Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TRONG THAI KỲ: <br />
TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG <br />
Huỳnh Văn Ân*, Nguyễn Thị Ngọc Trang** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Thai phụ 28 tuổi, phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu chân trái từ tuần thứ 13 của thai kỳ. Có nhau tiền đạo <br />
trung tâm, đa nhân xơ tử cung to. Thai phụ được nhập viện theo dõi và điều trị từ tuần thứ 24 của thai kỳ. Điều <br />
trị kháng đông với enoxaparine, đôi lúc bị ngắt quãng vì ra huyết âm đạo ít. Sau hơn 7 tuần điều trị, thai phụ <br />
được mổ lấy thai chủ động ở tuổi thai 31,5 tuần. Cuộc mổ thành công, một bé trai 1750g, APGAR 1 phút = 3, 5 <br />
phút = 6. Lý do chính làm tăng nguy cơ thuyên tắc huyết khối trong thai kỳ là tình trạng tăng đông, tình trạng <br />
này để bảo vệ phụ nữ khi sẩy thai và sinh con. Nguy cơ thuyên tắc huyết khối tăng 4‐5 lần trong thai kỳ và giai <br />
đoạn hậu sản so với phụ nữ không mang thai. 80% biến cố thuyên tắc huyết khối trong thai kỳ là ở tĩnh mạch, <br />
với tỷ lệ từ 0,49 đến 1,72 trên 1000 thai kỳ. Yếu tố nguy cơ là tiền căn có huyết khối, thrombophilia di truyền <br />
hoặc mắc phải, tuổi mẹ >35, một vài bệnh nội khoa, và các biến chứng của thai kỳ và chuyển dạ. Những thai phụ <br />
cần dùng kháng đông là những người đang có thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (TTHKTM), tiền căn có <br />
TTHKTM, thrombophilia và có tiền căn thai kỳ không tốt, hoặc có các yếu tố nguy cơ TTHKTM giai đoạn hậu <br />
sản. Ở thời điểm chuyển dạ, thuốc kháng đông nên được điều chỉnh để giảm nguy cơ chảy máu trong khi vẫn <br />
hạn chế thấp nhất nguy cơ huyết khối. <br />
Từ khóa: Huyết khối tĩnh mạch sâu, Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, Thai kỳ. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
THROMBOEMBOLISM IN PREGNANCY: CASE REPORT <br />
Huynh Van An, Nguyen Thi Ngoc Trang <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 128 ‐ 133 <br />
A 28‐year‐old pregnant woman was detected deep vein thrombosis in left leg at 13 weeks of gestation. Her <br />
ultrasound showed that she had complete placenta previa and multiple leiomyomas. She was administered for <br />
treatment from 24 weeks of gestation. Enoxaparine, an anticoagulant therapy, was used for treatment in this <br />
case. Sometimes, treatment with Enoxaparine was interupted because of vaginal bleeding. After more than 7 <br />
weeks of treatment, she was undergone cesarean section at 31.5 weeks of gestation. After successful C‐section, the <br />
baby boyʹs APGAR scores was 3 at 1 min and 6 at 5 min, 1750 g birth weight. The main reason for the increased <br />
risk of thromboembolism in pregnancy is hypercoagulability, which has likely evolved to protect women from the <br />
bleeding challenges of miscarriage and childbirth. Women are at a 4‐ to 5‐fold increased risk of thromboembolism <br />
during pregnancy and the postpartum period compared with when they are not pregnant. Eighty percent of the <br />
thromboembolic events in pregnancy are venous, with an incidence of 0.49 to 1.72 per 1000 pregnancies. Risk <br />
