Tham khảo tài liệu 'thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm: dùng thế nào ?', y tế - sức khoẻ, sức khỏe trẻ em phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm: Dùng thế nào ?
- Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm: Dùng
thế nào ?
Viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ thể. Nhưng khi phản ứng viêm xảy ra quá
mạnh thì phải dùng các thuốc chống viêm, trong số đó có loại thuốc hạ sốt, giảm
đau, chống viêm – được gọi chung là nhóm thuốc Non steroid.
Đây nhóm thuốc được sử dụng khá rộng rãi trong điều trị, bên cạnh đó ý thức sử
dụng thuốc của bệnh nhân còn thấp, việc lạm dụng thuốc diễn ra khá phổ biến, đó
là các lý do dẫn tới tình trạng bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ của thuốc khá
nhiều, đặc biệt là các biến chứng nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong như chảy máu
tiêu hóa, suy gan cấp, suy thận cấp.
Tác dụng của thuốc
Các thuốc Non steroid có bản chất là các acid yếu, dễ qua ống tiêu hoá, được
chuyển hoá ở gan, riêng acid salicylic chuyển hóa ở trong máu, thải trừ chủ yếu
qua thận dưới dạng còn hoạt tính, nhất là khi dùng với liều cao do vậy dễ có nguy
cơ gây tổn thương gan và thận nếu không dùng đúng theo chỉ định.
Tác dụng hạ sốt: với liều điều trị, các thuốc Non steroid chỉ làm hạ nhiệt độ trên
những bệnh nhân bị sốt, không có tác dụng hạ nhiệt độ ở người có thân nhiệt bình
thường. Thuốc có tác dụng hạ sốt do bất kỳ nguyên nhân gì. Thuốc chỉ có tác dụng
lên quá trình thải nhiệt (giãn mạch da, tăng tiết mồ hôi) mà không có tác dụng lên
quá trình sinh nhiệt. Chỉ là thuốc điều trị triệu chứng mà không có tác dụng điều
trị nguyên nhân gây sốt, sau khi thuốc bị thải trừ, sốt sẽ trở lại.
Tác dụng giảm đau: Các thuốc Non steroid chỉ có tác dụng với các chứng đau nhẹ
và vừa, đau khu trú (đau sau mổ, đau răng, đau khớp, viêm khớp, viêm cơ, viêm
- dây thần kinh…). Thuốc không gây ngủ, không gây nghiện do tác dụng của thuốc
trên hệ thần kinh trung ương yếu hoặc không có nên còn gọi là thuốc giảm đau
ngoại vi. Trong một số trường hợp đau sau mổ, các thuốc Non steroid có tác dụng
giảm đau mạnh hơn cả morphin vì làm giảm quá trình viêm do phẫu thuật gây ra.
Tác dụng chống viêm: các thuốc Non steroid có tác dụng trên hầu hết các loại
viêm do nhiều nguyên nhân. Thuốc có tác dụng lên cả giai đoạn viêm cấp và giai
đoạn viêm mạn.
Tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu: một số thuốc Non steroid có tác dụng chống
ngưng kết tiểu cầu ở liều thấp, như aspirin 10mg/kg/48 giờ. Ngoài ra còn có
indomethacin, oxyphenbutazon, phenylbutazon.
Chỉ định
Với các tác dụng như trên, các thuốc thuộc nhóm Non steroid thường được chỉ
định trong một số trường hợp sau:
Các triệu chứng đau và sốt thông thường: các triệu chứng sốt và đau trong cảm
cúm, phụ khoa, tiết niệu, thần kinh, tai mũi họng, sau phẫu thuật…
Các bệnh viêm cấp và mạn tính: thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột
sống dính khớp, viêm khớp cùng chậu…
Dự phòng huyết khối và tắc mạch trong các bệnh tăng huyết áp; hẹp van hai lá,
viêm tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch…
Ngoài ra các thuốc thuộc nhóm này còn đang được nghiên cứu để dự phòng và
điều trị Alzheimer, polyp đại tràng, ung thư đại – trực tràng, ung thư tuyến liền
liệt… nhưng thời gian sử dụng thuốc kéo dài (18 tháng trở lên) đã làm tăng nguy
cơ tác dụng không mong muốn trên hệ tim mạch.
- Tác dụng không mong muốn của các thuốc Non steroid
Trên lâm sàng, hiện nay nhóm thuốc này có thể được coi là nhóm thuốc được sử
dụng phổ biến và nhiều nhất do rất nhiều tác dụng tối ưu của chúng, tuy nhiên bên
cạnh các tác dụng có lợi thì nhóm thuốc này cũng có rất nhiều tác dụng không
mong muốn, thậm chí cả các tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
bệnh nhân.
Tác dụng không mong muốn trên ống tiêu hoá: Đây là tác dụng phụ rất hay gặp,
với các mức độ khác nhau: cảm giác đầy bụng, nóng rát vùng thượng vị, viêm loét
dạ dày tá tràng; chảy máu, thủng dạ dày, hành tá tràng. Tác dụng phụ xuất hiện cả
khi dùng đường uống hoặc đường tiêm. Sở dĩ tác dụng phụ này hay gặp nhất do
một mặt thuốc gây tổn thương trực tiếp niêm mạc dạ dày, mặt khác nó làm giảm
quá trình sản xuất chất nhày tạo điều kiện cho acid và pepsin của dịch vị gây tổn
thương niêm mạc.