Thực trạng xâm nhập mặn đất trồng lúa tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 3
download
"Thực trạng xâm nhập mặn đất trồng lúa tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế" được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng xâm nhập mặn đất trồng lúa tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở số liệu phỏng vấn 90 hộ dân sử dụng đất trồng lúa, kết quả phân tích các mẫu nước, mẫu đất cũng như các bản đồ có liên qua được xây dựng bằng phần mầm ArcGIS 10.3. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng xâm nhập mặn đất trồng lúa tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC THỰC TRẠNG XÂM NHẬP MẶN ĐẤT TRỒNG LÚA TẠI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Hải, Dƣơng Quốc Nõn, ê Hữu Ngọc Thanh Trƣờng Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Liên hệ email: nguyenthihai79@huaf.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm đánh giá thực trạng xâm nhập mặn đất trồng lúa tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở số liệu phỏng vấn 90 hộ dân sử dụng đất trồng lúa, kết quả phân tích các mẫu nƣớc, mẫu đất cũng nhƣ các bản đồ có liên qua đƣợc xây dựng bằng phần mầm ArcGIS 10.3, nghiên cứu đã chỉ ra một số kết quả. Cụ thể, (i) Thời gian xảy ra xâm nhập mặn tại huyện Quảng Điền chủ yếu diễn ra từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm; (ii) Các biểu hiệu của xâm nhập mặn trên ruộng lúa gồm: lúa mới gieo và giai đoạn còn non sẽ bị chết, chóp lá bị cháy, lúa bị héo, cây lúa sinh trƣởng kém, nở bụi ít, rễ bị thối, giảm năng suất và đất bị chai cứng; (iii) Ở vụ Hè Thu, độ mặn của nƣớc cấp cho sản xuất và độ mặn của đất đều cao hơn so với vụ Đông Xuân; (iv) Diện tích đất trồng lúa bị nhiễm mặn trong vụ Hè Thu ở xã Quảng An và xã Quảng Công đều nhiều hơn so với vụ Đông Xuân. Từ khóa: Đất trồng lúa, Quảng An, Quảng Công, Quảng Đ ền, xâm nhập mặn. 1. MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp và khó lƣờng, theo đó hiện tƣợng xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển ngày càng trở nên nghiêm trọng (Hoàng Ngọc Vệ, Trần Hồng Thái, 2017). Xâm nhập mặn đã trở thành một trong những thách thức lớn cho các tỉnh miền Trung Việt Nam (Nguyễn Tùng Phong, Tô Việt Thắng, 2013). Hậu quả của xâm nhập mặn làm cho đất đai bị nhiễm mặn, thoái hóa và hiệu quả sử dụng đất giảm (Nguyễn Thị Hải và cộng sự, 2015). Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đƣợc đánh giá là đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á với diện tích 22.600 ha trải dài trên địa phận 31 xã thuộc 5 huyện gồm Phong Điền, Quảng Điền, Hƣơng Trà, Phú Vang và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế (Phạm Văn Thiện, 2014). Do có vị trí địa lý phức tạp giữa một bên là biển, một bên là đầm phá nên khu vực này thƣờng xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu thông qua các biểu hiện thời tiết cực đoan nhƣ lũ lụt, bão, sạt lở, nƣớc biển dâng và xâm nhập mặn. Quảng Điền là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất trồng lúa là 4485,87 ha (Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Quảng Điền, 2019). Do có địa hình thấp và nằm ven phá Tam Giang nên huyện thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của xâm nhập mặn. Trong những năm qua, tình trạng xâm nhập mặn đang có xu hƣớng mở rộng và ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện trong đó đặc biệt là ảnh hƣởng đến việc sản xuất lúa của ngƣời dân địa phƣơng. Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu chuyên sâu nào về thực trạng xâm nhập mặn đất trồng lúa trên địa bàn huyện Quảng Điền hầu nhƣ không có. Điều này đã gây ra những khó khăn nhất định cho chính quyền địa phƣơng trong việc nắm bắt các thông tin về xâm nhập mặn để phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng thích ứng với 300 |
- TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU điều kiện xâm nhập mặn. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên cho thấy, việc nghiên cứu về thực trạng xâm nhập mặn đất trồng lúa là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu Để đánh giá đƣợc thực trạng xâm nhập mặn đất trồng lúa tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế nghiên cứu tập trung chủ yếu vào tìm hiểu các nội dung gồm: thời gian diễn ra xâm nhập mặn, độ mặn của nguồn nƣớc mặt cấp cho sản xuất lúa, biểu hiện của xâm nhập mặn, diện tích và mức độ nhiễm mặn đất trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Địa hình của huyện Quảng Điền đƣợc chia thành 2 phần nằm ở phía Đông và phía Tây của phá Tam Giang. Trong đó, phần phía Đông phá Tam Giang gồm 2 xã và phần phía Tây phá Tam Giang gồm 8 xã và 1 thị trấn. Do đó nghiên cứu đã chọn ở mỗi vùng của huyện Quảng Điền một xã làm điểm nghiên cứu. Các xã đƣợc lựa chọn gồm xã Quảng Công thuộc vùng phía Đông phá Tam Giang và xã Quảng An thuộc vùng phía Tây phá Tam Giang của huyện Quảng Điền. Đây là hai xã đều nằm sát phá Tam Giang và theo khảo sát thực tế thì sản xuất lúa đƣợc coi là một trong những nguồn sinh kế chính của các hộ nông dân tại đây. 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu - Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng hệ thống kênh mƣơng thủy lợi và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của các xã nghiên cứu đƣợc thu thập tại các cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện Quảng Điền nhƣ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên Môi trƣờng và Uỷ ban nhân dân các xã tại khu vực nghiên cứu. - Thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp Để đánh giá đƣợc thực trạng về tình hình xâm nhập, nghiên cứu đã sử dụng công thức tính mẫu Solvin(1984) với sai số cho phép e = 0.1 để tính số mẫu cần phỏng vấn tại địa bàn nghiên cứu. Do số hộ trồng lúa bị ảnh hƣởng bởi xâm nhập mặn tại hai xã Quảng Công và Quảng An là 758 hộ nên tổng số mẫu tính đƣợc là 88,35 hộ, từ đó nghiên cứu đã làm tròn thành 90 hộ và thực hiện điều tra tại mỗi xã là 45 hộ. Việc phỏng vấn các hộ dân đƣợc thực hiện bằng bảng hỏi bán cấu trúc đã đƣợc xây dựng sẵn. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề nhƣ sự hiểu biết của ngƣời dân về thời điểm xâm nhập mặn cũng nhƣ các dấu hiệu của xâm nhập mặn trên ruộng lúa của họ. 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Các phiếu phỏng vấn sau khi thu thập về đƣợc tổng hợp theo số lƣợng phiếu và tỷ lệ phần trăm theo nội dung nghiên cứu trên phần mềm Excel. Các số liệu đƣợc sắp xếp khoa học trong bảng thống kê nhằm phục vụ cho việc đánh giá, phân tích theo các nội dung nghiên cứu. 301 |
