YOMEDIA
ADSENSE
thương hiệu lớn rắc rối lớn: phần 1 - nxb lao động xã hội
44
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
phần 1 gồm các chương: những sai lầm phổ biến nhất và cái giá phải trả; general motors; xerox; digital equipment corporation; at&t; levi strauss; kem đánh răng crest;... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: thương hiệu lớn rắc rối lớn: phần 1 - nxb lao động xã hội
JACK TROUT<br />
<br />
THƯƠNG HIỆU LỚN, RẮC RỐI LỚN<br />
Bản quyền tiếng Việt © 2011 Công ty Sách Alpha<br />
Trần Thu Thủy dịch<br />
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG – XÃ HỘI<br />
Ebook thực hiện dành cho những bạn chưa có điều kiện mua sách.<br />
Nếu bạn có khả năng hãy mua sách gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất<br />
Bản<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
TẬP TRUNG VÀO VẤN ĐỀ KINH DOANH CỐT LÕI<br />
ĐỂ PHÁT TRIỂN LỚN MẠNH<br />
Cuốn sách này đề cập đến sự ngộ nhận: “chúng ta” có thể là “Mọi thứ cho mọi người”.<br />
“Chúng ta” ở đây là những thương hiệu lớn sau khi đã đạt được một số thành công ban<br />
đầu. Jack Trout là một tác giả nổi tiếng với nhiều cuốn sách, một trong đó là cuốn Định vị<br />
được độc giả chào đón nồng nhiệt trên toàn thế giới. Trong cuốn sách Thương hiệu lớn,<br />
rắc rối lớn này, một lần nữa ông chứng minh những bước đi sai lầm trong chiến lược của<br />
những thương hiệu lớn, cơ bản là do không thấu hiểu được tâm lý của con người. <br />
Lý do khác dẫn đến những quyết định sai lầm chính là sức ép về mục tiêu tăng trưởng<br />
hàng năm của doanh nghiệp. CEO và ban giám đốc thường dễ dàng đồng thuận với các<br />
mục tiêu doanh số bằng cách mở rộng nhiều dòng sản phẩm na ná giống nhau, tung ra<br />
nhiều tên thương hiệu mới thiếu cơ sở hay mở rộng ngành nghề kinh doanh sang các lĩnh<br />
vực mới. Hệ quả của các hoạt động “tạo mới” này có thể là đạt được mục tiêu tăng trưởng<br />
trước mắt nhưng nó lại mang đến sự bối rối cho người tiêu dùng. Chưa nói đến nguồn lực<br />
có hạn của doanh nghiệp sẽ bị phân tán hay xuất hiện lỗ hổng trong quản trị doanh nghiệp,<br />
thử hỏi thương hiệu của bạn có duy trì được vị thế tiên phong vốn có khi nhảy vào kinh<br />
doanh đủ thứ như: từ dịch vụ taxi, du lịch, tài chính, giáo dục, truyền thông, bất động sản<br />
cho đến nước tinh khiết với cùng một cái tên thương hiệu! Người tiêu dùng hẳn rồi sẽ<br />
không còn biết bạn lài ai, chuyên về cái gì, từ đó giảm đi niềm tin và sự ưu tiên lựa chọn.<br />
Hệ quả tất yếu của chiến lược “đa ngành, đa nghề” này là hình ảnh thương hiệu của bạn sẽ<br />
dần bị phai mờ trong tâm trí họ. <br />
Tuy rằng một số thương hiệu ở Mỹ được dẫn chứng trong cuốn sách này là khá lạ nhưng<br />
thông điệp của nó lại rất rõ ràng: muốn xây dựng thương hiệu mạnh và bền vững, hãy tập<br />
trung phát triển năng lực trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Đó vừa là<br />
tầm nhìn xa vừa là niềm tin cùng sự cam kết dấn thân của cấp lãnh đạo, khả năng “lèo lái”<br />
con tàu thương hiệu đi theo đúng lộ trình trong giông bão. Lấy ví dụ, Honda sẽ chẳng còn<br />
là Honda nếu sản phẩm của công ty này không còn sở hữu một “động cơ bền và tiết<br />
kiệm”. Đơn giản, họ làm chủ năng lực về động cơ và không ngừng cải thiện nó theo thời<br />
gian, thương hiệu thì chỉ có một nhưng sản phẩm thì đa dạng từ xe máy, xe hơi, máy bay<br />
cho đến rô-bốt. Điều này gợi nhớ một câu nói hay của một chuyên gia trong ngành quản<br />
trị thương hiệu: “Trong nhà máy, người ta sản xuất ra sản phẩm nhưng người tiêu dùng<br />
lại chọn thương hiệu ở ngoài thị trường.” Khi tung ra iPad 2 gần đây, Steve Jobs chia sẻ:<br />
“Công nghệ thôi chưa đủ. Muốn hoàn hảo, công nghệ phải đi đôi với nghệ thuật và sự<br />
tiện dụng”. Xin mạo muội diễn giải hàm ý nghệ thuật ở đây không chỉ nằm ở thiết kế mẫu<br />
mã đẹp, nghệ thuật tiếp thị mà còn nằm ở nghệ thuật quản trị thương hiệu một cách chiến<br />
lược của Apple. <br />
Quan điểm phát triển “đa ngành, đa nghề” khá phổ biến đối với các doanh nghiệp Việt<br />
Nam trong thời điểm hiện tại. Cuốn sách này là một lời cảnh báo dành cho những ai đang<br />
theo đuổi việc phát triển đa ngành, đồng thời là bài học kinh nghiệm hay cho những ai có<br />
khát vọng tạo dựng những thương hiệu Việt mạnh và bền vững trong tương lai. Xin được<br />
kết thúc bằng lời của tác giả: “Cuộc chiến giữa các thương hiệu là cuộc chiến trong nhận<br />
thức của khách hàng chứ không phải trong bản thân sản phẩm”. Nhận thức của con người<br />
là khó thay đổi và thường hay né tránh sự phức tạp. Muốn tạo thương hiệu mạnh, hãy tìm<br />
<br />
kiếm và kiên trì theo đuổi một ý tưởng thương hiệu đơn giản trong một thế giới phức tạp. <br />
Sài Gòn, tháng 3/2011<br />
LÊ CHÍ CÔNG<br />
Giám đốc công ty <br />
Tư vấn Chiến lược Thương hiệu Nemo Consulting <br />
<br />
LỜI GIỚI THIỆU<br />
Trong những năm gần đây, các nhà điều hành doanh nghiệp liên tục tìm kiếm các mô hình<br />
kinh doanh tiêu biểu. Và Tom Peters đã góp phần đẩy mạnh xu hướng này cùng cuốn sách<br />
thành công mà ông là đồng tác giả ‒ Kiếm tìm sự hoàn hảo (Haper & Row, 1982).<br />
Tuy nhiên, sự hoàn hảo, như được chỉ rõ trong cuốn sách, không đồng nghĩa với sự tồn tại<br />
vĩnh viễn, khá nhiều ví dụ điển hình được đưa ra trong cuốn sách đã “chìm xuống”.<br />
Cuốn sách dựa trên một nghiên cứu của McKinsey được tiến hành với 75 công ty có vị trí<br />
cao trên thị trường và dựa trên những cuộc phỏng vấn chuyên sâu cùng 25 năm xem xét<br />
tài liệu. Để đạt tiêu chuẩn hoàn hảo, mỗi tổ chức phải đạt điểm tốt trong một thời gian dài<br />
về cả hai mặt tăng trưởng và tình hình kinh tế. Tuy nhiên, không bao lâu sau khi cuốn sách<br />
nổi tiếng này được xuất bản, rất nhiều những tên tuổi hoàn hảo trong đó đã gặp trục trặc,<br />
trong đó có những công ty như Digital Equipment, IBM, Data General, Kmart và Kodak. <br />
Những bài học được rút ra là những điều quen thuộc và cơ bản như: Hãy duy trì sự gần<br />
gũi, thân thiện với khách hàng; Chú trọng xây dựng các giá trị của doanh nghiệp; Tìm<br />
kiếm năng suất thông qua con người; Làm nhiều hơn nói và luôn hướng đến giá trị; Tập<br />
trung vào những thế mạnh vốn có. Một trong những điều mà tôi từng ưa thích là “chỉ<br />
hướng vào hành động”. Một nhân viên quản lý cấp cao của Digital Equipment<br />
Corporation cũng từng nói, “Khi gặp phải một vấn đề lớn, chúng tôi tập hợp 10 nhân viên<br />
cấp cao vào một căn phòng trong khoảng một tuần. Họ sẽ tìm ra một câu trả lời và thực thi<br />
nó.” Tuy nhiên, cuối cùng họ đều cùng đi đến những câu trả lời sai. Rất nhiều bài học<br />
được rút ra từ trải nghiệm “10 người trong một căn phòng” này.<br />
Và những cuốn sách sau này của Tom Peters cũng không mang lại cho bạn nhiều chỉ dẫn<br />
hơn. Đúng như một bài báo trên tờ Fortune nhận xét: “Càng trò chuyện với Peters, người<br />
ta càng nhận ra rằng Peters, trong những năm 1990, dành quá nhiều thời gian nói về những<br />
hiện tượng đặc biệt, những ví dụ không thể làm theo.” (ngày 13 tháng 11 năm 2000)<br />
Gần đây hơn, có một cuốn sách khá nổi tiếng viết theo cách thức đưa ra phương pháp<br />
bằng các ví dụ là Xây dựng để trường tồn (Built to last) (HaperCollins, 1994), của James<br />
Collins và Jerry Porras. Trong cuốn sách, các tác giả trình bày một cách sinh động về<br />
“Những mục tiêu lớn táo bạo” đã biến những công ty như Boeing, Wal-Mart, General<br />
Electric, IBM trở thành những người khổng lồ thành công như họ đã đạt được. <br />
Những công ty mà các tác giả cuốn Xây dựng để trường tồn gợi ý để làm theo là những<br />
công ty được thành lập từ 1812 (Citicorp) đến 1945 (Wal-Mart). Các doanh nghiệp này<br />
không phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt như trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay. Quả<br />
thật có rất nhiều thứ bạn có thể học hỏi từ thành công của họ, nhưng nên nhớ họ có được<br />
tăng trưởng khi môi trường kinh doanh còn dễ dàng hơn rất nhiều. Vì vậy, những tấm<br />
gương này không thật sự hữu ích cho các công ty hiện nay.<br />
Tôi có một hướng tiếp cận tốt hơn.<br />
Không chỉ vì việc học hỏi từ thất bại dễ dàng hơn, nó còn đưa ra những phân tích thấu đáo<br />
hơn về điều gì mang lại hiệu quả và điều gì không. Chúng ta luôn được dạy rằng nên học<br />
từ những thất bại của chính mình. Nhìn nhận thời kỳ sa sút cùng với những thời điểm<br />
thăng hoa của các thương hiệu lớn có thể chỉ cho bạn điều gì dẫn đến sai lầm của họ.<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn