Mg2+ giá trị 1l dl/100 g đất ở tầng mặt là giới hạn đối với đất thoái hoá. Ngoài ra, sự hình thành các kết vón và đá ong là hệ quả của quá trình địa hoá, sinh địa hoá lâu dài và cũng là một dấu hiệu quan trọng đánh giá thoái hoá đất. Sự xuất hiện các mặt chắn địa hoá đã ngăn cách chu trình dinh dưỡng trong vỏ phong hoá bazan dày và nhanh chóng làm thoái hoá đất. 2. Các dấu hiệu thoái hoá đất về mặt vật lý http://www.idm.gov.vn/Nguon_luc/Xuat_ban/2006/A296/a96.htm 3/27/2007
  3. THùC TR¹NG THO¸I HãA §ÊT BAZAN TØNH QUNG TRÞ Vµ C¸C Gii PH¸P sö DôN... Page 3 of 8 Đất đỏ bazan có hàm lượng sét vật lý cao, do đó độ ẩm cây héo, sức hút ẩm tối đa và sức chứa ẩm đều cao. Dưới thảm thực vật che phủ, đất có cấu trúc tốt là những viên hạt góc cạnh, đất tơi xốp và có độ thấm cao. Sau khi phá rừng và trải qua các thời kỳ sử dụng đã làm thay đổi một loạt các tính chất vật lý của đất, đáng chú ý là thành phần cơ giới, dung trọng đất, hệ số phân tán và độ ẩm đất. - Thành phần cơ giới của đất: Đặc điểm chung của đất bazan là có hàm lượng sét cao, nhất là sét vật lý (76 - 86%). Việc phá rừng để khai thác đất đã tạo điều kiện thúc đẩy quá trình rửa trôi các cấp hạt sét ở tầng mặt. Tuỳ theo từng đơn vị cấu trúc thổ nhưỡng mà mức độ hao hụt sét tầng mặt có khác nhau. Trên thực địa, tầng đất dưới lớp cỏ ngắn không gắn kết, bở rời dạng vụn sét gạch. Đất của tầng này khi khuấy vào nước khuếch tán rất ít, còn lại phần lớn bị kết tủa. Có thể phân biệt rõ đất thoái hoá dưới lớp cỏ ngắn, có lượng khuếch tán bằng không và chỉ số cấu tạo bằng không. Kết vón ở tầng mặt hình thành trong chu trình sinh địa hoá theo chu kỳ đốt nương. Do tác dụng của than, các hạt đất bị nung cứng và kết vón làm cho tầng đất mặt nghèo hơn về dinh dưỡng, đồng thời thay đổi cả chế độ nhiệt ẩm của đất. - Kết cấu đất: Trên thực địa, dễ dàng nhận thấy đất bazan thoái hoá, cấu trúc đất dưới các trảng cỏ đã bị phá vỡ, các cấu trúc viên cục góc cạnh nhường chỗ cho một dạng cấu trúc bở rời, gắn kết yếu. Hệ số phân tán (Kf) là tỷ lệ giữa hàm lượng sét trong phân tích thành phần cơ giới và hàm lượng sét trong phân tích vi hạt kết. Khi hệ số này càng lớn, đất càng mất cấu trúc, và theo độ sâu, hệ số Kf giảm. Hệ số phân tán trung bình và đất dưới tán rừng là 3-4. Đất nâu thoái hoá nặng có Kf = 24. Sơ đồ biểu diễn Kf theo các phẫu diện đất cho thấy rõ cấu trúc tầng và mức độ thoái hoá đất. Kích thước đoàn lạp của đất bazan tỉnh Quảng Trị biến đổi xung quanh 27 - 40% ở độ sâu 0 - 60 cm, nhưng ở đất bazan đã bị thoái hoá tỷ lệ này thấp hơn, chỉ đạt 10 - 20%. - Dung trọng đất: Dung trọng đất xác định tính tơi xốp của đất. Đất tơi xốp thường có dung trọng dưới 0,8. Quá trình thoái hoá đất thường kèm theo sự giảm độ xốp của đất (do giảm mùn, phá vỡ cấu trúc,...). So sánh dung trọng đất của các loại hình sử dụng khác nhau như: đất trồng cà phê, đất có cây bụi, đất trồng cao su, đất nương rẫy, đất trống đồi trọc cho phép đánh giá mức độ thoái hoá đất. Đất thoái hoá là đất có dung trọng cao, thường lớn hơn 0,9. Dung trọng biến đổi trong phẫu diện xác định rõ giới hạn các mặt chắn vật lý xuất hiện. Quy luật có thể thấy rõ là đối với đất rừng tốt dung trọng tăng dần từ 0,5 đến 0,8 theo độ sâu phẫu diện. Dưới đất rừng phục hồi, cây bụi dung trọng tăng từ 0,8 ở tầng mặt đến trên 0,9 ở độ sâu 40-50 cm, sau đó giảm dần đến độ sâu 100 cm là 0,8. Với đất thoái hoá nặng, cỏ thấp mọc thì dung trọng giảm dần từ trên 1,0 xuống độ sâu 100 cm còn 0,8. - Độ ẩm đất: Các kết quả nghiên cứu đều đã xác nhận các trị số độ ẩm cây héo, sức hút ẩm tối đa, sức chứa ẩm và các dạng nước dính kết trên đất bazan đều cao. Với đất bazan thoái hoá độ ẩm giảm xuống thấp hơn nhiều so với độ ẩm cây héo trong giai đoạn khô hạn. Vì vậy, khảo sát độ ẩm đất trên những vùng đất thoái hoá trong cả mùa khô là cần thiết. Sự thoái hoá đất do canh tác làm mất đi phần lớn lượng mùn hoạt tính. Do vậy lượng nước trong đất sẽ suy giảm theo. Mức độ suy giảm tuân theo quy luật phân hoá của thảm thực vật trên nó. Một biểu hiện suy thoái cần lưu ý là sự lệch pha trong chu kỳ mùa. Với đất rừng, các cao đỉnh của lượng mưa trùng với các cao đỉnh độ ẩm đất. Song với đất thoái hoá định kỳ, độ ẩm của đất thường lệch pha từ 1 đến 2 tháng. Các dấu hiệu vật lý đất trên đây mang tính chất khái quát định hướng để xác định trên mỗi vùng cao nguyên khác nhau. Các tính chất vật lý đất tương quan chặt chẽ với điều kiện sinh khí hậu của cảnh quan đất. 3. Dấu hiệu thực vật chỉ thị cho đất bazan thoái hoá http://www.idm.gov.vn/Nguon_luc/Xuat_ban/2006/A296/a96.htm 3/27/2007
  4. THùC TR¹NG THO¸I HãA §ÊT BAZAN TØNH QUNG TRÞ Vµ C¸C Gii PH¸P sö DôN... Page 4 of 8 Trong bài báo này, chúng tôi đưa ra các cơ sở ban đầu về mối tương quan giữa quần xã thực vật và đặc tính lý hoá của đất bazan và đưa ra các quần xã thực vật tương ứng với các dạng đất bazan trên cơ sở mối quan hệ giữa đặc tính vật lý của đất với thảm thực vật, đặc tính hoá học của đất với thực vật. Trên các đất bazan thoái hoá đã thu thập mẫu thực vật và mô tả ở các khía cạnh: (a) các loài chính của quần xã, (b) tỷ lệ giữa các loài và (c) cấu trúc quần xã (độ cao, độ che phủ...). Bảng 1. Đặc điểm xuất hiện ở các cấp tiềm năng thoái hoá đất Cấp thoái Khả năng phục hồi Đặc điểm xuất hiện hoá và sử dụng - Đất tàn tích trên bazan cổ (N2-Q11) và bazan trẻ (Q12-Q2) Mạnh và có nền laterit. - Khó phục hồi rất mạnh - Địa hình chia cắt rất mạnh, dốc 15-25o. - Bảo vệ rừng phòng hộ và (T3) - Nằm trên các trung tâm khô hạn hoặc mưa. trồng rừng - Xói mòn rửa trôi mạnh. - Đất sườn tích bazan trẻ (Q12-Q2) hoặc cổ (N2-Q11) không Trung có nền bauxit, các thung lũng tích tụ. - Có thể phục hồi bình - Địa hình lượn sóng, dốc 8-15o. - Phương thức nông lâm kết (T2) - Mùa khô không gay gắt hoặc mưa lớn không tập trung. hợp - Vùng tiếp xúc có điều kiện xuất hiện laterit. - Đất sườn tích trên bazan trẻ (Q11-Q12) hoặc cổ (N2-Q11) Yếu Phục hồi bằng các biện pháp không có nền laterit. nông học, sản xuất nông lâm (T1) - Địa hình bằng, lượn sóng, dốc nhẹ 0-8o. kết hợp - Không có cực đoan về nhiệt ẩm. IV. THỰC TRẠNG THOÁI HOÁ ĐẤT BAZAN Ở QUẢNG TRỊ 1. Tiềm năng thoái hoá đất bazan Mỗi đơn vị cấu trúc đất đều mang những tiền đề thoái hoá. Khi đất phát triển tới mức độ thuần thục, đạt cao đỉnh, đất sẽ lão hoá và bước sang giai đoạn thoái hoá. Thực chất tiềm năng thoái hoá đất bazan ở Quảng Trị là sự tương tác giữa những yếu tố giới hạn gây thoái hoá như: đá mẹ, vỏ phong hoá, dạng địa hình và những yếu tố cực đoan của khí hậu thuỷ văn (như mưa, khô hạn, gió mạnh,...) và sau đó là ảnh hưởng của nó tới môi trường xung quanh, khả năng phục hồi sử dụng khi bị thoái hoá. Tổng hợp các yếu tố trên bằng ma trận tương quan và tổng hợp qua các bản đồ yếu tố, ta có thể đánh giá mức độ tiềm năng thoái hoá đất bazan ở Quảng Trị. Bản đồ tiềm năng thoái hoá được thành lập dựa trên cường độ quá trình thoái hoá và mức độ nguy hiểm của quá trình thoái hoá đối với môi trường đất khi lớp thực bì bị phá huỷ. Tiềm năng thoái hoá đất bazan ở Quảng Trị chủ yếu là quá trình xói mòn do nước. Có thể chia tiềm năng thoái hoá thành 3 cấp: tiềm năng thoái hoá nhẹ (T1), tiềm năng thoái hoá trung bình (T2) và tiềm năng thoái hoá mạnh và rất mạnh (T3). 2. Thoái hoá hiện tại ở đất bazan tỉnh Quảng Trị Dựa trên các đặc điểm và tính chất của đất bazan thoái hoá về hoá học, vật lý và các dấu hiệu thực vật chỉ thị cho phép ta nhận biết đất bazan thoái hoá hiện tại. Nếu như các yếu tố gây thoái hoá đất là cơ sở cho việc thành lập bản đồ tiềm năng thoái hoá, thì các đặc điểm và các dấu hiệu này là một cơ sở để thành lập bản đồ thoái hoá hiện tại. Một thực tế cho thấy, hậu quả từ những tập quán canh tác, phương thức sử dụng đất không hợp lý của con người đã làm cho đất bị thoái hoá do xói mòn bởi nước, gió và rửa trôi mất chất dinh dưỡng trong đất. Bảng 2. Tác động của các loại hình sử dụng đất đến thoái hoá hiện tại đất bazan ở Quảng Trị Cấp thoái hoá Loại hình sử dụng đất chính http://www.idm.gov.vn/Nguon_luc/Xuat_ban/2006/A296/a96.htm 3/27/2007
  5. THùC TR¹NG THO¸I HãA §ÊT BAZAN TØNH QUNG TRÞ Vµ C¸C Gii PH¸P sö DôN... Page 5 of 8 - Rừng giàu, rừng tự nhiên, rừng trung bình, rừng non có trữ lượng, rừng đặc Không hoặc ít dụng. thoái hoá - Cà phê kinh doanh, cao su, hồ tiêu. (H1) - Lúa và cây trồng cạn ngắn ngày khác. Nhẹ đến trung - Rừng nghèo, rừng trồng, rừng tre nứa bình - Đất trống có cây bụi và cây gỗ rải rác. (H2) - Chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất cỏ tự nhiên, đất trống có cỏ. Mạnh - Đất nương rẫy, đất chuyên dụng. (H3) - Đất hoang hoá và ít sử dụng. Đánh giá thoái hoá hiện tại cũng có nghĩa là phân hạng đất bazan trên cơ sở các dấu hiệu đặc điểm thoái hoá. Công việc này có thể thực hiện theo các hướng khác nhau như: - Phân cấp theo các đặc điểm thoái hoá ưu thế, như thoái hoá về hoá học, vật lý; - Phân cấp theo mức độ thoái hoá nhẹ - trung bình - nặng, thoái hoá toàn diện hay thoái hoá từng mặt, thoái hoá nông hay thoái hoá sâu. Bản đồ thoái hoá hiện tại đất bazan được xây dựng và phân hạng khái quát theo mức độ thoái hoá, với 3 cấp: H1- chưa thoái hoá hoặc thoái hoá nhẹ, H2- thoái hoá trung bình và H3- thoái hoá nặng. Ba mức độ thoái hoá được xác nhận trước tiên ở sự xuất hiện các dấu hiệu thoái hoá định tính như: giảm sút tầng dày, mất tầng A, xuất hiện đá lẫn, đá lộ, xuất hiện kết vón đá ong (laterit), xuất hiện mặt chắn vật lý, cấu trúc đất bị phá vỡ, nhiều nguyên tố dinh dưỡng giảm sút, dấu hiệu thực vật chỉ thị... Như vậy, đương nhiên đất chưa thoái hoá bình thường có mặt dưới lớp phủ rừng hoặc vừa mới được khai phá. Đất được bảo tồn phẫu diện đất rừng và không có một dấu hiệu thoái hoá nào xuất hiện. Đất bazan chưa thoái hoá hoặc thoái hoá nhẹ (H1): Đó là đất nguyên dạng tồn tại ở mỗi đơn vị cấu trúc thổ nhưỡng. Đất phát triển chưa đạt tới giai đoạn cao đỉnh (climax) để sang giai đoạn lão hoá, được thảm thực vật rừng kín thường xanh che phủ . Hình thái phẫu diện H1 trước tiên được đặc trưng bởi tầng thảm mục A và tầng mùn A dày. Tầng đất sâu màu nâu đỏ nâu thẫm và xuống sâu có màu nâu đỏ tươi hoặc nâu vàng. Trong phẫu điện có nhiều hang hốc động vật và rễ cây to có kết cấu góc cạnh ở phần dưới và viên cục nhỏ ở phần trên. Đất xốp và ẩm ngay cả trong mùa khô. Chế độ nhiệt, ẩm và cơ lý của đất bazan chưa thoái hoá đặc trưng cho đất feralit điển hình dưới rừng nhiệt đới mà nhiều tác giả đã chứng minh. Cấu trúc đất bao gồm các viên cục nhỏ, dính kết tốt và liên kết thành các cục có độ hổng lớn. Kết quả phân tích cấu trúc đất bằng các biện pháp rây khô và rây ướt cho thấy cấp hạt lớn hơn 0,25 - 10 cm. Các kết quả phân tích thành phần hoá học tổng số cho thấy H1 thuộc đất feralit điển hình và ít biến động trong tầng đất. Kết quả phân tích tổng số trong keo sét cũng thể hiện đặc tính đó. Hàm lượng mùn của H1 có giá trị max đạt tới hơn 12%, trung bình 6-7%; hàm lượng mùn và trữ lượng mùn tăng theo sự tăng cao của địa hình. Các nguyên tố dinh dưỡng N, P, K ở mức giàu. Các cation trao đổi Ca2+, Mg2+ và lân dễ tiêu thấp (phản ánh đúng bản chất đất feralit), nhưng không đạt tới nghèo kiệt. Thực tế phần lớn H1 lại nằm trên những đơn vị thổ nhưỡng có tiềm năng thoái hoá mạnh T3, T4. Diện tích nhỏ, rải rác H1 nằm ở phía tây của tỉnh, là nơi tiếp giáp đất bazan và các đất khác, thường có độ dốc và chia cắt lớn. Đất bazan thoái hoá trung bình (H2): Đó là đất có các dấu hiệu và đặc điểm suy giảm độ phì nhẹ và trung bình so với đất phát sinh. Một vài đặc điểm thoái hoá xuất hiện có khả năng khắc phục đối với sản xuất. Những đặc điểm giảm sút độ phì của đất có thể là kết quả của quá trình già hoá đất dưới rừng (xuất hiện laterit nông), hoặc những biểu hiện cấu trúc bị phá vỡ, nền dinh dưỡng bị giảm sút do hoạt động sản xuất của con người. Thuộc dạng đất này có đất bazan chứa kết vón laterit nông dưới rừng thứ sinh phục hồi, đất đang trở lại trạng thái phát sinh, hoặc đất đang có hiện trạng cây bụi cỏ cao và khai thác sản xuất nông nghiệp có http://www.idm.gov.vn/Nguon_luc/Xuat_ban/2006/A296/a96.htm 3/27/2007
