intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THƯƠNG HIỆU VN TRÊN BÃI CÁT TRẮNG

Chia sẻ: Truong Thinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

226
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dự án xây dựng một nhà máy sản xuất xe máy thương hiệu Việt Nam của Trịnh Minh Tuấn được UBND Quảng Nam cấp phép tháng 4/2000, trên diện tích đất 99.000 m2 trong KCN Nam Ðiện Ngọc. Ðứng giữa trảng cát trắng, nắng chói chang, nóng hầm hập, Trịnh Minh Tuấn không khỏi lo lắng: Liệu anh và các đồng nghiệp có trở thành những con dã tràng xe cát hay không? Tháng 9/2002, trên vùng cát trắng phau gần như hoang mạc, chiếc xe máy đầu tiên đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam của công ty đã...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THƯƠNG HIỆU VN TRÊN BÃI CÁT TRẮNG

  1. THƯƠNG HIỆU VN TRÊN BÃI CÁT TRẮNG Dự án xây dựng một nhà máy sản xuất xe máy thương hiệu Việt Nam của Trịnh Minh Tuấn được UBND Quảng Nam cấp phép tháng 4/2000, trên diện tích đất 99.000 m2 trong KCN Nam Ðiện Ngọc. Ðứng giữa trảng cát trắng, nắng chói chang, nóng hầm hập, Trịnh Minh Tuấn không khỏi lo lắng: Liệu anh và các đồng nghiệp có trở thành những con dã tràng xe cát hay không? Tháng 9/2002, trên vùng cát trắng phau gần như hoang mạc, chiếc xe máy đầu tiên đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam của công ty đã ra đời, góp phần thay đổi một vùng đất, một đời dân. Sinh năm 1960, Trịnh Minh Tuấn khởi nghiệp đầu tư sản xuất từ tháng 8/2000, tại khu công nghiệp Nam Ðiện Ngọc, huyện Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ðang làm việc ổn định ở Công ty thương mại Quảng Nam - Ðà Nẵng, Trịnh Minh Tuấn bàn với vợ: “Anh tính lập một cơ sở sản xuất, lắp ráp xe máy để phát triển lâu dài''. Tìm đất lành, tìm cộng sự trung thành Tuấn lặn lội khắp KCN Hoà Lạc - An Khánh - Nam Bắc Thăng Long. Mang trong tay tập dự án xây dựng nhà máy, Tuấn và bốn người cộng sự tìm về đất Ðà Nẵng. Tuy được UBND thành phố sẵn sàng ủng hộ, gia đình Tuấn đã làm ăn ổn định ở đây hơn mười năm nhưng bốn người cộng sự của anh vẫn còn băn khoăn. Anh Nguyễn Hữu Ðường, Giám đốc Công ty Hoà Bình - một người thành đạt ở Hà Nội, cùng với ba thành viên Hội đồng quản trị góp ý: “Nếu muốn đứng chân lập nghiệp ở phía Bắc thì tôi là người thông thuộc từng ngõ phố, từng làng quê Hà Nội. Nhưng bốn chúng tôi đều có chung một ý tưởng: hãy khởi nghiệp ở nơi nào dân còn nghèo. Hãy dựa vào người nghèo thì trời sẽ phù hộ”. Nghe lời các cộng sự trong Hội đồng quản trị, Tuấn đánh tiếng và tìm về vùng cát Nam Ðiện Ngọc. Người dân Ðiện Ngọc nổi tiếng thời chống Mỹ nhưng cũng nổi tiếng nghèo khó. UBND tỉnh Quảng Nam xây dựng ở Nam Ðiện Ngọc một KCN để thu hút đầu tư. Nam Ðiện Ngọc nằm ngay trên trục đường từ thành phố Ðà Nẵng theo ven biển xuống phía Nam. Ðiện Ngọc chỉ cách trung tâm thành phố 10 km. Ông Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam gặp Trịnh Minh Tuấn, nói: “Quảng Nam chỉ có tấm lòng, tấm lòng trân trọng, nhiệt thành với các nhà đầu tư. Nếu các anh định đầu tư lâu dài, góp phần cho vùng cát này thay da đổi thịt thì nhân dân Quảng Nam mãi sát cánh với các anh”. Thay đổi một vùng đất, một đời dân