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 2.2.4. Phương pháp lấy mẫu và xác định độ mặn của đất và nước Để xác định đƣợc độ mặn của nguồn nƣớc mặt cấp cho sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu dọc theo hệ thống kênh mƣơng từ nội đồng ra đến phá Tam Giang, nghiên cứu đã lấy 56 mẫu nƣớc tại các điểm cấp nƣớc cho các ruộng lúa trong đó có 36 điểm tại xã Quảng An và 20 điểm tại xã Quảng Công. Các mẫu nƣớc đƣợc đo độ mặn trực tiếp bằng máy đo độ mặn cầm tay Hanna HI 993310 do Romania sản xuất năm 2018. Trên cơ sở số liệu độ mặn của các mẫu nƣớc đo đƣợc, nghiên cứu tiến hành so sánh với các quy định về phân chia giới hạn các loại nƣớc tự nhiên theo Bảng 1. Bảng 1. Phân chia giới hạn các loại nƣớc tự nhiên Loại nƣớc Nồng độ muối hòa tan (‰) Mức độ 0,01 - 0,2 Nƣớc ngọt nhạt Nƣớc ngọt 0,2 - 0,5 Nƣớc ngọt lợ 0,5 - 4,0 Nƣớc lợ nhạt 4,0 - 18,0 Nƣớc lợ vừa Nƣớc lợ 18,0 - 30,0 Nƣớc lợ mặn Nƣớc mặn 30,0 - 40,0 Nƣớc biển Nƣớc quá mặn 40,0 - trên 300 Nƣớc biển Nguồn: Trần Mạnh Hùng, 2016 Để xác định độ mặn của đất, nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu đất tại các ruộng lúa tại xã Quảng An và Quảng Công. Vị trí lấy mẫu đất đƣợc xác định ngẫu nhiên trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa bàn nghiên cứu bằng công cụ Create Random Points trong phần mềm ArcGIS với quy tắc là các điểm cách nhau 200 m với tổng số mẫu đất đƣợc lấy là 43 mẫu. Trong đó, số mẫu đất đƣợc lấy tại xã Quảng An là 23 mẫu và tại xã Quảng Công là 20 điểm ở. Thời gian lấy mẫu đƣợc thực hiện vào tháng 4 đối với vụ Đông Xuân và tháng 6 đối với vụ Hè Thu năm 2019. Các mẫu đất sau khi đƣợc lấy về đƣợc đƣa vào phòng thí nghiệm để phân tích và xác định độ mặn bằng máy đo Hanna HI 993310 sau đó đƣợc phân loại đất mặn dựa theo Bảng 2. Bảng 2. Phân loại đất mặn và ảnh hƣởng đối với cây trồng Phân loại đất mặn Độ dẫn điện của đất (dS/m) Mức độ ảnh hƣởng đến cây trồng Không mặn 0-2 Ảnh hƣởng không đáng kể Mặn ít 2-4 Năng suất của nhiều loại cây có thể bị giới hạn Mặn trung bình 4-8 Năng suất của nhiều loại cây trồng bị giới hạn Mặn nhiều 8 - 16 Chỉ một số cây trồng chịu đựng đƣợc Rất mặn > 16 Chỉ rất ít cây trồng chịu đựng đƣợc Nguồn: Jan Kotuby-Amacher, Rich Koenig, Boyd Kitchen, 2000 302 |
- TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.2.5. Phương pháp bản đ Dựa trên dữ liệu đầu vào là kết quả phân tích độ mặn của các mẫu đất và nƣớc, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Quảng An và xã Quảng Công… nghiên cứu đã sử dụng phần mềm ArcGIS 10.3 để xây dựng bản đồ phân vùng nƣớc nhiễm mặn cũng nhƣ bản đồ phân vùng đất trồng lúa nhiễm mặn của địa bàn nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thời điểm xâm nhập mặn đất trồng lúa Theo kết quả khảo sát từ phòng Nông nghiệp huyện Quảng Điền, Uỷ ban nhân dân xã Quảng An và xã Quảng Công cũng nhƣ các hợp tác xã trên địa bàn hai xã cho thấy trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019, hiện tƣợng xâm nhập mặn diễn ra ở tất cả các năm trong đó năm 2016 là năm có mức độ xâm nhập mặn diễn ra nặng nhất và ảnh hƣởng nhiều nhất đến việc sử dụng đất trồng lúa của các xã này. Nguyên nhân là do năm 2016 có hiện tƣợng thời tiết cực đoan, nắng nóng kéo dài khiến nguồn nƣớc tại các sông, ao, hồ trên địa bàn huyện Quảng Điền nói chung và ở xã Quảng An và Quảng Công nói riêng gần nhƣ cạn kiệt, nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất bị thiếu đã dẫn đến nhiều diện tích đất trồng lúa phải bỏ hoang, diện tích lúa đã đƣa vào gieo sạ bị nhiễm mặn, héo úa nặng nhất. Kết quả khảo sát về thời điểm xảy ra xâm nhập mặn trong năm cho thấy tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mà xâm nhập mặn diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm nhƣng chủ yếu diễn ra vào thời điểm từ tháng 4 đến tháng 8. Lý do dẫn đến kết quả này là do đặc điểm khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và tại huyện Quảng Điền nói riêng có mùa mƣa thƣờng xảy ra từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau với lƣợng mƣa tƣơng đối lớn nên đã đẩy lùi đƣợc nƣớc mặn xâm nhập vào do vậy hiện tƣợng xâm nhập mặn không diễn ra. Trong khi đó, trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 (đặc biệt là từ tháng 4 đến tháng 8) là thời điểm mùa khô diễn ra trên địa bàn huyện (UBND huyện Quảng Điền, 2015). Trong thời gian này trên địa bàn tỉnh nói chung và tại huyện Quảng Điền nói riêng thƣờng xuyên xảy ra tình trạng khô hạn, mực nƣớc ở các sông hạ thấp, do đó dƣới ảnh hƣởng của triều cƣờng nên nƣớc biển thƣờng lấn sâu vào nội đồng và gây nên hiện tƣợng xâm nhập mặn. 3.2. Độ mặn của nguồn nƣớc mặt cấp cho sản xuất lúa Kết quả phân tích các mẫu nƣớc ở xã Quảng An cho thấy, ở vụ Đông Xuân năm 2019, độ mặn của nƣớc cấp cho sản xuất tại xã Quảng An dao động từ 0,022‰ đến 11,568‰. Trong khi đó, ở vụ Hè Thu, độ mặn nƣớc dao động từ 1,345‰ đến 28,452‰. Từ kết quả đo độ mặn ngoài thực địa và kết hợp với việc sử dụng chức năng nội suy của phần mềm ArcGIS 10.3, nghiên cứu đã xây dựng đƣợc bản đồ phân vùng nƣớc nhiễm mặn của xã Quảng An trong vụ Đông Xuân và Hè Thu nhƣ trong Hình 2. 303 |
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC a. Vụ Đông Xuân b. Vụ Hè Thu Hình 2. Bản đồ phân vùng nƣớc nhiễm mặn tại xã Quảng An trong vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu năm 2 19 Kết quả nghiên cứu thu đƣợc ở Hình 2 cho thấy tại xã Quảng An ở cả vụ Đông Xuân và Hè Thu độ mặn của nguồn nƣớc từ phá Tam Giang vào các xứ đồng giảm dần từ nƣớc lợ vừa, nƣớc lợ nhạt, nƣớc ngọt lợ và vào sâu trong nội đồng là nƣớc ngọt nhạt ở vụ Đông Xuân. Tuy nhiên, ở vụ Hè Thu do ảnh hƣởng của xâm nhậm năm nên nƣớc ngọt lợ đã lấn sâu vào trong nội đồng hơn so với vụ Đông Xuân. Đối với xã Quảng Công, kết quả đo độ mặn của các mẫu nƣớc cho thấy, nƣớc cấp cho sản xuất lúa của xã trong vụ Hè Thu có độ mặn cao hơn so với vụ Đông Xuân. Cụ thể, nếu nhƣ trong vụ Đông Xuân độ mặn của nƣớc chỉ dao động từ 0,001‰ đến 19,080‰ thì ở vụ Hè Thu, độ mặn của nƣớc dao động từ 2,673‰ đến 28,939‰. Bằng phƣơng pháp xây dựng bản đồ phân vùng nhiễm mặn nƣớc cấp cho sản xuất lúa tƣơng tự nhƣ với xã Quảng An, nghiên cứu cũng đã xây dựng đƣợc bản đồ này cho xã Quảng Công trong vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2019. Kết quả thể hiện ở Hình 3. 304 |
- TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU a. Vụ Đông Xuân b. Vụ Hè Thu Hình 3. Bản đồ phân vùng nƣớc nhiễm mặn tại xã Quảng Công trong vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu năm 2 19 Kết quả nghiên cứu thu đƣợc ở Hình 3 cho thấy tại xã Quảng Công ở vụ Đông Xuân, độ mặn của nguồn nƣớc từ phá Tam Giang vào các xứ đồng giảm dần từ nƣớc lợ mặn, nƣớc lợ vừa, nƣớc lợ nhạt, nƣớc ngọt lợ và vào sâu trong nội đồng là nƣớc ngọt nhạt. Trong khi đó, ở vụ Hè Thu độ mặn của nguồn nƣớc từ phá Tam Giang vào các xứ đồng giảm dần từ nƣớc lợ mặn đến lợ vừa. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, trong vụ Hè Thu dƣới ảnh hƣởng của xâm nhập mặn thì nƣớc lợ vừa đã xâm nhập sâu vào hệ thống kênh mƣơng cấp nƣớc cho sản xuất của xã Quảng Công. 3.3. Biểu hiện của xâm nhập mặn tại các khu vực trồng lúa Bằng kinh nghiệm sản xuất và sử dụng đất trồng lúa trong nhiều năm nên ngƣời dân tại xã Quảng An và Quảng Công đã nhận ra đƣợc các biểu hiện của xâm nhập mặn tại ruộng lúa của họ. Số liệu đƣợc thể hiện tại Bảng 3. 305 |
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Bảng 3. Kết quả hảo sát ngƣời ân về các iểu hiện của xâm nhập mặn trên ruộng lúa Các iểu hiện Xã Quảng An Xã Quảng Công Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (Phi u) (%) (Phi u) (%) Lúa mới gieo và giai đoạn cây còn 45 100 45 100 nhỏ sẽ chết Chóp lá bị cháy 40 88,89 41 91,11 Lúa bị héo 40 88,89 41 91,11 Cây sinh trƣởng kém, nở bụi ít 43 95,56 43 95,56 Rễ bị thối 45 100 45 100 Khi lúa trổ quan sát thấy hai vỏ trấu 40 88,89 42 93,33 màu trắng, không có hạt Đất bị chai cứng 33 73,33 45 100 Giảm năng suất 44 97,78 45 100 Nguồn: Số liệu phỏng vấn nông hộ, năm 2019 Kết quả khảo sát ở Bảng 3 cho thấy, ngƣời dân nhận thấy khi xâm nhập mặn xảy thì lúa thƣờng có hiện tƣợng bị héo; chóp lá bị cháy, cây sinh trƣởng kém, nở bụi ít, rễ bị thối, lúa mới gieo và giai đoạn cây còn nhỏ sẽ bị chết. Ngoài ra, ngƣời dân còn quan sát thấy các biểu hiện khác nhƣ khi lúa trổ thì vỏ trấu có màu trắng và không có hạt; đất trên ruộng lúa bị chai cứng và năng suất lúa bị giảm. Theo ngƣời dân thì các biểu hiện này rất dễ nhận biết và tỷ lệ số hộ nhận biết về các biểu hiện này ở cả 2 xã là rất cao. Trong đó, 100% các hộ dân đƣợc khảo sát đều nhận thấy xâm nhập mặn sẽ làm cho cây lúa khi mới gieo và giai đoạn còn nhỏ sẽ bị chết. Nguyên nhân là do ảnh hƣởng của xâm nhập mặn, cây lúa không hút đƣợc chất dinh dƣỡng nƣớc dẫn đến bị cháy lá, héo, thối rễ và chết. 3.4. Diện tích và mức độ nhiễm mặn của đất trồng lúa Kết quả phân tích các mẫu đất tại xã Quảng An cho thấy, trong vụ Đông Xuân độ mặn của đất trồng lúa dao động từ 0,07 dS/m đến 4,77 dS/m và ở vụ Hè Thu là từ là từ 0,54 dS/m đến 14,42 dS/m. Từ kết quả phân tích đất kết hợp với việc sử dụng phần mềm Arcgis 10.3, nghiên cứu đã xây dựng đƣợc bản đồ phân vùng đất trồng lúa nhiễm mặn của xã Quảng An nhƣ trong Hình 4. 306 |
- TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU a. Vụ Đông Xuân b. Vụ Hè Thu Hình 4. Bản đồ phân vùng đất trồng lúa nhiễm mặn của xã Quảng An năm 2 19 Qua Hình 4 cho thấy, một phần diện tích đất trồng lúa của xã Quảng An đã bị nhiễm mặn với hai mức độ là mặn ít và mặn trung bình. Trong khi đó, ở vụ Hè Thu thì đất trồng lúa của xã đã bị nhiễm mặn với ba mức độ là mặn ít, mặn trung bình và mặn nhiều. Trong đó diện tích đất lúa mặn nhiều đƣợc chuyển từ diện tích đất lúa mặn trung bình trong vụ Đông Xuân chuyển sang. Diện tích đất lúa mặn trung bình của vụ Hè Thu phần lớn là diện tích đất lúa mặn ít và đƣợc mở rộng từ một phần diện tích đất lúa không mặn nằm sát phá Tam Giang trong vụ Đông Xuân chuyển sang. Kết quả phân tích mẫu đất ở xã Quảng Công cho thấy, độ mặn của đất trồng lúa trong vụ Hè Thu cao hơn so với trong vụ Đông Xuân. Cụ thể, trong vụ Hè Thu độ mặn của đất trồng lúa dao động từ 2,14 dS/m đến 14,39 dS/m, trong khi đó ở vụ Đông Xuân thì độ mặn của đất trồng lúa chỉ dao động từ 0,01 dS/m đến 5,29 dS/m. Kết quả xây dựng bản đồ phân vùng đất trồng lúa bị nhiễm mặn của xã Quảng Công trong vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2019 từ việc nội suy kết quả phân tích các mẫu đất trên phần mềm ArcGis 10.3 đƣợc thể hiện ở Hình 5. 307 |
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC a. Vụ Đông Xuân b. Vụ Hè Thu Hình 5. Bản đồ phân vùng đất trồng lúa nhiễm mặn Quảng Công năm 2 19 Qua Hình 5 cho thấy, ở vụ Đông xuân chỉ có một phần nhỏ diện tích đất trồng lúa của xã Quảng Công bị nhiễm mặn với mức độ ít. Trong khi đó, ở vụ hè Thu thì toàn bộ diện tích đất trồng lúa của xã đã bị nhiễm mặn với 3 mức độ là mặn ít, mặn trung bình và mặn nhiều. Trong đó, diện tích đất lúa mặn nhiều nằm đan xen với diện tích đất lúa mặn trung bình. Từ bản đồ phân vùng đất trồng lúa bị nhiễm mặn, nghiên cứu đã tính toán đƣợc diện tích đất trồng lúa bị nhiễm mặn của xã Quảng An và xã Quảng Công trong vụ Đông Xuân và Hè Thu. Số liệu đƣợc thể hiện trong Bảng 4. Bảng 4. Cơ cấu, iện tích đất trồng lúa ị nhiễm mặn ở xã Quảng An và xã Quảng Công Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Xã Xã Xã Xã Quảng An Quảng Công Quảng An Quảng Công Loại đất Diện Cơ Diện Cơ Diện Cơ Diện Cơ tích cấu tích cấu tích cấu tích cấu (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) Đất lúa không mặn 441,58 84,00 75,81 92,70 319,45 61,20 0 0 Đất lúa mặn ít 66,40 12,63 5,97 7,30 31,91 6,07 0,77 0,94 308 |
- TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Đất lúa mặn trung bình 17,72 3,37 0 0 155,71 29,62 67,74 82,83 Đất lúa mặn nhiều 0 0 0 0 18,63 3,11 13,27 16,23 Tổng 525,70 100 81,78 100 525,70 100 81,78 100 Nguồn: Xử lý số liệu, năm 2019 Số liệu tại Bảng 4 cho thấy, trong vụ Đông Xuân năm 2019 diện tích đất trồng lúa bị nhiễm mặn tại xã Quảng An chiếm 16% tổng diện tích đất trồng lúa của xã. Trong tổng diện tích đất trồng lúa bị nhiễm mặn của xã thì diện tích nhiễm mặn ở mức độ ít chiếm chủ yếu với 66,40 ha và diện tích nhiễm mặn trung bình chỉ là 17,73 ha. Đối với xã Quảng Công thì đất trồng lúa bị nhiễm mặn với diện tích là 5,97 ha, tƣơng ứng với 7,3% tổng diện tích đất trồng lúa của xã và toàn bộ diện tích này đều nhiễm mặn ở mức độ ít. Ở vụ Hè Thu năm 2019, 38,80% tổng diện tích đất trồng lúa của xã Quảng An bị nhiễm mặn. Trong khi đó, toàn bộ diện tích đất trồng lúa của xã Quảng Công đều bị nhiễm mặn. Ở cả hai xã, việc nhiễm mặn đất trồng lúa xuất hiện ở cả ba mức độ là mặn ít, mặn trung bình và mặn nhiều. Tuy nhiên, đất trồng lúa bị nhiễm mặn ở mức độ trung bình có diện tích lớn nhất, tiếp đến là đất trồng lúa bị nhiễm mặn nhiều. Riêng đất trông lúa bị nhiễm mặn ở mức độ ít chỉ chiếm 6,07% tổng diện tích đất trồng lúa của xã Quảng An và 0,94% tổng diện tích đất trồng lúa của xã Quảng Công. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu về thực trạng xâm nhập mặn đất trồng lúa tại huyện Quảng Điền với điểm nghiên cứu là xã Quảng An và xã Quảng Công cho thấy, thời gian xảy ra xâm nhập mặn diễn ra chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Tại ruộng lúa bị xâm nhập mặn xảy ra các biểu hiệu gồm lúa mới gieo và giai đoạn còn non sẽ bị chết, chóp lá bị cháy, lúa bị héo, cây sinh trƣởng kém, nở bụi ít, rễ bị thối, giảm năng suất và đất chai cứng. Độ mặn của nƣớc cấp cho sản xuất và độ mặn của đất ở vụ Đông Xuân đều thấp hơn so với vụ Hè Thu. Trong vụ Hè Thu, diện tích đất trồng lúa bị nhiễm mặn ở xã Quảng An và xã Quảng Công đều nhiều hơn so với vụ Đông Xuân. Diện tích đất lúa mặn nhiều không xuất hiện ở vụ Đông Xuân nhƣ đã xuất hiện ở vụ Hè Thu trên địa bàn của cả hai xã. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Thị Hải, Đàm Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Lan Hƣơng, Trần Văn Nguyện (2015), Ản ưởng của xâm nhập mặn đến việc sử dụng đất trồng lúa ở Hương P ong, t ị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số tháng 4 năm 2015, tr. 127. [2]. Trần Mạnh Hùng (2016), Đán giá ản ưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp tại huyện Ng Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Luận văn cao học ngành Khoa học môi trƣờng. Học viện nông nghiệp Việt Nam. [3]. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Quảng Điền (2019), Số liệu thống kê đất đ . 309 |
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 4. Phạm Văn Thiện (2014), Tá động của biến đổi khí hậu đến đầm phá Tam Giang - những thách thứ đối với cộng đồng vạn đò địn ư. Tạp chí Khoa học và công nghệ trƣờng Đại học khoa học Huế, số 2, tập 2, tr. 175. 5. y ban nhân dân huyện Quảng Điền (2015), Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất năm 2015. 6. Hoàng Ngọc Vệ, Trần Hồng Thái (2017), Đán g á tá động của xâm nhập mặn đến sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện ven biển của tỉnh Nghệ An trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, số 20, tập 4, trang 274. 7. Amacher, Jan Kotuby; Koenig, Rich; and Kitchen, Boyd (2000), "Salinity and Plant Tolerance". All Archived Publications. Paper 43. CURRENT SITUATION OF SALT INTRUSION IN RICE CULTIVATION LAND IN QUANG DIEN DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE Nguyen Thi Hai, Duong Quoc Non, Le Huu Ngoc Thanh University of Agriculture and Forestry, Hue University Contact email: nguyenthihai79@huaf.edu.vn ABSTRACT This research was conducted in Quang Dien district, Thua Thien Hue province to assess the current situation of salinity intrusion on rice cultivation land. Basing on the data of interview from 90 households, the results of analysis of water and soil samples and maps were built with ArcGIS 10.3, the research showed that: (i) The saline intrusion normally occurred from April to August; (ii) the common signs