CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11<br />
<br />
<br />
THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ<br />
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM<br />
SITUATION AND SOLUTIONS TO IMPROVE THE ENVIRONMENT FOR<br />
FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN VIETNAM<br />
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG<br />
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam<br />
Email liên hệ: huongntt.ktb@vimaru.edu.vn<br />
Tóm tắt<br />
Lượng vốn FDI vào Việt Nam liên tục tăng trong những năm qua, nhưng so với một số quốc<br />
gia khác trong cùng khu vực Đông Nam Á như Singapore, Indonesia hay Malaysia thì Việt<br />
Nam vẫn còn thấp hơn rất nhiều. Bài viết vận dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, phân<br />
tích, tổng hợp để xem xét các vấn đề trong môi trường đầu tư của Việt Nam trong tương<br />
quan với một số quốc gia khác cùng khu vực, từ đó đề xuất một số giải pháp để cải thiện<br />
môi trường đầu tư của Việt Nam.<br />
Từ khóa: Môi trường đầu tư, Đông Nam Á, FDI.<br />
Abstract<br />
Althought FDI of Vietnam has continuously increased, it is much lower than some countries<br />
in Asian such as Singapore, Indonesia, Malaysia,... The article uses analytical, statistical<br />
research methodologies to compare elements in investment environment of Vietnam with<br />
other countries in Asian and propose some solutions to improve Vietnam's investment<br />
environment.<br />
Keywords: Investment environment, ASEAN, FDI.<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh<br />
tế của Việt Nam trong những năm qua. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần hình thành nên các<br />
khu công nghiệp, khu chế xuất; đa dạng hóa các chủng loại hàng hóa và thị trường trong xuất nhập<br />
khẩu; giải quyết vấn đề về việc làm cho nhiều người lao động; giúp quan hệ đối ngoại của Việt Nam<br />
với các quốc gia khác trong và ngoài khu vực được mở rộng,… Theo thống kê của Ngân hàng thế<br />
giới (WB), Việt Nam là một quốc gia có tốc độ thu hút FDI lớn trong khu vực. Trong giai đoạn 2012-<br />
2018, vốn FDI vào Việt Nam tăng trung bình 11,6%/năm. Tuy nhiên, lượng vốn FDI vào Việt Nam<br />
chỉ bằng khoảng 1/7 Singapore trong khi diện tích đất đai của Singapore chỉ bằng khoảng 1/470 Việt<br />
Nam [4].<br />
Thu hút FDI là một vấn đề đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Tiêu biểu như: nghiên cứu “Các nhân<br />
tố quyết định dòng vốn FDI ở các nước châu Á” do Nguyễn Minh Tiến và Nguyễn Văn Bổn hoàn thành vào<br />
năm 2014 trên cơ sở số liệu trong giai đoạn 1990-2011 về FDI của 11 quốc gia châu Á đã đưa ra kết luận<br />
rằng độ mở thương mại, lao động và quy mô thị trường là các nhân tố quyết định dòng vốn FDI, tuy nhiên<br />
chưa nghiên cứu được các yếu tố khác của môi trường đầu tư như vấn đề về môi trường chính trị xã hội<br />
hay thủ tục về hành chính; tương tự, nghiên cứu “Đầu tư trực tiếp nước ngoài: một số vấn đề về thực trạng<br />
và giải pháp” của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương năm 2017 đã chỉ ra rằng các nhà đầu tư nước<br />
ngoài khi ra quyết định đầu tư sẽ xem xét một số yếu tố của môi trường đầu tư như sự ổn định về chính trị<br />
và kinh tế vĩ mô, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thể chế và bài viết mới chỉ dừng lại ở<br />
việc tìm ra các yếu tố này mà chưa nghiên cứu thực trạng các yếu tố này ở Việt Nam như thế nào. Hơn<br />
nữa, chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu một cách tổng thể về môi trường đầu tư của Việt Nam trong<br />
tương quan với các quốc gia khác cùng khu vực. Theo UNCTAD: “môi trường đầu tư bao gồm các yếu tố<br />
sau: môi trường chính trị xã hội, môi trường pháp lý và hành chính, môi trường kinh tế, môi trường cơ sở hạ<br />
tầng và môi trường lao động”. Bài viết sẽ phân tích các yếu tố trên của môi trường đầu tư của Việt Nam<br />
trong tương quan với một số quốc gia khác cùng khu vực, từ đó đề xuất một số giải pháp để cải thiện môi<br />
trường đầu tư của Việt Nam.<br />
2. Môi trường đầu tư tại Việt Nam<br />
Thứ nhất, môi trường chính trị xã hội<br />
Về thể chế nhà nước, Đông Nam Á là một khu vực khá đa dạng về thể chế chính trị giữa các<br />
quốc gia. Ví dụ như chế độ xã hội chủ nghĩa tồn tại ở Việt Nam với Đảng cầm quyền và quốc hội là<br />
cơ quan lập pháp trong khi đó Singapore lại theo chế độ cộng hòa nghị viện, Malaysia theo chế độ<br />
quân chủ lập hiến. Thể chế chính trị là một yếu tố tối quan trọng của mỗi quốc gia, không dễ dàng<br />
thay đổi và không chỉ phục vụ cho mục đích kinh tế mà cả chính trị, xã hội, an toàn, an ninh quốc<br />
gia. Vì vậy tác giả tạm không nghiên cứu hình thức thể chế nào là phù hợp để phát triển kinh tế, tuy<br />
nhiên chúng ta có thể xem xét hiệu quả hoạt động của thể chế chính trị thông qua một chỉ số chung<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
86 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 60 - 11/2019<br />
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11<br />
<br />
<br />
đang được sử dụng trên toàn thế giới do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đưa ra trên cơ sở các số<br />
liệu thống kê cũng như các số liệu thu thập được từ việc khảo sát các doanh nghiệp đến từ các quốc<br />
gia khác nhau trên thế giới. Dưới đây là xếp hạng thể chế của một số nước trong khu vực Đông<br />
Nam Á.<br />
Bảng 1. Xếp hạng thể chế của Việt Nam trong tương quan với một số quốc gia khác cùng khu vực<br />
giai đoạn 2013 - 2018<br />
Thứ hạng<br />
Quốc gia 2013 2014 2015 2016 2017 2018<br />
(144 nước) (148 nước) (144 nước) (140 nước) (138 nước) (137 nước)<br />
Việt Nam 88 97 91 84 82 79<br />
Singapore 2 2 3 2 2 2<br />
Malaysia 28 28 19 22 26 27<br />
Indonesia 71 66 52 54 56 47<br />
Philippines 93 78 66 76 91 94<br />
Thái Lan 76 77 83 81 84 78<br />
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF giai đoạn 2012- 2018<br />
Bảng 1 cho thấy trong suốt giai đoạn nghiên cứu, mặc dù chỉ số môi trường thể chế của Việt<br />
Nam đang tiến triển theo hướng tích cực nhưng vẫn ở mức thấp hơn rất nhiều so với một số nước<br />
khác trong cùng khu vực Đông Nam Á như Singapore hay Malaysia. Theo Phí Mạnh Hồng (2017),<br />
tại Việt Nam sự phát triển các thể chế thị trường theo các nguyên tắc chung của một nền kinh tế<br />
đang phát triển hiện đại vẫn chưa hoàn thành. Tại Việt Nam, nhà nước vẫn can thiệp vào việc sử<br />
dụng các yếu tố sản xuất và quyết định mức thu nhập cơ bản cho người lao động chứ không để cho<br />
thị trường tự điều chỉnh, dẫn đến thị trường bị méo mó.<br />
Về mức độ tham nhũng của các quốc gia được Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) xếp hạng<br />
thông qua chỉ số cảm nhận tham nhũng trong khu vực công (CPI)<br />
Bảng 2. Thứ hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam trong tương quan với một số quốc gia<br />
khác cùng khu vực giai đoạn 2013-2018<br />
Thứ hạng<br />
Quốc gia 2013 2014 2015 2016 2017 2018<br />
(144 nước) (148 nước) (144 nước) (140 nước) (138 nước) (137 nước)<br />
Việt Nam 122 115 118 111 113 107<br />
Singapore 6 6 5 7 7 6<br />
