Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191<br />
Tập 128, Số 3A, 2019, Tr. 163–177; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v128i3A.5142<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
THỰC TRẠNG TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI CỦA HỘ GIA ĐÌNH,<br />
CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP<br />
<br />
Ngô Thạch Thảo Ly1,2*, La Văn Hùng Minh1, Hồ Kiệt2, Nguyễn Hữu Ngữ2<br />
1 Trường Đại học Đồng Tháp, 783 Phạm Hữu Lầu, Cao Lãnh, Đồng Tháp, Việt Nam<br />
2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam<br />
<br />
<br />
Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá thực trạng tiếp cận đất đai của các hộ gia đình và cá<br />
nhân trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Nghiên cứu đã tiến hành hành khảo sát 300 hộ<br />
gia đình và cá nhân đang sử dụng đất tại 15 xã, phường. Kết quả nghiên cứu cho thấy người sử dụng tiếp<br />
cận đất đai chủ yếu thông qua các hình thức gồm được công nhận, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho<br />
và nhận thừa kế. Trong đó, tiếp cận đất đai thông qua hình thức được công nhận là chiếm đa số với<br />
161/300 hộ (53,7%). Tổng diện tích đất ở và đất nông nghiệp được công nhận lần lượt là 43.524,6 m2 và<br />
41.689,8 m2, chiếm 63,86% tổng diện tích đất ở và 69,5% tổng diện tích nông nghiệp của 300 hộ. Tất cả diện<br />
tích đất đai đã khảo sát đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tính ổn định trong sử dụng<br />
đất của người dân tại thành phố Cao Lãnh ở mức trung bình, rủi ro thu hồi đất thấp. Nếu bị thu hồi, chưa<br />
có nhiều người dân tin tưởng sẽ được bồi thường thỏa đáng. Việc thực hiện quyền làm chủ của người dân<br />
cũng ở mức trung bình. Việc lấy ý kiến người dân trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được tổ<br />
chức thực hiện. Công tác công khai thông tin về nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương<br />
chưa đầy đủ.<br />
<br />
Từ khóa: Đồng Tháp, tiếp cận đất đai, hộ gia đình, cá nhân, quyền sử dụng đất<br />
<br />
<br />
1 Đặt vấn đề<br />
“Tiếp cận đất đai” là một thuật ngữ hoàn toàn không mới. Tuy nhiên, không có một khái<br />
niệm hay định nghĩa đầy đủ như thế nào là “tiếp cận đất đai”. Trong một vài nghiên cứu, thuật<br />
ngữ “tiếp cận đất đai” có cách hiểu và vận dụng khác nhau. Theo Loren Brandt và cs., tiếp cận<br />
đất đai được xem là việc các hộ gia đình có được quyền sử dụng đất [5]. Trong khuôn khổ<br />
nghiên cứu của nhóm đã dùng chỉ tiêu về tỷ lệ phần trăm (%) số hộ có đất để đo lường khả<br />
năng tiếp cận đất đai. Theo Hoàng Cầm và cs. thì tiếp cận đất đai là việc được phân chia đất đai<br />
(nhận thừa kế), được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (kể cả đứng tên chung<br />
vợ chồng) và quyền định đoạt đất đai (quyết định các giao dịch) [2]. Ở Việt Nam, đất đai thuộc<br />
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý [8, 9]. Mặc dù Luật<br />
đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đất đai đều không đề cập đến cụm từ<br />
“tiếp cận đất đai”, nhưng các điều khoản trong các văn bản đó đều mang hàm ý thừa nhận việc<br />
tiếp cận đất đai của người sử dụng đất. Điều này được thể hiện rõ trong Luật đất đai 2013, cụ<br />
thể: Điều 4 “Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất…”; Điều 5 “Người sử dụng đất<br />
* Liên hệ: nttly@dthu.edu.vn<br />
Nhận bài: 08–3–2019; Hoàn thành phản biện: 25–3–2019; Ngày nhận đăng: 07–4–2019<br />
Ngô Thạch Thảo Ly và CS. Tập 128, Số 3A, 2019<br />
<br />
<br />