  6. THùC TR¹NG THO¸I HãA §ÊT BAZAN TØNH QUNG TRÞ Vµ C¸C Gii PH¸P sö DôN... Page 6 of 8 cải tạo. Hình thái phẫu diện đất H2 thường có tầng mùn A mỏng, cấu trúc đất không còn trạng thái nguyên sinh. Cấu trúc tầng mặt thường bị phá vỡ. Trong phẫu diện thường xuất hiện than đốt, kết vón và các hạt đất nung mất hoạt tính. Trong hình thái phẫu diện có 2 dạng chung: dạng đang phục hồi và dạng thoái hoá mặt. Dạng đang phục hồi phẫu diện có một tầng mặt được phục hồi cấu trúc và dinh dưỡng. Tầng này dày khoảng 20-30 cm, hình thái gần với tầng A - B có một lớp mùn mỏng. Tầng thứ 2 là tầng thoái hoá trước đây chặt hơn, cấu trúc bị phá vỡ chưa được phục hồi. thường gặp các xương đất trong tầng này bao gồm các hạt kết vón và than đốt. Tầng thứ 3 là tầng đất nguyên sinh trước đây với cấu trúc được bảo tồn. Dạng phẫu diện thoái hoá mặt chỉ biểu hiện ở tầng mặt mất tầng A hoặc tồn tại tầng mặt gồm các hạt đất do lửa đốt bị mất cấu trúc, dạng xỉ, bở rời. Tầng đất này dày khoảng 40-50 cm. Khả năng kết dính của tầng đất này kém và rất dễ bị xói mòn, rửa trôi. Trong tầng này lượng xương đất tăng, bao gồm các kết vón giả và than kết. Tầng thứ 2 thể hiện đất nguyên sinh. Một số vùng sau khi lột bỏ lớp phủ rừng đã được trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè. Các khu đất được chọn thường ở địa thế ổn định, năng lượng địa hình nhỏ, có điều kiện duy trì độ phì đất bazan. Song so với đất phát sinh dưới rừng của khu vực, do tác động canh tác đất vẫn thấy biểu hiện trạng thái thoái hoá nhẹ. Biểu hiện thoái hoá tạo ra một tầng chặt dưới tầng canh tác. Dưới các rừng cao su, tầng đất mặt thường bị làm chặt do dẫm đạp của người và trâu bò. Ở các khu chăn nuôi trâu bò, tình trạng thoái hoá càng nhanh hơn. Đất bazan thoái hoá nặng (H3): Là đất suy giảm độ phì đến mức kiệt quệ, làm biến đổi hoàn toàn đặc tính phát sinh đất. Khả năng phục hồi chúng rất khó khăn và việc sử dụng phải đầu tư tốn kém. Đất nghèo kiệt về dinh dưỡng, đồng thời cấu trúc cũng bị phá huỷ hoặc bị xói mòn mạnh, trơ sỏi sạn, trơ kết vón, laterit bauxit... Đất bị khô hạn, không thuận lợi cho sản xuất. Trên các cao nguyên, đất bazan thoái hoá nặng thường là các vùng đất bỏ hoang có lớp cỏ thấp tồn tại trong mùa mưa. Trong cả một mùa sinh trưởng (mùa mưa), độ cao của thảm cỏ chỉ đạt 20-30 cm, thậm chí 10-15 cm. Chỉ sau một tháng mùa khô, thảm cỏ này đã chết. Mặt khác, phần lớn H3 nằm trên vị trí các dải phân thuỷ hay địa hình dốc mà khả năng phục hồi tự nhiên rất khó khăn. Thực chất các chỗ đó thường có tiềm năng thoái hoá mạnh. Phẫu diện thoái hoá nặng chẳng những ở mức độ sâu sắc, mà còn cả ở độ sâu phẫu diện. Tầng đất nghèo kiệt đến tầng bauxit hoặc các mặt chắn vật lý, là những tầng đất mất cấu trúc chặt, ngăn cản quá trình lưu thông nhiệt ẩm của đất. Bởi vậy tầng đất hữu hiệu đối với canh tác trở nên mỏng. Mối liên hệ với tầng đất bên dưới và vỏ phong hoá gần như bị gián đoạn. Tầng mùn hầu như vắng mặt, hàm lượng xương đất bao gồm các kết vón laterit - bauxit tăng lên. Các kết vón giả sẽ tăng lên. 3. Thực trạng thoái hoá đất bazan ở Quảng Trị Ma trận tổng hợp tương quan giữa tiềm năng thoái hoá đất (T) và thoái hoá đất hiện tại (H) giúp ta đánh giá thực trạng thoái hoá đất bazan (BZ) ở Quảng Trị được trình bày ở Hình 1. H H1 H2 H3 T T1 BZ1 T2 BZ2 T3 BZ3 Hình 1. Ma trận tổng hợp tương quan giữa T và