Malaysia 53 52 51 53 55 62<br />
Indonesia 88 102 85 76 101 96<br />
Philippines 118 114 107 88 90 96<br />
Thái Lan 105 94 85 95 101 111<br />
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF giai đoạn 2012- 2018<br />
<br />
Bảng số liệu trên cho thấy nếu mức độ tham nhũng trong khu vực công là vấn đề mà các<br />
chủ đầu tư quan tâm nhiều khi quyết định chọn địa điểm đầu tư thì Việt Nam đang bất lợi hơn<br />
so với nhiều quốc gia khác trong cùng khu vực như Singapore, Malaysia hay Thái Lan. Tại Việt<br />
Nam, vấn đề tham nhũng hiện hữu tại mọi nơi và không thể loại bỏ triệt để từ những cơ quan<br />
hành chính, bệnh viện, trường học, thậm chí khi tham gia giao thông trên đườn g bởi từ bản thân<br />
người dân cho đến những người cầm quyền vẫn còn tư tưởng dùng tiền để giải quyết công việc<br />
cho nhanh và ở Việt Nam đã có chế tài xử phạt, kỷ luật những trường hợp thanh nhũng nhưng<br />
chưa thực sự triệt để và theo cách ‘chữa bệnh’. Trái lại, ở Singapore vấn đề về tham nhũng<br />
được xác định là cần ‘phòng bệnh’ ngay từ đầu và Singapore cho rằng sự liên chính, uy tín và<br />
danh dự là những thứ xây dựng lên cần mất rất nhiều thời gian nhưng khi đã mất đi rồi thì khó<br />
mà lấy lại được. Vì vậy, ngay từ khâu tuyển chọn nhân sự làm việc cho bộ máy nhà nước đã<br />
được tiến hành rất nghiêm minh và Singapore là một quốc gia rất trọng dụng nhân tài, tiền lương<br />
và vị trí công việc được sắp xếp theo năng lực chứ không dựa theo bằng cấp, quan hệ (Dương<br />
Nguyễn, 2018). Hay ở Malaysia, có đạo luật bảo vệ người tố cáo, có các website để công khai<br />
danh tính của những người phạm tội, có cổng thông tin công bố trực tuyến các hợp đồng mua<br />
sắm công của chính phủ,…<br />
Thứ hai, môi trường pháp lý và hành chính<br />
Luật đầu tư năm 2014 của Việt Nam ra đời đã mang đến nhiều điểm sáng cho các nhà đầu<br />
tư nước ngoài trong việc giải quyết thủ tục hành chính khi đầu tư vào Việt Nam như thời gian cấp<br />
giấy chứng nhận đầu tư đã được rút ngắn. Tuy nhiên, nhìn chung một nhà đầu tư nước ngoài để có<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 60 - 11/2019 87<br />
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11<br />
<br />
<br />
thể tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam vẫn phải trải qua một quy trình còn rườm rà. Riêng thủ<br />
tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ở Việt Nam đã mất tới 15 ngày theo Luật Đầu tư<br />
2014 và mất thêm 15 tới 30 ngày nữa để nhà đầu tư nước ngoài nhận được Giấy chứng nhận đầu<br />
tư và đều phải là thủ tục giấy tờ nộp trực tiếp cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Trong khi<br />
đó ở Singapore thủ tục mở công ty và đăng kí mã số thuế được gộp làm một và được tổ chức đăng<br />
kí hoàn toàn là trực tuyến với tổng thời gian tới lúc nhận được Giấy phép đầu tư chỉ khoảng 30 ngày<br />
(Bộ Kế hoạc và Đầu tư, 2019). Tương tự, ở Malaysia mọi thủ tục cũng đươc tổ chức thành hệ thống<br />
chuẩn hóa và ngày càng tối giản với thủ tực đầu tư vào đất nước này chỉ cần trải qua 2 bước: trước<br />
tiên, nhà đầu tư nước ngoài cần đăng ký thành lập doanh nghiệp với ủy ban Doanh nghiệp của<br />
Malaysia (CCM); tiếp theo là xin phê duyệt giấy phép sản xuất tại Cơ quan phát triển đầu tư Malaysia<br />
(MIDA) (Vũ Quốc Huy, 2019).<br />
Chưa có địa điểm<br />
Nhà đầu tư Đăng ký giới thiệu địa điểm<br />
<br />
<br />
<br />
Đã có địa điểm<br />
Thỏa thuận địa điểm<br />
<br />
<br />
<br />
Thủ tục môi trường, xây dựng, quyền sử dụng đất Thủ tục đăng ký đầu tư<br />
<br />
<br />
<br />
Hoạt động sản xuất, kinh doanh<br />