factors include a history of thrombosis, inherited and acquired thrombophilia, maternal age greater than 35, <br />
certain medical conditions, and various complications of pregnancy and childbirth. Candidates include women <br />
with current venous thromboembolism (VTE), a history of VTE, thrombophilia and a history of poor pregnancy <br />
outcome, or risk factors for postpartum VTE. At the time of delivery, anticoagulation should be manipulated to <br />
reduce the risk of bleeding complications while minimizing the risk of thrombosis. <br />
Key words: Deep Venous Thrombosis, Venous Thromboembolism, Pregnancy <br />
Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc BV. Nhân Dân Gia Định ‐ Bệnh viện Từ Dũ <br />
Tác giả liên hệ: ThS.BS. Huỳnh Văn Ân, ĐT: 0918674258 Email: anhuynh124@yahoo.com.vn <br />
<br />
128<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG <br />
Bệnh nhân L.Th.M.V, nữ 28 tuổi, cư ngụ <br />
Châu Đốc, An Giang, nhập viện Nhân Dân Gia <br />
Định ngày 6/12/2010 được chẩn đoán Thai 24,5 <br />
tuần, nhau tiền đạo trung tâm, đa nhân xơ tử <br />
cung to, thuyên tắc tĩnh mạch chân trái. Có phù <br />
chân trái nhẹ, ấn đau. <br />
Tiền căn sản phụ khoa: PARA 0000, kinh <br />
cuối cùng ngày 22/6/2010, chu kỳ kinh 30 ngày, <br />
dự sanh ngày 29/3/2011. Bệnh nhân có tiền căn <br />
mổ nội soi Adenomyosis tại Bệnh viện Từ Dũ <br />
năm 2008. Khám thai tại Bệnh viện Châu Đốc và <br />
Bệnh viện Từ Dũ. <br />
Quá trình bệnh: Từ tuần thứ 13 của thai kỳ, <br />
bệnh nhân đã được phát hiện thuyên tắc tĩnh <br />
mạch chậu, đùi sâu, khoeo chân trái và suy van <br />
tĩnh mạch chân phải, điều trị tại Bệnh viện Chợ <br />
Rẫy từ ngày 8/9‐21/9/2010 với kháng đông. <br />
Về nhà, tiếp tục điều trị kháng đông, bệnh <br />
nhân bị ra huyết âm đạo, đến khám Bệnh viện <br />
Châu Đốc chẩn đoán Nhau tiền đạo và chuyển <br />
đến Bệnh viện Từ Dũ. Siêu âm sản khoa tại Bệnh <br />
viện Từ Dũ (21/10/2010) ghi nhận 1 thai sống <br />
trong tử cung 17 tuần, nhiều khối echo kém <br />
chiếm gần toàn bộ cơ tử cung, đường kính từ 46‐<br />
87mm, nhau bám mặt trước nhóm 3 bờ dưới <br />
bánh nhau tràn qua lỗ trong cổ tử cung. <br />
Tại Bệnh viện Từ Dũ, hội chẩn với Bệnh viện <br />
Chợ Rẫy, quyết định chấm dứt thai kỳ để tiếp <br />
tục điều trị thuốc kháng đông ngừa nguy cơ <br />
thuyên tắc phổi. Khi được tư vấn, bệnh nhân và <br />
gia đình không đồng ý chấm dứt thai kỳ, xin <br />
xuất viện và tự đến Bệnh viện Nhân Dân Gia <br />
Định. Nhau tiền đạo trung tâm đã ngưng ra <br />
huyết khoảng 1 tuần. <br />
Tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, siêu âm <br />
Doppler tĩnh mạch chi dưới (6‐8/12/2010) phát <br />
hiện huyết khối bán phần tĩnh mạch chậu ngoài, <br />
đùi chung, đùi nông, khoeo, hiển lớn chân trái <br />
và suy van tĩnh mạch chân phải. Siêu âm <br />
Doppler hệ động mạch 2 chân bình thường. Siêu <br />
âm tim bình thường, EF (Phân suất tống máu) <br />
82%, các buồng tim không dãn. Siêu âm sản <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
khoa ghi nhận một thai sống trong tử cung 24 <br />
tuần, nhau tiền đạo trung tâm. <br />
D‐dimer 1650 ng/mL (