H Thực trạng thoái hoá đất bazan được phân thành các cấp sau: - BZ1 (đất bazan thoái hoá nhẹ): có diện tích 6.475,13 ha; chiếm 42,6% tổng diện tích đất bazan toàn tỉnh Quảng Trị. Hiện những diện tích này chủ yếu là rừng tự nhiên và vùng trồng cà phê và cao su. - BZ2 (đất bazan thoái hoá trung bình): có diện tích 6.931,12 ha; chiếm 45,6% diện tích đất bazan toàn tỉnh Quảng Trị. Cần áp dụng các mô hình nông - lâm kết hợp để bảo vệ và cải tạo đất. http://www.idm.gov.vn/Nguon_luc/Xuat_ban/2006/A296/a96.htm 3/27/2007
  7. THùC TR¹NG THO¸I HãA §ÊT BAZAN TØNH QUNG TRÞ Vµ C¸C Gii PH¸P sö DôN... Page 7 of 8 - BZ3 (đất bazan thoái hoá mạnh): diện tích 1.793,58 ha; chiếm 11,8% diện tích đất bazan toàn tỉnh Quảng Trị. Trên những diện tích này nhất thiết phải bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, kết hợp các biện pháp cải tạo độ phì, giữ độ ẩm cần thiết cho đất. Ma trận tổng hợp trên cho thấy, việc canh tác trên diện tích đất bazan thoái hoá trung bình (BZ2) nếu không được quan tâm đầu tư và thiếu các biện pháp bảo vệ sẽ làm cho đất bị thoái hoá mạnh (BZ3). Ng- ược lại, nếu được đầu tư và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ, cải tạo đất chỉ bị thoái hoá nhẹ (BZ1): khai thác có khai thác không có BZ1 BZ2 BZ 3 biện pháp bảo vệ đất biện pháp bảo vệ đất V. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT BAZAN TỈNH QUẢNG TRỊ TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THOÁI HOÁ ĐẤT Thực tiễn sản xuất và sử dụng đất bazan đang đòi hỏi phải có sự đánh giá về chất lượng và số lượng đất thoái hoá hiện tại và những diện tích đất bazan còn bỏ hoang, làm cơ sở cho quy hoạch vùng lãnh thổ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này: - Sử dụng tổng hợp đất bazan tỉnh Quảng Trị theo điều kiện cụ thể của từng vùng, theo đặc thù của đất bazan sẽ cho hiệu quả cao. Xác định mô hình rừng - cây công nghiệp dài ngày - thổ cư và cây ngắn ngày hợp lý trên cơ sở bản đồ thoái hoá đất. - Đối với những diện tích đất bazan có tiềm năng thoái hoá mạnh và rất mạnh (T3), cần chú ý bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng phòng hộ; hạn chế tối đa các hoạt động khai thác đất. Diện tích đất bazan có tiềm năng thoái hoá trung bình có thể phát triển mô hình rừng kinh tế kết hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày, xen canh cây ngắn ngày, các vùng thấp trũng trồng lúa nước. Diện tích đất bazan có tiềm năng thoái hoá yếu (T1) có địa hình tương đối bằng phẳng, tầng đất canh tác dày. Các vùng này có thể khai thác trồng cây công nghiệp, lương thực và hoa màu theo phương thức nông lâm kết hợp. - Đầu tư theo chiều sâu vào đất bazan là quan điểm mang tính chất trung tâm của chiến lược sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững cho toàn tỉnh. Đầu tư theo chiều sâu phù hợp với một nền sản xuất hàng hoá trên cơ sở xác định nhóm sản phẩm chiến lược và mục tiêu sử dụng sản phẩm ấy. - Đầu tư theo chiều sâu vào vốn rừng hiện có và phát triển quỹ rừng trên diện tích đất bazan bị thoái hoá mạnh (BZ3) nhằm bảo vệ, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu thực tế của đất bazan thoái hoá. - Áp dụng giải pháp nông lâm kết hợp ngay từ đầu với phương thức vườn rừng gia đình thông qua việc giao quyền sử dụng đất lâu dài và ổn định cho người dân. Trên cơ sở đánh giá thực trạng thoái hoá đất bazan cần xác định các chuẩn mực sinh thái cơ bản để bố trí cây rừng và cây nông nghiệp hợp lý trên từng đớn vị đất thoái hoá cụ thể. VI. KẾT LUẬN - Đất hình thành trên sản phẩm phong hoá đá bazan ở tỉnh Quảng Trị chiếm một diện tích lớn khoảng 15.199,83 ha; chiếm gần 4,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Đất bazan chưa thoái hoá là loại đất dưới rừng nhiệt đới có độ phì tự nhiên. Kết quả nghiên cứu các yếu tố thoái hoá và các dấu hiệu thoái hoá đã cho thấy đất bazan thoái hoá là một thực tế phổ biến hiện nay và theo hai hướng chủ yếu: tự nhiên và nhân tạo. - Đất bazan thoái hoá Quảng Trị là một đặc thù của đất giàu sét nhiệt đới bị thoái hoá, ở khu vực địa lý có mùa khô dài. Bởi vậy, các ngưỡng giới hạn sinh thái của các chỉ tiêu như mùn, đạm, độ ẩm, lân... đều cao. Do đó, mọi so sánh không cùng nguồn gốc phát sinh, sẽ khó xác định đất bazan thoái hoá. Những biểu hiện thoái hoá vật lý, hình thái và sinh học thường rõ hơn các dấu hiệu về hoá học. Phân tích các đặc điểm và dấu hiệu thoái hoá đất bazan đã giúp xác định có 6.475,13 ha đất bazan thoái hoá nhẹ (BZ1), 6.931,12 ha đất bazan thoái hoá trung bình (BZ2), 1.793,58 ha đất bazan thoái hoá mạnh (BZ3). http://www.idm.gov.vn/Nguon_luc/Xuat_ban/2006/A296/a96.htm 3/27/2007
  8. THùC TR¹NG THO¸I HãA §ÊT BAZAN TØNH QUNG TRÞ Vµ C¸C Gii PH¸P sö DôN... Page 8 of 8 - Cần phải xây dựng hệ thống các biện pháp kỹ thuật khôi phục đất bazan bị thoái hoá và chống thoái hoá đất ở Quảng Trị, đặc biệt chú trọng áp dụng kinh nghiệm sử dụng và cải tạo đất bazan thoái hoá ở các khu vực khác trong cả nước. Công trình này là kết quả nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu cơ bản mã số 7 133 06 do Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ. VĂN LIỆU 1. Land Degradation Assessment, 2001. Tools and Techniques for Measuring Sediment Load. Brazil. 2. Nguyễn Đình Kỳ, Lưu Thế Anh, 2006. Thực trạng thoái hoá đất bazan Tây Nguyên và các giải pháp sử dụng hợp lý bảo vệ tài nguyên - môi trường đất. Tuyển tập BCKH Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 2: 468-481. Hà Nội. 3. Nguyễn Đình Kỳ, Vũ Ngọc Quang, 1998. Một số đặc điểm thoái hoá đất Việt Nam, Tuyển tập các công trình nghiên cứu địa lý. Nxb KHKT, Hà Nội. 4. Trương Đình Trọng, Hà Văn Hành, 2005. Nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng và đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ đồi núi tỉnh Quảng Trị. Tuyển tập BCKH Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 2: 395-404. Hà Nội. 5. Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2000. Thuyết minh bản đồ đất tỉnh Quảng Trị tỷ lệ 1: 50.000. Báo cáo tổng kết đề tài. Lưu trữ Viện QHTKNN, Đông Hà. http://www.idm.gov.vn/Nguon_luc/Xuat_ban/2006/A296/a96.htm 3/27/2007
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2