<br />
Nguồn: Luật đầu tư, 2014<br />
Hình 1. Khái quát quy trình đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam<br />
Thứ ba, môi trường kinh tế<br />
Về ổn định kinh tế vĩ mô: Một nền kinh tế ổn định là tiền đề vững chắc để phát triển đầu tư.<br />
Theo WEF, chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô là trung bình của 2 chỉ số: lạm phát và nợ công. Chỉ số này<br />
của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu được thể hiện ở Hình 2.<br />
Hình 2 cho thấy trong giai đoạn nghiên<br />
cứu mặc dù chỉ số xếp hạng của Việt Nam là 120 Việt Nam<br />
xấu nhất trong số các nước nghiên cứu nhưng 100<br />
80 Singapore<br />
nhìn chung Việt Nam đã có những tiến triển<br />
tích cực trong việc cải thiện chỉ số ổn định kinh 60 Malaysia<br />
40<br />
tế vĩ mô. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Indonesia<br />
20<br />
năm 2008 đã để lại cho Việt Nam nhiều hệ lụy.<br />
0 Philippines<br />
Với những nỗ lực không ngừng, Chính phủ<br />
Việt Nam thông qua một loạt các chính sách Thái Lan<br />
tiền tệ thắt chặt đã kiên trì theo đuổi mục tiêu<br />
kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo năng lực cạnh tranh toàn<br />
Nhờ đó, chỉ số giá tiêu dùng trong các năm tiếp cầu của WEF giai đoạn 2012-2018<br />
Hình 2. Xếp hạng ổn định kinh tế vĩ mô<br />
theo liên tục giảm và lạm phát được kiểm soát.<br />
của Việt Nam giai đoạn 2013-2018<br />
Về quy mô thị trường:<br />
Bảng 4. Xếp hạng quy mô thị trường của Việt Nam và một số nước giai đoạn 2013-2018<br />
Xếp hạng<br />
Quốc gia 2013 2014 2015 2016 2017 2018<br />
(144 nước) (148 nước) (144 nước) (140 nước) (138 nước) (137 nước)<br />
Việt Nam 31 35 33 32 32 31<br />
Singapore 36 33 30 34 37 35<br />
Malaysia 27 25 25 25 24 24<br />
Indonesia 15 14 14 9 10 9<br />
Philippines 34 32 34 31 31 27<br />
Thái Lan 21 21 21 19 18 18<br />
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF giai đoạn 2012- 2018<br />
Khoảng cách xếp hạng giữa Việt Nam và các quốc gia khác cùng khu vực khi xét về chỉ tiêu<br />
ổn định kinh tế vĩ mô là khá lớn, nhưng khoảng cách này được thu hẹp đáng kể khi xét trên yếu tố<br />
<br />
<br />
<br />
88 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 60 - 11/2019<br />
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11<br />
<br />
<br />
quy mô thị trường, thậm chí trong những năm gần đây Việt Nam còn vượt thứ hạng so với Singapore.<br />
Đây là một minh chứng rõ ràng chứng tỏ rằng Việt Nam có sức cạnh tranh tương đối cao về quy mô<br />
thị trường.<br />
Thứ tư, môi trường cơ sở hạ tầng<br />
WEF đã xếp hạng chỉ số về cơ sở hạ tầng của các quốc gia dựa trên chất lượng của cơ sở<br />
hạ tầng điện và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.<br />
Bảng 5. Xếp hạng môi trường cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong tương quan với một số quốc gia khác<br />
cùng khu vực giai đoạn 2013-2018<br />
Xếp hạng<br />
Quốc gia 2013 2014 2015 2016 2017 2018<br />
(144 nước) (148 nước) (144 nước) (140 nước) (138 nước) (137 nước)<br />
Việt Nam 94 83 82 75 79 79<br />
Singapore 1 2 1 2 2 2<br />
Malaysia 33 38 24 23 24 22<br />
Indonesia 78 61 56 62 60 52<br />
Philippines 98 96 91 90 95 97<br />
Thái Lan 46 47 48 44 49 43<br />
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF giai đoạn 2012- 2018<br />
Mặc dù trong những năm trở lại đây, thứ hạng về chỉ số chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt<br />
Nam so với các quốc gia khác trong cùng khu vực đang được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn còn<br />
ở thứ hạng sau Singapore, Malaysia và Thái Lan rất nhiều. Theo Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị- Bộ<br />
Kế hoạch và Đầu tư (2019), nguyên nhân dẫn đến kết quả này là: thứ nhất, hệ thống kết cấu hạ tầng<br />
tại Việt Nam vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa<br />
đất nước; thứ hai, chất lượng cơ sở hạ tầng kém và hay bị quá tải, hiệu quả sử dụng chưa cao; thứ<br />
ba, nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là rất lớn, xong tiềm lực tài chính của đất<br />
nước còn nhiều hạn chế. Về môi trường này, Việt Nam khó có thể so sánh với Malaysia, Thái Lan<br />
và đặc biệt là Singapore. Đây là những quốc gia dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á về việc có một<br />
hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, nước,… chất lượng tốt. Có được thành tựu đó<br />
trước hết là do những quốc gia này có tiềm lực tài chính và đã đầu tư một lượng lớn ngân sách vào<br />
việc xây dựng cơ sở hạ tầng; thứ hai là các quốc gia này có tầm nhìn xa khi lên kế hoạch xây dựng<br />
một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, có sự kết nối và kịp thời với sự phát triển kinh tế đất nước.<br />
Thứ năm, Môi trường lao động<br />
150<br />
Việt Nam<br />
100<br />
Singapore<br />
50<br />
Malaysia<br />
0 Indonesia<br />
2013 2014 2015 2016 2017 2018<br />
<br />
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF giai đoạn 2012-2018<br />
Hình 3. Xếp hạng chỉ số tính hiệu quả của thị trường lao động của Việt Nam trong tương quan<br />
với một số quốc gia khác cùng khu vực giai đoạn 2012-2018<br />
Chỉ số về tính hiệu quả của thị trường lao động được WEF tính toán dựa trên 10 chỉ số thành<br />
phần, bao gồm: Hợp tác trong quan hệ lao động-người sử dụng lao động, độ linh hoạt trong việc xác<br />
định tiền lương, thực hành tuyển dụng và sa thải, chi phí dự phòng tiền lương, hiệu lực của thuế đối<br />
với các ưu đãi để làm việc, tiền lương và năng suất lao động, quản lý chuyên nghiệp, khả năng giữ<br />
nhân tài của một quốc gia, năng lực thu hút nhân tài, tỷ lệ lao động nữ tham gia vào lực lượng lao<br />
động so với nam. Ở Việt Nam, còn nhiều lao động được vào làm việc nhưng không phải dựa trên<br />
năng lực mà có thể là dựa vào bằng cấp hoặc các mối quan hệ. Điều đó dẫn đến chất lượng lao<br />
động không tốt làm năng suất lao động không cao. Hơn nữa, Việt Nam chưa có những chính sách<br />
giữ chân nhân tài, những người làm ở vị trí quan trọng nhiều khi là do thâm niên hoặc do quan hệ<br />
chứ không thực sự do năng lực, chế độ trả lương nhà nước theo thâm niên nên có nhiều người giỏi<br />
chỉ được trả lương thấp, không được trọng dụng dẫn đến tâm lý chán nản và họ tìm đến các cơ hội<br />
việc làm ở nước ngoài. Trái lại, ở Singapore lại rất chú trọng và nghiêm ngặt trong việc tuyển dụng<br />
nhân sự, các nhân sự được đặt đúng vị trí họ xứng đáng và hưởng lương theo năng lực.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 60 - 11/2019 89<br />
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11<br />
<br />
<br />
3. Một số giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam<br />
Thứ nhất, về chính trị - xã hội: Cần thực hiện việc phân công nhiệm vụ, chức năng cho các<br />
cơ quan hành pháp một cách rõ ràng, minh bạch và thủ tục hành chính cần được công khai, các<br />
cấp, các ngành đảm bảo tính thống nhất theo cơ chế một cửa, đặc biệt đối với những thủ tục dễ<br />
phát nảy sinh tham nhũng như: thủ tục hải quan, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, thủ<br />
tục cấp giấy phép kinh doanh, thủ tục xét duyệt cấp phép cho các dự án lớn,… Bên cạnh đó, cần<br />
thực hiện dân chủ và nghiêm túc, công khai quy trình trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, khen<br />
thưởng, đánh giá, kỷ luật, luân chuyển, điều động cán bộ để có được những cán bộ phù hợp nhất<br />
với từng vị trí cụ thể. Nếu phát hiện có gian lận trong các quá trình trên, những đối tượng liên quan<br />
cần được xử phạt công khai, nghiêm minh để làm gương cho các thế hệ sau. Đặc biệt phải bảo vệ<br />
và có những biện pháp khuyến khích người đấu tranh và tố cáo những hành vi gian lận, tham nhũng.<br />
Ngoài ra, nhà nước cần cân đối nguồn ngân sách để đảm bảo mức lương khá cho cán bộ công nhân<br />
viên chức để họ có thể trang trải cuộc sống gia đình bằng lương. Từ đó sẽ góp phần giảm động cơ<br />
thực hiện các hành vi tham nhũng.<br />
Thứ hai, về pháp lý và hành chính: Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng<br />
đơn giản hóa nhưng vẫn phải đảm bảo tính hợp lý, chặt chẽ, nghiêm minh. Những văn bản hướng<br />
dẫn nhà đầu tư nước ngoài về các thủ tục, điều kiện hay quy trình đầu tư cần được trình bày súc tích,<br />
dễ hiểu và những thắc mắc của nhà đầu tư cần được giải đáp nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhà nước<br />
cần xây dựng một cơ chế giám sát có tính liên ngành, đa cấp; xây dựng chế tài xử phạt đủ nặng cả về<br />
mặt kinh tế và mặt pháp lý đối với cả người thực thi luật lẫn người vi phạm luật.<br />
Thứ ba, về kinh tế: Để kiểm soát lạm phát nhà nước cần thực hiện chính sách tiền tệ thận<br />
trọng, điều hành cung tiền và tăng trưởng tín dụng phù hợp, tránh gây sức ép lên lạm phát, giữ ổn<br />
định giá trị đồng tiền, điều hành tỉ giá theo tín hiệu thị trường, không để biến động lớn, phù hợp với<br />
diễn biến lạm phát. Bên cạnh đó, nhà nước cần thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ để tiết kiệm,<br />
thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo nền tảng vi mô vững chắc cho ổn định vĩ mô. Để mở<br />
rộng quy mô thị trường, nhà nước cần xác định rõ những ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế cạnh<br />
tranh chủ đạo để có những chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp theo cơ chế thị trường, tận dụng<br />
lợi thế của toàn cầu hóa để mở rộng quy mô thị trường.<br />
Thứ tư, về cơ sở hạ tầng: Cần tránh đầu tư dàn trải, tập trung đầu tư cho các công trình quan<br />
trọng có tính chất đột phá; đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước<br />
để có vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ mới trong<br />
đầu tư xây dựng và quản lý vận hành công trình cơ sở hạ tầng nhằm rút ngắn trình độ phát triển với<br />
các nước trong khu vực và trên thế giới; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp các ngành trong đầu<br />
tư xây dựng nhằm bảo đảm sự đồng bộ của cả hệ thống.<br />
Thứ năm, về lực lượng lao động: Tiến hành đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng<br />
lao động cả về mặt chuyên môn lẫn tác phong làm việc. Về tác phong làm việc, nhà nước nên đưa<br />
vào chương trình học của các trường cao đẳng, đại học, cơ sở dạy nghề các tiết học bắt buộc về<br />
tính kỷ luật trong công việc và xây dựng tinh thần trách nhiệm của học viên đối với chính bản thân<br />
họ cũng như với công việc được giao bởi ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cần phải được rèn<br />
luyện lâu dài mới có thể trở thành nhân cách. Về chuyên môn, các cơ sở giáo dục cần nghiên cứu<br />
kỹ nhu cầu của thị trường để mở thêm những ngành cần thiết và đội ngũ giáo viên cần liên tục trau<br />
dồi, học hỏi, cập nhật kiến thức thực tế để có thể đào tạo được các học viên có thể làm được việc<br />
ngay khi tốt nghiệp.<br />
4. Kết luận<br />
Mặc dù thời gian qua lượng vốn FDI vào Việt Nam liên tục tăng nhưng chất lượng môi trường<br />
đầu tư của Việt Nam chưa thực sự tốt trong tương quan với các quốc gia trong khu vực Thông qua<br />
các chỉ số xếp hạng về những thành tố của môi trường đầu tư của Việt Nam, tác giả rút ra kết luận:<br />
so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thì môi trường đầu tư của Việt Nam chỉ ở mức trung<br />
bình và những tồn tại có thể thấy rõ trong môi trường đầu tư của Việt Nam đó là: thứ nhất, về môi<br />
trường chính trị xã hội: thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện, nạn tham nhũng còn nhiều; thứ<br />
hai, về môi trường pháp lý và hành chính: thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; thứ ba, về môi<br />
trường kinh tế: mức độ ổn định kinh tế vĩ mô chưa cao; thứ tư, môi trường cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ<br />
tầng còn yếu kém; thứ năm, về môi trường lao động: tính hiệu quả của thị trường lao động chỉ ở mức<br />
khá. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt về thu hút FDI giữa các quốc gia như hiện nay, Việt Nam muốn<br />
đứng vững trên thị trường thì nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần có sự nỗ lực hơn nữa trong<br />
việc áp dụng đồng bộ các giải pháp để cải thiện từng yếu tố của môi trường đầu tư để nâng cao<br />
chất lượng của môi trường đầu tư nói chung.<br />
<br />
<br />
<br />
90 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 60 - 11/2019<br />
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Luật đầu tư, 2014.<br />
[2] Nguyễn Minh Tiến và Nguyễn Văn Bổn, Các nhân tố quyết định dòng vốn FDI ở các nước<br />
châu Á, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 31, năm 2014;<br />
[3] Phí Mạnh Hồng, Đổi mới thể chế kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam,<br />
Số 10, năm 2017.<br />
[4] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Singapore;<br />
https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/600/3457/quy-trinh-dang-ky-kinh-doanh-tai-<br />
singapore.aspx, ngày truy cập 29/10/2019<br />
[5] Dương Nguyễn, Kinh nghiệm chống tham nhũng của Singapore, 2018;<br />
http://thanhtravietnam.vn/quoc-te/kinh-nghiem-chong-tham-nhung-cua-singapore-<br />
181803, ngày truy cập 29/10/2019.<br />
[6] Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Đầu tư trực tiếp nước ngoài: một số vấn đề<br />
về thực trạng và giải pháp, 2018.<br />
http://www.ciem.org.vn/Content/files/VNEP/FDI_VNEP_tong%20quan_chi%20Ta%20Thao.<br />
pdf, ngày truy cập 1/6/2019.<br />
[7] Vũ Quốc Huy, Thu hút đầu tư nước ngoài tại Thái Lan, Malaysia và kinh nghiệm cho Việt<br />
Nam, 2019.<br />
https://dautunuocngoai.gov.vn/tinbai/2850/Thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-Thai-Lan-<br />
Malaysia-va-kinh-nghiem-cho-Viet-Nam, ngày truy cập 29/10/2019.<br />
[8] WB, Số liệu về FDI của các quốc gia qua các năm.<br />
https://data.worldbank.org/country/vietnam?name_desc=true, ngày truy cập 03/6/2019<br />
[9]WEF, Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu các năm 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015,<br />
2015-2016, 2016-2017 và 2017-2018.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 26/9/2019<br />
Ngày nhận bản sửa lần 01: 14/10/2019<br />
Ngày nhận bản sửa lần 02: 30/10/2019<br />
Ngày duyệt đăng: 15/11/2019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 60 - 11/2019 91<br />