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng<br />
đất…”; Điều 166: Người sử dụng đất “được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu<br />
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” [8]. Bên cạnh đó, Nhà nước còn cho phép người sử dụng đất<br />
được thực hiện “Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp,<br />
góp vốn quyền sử dụng đất” tại điều 167, Luật đất đai 2013 [8]. Người dân được trao quyền sử<br />
dụng đất và được thực hiện các quyền liên quan đến đất đai chỉ là một khía cạnh trong tiếp cận<br />
đất đai. Quyền tiếp cận đất đai còn bao gồm cả quyền được sử dụng đất một cách ổn định;<br />
quyền được bồi thường thỏa đáng khi người khác gây thiệt hại đến quyền sử dụng đất hợp<br />
pháp của mình; quyền được tiếp cận thông tin liên quan đến đất đai (như quy hoạch, kế hoạch<br />
sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương). Ở một góc độ rộng hơn, mức<br />
độ tiếp cận thông tin về đất đai lại là thước đo mức độ minh bạch trong quản lý đất đai [6].<br />
Chính phủ đã ban hành một số quy định về chính sách công bố thông tin và đơn giản hóa thủ<br />
tục hành chính nhằm tăng cường tiếp cận thông tin cho công chúng, giảm quan liêu và ngăn<br />
ngừa tham nhũng trong quản lý hành chính [1].<br />
<br />
Cao Lãnh là một thành phố, đồng thời là tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp. Thành phố Cao<br />
Lãnh có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 phường và 7 xã. Vị trí các đơn vị hành chính thuộc<br />
thành phố Cao Lãnh được thể hiện tại Hình 1. Nằm ở tả ngạn sông Tiền dọc theo quốc lộ 30,<br />
cách thành phố Hồ Chí Minh 154 km, Cao Lãnh là một đô thị văn minh, năng động, có hệ sinh<br />
thái bền vững. Thành phố phát triển hài hòa giữa kiến trúc hiện đại với dân tộc và đặc thù về<br />
cảnh quan môi trường, đồng thời là vùng động lực phát triển kinh tế – xã hội khu vực Bắc sông<br />
Tiền [10]. Mặc dù là thành phố trẻ, nhưng Cao Lãnh là nơi “đất lành chim đậu”, nhờ hội tụ đầy<br />
đủ các điều kiện tự nhiên – xã hội và biết tạo ra môi trường bền vững cho phát triển kinh tế, du<br />
lịch và thu hút các nhà đầu tư. Chính từ những nguyên nhân đó, trong những năm gần đây, thị<br />
trường đất đai tại thành phố Cao Lãnh có nhiều biến động do nhu cầu xây dựng, nâng cấp hạ<br />
tầng, nhu cầu cần đất để ở, đầu tư sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ [7]. Sử dụng và<br />
quản lý hiệu quả đất đai có vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa những lợi ích tiềm năng của<br />
sự phát triển kinh tế xã hội thành công và bền vững. Thông tin chính xác và dễ tiếp cận là điều<br />
kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững và góp phần xóa đói giảm<br />
nghèo. Thị trường đất hoạt động hiệu quả là điều kiện cần thiết để đạt được các mục tiêu nói<br />
trên. Điều kiện để cho thị trường đất hoạt động hiệu quả chính là việc tiếp cận đất đai phải hiệu<br />
quả về chi phí, dễ dàng và nhanh chóng [6]. Vì vậy, tăng cường tiếp cận đất đai là vấn đề cần<br />
được ưu tiên do quyền sử dụng đất đai chính là cơ sở để ra quyết định đầu tư.<br />
<br />
Từ thực tế quan trọng này, việc nghiên cứu thực trạng tiếp cận đất đai của người sử dụng<br />
đất, đặc biệt là hộ gia đình và cá nhân (thành phần sử dụng đất chủ yếu và là chủ sở hữu đất<br />
đai) là vô cùng cấp thiết. Bài báo này đánh giá thực tế khả năng tiếp cận đất đai của người dân,<br />
<br />
<br />
164<br />
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 3A, 2019<br />
<br />
<br />
đồng thời cũng đánh giá được tính hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa<br />
phương.<br />
<br />
<br />
2 Phương pháp<br />
2.1 Khảo sát ý kiến bằng bảng hỏi<br />
<br />
Số liệu được thu thập thông qua khảo sát ý kiến bằng bảng hỏi.<br />
<br />
Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát<br />
<br />
Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, tiến hành thiết kế bảng câu hỏi khảo sát. Bảng<br />
hỏi bao gồm những nội dung chính như thông tin cơ bản của người được điều tra; thông tin về<br />
sử dụng đất: loại đất đang sử dụng, diện tích, nguồn gốc đất, tình trạng pháp lý; mức độ tiếp<br />
cận đất đai được khảo sát với hai nhóm yếu tố: sự ổn định trong sử dụng đất và thực hiện<br />
quyền làm chủ với tám biến quan sát. Bốn biến quan sát cho yếu tố sự ổn định gồm: dễ dàng<br />
trong việc cấp giấy chứng nhận; quyền sử dụng đất được bảo hộ; rủi ro thu hồi đất thấp và nếu<br />
bị thu hồi, người dân tin tưởng sẽ được bồi thường thỏa đáng. Yếu tố quyền làm chủ cũng gồm<br />
bốn biến quan sát: Các công trình dự án có sử dụng đất đều được tổ chức họp dân lấy ý kiến; ý<br />
kiến đóng góp của người dân được chính quyền quan tâm; được tiếp cận thông tin về quy<br />
hoạch, kế hoạch sử dụng đất và người sử dụng đất không bị giới hạn về quyền trong quá trình<br />
sử dụng.<br />
<br />
Phạm vi khảo sát và cỡ mẫu<br />
<br />
Kích cỡ mẫu được xác định theo công thức của Cochran [4]:<br />
<br />
z 2 p(1 q)<br />
n<br />
e2<br />
trong đó z là trị số thống kê phân phối chuẩn (ở mức 95% là 1,96); p là là xác suất chọn; e là<br />
khoảng tin cậy (mức độ sai số); q = 1-p.<br />
<br />
Do tính chất p q 1 , vì vậy p.q sẽ lớn nhất khi p q 0,5 nên p.q 0, 25 . Ta tính<br />
cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép là e = 6%. Như vậy, cỡ mẫu được tính là 267. Để<br />
đảm bảo số mẫu đủ lớn sau khi loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu (nếu có), cỡ mẫu tiến<br />
hành khảo sát sẽ là 300. Thành phố Cao Lãnh có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm có<br />
8 phường (Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 6, Phường 11, Phường Mỹ Phú,<br />
Phường Hòa Thuận) và 7 xã (Hòa An, Mỹ Tân, Mỹ Trà, Mỹ Ngãi, Tân Thuận Đông, Tân Thuận<br />
Tây, Tịnh Thới). Để đảm bảo tính khách quan của số liệu điều tra, việc khảo sát được tiến hành<br />
tại tất cả 15 đơn vị hành chính. Mỗi xã, phường chọn ngẫu nhiên 20 hộ gia đình, cá nhân để tiến<br />
<br />
165<br />
Ngô Thạch Thảo Ly và CS. Tập 128, Số 3A, 2019<br />
<br />
<br />
hành khảo sát lấy ý kiến. Chọn ngẫu nhiên bất kỳ hộ gia đình nào đang sinh sống trên các xã,<br />
phường của khu vực nghiên cứu. Không phân biệt loại hộ, trình độ hay nghề nghiệp để bảo<br />
đảm tính khách quan của các tiêu chí điều tra khảo sát.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Bản đồ hành chính thành phố Cao Lãnh<br />
<br />
2.2 Tổng hợp và xử lý số liệu<br />
<br />
Số liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS. Dùng các công thức hàm<br />
trong Excel để tổng hợp, phân tích và rút trích số liệu phục vụ cho từng nội dung nghiên cứu.<br />
Thống kê bằng bảng và biểu đồ để phản ánh trực quan kết quả nghiên cứu. Sử dụng thang đo<br />
Likert để đánh giá việc tiếp cận đất đai của người dân với 5 mức độ: Hoàn toàn không đồng ý<br />
(1); Không đồng ý (2); Trung lập/Không có ý kiến (3); Đồng ý (4); Hoàn toàn đồng ý (5). Mức độ<br />
đánh giá chung là bình quân gia quyền số lượng người trả lời và hệ số của từng mức độ. Thang<br />
đánh giá chung: ≥4,20: Hoàn toàn đồng ý; 3,40–4,19: Đồng ý; 2,60–3,39: Trung lập; 1,80–2,59:<br />
Không đồng ý;