  2. Mùa hè, nóng như thiêu đốt. Tuấn cho lập lán trại để làm chỗ ăn ở cho công nhân thi công, chờ ngày động thổ. Hội đồng quản trị nhất trí với nhau là trước khi xây dựng nhà máy, công ty phải xây dựng một ngôi đền để thờ phụng vong hồn các liệt sĩ, các nạn nhân chiến tranh ở vùng cát Ðiện Ngọc. Ngôi đền phải khang trang, thoáng mát để những người đã khuất yên nghỉ. Tuấn nhờ thiết kế đền, mời các nhà nghiên cứu về phong thuỷ, về văn hoá tâm linh cho các ý kiến, rồi trình với Hội đồng quản trị. Ðấy là công trình đầu tiên của Công ty Lý Hồng Kinh ở khu công nghiệp Nam Ðiện Ngọc. HÐQT đề nghị Tuấn thuê đúc một pho tượng Phật, cùng các đồ tế khí, chuông và lư hương. Ðến ngày làm lễ, từng người trong HÐQT đứng trước bàn thờ nguyện rằng: “Chúng con là người tứ xứ, gặp thời buổi bình an, gặp cơ hội may mắn, đồng tâm hiệp lực tìm về Ðiện Ngọc lập nghiệp. Xin trời đất, thánh thần và các vong linh chưa nơi an trí nhận của chúng con tấm lòng tôn kính. Chúng con nguyện mãi mãi làm con dân của Ðiện Ngọc”. Chính quyền xã Ðiện Ngọc giới thiệu tám vị bô lão, là hội viên Hội cựu chiến binh của xã, giúp công ty trồng cây xanh, cải tạo môi trường, biến vùng cát thành nơi thảm cây xanh. Trịnh Minh Tuấn một mặt theo dõi giám sát thi công xây dựng nhà máy, một mặt đề nghị với chính quyền huyện Ðiện Bàn cho tuyển dụng 500 lao động để đào tạo nghề. Do đặc thù là làm công nghiệp nặng nên công ty tuyển chủ yếu là nam giới. Trước khi khai giảng khoá đào tạo 45 ngày, Tuấn gặp gỡ với các em giới thiệu đầy đủ về ý định của HÐQT, về quyền và nghĩa vụ của từng công nhân viên. Tuấn nói: “Từ nay, công ty coi các em là đồng nghiệp, là cộng sự, là anh em. Công ty làm ăn phát đạt là có công đóng góp của anh em. Công ty thua lỗ cũng có phần trách nhiệm của anh em. Chúng ta cùng chia sẻ buồn, vui, đắng ngọt. Từ nay, các em đừng gọi chúng tôi là ông chủ, bà chủ mà hãy gọi là anh, là bác, thân mật như trong một nhà...”. Trong bốn mươi lăm ngày học tập, Tuấn lo cho mọi người có 300.000 đ/ lương một tháng. Có quần áo bảo hộ lao động, mũ vải và găng tay và được bữa ăn trưa. Ngày ngày, Tuấn vào nhà ăn chỉ đạo thực đơn, chia khẩu phần cho từng người. Mỗi người một khay inox có 6 ngăn. Một ngăn đựng cơm đủ để công nhân không bị đói. Ngày nào cũng có cá, thịt, rau luộc hoặc xào, một món dưa và một bát canh. Em nào có hoàn cảnh quá khó khăn thì Tuấn đến tận nhà thăm hỏi. Ði vào làng quê vùng đất cát, Tuấn vô cùng thấm thía sự chịu đựng gian khổ của bà con. Nhiều gia đình vẫn còn ở trong ngôi nhà vách xiêu, mái lá. Chỉ cần một cơn gió cấp 5 là sụp đổ. Trong nhà không có đồ dùng gì đáng tiền. Tuấn đề xuất và được HÐQT nhất trí ghi vào kế hoạch của công ty mỗi năm chi 100 triệu để hỗ trợ các gia đình nghèo trong huyện. Riêng con em ở xã Ðiện Ngọc, sau 45 ngày học nghề được ký hợp đồng vào công
  3. ty, được hưởng mức lương trung bình đối với kỹ sư là 1.600.000 đ/tháng. Lao động kỹ thuật là 900.000 đ/ tháng. Thực hiện chủ trương của HÐQT và được phép của UBND tỉnh Quảng Nam, Tuấn qua Thái Lan, Lào tìm kiếm người có tay nghề cao để ký hợp đồng về làm việc cho công ty. Bốn người thợ giỏi, dày dạn kinh nghiệm được mời về. Trịnh Minh Tuấn lấy nhà riêng của mình ở Ðà Nẵng để họ đưa cả vợ con về ở. Anh đề nghị công ty cấp xe ô tô riêng để họ thuận tiện đi lại. Kỹ sư trưởng Dram Nhông từ Băng Kốc về làm việc với công ty rất xúc động, nhận xét: “Tôi về công ty như được về nhà mình. Làm việc với lãnh đạo công ty, tôi rất thoải mái và được làm hết sức mình cho việc phát triển công nghiệp sản xuất xe máy ở Việt Nam”. Kiêu hãnh thương hiệu xe máy Việt Nam Tháng 8/2002, nhà máy sản xuất xe máy Lý Hồng Kinh ở Nam Ðiện Ngọc chính thức cắt băng khánh thành. Tuy mới đầu tư 20 triệu USD vào việc xây dựng nhà xưởng và mua sắm máy móc, nhưng vóc dáng của một nhà máy công nghiệp hiện đại đã hiển hiện ở KCN Nam Ðiện Ngọc. Một vỏ nhà xưởng được lắp ráp bằng thép tiền chế Zamin Stell có khẩu độ ngang 92 m, dài liền khối được dựng theo quy trình xây dựng hiện đại. Toàn bộ cơ sở sản xuất liên thông suốt chiều dài 200 m có bốn Robốt. Nhà máy có máy đột dập nặng 800 tấn để đúc các phụ kiện cho xe. Nhiều bộ phận sản xuất và lắp ráp là những dây chuyền liên hoàn, đầu vào là phụ kiện, đầu ra là sản phẩm hoàn thiện. Tháng 11/2002, Thủ tướng Phan Văn Khải, trong chuyến thăm và làm việc ở Quảng Nam, đã đến thăm KCN Nam Ðiện Ngọc. Sau khi đi thăm nhà máy, Thủ tướng rất hài lòng về hướng đầu tư của công ty. Thủ tướng hoan nghênh ý thức xây dựng nền công nghiệp tự chủ, hiện đại của công ty. Thủ tướng mong mỏi mọi doanh nghiệp tự chủ, không móc túi lấy tiền của Chính phủ mà vẫn dựng được nghiệp, vẫn góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong nước. Công ty Lý Hồng Kinh của Trịnh Minh Tuấn đầu tư toàn bộ dây chuyền sản xuất động cơ, sản xuất khung, vỏ xe tại chỗ. Riêng vỏ xi lanh thì mua ống thép chất lượng cao từ Nhật. Ðiều khó khăn nhất là sản xuất động cơ thì hệ thống máy chính xác của công ty được mua từ Nhật về đã phát huy hiệu quả ngay từ những ngày đầu. Một tháng sau khi cắt băng khánh thành đưa nhà máy vào sản xuất, tháng 9/2002, chiếc xe máy đầu tiên của Công ty Lý Hồng Kinh đã ra đời chỉ với 4 chi tiết ngoại nhập. Có thể nói, công ty đã tự sản xuất hơn 90% chi tiết nội địa hoá. Thương hiệu Hồng Kinh (HK) đặt cho loạt xe máy mới trở thành niềm tự hào của khu công nghiệp Ðiện Ngọc và của mỗi người công nhân ở đây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2