of salinization on rice cultivation land including: young rice plants died, the tip of leaves were dried, rice growths slowly, the roots were rotten, the yield were low and the soil was hardened; (iii) salt concentration level of irrigation water and soil in the winter-spring season was higher than in the summer- autumn season; iv) Quang An and Quang Cong comunes have the area of rice cultivation land affected by salinity in the summer-autumn season was higher than in the winter-spring season. Keywords: Rice cultivation land, Quang An, Quang Cong, Quang Dien, salinity intrusion. 310 |
- TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU SỰ TÍCH Ũ CÁC KIM OẠI NẶNG (As, Cd, Cu, Pb VÀ Zn) TRONG ĐẤT BÃI THẢI CÁC MỎ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Ngọc Sơn Hải 1,3, Nguyễn Ngọc Nông1, Nguyễn Khắc Giảng2, Nguyễn Thanh Hải1, Peter Sanderson3, Ravi Naidu3 1 Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (TUAF), 2 Trƣờng Đại học Mỏ địa chất Hà Nội (HUMG), 3 Trung tâm Toàn cầu về cải tạo môi trƣờng (GCER), Đại học Newcastle, Úc TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm đánh giá sự tích lũy kim loại nặng (As, Cd, Cu, Pb, Zn) trong đất bãi thải của 3 khu khai thác khoáng sản bị ô nhiễm ở tỉnh Thái Nguyên, gồm mỏ thiếc Hà Thƣợng (HT), mỏ sắt Trại Cau (TC) và mỏ chì kẽm Làng Hích (LH). Các mẫu đất đƣợc phân tích bằng XRD, SEM và EDS. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lƣợng As, Cd, Cu, Pb và Zn trong đất thay đổi tƣơng ứng từ 4 đến 2605, từ 0 đến 124, từ 6 đến 603, từ 45 đến 5008 và từ 64 đến 31789 mg/kg. Thành phần khoáng chất đất có ảnh hƣởng đến độ pH và hàm lƣợng các kim loaị nặng (KLN) trong đất. Theo đó, đất mỏ thiếc Hà Thƣợng chứa các khoáng vật asenopyrit (FeAsS), franklinit (ZnFe3+2O4) và pyrit (FeS2), góp phần tạo ra As, Zn và Fe cao, đặc biệt là trong môi trƣờng đất chua (pH
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC respectively. The research indicated that soil minerals clearly affected soil pH and HMs concentration in the soils. According to XRD results, HT soil contained theminerals including arsenopyrite (FeAsS), franklinite (ZnFe3+2O4) contributing to high As, Zn and Fe, especially in acid soil environment (pH
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn và các yếu tố kinh tế - xã hội đến sản xuất nông nghiệp huyện Vũng Liêm - tỉnh Vĩnh Long
7 p | 180 | 8
-
Xây dựng mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trên vùng đất phèn mặn
2 p | 76 | 8
-
Ảnh hưởng của phân ure-Gold 45 R và lân DAP đến nấm rễ Endomycorrhizae, sinh trưởng và năng suất lúa tại vùng đất nhiễm mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long
10 p | 89 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình sử dụng đất nông - lâm nghiệp chính vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng
8 p | 5 | 2
-
Đánh giá sinh trưởng và năng suất 5 dòng đậu nành BC3F4 trên đất mặn tại huyện Châu Thành và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
10 p | 8 | 2
-
Ảnh hưởng của tỷ lệ natri-canxi trao đổi trong đất đối với sinh trưởng và năng suất lúa do tưới nước mặn trên đất nhiễm mặn
7 p | 69 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn