Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
THỦY VÂN THUẬN NGHỊCH DỰA TRÊN DỰ BÁO,<br />
SẮP XẾP PHƯƠNG SAI VÀ ĐỘ LỆCH TÂM<br />
Nguyễn Kim Sao, Cao Thị Luyên*<br />
Tóm tắt: Bài báo đề xuất một lược đồ thủy vân thuận nghịch dựa trên mở rộng<br />
hiệu và không sử dụng bản đồ định vị bằng cách sử dụng phương pháp sai số dự<br />
báo để nhúng dữ liệu vào ảnh số. Chúng tôi đề xuất thuật toán sắp xếp dựa trên<br />
phương sai địa phương và độ lệch giữa tâm ngữ cảnh dự báo và tâm miền điểm<br />
ảnh. Kết quả thử nghiệm cho thấy lược đồ được đề xuất cho chất lượng ảnh thủy<br />
vân tốt hơn và khả năng nhúng cao hơn các lược đồ liên quan.<br />
Từ khóa: Thủy vân thuận nghịch, Sai số dự báo, Mở rộng hiệu.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Thủy vân được xem như một trong những giải pháp hữu hiệu cho bài toán bảo<br />
vệ bản quyền, xác thực nội dung và phòng chống giả mạo. Thủy vân là kỹ thuật<br />
nhúng thông tin quan trọng (thủy vân- watermark) vào một đối tượng đa phương<br />
tiện (ảnh số, tệp âm thanh, tệp video,...) nhằm bảo vệ đối tượng này khỏi sự truy<br />
cập bất hợp pháp trước khi nó được phân phối trên môi trường mạng [1]. Dấu thủy<br />
vân sau đó có thể được khôi phục, làm bằng chứng xác định bản quyền tác giả<br />
hoặc kiểm định đối tượng có bị biến đổi trái phép hay có phải là sản phẩm giả<br />
mạo. Trong một số ứng dụng như y tế, quân sự, an ninh – quốc phòng, ảnh gốc cần<br />
được khôi phục lại nguyên vẹn bên cạnh việc phục hồi thủy vân gốc là yêu cầu bắt<br />
buộc. Loại thủy vân có tính chất trên được gọi là thủy vân thuận nghịch. Mô hình<br />
thủy vân thuận nghịch được mô tả như hình sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mô hình thủy vân thuận nghịch.<br />
Thủy vân thuận nghịch được nghiên cứu nhiều gần đây bởi nó có nhiều ứng<br />
dụng cũng như có hàm lượng toán học cao. Năm 2002, J. Fridrich [4] là người đầu<br />
tiên ra phương pháp thuận nghịch dựa vào phương pháp nén bảo toàn bằng<br />
cáchnén các bít thấp của điểm ảnh nhằmtạo ra các khoảng trốngđể nhúng thủy vân<br />
theo kỹ thuật chèn bít thấp. Khoảng trống thu được chính là khả năng nhúng. Như<br />
vậy, khả năng nhúng của các lược đồ thủy vân phụ thuộc nhiều vào phương pháp<br />
nén. Trong thực tế, các bít thấp của dữ liệu hình ảnh và âm thanh thường có xu<br />
hướng ngẫu nhiên nên tỉ lệ nén không cao. Do đó, khả năng nhúng tin của phương<br />
pháp này là thấp. Một hướng tiếp cận thuận nghịch khác là dựa vào đặc trưng nén<br />
Jpeg [3]. Các lược đồ này nhúng 1 đến 2 bít thủy vân trên 9 đường chéo song song<br />
với đường chéo chính của các khối DTCLT. Song, các lược đồ thủy thuận nghịch<br />
sử dụng đặc trưng nén jpeg có khả năng nhúng chưacao. Năm 2006, Ni [13] đề<br />
xuất phương pháp thủy vân thuận nghịch dựa trên phép dịch chuyển histogram. Ý<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 135<br />
Công nghệ thông tin<br />
<br />
tưởng là chọn cặp điểm (peak, zero) trên biểu đồ histogram, peak, zero lần lượt là<br />
giá trị điểm ảnh có tần xuất cực đại và cực tiểu (giả sử zero < peak) để tạo ra các<br />
khoảng trống để nhúng tin. Tiếp theo, dịch chuyển các điểm ảnh có giá trị trong<br />
khoảng [zero+1, peak-1] sang bên trái bằng cách trừ 1. Khi đó, tạo một khoảng<br />
trống tại peak-1 (khoảng trống tức là h(x)=0). Số bít nhúng được là h(peak). Ưu<br />
điểm của phương pháp này là độ biến đổi ảnh ít (tối đa một đơn vị) nên chất lượng<br />
ảnh tốt. Tuy nhiên, khả năng nhúng chưa thực sự cao. Cho đến nay, phương pháp<br />
thuận nghịch được đánh giá là hiệu quả phải kể đến là phương pháp mở rộng hiệu<br />
do Tian[5] đề xuất. Theo Tian, đầu tiên ảnh gốc thành được phân hoạch thành các<br />
cặp giá trị điểm ảnh kí hiệu là (x,y). Mỗi cặp (x,y) sẽ được nhúng một bít trên hiệu<br />
h =x-y, nếu cặp điểm ảnh này khả mở. [2, 6, 10, 12] mở rộng Tian bằng cách tạo ra<br />
nhiều hiệu hay các lược đồ giảm kích thước của bản đồ để nâng cao khả năng<br />
nhúng. Thủy vân thuận nghịch dựa theo phương pháp dự báo do Thodi [9] đề xuất<br />
và được nhiều nhà nghiên cứu và mở rộng [8, 11, 14] bởi khả năng nhúng cao mà<br />
chất lượng ảnh thủy vân tốt. Các hướng nghiên cứu mở rộng như phương pháp này<br />
là: Giảm thiểu độ biến đổi nhằm tăng cường chất lượng ảnh thủy vân, nâng cao độ<br />
chính xác của phương pháp dự báo, kết hợp phương pháp dự báo với các phương<br />
pháp khác.<br />
Với phương pháp nhúng tin dựa trên mở rộng hiệu, việc lưu trữ bản đồ định vị<br />
không những làm giảm mà còn khó kiểm soát khả năng nhúng. Chính vì vậy, nhiều<br />
công trình sau này đều tìm cách giảm hoặc loại bỏ bản đồ ra khỏi lược đồ thủy vân.<br />
Sachnev và cộng sự [14] đã sử dụng nhận xét về sự tương đồng giữa phương sai<br />
địa phương nhỏ và khả năng khả mở của điểm ảnh để xây dựng lược đồ nhúng mà<br />
không cần đến bản đồ định vị. Tuy nhiên, ở lược đồ của Sachnev mới chỉ quan tâm<br />
đến phương sai địa phương mà chưa xem xét đến điểm ảnh đang xét có nằm giữa<br />
miền điểm ảnh hay không, bởi nếu điểm ảnh nằm gần biên của ảnh (giá trị 0 hoặc<br />
255) việc điểm ảnh sau khi nhúng thủy vân có thể tràn ra khỏi miền điểm ảnh.<br />
Phương pháp đề xuất cải tiến phương pháp sắp xếp dựa trên phương sai địa<br />
phương và độ lệch tâm nhằm hội tụ những điểm khả mở về đầu dãy, loại bỏ bản đồ<br />
ra khỏi lược đồ thủy vân.<br />
Bằng thực nghiệm đã chứng tỏ phương pháp đề xuất có khả năng nhúng tin cao<br />
hơn so với các phương pháp của Sachnev và cộng sự (SKNSS) [14] và phương<br />
pháp gần đây của Manoj Kumar and Smita Agrawal (MS) [8].<br />
Nội dung tiếp theo của bài báo được tổ chức như sau: mục 2 giới thiệu các công<br />
trình liên quan. Mục 3 trình bày phương pháp đề xuất. Mục 4 đánh giá so sánh<br />
phương pháp đề xuất với các phương pháp liên quan, cuối cùng là kết luận ở mục 5.<br />
2. NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN<br />
2.1. Phương pháp mở rộng hiệu của J.Tian<br />
Phương pháp mở rộng hiệu do J.Tian đề xuất,theo phương pháp này, một bức<br />
ảnh được chia thành các cặp điểm ảnh rời nhau. Từ các giá trị hiệu và trung bình<br />
cộng ℎ để xác định xem cặp điểm vừa xét có nhúng tin được hay không, với các<br />
cặp điểm nhúng tin được theo phương pháp mở rộng hiệu, ta gọi chúng là cặp điểm<br />
khả mở, với những cặp điểm không nhúng tin được theo phương pháp mở rộng<br />
hiệu song có thể nhúng tin được theo phương pháp chèn bít thấp, ta gọi chúng là<br />
<br />
<br />
136 N. K. Sao, C. T. Luyên, “Thủy vân thuận nghịch… sắp xếp phương sai và độ lệch tâm.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
cặp khả biến, còn lại ta gọi chúng là cặp điểm không khả mở. Dưới đây là các khái<br />
niệm và phương thức nhúng cũng như khôi phục thông tin:<br />
2.1.1. Khái niệm khả mở, khả biến<br />
Cặp điểm ảnh ( , ) ( , ∈ [0,255]) được gọi là khả mở nếu sau khi giấu một<br />
bít ∈ {0,1} vào ( , ) theo phương pháp mở rộng hiệu mà thu được cặp điểm ảnh<br />
giấu tin ( ′, ′) cũng nằm trong miền giá trị điểm ảnh (tức là ( , ∈ [0,255])).<br />
Cặp điểm ảnh ( , ) được gọi là khả biến nếu sau khi giấu một bít ∈ {0,1} vào<br />
( , ) theo phương pháp chèn bít thấp thì cặp điểm ảnh sau khi giấu thu được<br />
( ′, ′) cũng nằm trong miền giá trị điểm ảnh.<br />
2.1.2. Khái niệm bản đồ định vị<br />
Bản đồ định vị là dãy bít nhị phân nhằm phân biệt điểm (cặp) khả mở với những<br />
cặp không khả mở. Cặp điểm ảnh khả mở tương ứng là bít 1 ngược lại là bít 0. Độ<br />
dài của bản đồ chính bằng một nửa kích thước của ảnh. Bản đồ được nén lại và<br />
được nhúng vào trong ảnh phục vụ quá trình khôi phục.<br />
2.1.3. Giấu tin theo phương pháp mở rộng hiệu<br />
Bít ∈ {0,1} được nhúng vào cặp( , ) nếu cặp này khả mở như sau:<br />
- Tính: ℎ = − ; = .<br />
- Giấu bít b bằng cách mở rộng h: ℎ = 2ℎ + .<br />
- Xác định cặp điểm ảnh chứa tin ( , ): = + ; = − .<br />
2.1.4. Giấu tin bằng phương pháp chèn bít thấp<br />
- Để nhúng bít vào ( , ) khả biến thì đầu tiên tính ℎ = − , = ;<br />
Sau đó, lưu lại bít thấp của ℎ: (ℎ) = ℎ 2. Cuối cùng, bít được<br />
nhúng vào cặp ( , ) nếu cặp này khả biến bằng cách chèn vào bít thấp của<br />
ℎ: ℎ = 2 +<br />
- Cặp điểm ảnh chứa tin ( ’, ’) được xác định như sau:<br />
- ′= + ; = −<br />
2.1.5. Trích tin và khôi phục ảnh gốc<br />
Từ cặp điểm ảnh ( , ′) có thể trích được bít và khôi phục lại được ( , )<br />
theo công thức sau: ℎ = − ; =ℎ 2, ℎ = , = . Giá trị ảnh<br />
gốc được khôi phục bởi: = + , = − .<br />
2.2. Phương pháp SKNSS<br />
Đầu tiên, Sachnev và cộng sự [14] tiến dành dự báo theo phương pháp hình<br />
thoi, điểm ảnh , được dự báo bởi 4 điểm ảnh lân cận , ; , ; , ; , tạo<br />
thành hình thoi.<br />
,<br />
, , ,<br />
,<br />
Hình 2. Dự báo hình thoi.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 137<br />
Công nghệ thông tin<br />
<br />
Sau đó, tác giả tính phương sai địa phương cho mỗi điểm ảnh trong ngữ cảnh<br />
dự báo:<br />
, = ∑ − ̅ (1)<br />
với = , − , , = , − , , = , − , , =| , − , |<br />
và ̅ = ∑<br />
Sachvev và cộng sự tiến hành sắp xếpdãy , theo theo chiều tăng dần. Với mỗi<br />
điểm, xác định tính chất khả mở của chúng. Thực hiện nhúng tin lần lượt trên các<br />
điểm ảnh có phương sai địa phương nhỏ hơn, đến khi hết tin nhúng hoặc khi gặp<br />
điểm không khả mở đầu tiên. Mục đích của việc sắp thếp sai địa phương là mối<br />
liên hệ giữa phương nhỏ và khả năng khả mở của điểm ảnh cao hơn.<br />
2.3. Phương pháp MS (Manoj Kumar and Smita Agrawal)<br />
Phương pháp MS thực hiện dựa báo cho điểm , dựa trên hai điểm lân cận của<br />
, và , bằng cách tính trung bình cộng của chúng. Bản đồ được xây dựng<br />
cũng tương tự như của J.Tian, những điểm khả mở sẽ được đánh dấu là “1”, điểm<br />
không khả mở là “0”, sau đó, dãy được nén lại và được đưa vào dãy bít nhúng. MS<br />
thực hiện nhúng trước tiên trên các dãy chẵn, sau khi nhúng hết dãy chẵn sẽ tiến<br />
hành nhúng trên dãy lẻ. Tuy nhiên, tác giả không nêu rõ làm sao phân biệt được<br />
một điểm là khả mở khi chưa thể trích được bản đồ.<br />
3. PHƯƠNG PHÁP ĐỀ XUẤT<br />
Lược đồ SKNSS chỉ quan tâm đến phương sai địa phương, điều đó chỉ thể hiện<br />
được ngữ cảnh dự báo của điểm xét có phẳng hay không, tuy nhiên, ngữ cảnh<br />
phẳng chưa đảm bảo được điểm ảnh là khả mở. Trong phương pháp đề xuất, chúng<br />
tôi quan tâm thêm một yếu tố nữa đó là độ lệch tâm nhỏ, tức là vùng ngữ cảnh<br />
càng gần tâm miền điểm ảnh (127) thì khả năng điểm ảnh đó khả mở càng cao.<br />
3.1. Thuật toán nhúng thủy vân<br />
Để đơn giản trong trình bày, chúng tôi chỉ xem xét trên các điểm chấm () như<br />
hình dưới đây<br />
Thực hiện nhúng thủy vân trên ảnh có kích thước × .<br />
Bước 1: Bức ảnh được phân loại theo hai dạng điểm, các điểm chấm () và các<br />
điểm gạch (). Lượt đầu, thực hiện nhúng thủy vân trên lượt chấm, lượt thứ 2 sẽ<br />
nhúng thủy vân trên lượt gạch. Thực hiện nhúng trên các phần tử { ( , )|1 < <<br />
; 1< < }<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Phân loại điểm ảnh.<br />
<br />
<br />
<br />
138 N. K. Sao, C. T. Luyên, “Thủy vân thuận nghịch… sắp xếp phương sai và độ lệch tâm.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bước 2: Xác định ngữ cảnh cho điểm , theo phương pháp dự báo hình thoi như<br />
phần 2.2.<br />
Bước 3: Xác định phương sai địa phương , theo công thức (1) và độ lệch tâm<br />
miền điểm ảnh và tâm ngữ cảnh , − 127 cho các điểm , , với , =<br />
, , , ,<br />
.<br />
Bước 4: Sắp xếp , theo thứ tự tăng dần, với những điểm , bằng nhau, sắp xếp<br />
ưu tiên độ lệch tâm , − 127 .<br />
Bước 5: Kiểm tra điểm , không khả mở, đánh dấu những điểm này (bằng thứ tự<br />
, hoặc tọa độ ( , )).<br />
Bước 6: Xác định dãy bit nhúng: B=H+W<br />
- H: phần lưu thông tin về điểm khả mở cuối cùng<br />
- W: các bít thủy vân<br />
Bước 7: Nhúng dữ liệu:<br />
, , , ,<br />
- Dự báo điểm ảnh , : , =<br />
- Tính sai số dự báo , = , − ,<br />
- Nhúng bít trên sai số dự báo: ′ , = 2 , +<br />
- Giá trị điểm ảnh sau khi nhúng: , = , + ,<br />
3.2. Thuật toán trích thủy vân và khôi phục ảnh gốc<br />
Thực hiện khôi phục dấu thủy vân và ảnh I trên ảnh được thủy vân ′ có kích<br />
thước × .<br />
Bước 1: Chia ảnh thành 2 phần gồm các điểm chấm () và các điểm gạch ()<br />
giống như thuật toán nhúng. Thực hiện trích riêng biệt các điểm gạch và sau đó là<br />
các điểm chấm.<br />
Bước 2: Xác định phương sai địa phương , và độ lệch tâm của miền điểm ảnh và<br />
ngữ cảnh , − 127 cho các điểm ′ , .<br />
Bước 3: Sắp xếp , , tại các điểm , trùng nhau, sắp xếp ưu tiên độ lệch tâm<br />
, − 127 theo thứ tự tăng dần.<br />
Bước 4: Khôi phục thủy vân và ảnh gốc:<br />
, , , ,<br />
- Dự báo điểm ảnh ′ , : , =<br />
- Tính sai số dự báo ′ , = ′ , − ,<br />
- Trích bít: = , 2<br />
- Tính sai số ban đầu: , = , 2<br />
- Khôi phục giá trị ảnh gốc , = , +<br />
4. THỬ NGHIỆM VÀ SO SÁNH<br />
Để minh họa các kết quả phân tích, chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên bộ ảnh<br />
mẫu trong [16]. Kết quả thử nghiệm cho thấy, phương pháp đề xuất có khả năng<br />
nhúng cao hơn và chất lượng cũng ảnh được cải thiện. Chương trình viết bằng<br />
ngôn ngữ MatLab R2012a và chạy trên máy tính Lenovo Ideapad S410p.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 139<br />
Công ngh<br />
nghệệ thông tin<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a b c<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
d e f<br />
Hình 4. Các ảảnh<br />
nh thử<br />
thử nghiệm<br />
nghi m.<br />
4.1 So sánh kh<br />
4.1. khả năng nhúng tin<br />
K t quả<br />
Kết quả thử<br />
th nghiệ<br />
nghiệm m đđểể đánh giá vvề khảả năng nhúng tin ccủ ủaa phương pháp đđềề<br />
xuât và các phương pháp liên quan đư đượợcc th<br />
thểể hiện<br />
hi n ở bảng<br />
b ng 1 dư<br />
dướii đây.<br />
B ng 1. Khả<br />
Bảng K ả năng nhúng tin của c a phương pháp SKNSS, MS và phương pháp đề đề xuất.<br />
xu .<br />
Ảnh thử<br />
Ảnh thử Khả<br />
Kh năng nhúng tin<br />
STT<br />
nghi m<br />
nghiệm SKNSS MS Đề<br />
Đ ề xuất<br />
xu<br />
1 a 3725 400 4970<br />
2 b 3427 300 5325<br />
3 c 4091 450 5337<br />
4 d 1878 100 2965<br />
5 e 474 5 1016<br />
6 f 4271 500 5110<br />
Tổng<br />
ổng 17866 1755 24723<br />
Từừ bảng<br />
b ng 1 cho th<br />
thấấy,<br />
y, phương pháp đđề xuất<br />
xu t cho khảkh năng nhúng tin cao hơn các<br />
phương pháp SKNSS và MS.<br />
4.2 So sánh vvề chất<br />
4.2. ch t lư<br />
lượ ng ảnh<br />
ợng nh<br />
B<br />
Bảngng 2. So sánh ch<br />
chấtất llư<br />
ượng<br />
ợng ảnh củủaa phương pháp SKNSS, MS<br />
và phương pháp đđềề xuất.<br />
xu .<br />
Ảnh SKNSS MS Đ<br />
Đề xuất<br />
xu<br />
a 62.4123 32.6538 62.4504<br />
b 55.3628 33.1306 55.0957<br />
c 62.0236 32.2624 62.0511<br />
d 60.2497 29.7849 60.4034<br />
<br />
<br />
<br />
140 N. K. Sao, C. T. Luyên,<br />
Luyên “Th<br />
Thủy<br />
ủy vân thuận nghịch… sắp xếp ph<br />
phương<br />
ương sai và đđộ tâm.””<br />
ộ lệch tâm<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
e 67.9223 35.6073 67.8048<br />
f 61.5991 32.2170 61.4941<br />
Bảng trên cho thấy chất lượng ảnh của phương pháp đề xuất tương đương với<br />
phương pháp SKNSS và lớn hơn nhiều so với phương pháp MS.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Thủy vân thuận nghịch cho phép khôi phục nguyên vẹn ảnh gốc bên cạnh việc<br />
phục hồi thủy vân ngày càng trở lên phổ biến bởi nó được ứng dụng trong nhiều<br />
lĩnh vực quan trọng như quân sự, an ninh, y tế... Một trong những phương pháp<br />
hiệu quả đã đang và sẽ được mở rộng là phương pháp rộng hiệu. Hai hướng chính<br />
nghiên cứu chính là cải tiến bản đồ và tăng số cặp khả mở nâng cao khả năng<br />
nhúng cũng như tăng cường chất lượng ảnh thủy vân. Bài báo này đề xuất một<br />
phương pháp thủy vân thuận nghịch không sử dụng bản đồ định vị dựa trên sự sắp<br />
xếp phương sai địa phương và độ lệch tâm miền điểm ảnh của phương sai địa<br />
phương. Thực nghiệm cho thấy, phương pháp đề không chỉ cho chất lượng ảnh tốt<br />
và còn có khả năng nhúng cao hơn các lược đồ liên quan.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Khan, A. Siddia, S. Munib and S.A. Malik, “A recent survey of reversible<br />
watermarking techniques”, Elsevier, 2014.<br />
[2]. M. Alattar, “Reversible Watermarking Using the Difference Expansion of A<br />
Generalized Integer”, IEEE transactions on image processing, vol 13, pp<br />
1147–1156,2004.<br />
[3]. C.Chang, C.C. Lin, C.S.Tseng and W.L.Tai, “Reversible hiding in DCT-based<br />
compressed images”, Information Sciences, Vol.177, pp.2768-2786, 2007.<br />
[4]. J. Fridrich, M. Goljan and R.Du, “Lossless data embedding--new paradigm in<br />
digital watermarking”, EURASIP Journal on Advances in Signal Processing,<br />
2002.<br />
[5]. J. Tian, “Reversible data embedding using a difference expansion”, IEEE<br />
Trans. Circuits Syst. Video Technol, pp. 890–896, 2003.<br />
[6]. K. Y. Mohammad and A.J.Ahmed, “Reversible Watermarking Using<br />
Modifiled Difference Expansion”, International Journal of Computing &<br />
Information Sciences, Vol.4, No.3, pp.134-142, 2006.<br />
[7]. M. Khodaei, K.Faez, “Reversible Data Hiding By Using Modified Difference<br />
Expansion”. 2nd International Confference on Signal Processing Systems,<br />
pp.31-34, 2010.<br />
[8]. M. Kumar and S. Agrawal, "Reversible data hiding based on prediction error<br />
expansion using adjacent pixels", Security and Communication<br />
Networks, Vol. 9, pp3703-3712, 2016.<br />
[9]. Thodi DM, Rodriguez JJ, “Expansion embedding techniques for reversible<br />
watermarking”, IEEE transactions on image processing, vol 16, pp 721–<br />
730,2007.<br />
[10]. S. Weng, C.C. Chu, N.Cai and R. Zhan, “Invariability of mean value based<br />
reversible watermarking”, Jounal of information Hiding and Multimedia<br />
Signal Processing, vol 4, 2013.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 141<br />
Công nghệ thông tin<br />
<br />
[11]. X. Li, B. Yang and T. Zeng, “Efficient ReversibleWatermarking Based on<br />
Adaptive Prediction-Error Expansion and Pixel Selection”, IEEE Trans, Vol.<br />
20, No. 12, 2011.<br />
[12]. X. Wang, X. Li, Bin Yang, and Zongming Guo, “Efficient Generalized<br />
Integer Transform for Reversible Watermarking”, IEEE signal processing<br />
letters, vol. 17, 2010.<br />
[13]. Z. Ni, Y. Shi, N. Ansari, and W. Su, “Reversible Data Hiding”, IEEE<br />
Transactions on Circuits and System for Video Technology, Vol. 16, No. 3,<br />
2006.<br />
[14]. V. Sachnev and H. Kim, "Reversble watermarking algorithm using sorting<br />
and prediction", Vol. 19, No. 7, 2009.<br />
[15]. Taubman, David S. "Image compression fundamentals, standards and<br />
practice." JPEG-2000 (2002).<br />
[16]. Test images http://decsai.ugr.es/cvg/dbimagenes<br />
ABSTRACT<br />
A REVERSIBLE-WATERMARKING METHOD BASED ON<br />
PREDICTION, SORTING VARIANCE AND CENTRE DIFFERENCE<br />
In the article, a reversible-watermarking method based on differrent<br />
expansion without using location map is proposed. This algorithm embed<br />
data into digital image by using prediction errors. A sorting technique which<br />
is based on local variance and difference between centre of prediction<br />
context and centre of image value range is proposed. The experiment result<br />
indicates clearly that the proposed scheme can embed more data with less<br />
distortion than the related schemes.<br />
Keywords: Reversible watermarking, Prediction error, Difference expansion.<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 08 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 26 tháng 11 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 11 năm 2017<br />
<br />
Địa chỉ: Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Giao thông Vận tải.<br />
*<br />
Email: caoluyengt@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
142 N. K. Sao, C. T. Luyên, “Thủy vân thuận nghịch… sắp xếp phương sai và độ lệch tâm.”<br />