YOMEDIA
ADSENSE
Thuyên tắc ối dưới góc độ liên chuyên khoa: Báo cáo 1 trường hợp
2
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết trình bày thuyên tắc ối là chẩn đoán lâm sàng sau loại trừ các nguyên nhân khác. Tâm phế cấp, đông máu nội mạch lan tỏa và băng huyết sau sanh là các vấn đề dẫn kết cục xấu ở sản phụ. Chẩn đoán sớm và điều trị tích cực, dưới sự phối hợp liên chuyên khoa là chìa khóa giúp cải thiện tử suất và bệnh suất của thuyên tắc ối.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuyên tắc ối dưới góc độ liên chuyên khoa: Báo cáo 1 trường hợp
- Báo cáo ca lâm sàng Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh;27(6):156-162 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.06.20 Thuyên tắc ối dưới góc độ liên chuyên khoa: Báo cáo 1 trường hợp La Văn Minh Tiến1,*, Nguyễn Đức Minh Quân2, Trần Nhật Thăng1,2 1 Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Bệnh Viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Thuyên tắc ối là một tình trạng cấp cứu sản khoa rất hiếm gặp với tỉ lệ tử vong và di chứng thần kinh không hồi phục cao. Chúng tôi trình bày một ca thuyên tắc ối khởi phát sau mổ lấy thai được quản lý dưới góc độ liên chuyên khoa. Sản phụ 39 tuổi được mổ lấy thai chủ động lúc 37 tuần vì nhau tiền đạo, ngôi ngang. Sau sổ nhau, sản phụ diễn tiến nhanh đến ngưng tim, ngưng thở. Sản phụ được hồi sức tim phổi chất lượng cao, can thiệp nội mạch để thuyên tắc động mạch tử cung và lấy huyết khối ở động mạch phổi, bồi hoàn lượng lớn chế phẩm máu, điều trị thay thế thận liên tục và oxy hóa máu bằng màng lọc ngoài cơ thể. Sản phụ rút được ECMO vào ngày thứ 2 sau mổ, rút ống nội khí quản vào ngày thứ 6 và xuất viện vào ngày thứ 16 không để lại di chứng gì. Thuyên tắc ối là chẩn đoán lâm sàng sau loại trừ các nguyên nhân khác. Tâm phế cấp, đông máu nội mạch lan tỏa và băng huyết sau sanh là các vấn đề dẫn kết cục xấu ở sản phụ. Chẩn đoán sớm và điều trị tích cực, dưới sự phối hợp liên chuyên khoa là chìa khóa giúp cải thiện tử suất và bệnh suất của thuyên tắc ối. Từ khóa: thuyên tắc ối; ngưng tim ngưng thở Abstract MULTIDISCIPLINARY MANAGEMENT OF AMNIOTIC FLUID EMBOLISM: A CASE REPORT La Van Minh Tien, Nguyen Duc Minh Quan, Tran Nhat Thang Amniotic fluid embolism is a rare obstetrical emergency, which carries a high mortality and potentially results in permanent neurological injuries. We herein presented a case of amniotic fluid embolism (AFE) occurred during the cesarean delivery and successfully managed by a multidisciplinary approach. A 39 year-old pregnant woman was admitted for the elective cesarean section at 37 weeks of gestational age due to a placenta previa. Following removal of the placenta, her condition was suddenly deteriorated and rapidly developed to cardiopulmonary collapse, which required immediate high-quality cardiopulmonary resuscitation. For several hours after return of spontaneous circulation, she received endovascular intervention for bilateral uterine artery embolization, follow by pulmonary artery Ngày nhận bài: 30-10-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 09-12-2024 / Ngày đăng bài: 31-12-2024 *Tác giả liên hệ: La Văn Minh Tiến. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: lavanminhtien@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 156 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6 * 2024 thrombus evacuation via catheter. Other resuscitation efforts included massive transfusion of blood preparations, continuous renal replacement therapy, and veno-aterial extracorporeal membrane oxygenation. She was weaned off the Extracorporeal Membrane Oxygenation (ECMO) on day 2, extubated on day 6, and discharged on day 16 without any complication. Amniotic fluid embolism remained a clinical diagnosis after excluding other conditions. Acute cor pulmonale, disseminated intravascular coagulopathy, and postpartum hemorrhage were issues leading to adverse maternal outcomes. Early diagnosis and aggressive treatment by a multidisciplinary team were key to improving mortality and morbidity caused by amniotic fluid embolism. Key words: amniotic fluid embolism; cardiopulmonary arrest 1. ĐẶT VẤN ĐỀ lồng ngực, đặt nội khí quản, và bóp bóng thông khí. Song song đó, ekip phẫu thuật viên nhanh chóng may phục hồi cơ tử cung, thắt động mạch tử cung 2 bên, may mũi B-lynch, Thuyên tắc ối (TTO) là một tình trạng cấp cứu sản khoa dẫn lưu mặt sau bàng quang ở vị trí vết mổ trên cơ tử cung rất hiếm gặp. Với tiêu chuẩn chẩn đoán minh bạch và thống và đóng bụng. Sản phụ hồi phục tuần hoàn tự nhiên sau 5 nhất, tần suất của TTO được ghi nhận vào khoảng 1- phút hồi sức tim phổi, với nhịp xoang ghi nhận trên monitor 2/100000 thai phụ và hầu như không thay đổi qua các năm và huyết áp trung bình đạt 65 mmHg lệ thuộc vận mạch liều cho thấy đây là một tình trạng không thể tiên đoán và dự cao. Phẫu thuật hoàn tất sau đó 15 phút, và lượng máu mất phòng được, ngay cả ở các nước đã phát triển [1-3]. Bệnh trong phẫu thuật ước lượng chỉ khoảng 100 mL. sinh của TTO vẫn chưa được hiểu rõ với biểu hiện lâm sàng của rất đa dạng, khởi phát đột ngột và diễn tiến nhanh đến tử Ngay sau phẫu thuật, sản phụ được chỉ định chụp CT-Scan vong nếu không được quản lý hiệu quả [4]. Tử suất của TTO ngực, bụng khẩn. Kết quả CT-Scan cho thấy hình ảnh huyết tại Mỹ có xu hướng giảm qua các năm và duy trì ổn định khối lớn ở tuần hoàn phổi (Hình 1) và huyết khối hệ tĩnh quanh mức 10% [2]. Quản lý TTO chủ yếu là hồi sức mẹ, mạch ở nhiều nơi (tĩnh mạch sinh dục 2 bên, tĩnh mạch thận với sự phối hợp khẩn trương của nhiều chuyên khoa tại đơn 2 bên, tĩnh mạch mạc treo tràng trên, và tĩnh mạch lách), phù vị y tế có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và nguồn chế phẩm hợp với chẩn đoán thuyên tắc ối. máu dồi dào [5]. Trong bài viết này, chúng tôi mô tả một trường hợp TTO được điều trị thành công tại đơn vị của chúng tôi dưới sự phối hợp nhịp nhàng và nhanh chóng bởi nhiều chuyên khoa. 2. BÁO CÁO CA LÂM SÀNG Sản phụ 39 tuổi, PARA 2022, mang thai lần thứ 3 với tiền căn 2 lần sanh thường và 2 lần sẩy thai sớm. Diễn tiến thai kì lần này của thai phụ hoàn toàn bình thường. Mặc dù được chẩn đoán nhau tiền đạo trung tâm và ngôi ngang từ 28 tuần, Hình 1. CT-Scan ngực ngay sau hồi sức về tuần hoàn tự nhiên cho thấy huyết khối gây tắc một phần thân chung và nhánh thai phụ chưa từng ghi nhận có tình trạng ra huyết âm đạo chính ĐMP phải (mũi tên đen), tắc hoàn toàn ĐMP trái (mũi tên nên thai kì được kéo dài đến đủ tháng và thai phụ được chỉ trắng) định mổ lấy thai chủ động tại thời điểm 37 tuần. Sản phụ được nhập khoa hồi sức tích cực vào giờ hậu phẫu Sản phụ được tê tủy sống và mổ ngang đoạn dưới tử cung thứ nhất. Mặc dù bệnh nhân đã hồi phục tuần hoàn tự nhiên, lấy thai. Diễn tiến cuộc mổ thuận lợi với và sản phụ sinh một tuy nhiên, lúc này, bệnh nhân chưa cải thiện tri giác, huyết bé gái 2300 gram. Tuy nhiên, ngay sau sổ nhau, sản phụ than động còn phụ thuộc vận mạch liều cao, và hô hấp còn lệ mệt, khó thở rồi diễn tiến rất nhanh đến tím tái, hôn mê và thuộc vào máy thở. Khí máu động mạch cho hình ảnh toan ngưng hô hấp tuần hoàn. Sản phụ được xoa bóp tim ngoài chuyển hóa nặng với pH là 7,17 và nồng độ lactate động https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.06.20 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 157
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6* 2024 mạch là 12,8 mmol/L. Siêu âm tim tại giường ghi nhận tăng Song song với việc thực hiện các thủ thuật can thiệp nội gánh thất phải với dãn gốc động mạch phổi, dãn lớn buồng mạch, việc hồi sức nội khoa cũng được duy trì với thông khí thất phải, buồng nhĩ phải, và hở nặng van ba lá. Đồng thời, nhân tạo, sử dụng vận mạch đảm bảo huyết động đủ tưới lúc này, sản phụ bắt đầu chảy máu nhiều nơi, bao gồm chảy máu cơ quan, lọc máu liên tục và truyền chế phẩm máu khối máu âm đạo, vết mổ, tiểu máu và từ dẫn lưu ổ bụng. Ước lượng lớn. Trong 12 giờ đầu tiên sau phẫu thuật, số lượng tính lượng máu mất lúc này khoảng 800 mL. chế phẩm máu được sử dụng ở sản phụ này bao gồm 12 đơn vị hồng cầu lắng, 6 đơn vị tiểu cầu đậm đặc, 18 đơn vị huyết Hội chẩn liên chuyên khoa được tiến hành ngay bao gồm tương tươi đông lạnh và 16 đơn vị kết tủa lạnh. Bảng 1 mô các khoa phụ sản, hồi sức tích cực, ngoại lồng ngực mạch máu, tả diễn tiến đông máu của sản phụ. can thiệp nội mạch, gây mê hồi sức và chẩn đoán hình ảnh và đưa ra quyết định can thiệp nội mạch thuyên tắc động mạch tử Mặc dù sau thủ thuật, diễn tiến áp lực động mạch phổi của cung hai bên, can thiệp lấy huyết khối động mạch phổi, đồng sản phụ cải thiện khá, tình trạng xuất huyết tại tử cung tương thời tích cực bù các chế phẩm máu khối lượng lớn. đối được kiểm soát, tuy nhiên, tình trạng huyết động của sản phụ lại có xu hướng diễn tiến xấu hơn, sử dụng 2 loại vận Giờ thứ 3 sau mổ, sản phụ được chuyển đến khoa can thiệp mạch (norepinephrine và epinephrine) với liều vận mạch leo nội mạch thì diễn tiến rung thất, ngưng hô hấp tuần hoàn lần thang dần. Đến giờ thứ 11 sau mổ, chúng tôi quyết định sử thứ 2. Sản phụ được tiếp tục hồi sức tim phổi sốc điện khử dụng oxy hóa máu bằng màng lọc ngoài cơ thể tĩnh-động rung 3 lần. Sản phụ hồi phục tuần hoàn tự nhiên lại sau 5 mạch (VA-ECMO) nhằm giảm bớt áp lực lên hệ tuần hoàn phút hồi sức. Ngay sau đó, sản phụ được thuyên tắc động của thai phụ. mạch tử cung hai bên để ổn định tình trạng xuất huyết tử cung đang diễn tiến. Ngay tiếp theo đó, chúng tôi tiếp tục Sau khi khởi động VA-ECMO, diễn tiến lâm sàng của thai thực hiện thủ thuật can thiệp lấy huyết khối động mạch phổi. phụ có xu hướng ổn định dần. Liều vận mạch được giảm dần Chụp hình tưới máu phổi sau thủ thuật cho thấy tưới máu và ngưng. Nghiệm pháp cai ECMO được thực hiện thành phổi 2 bên tốt, không còn huyết khối đe dọa, áp lực động công ở giờ ECMO (ExtraCorporeal Membrane mạch phổi trung bình giảm từ 27 mmHg trước thủ thuật Oxygenation) thứ 36, và sau đó sản phụ được rút ECMO. xuống còn 19 mmHg (Hình 2). Ngày thứ 5 sau phẫu thuật, sản phụ được rút nội khí quản thành công. Các lượng giá về thần kinh tại thời điểm này không ghi nhận có di chứng thần kinh nào đáng kể, sản phụ hoàn toàn tỉnh táo và nhận thức tốt. Ngày thứ 7 sau phẫu thuật, sản phụ được ra khỏi khoa Hồi sức tích cực (ICU). Chúng tôi ghi nhận thai phụ có tụ máu tại cơ thẳng bụng 2 bên trên CT-Scan kiểm tra, tuy nhiên, diễn tiến khối này ổn định và đáp ứng với điều trị bảo tồn. Ngoài ra, thai phụ có hình thành huyết khối tại tĩnh mạch chậu-đùi bên phải (vị trí đặt cannula ECMO tĩnh mạch), và được điều trị tương đối dễ dàng với thuốc kháng đông. Kết quả mô bệnh học từ huyết khối lấy ra ở động mạch Hình 2. Siêu âm tim tại hồi sức ghi nhận tăng gánh thất phải với hình ảnh thất phải dãn lớn (mũi tên) phổi có tìm thấy xen lẫn chất sừng, chất nhầy vô định hình, và tế bào gai trưởng thành dương tính với CK5/6 Bảng 1. Diễn tiến đông máu của sản phụ (Cytokeratin 5/6). Kết quả này phù hợp với thuyên tắc ối ở Hb PLT PT aPTT Fibrinogen động mạch phổi. Thời điểm (g/dl) (k/ul) (s) (s) (g/l) Trước mổ 11,6 301 10,4 26,7 4,95 3. BÀN LUẬN 2 giờ sau mổ 9,3 155 >180 >140
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6 * 2024 Mặc dù các đồng thuận đều cho rằng tổn thương hàng rào Mức độ tổn thương hàng rào mẹ - thai và lượng nước ối mẹ-thai dẫn đến nước ối và các thành phần có trong đó vào vào được tuần hoàn mẹ có thể là các yếu tố nguy cơ dẫn đến được hệ tuần hoàn của mẹ là điều kiện cần để dẫn đến TTO, TTO. Các yếu tố nguy cơ này được thể hiện trong Bảng 2 tuy nhiên, chỉ duy nhất sự hiện diện của các thành phần này [6]. Trong trường hợp chúng tôi, sản phụ có các yếu tố như: trong tuần hoàn mẹ là không đủ để gây bệnh [4]. Những bằng lớn tuổi, ngôi ngang, nhau tiền đạo và mổ lấy thai. Tuy nhiên, chứng y học gần đây giả định bệnh sinh của TTO diễn tiến do các yếu tố này được xây dựng ở những nghiên cứu hồi qua 2 giai đoạn song song, đồng thời và liên hệ mật thiết với cứu, số mẫu cho TTO quá ít trong khi đó lại có quá nhiều nhau (Hình 3). Các yếu tố mô có trong nước ối kích hoạt con yếu tố được đưa vào phân tích. Hơn nữa, trước đây tiêu đường đông máu ngoại sinh và dẫn đến hình thành huyết chuẩn chẩn đoán cho TTO không được thống nhất. Vì vậy, khối dọc theo sự hồi lưu tĩnh mạch từ tử cung về tim phải và hội y học bào thai và bà mẹ của Mỹ (SMFM) khuyến cáo tuần hoàn phổi, dẫn đến tụt oxy máu do bất xứng thông khí- rằng không thay đổi thực hành lâm sàng sản khoa khi có sự tưới máu, tắc nghẽn cơ học và trụy hô hấp-tuần hoàn. Bên hiện diện các yếu tố này [5]. cạnh đó, kháng nguyên thai hiện diện trong tuần hoàn mẹ có Bảng 2. Các yếu tố nguy cơ của TTO khả năng kích hoạt các phản ứng phản vệ, giải phóng các chất trung gian gây viêm. Chính các chất này làm co thắt Trên 35 tuổi Nguy cơ do mẹ Tiền sản giật, sản giật mạch máu phổi dữ dội, kích hoạt dòng thác đông máu. Hậu Đa thai quả cuối cùng là dẫn đến tâm phế cấp, đông máu nội mạch Ngôi bất thường rải rác và rối loạn đông máu nặng do tiêu thụ các yếu tố đông Nguy cơ do thai Đa ối máu. Nếu không được hồi sức tốt, sản phụ sẽ diễn tiến đến Suy thai nhanh tử vong do tổn thương đa cơ quan hoặc để lại di chứng Sử dụng oxytocin không hồi phục, bao gồm cả chết não [1,4]. Nhau tiền đạo Nhau bong non Nguy cơ do sản khoa Mổ lấy thai Giúp sanh Vỡ tử cung Rách cổ tử cung Có rất nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán TTO. Với mục tiêu thống nhất chẩn đoán để có thể tiến hành các nghiên cứu sâu về TTO, Clark SL đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán TTO, bao gồm [7]: 1. Ngưng hô hấp, tuần hoàn diễn tiến đột ngột hoặc tụt huyết áp và suy hô hấp. A B 2. DIC diễn tiến theo sau các triệu chứng ban đầu. Tình trạng này phải diễn ra trước khi mất đủ lượng máu lớn để khởi phát rối loạn đông máu. DIC được chẩn đoán bằng tiêu chuẩn của Hội cầm máu và huyết khối quốc tế (ISTH), hiệu chỉnh cho thai kì (Bảng 3). 3. Tình trạng này khởi phát trong chuyển dạ hoặc trong vòng 30 phút sau sổ nhau. 4. Không sốt (≥38,00C) trong chuyển dạ. C Hiện tại, vẫn chưa có xét nghiệm được xem là tiêu chuẩn Hình 3. Huyết khối lấy ra từ động mạch phổi (hình A). Hình chụp vàng trong chẩn đoán TTO. Sự hiện diện tế bảo vảy trong sau thủ thuật ghi nhận tưới máu phổi 2 bên tốt, huyết khối tồn tuần hoàn phổi mẹ không đặc hiệu cho TTO, hơn nữa, đây là lưu không đáng kể (hình B). CT-scan ngực sau 24 giờ cho thấy không còn huyết khối đe dọa (hình C) xét nghiệm xâm lấn và không thể cho chẩn đoán sớm [8]. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.06.20 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 159
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6* 2024 Ngoài ra, các nghiên cứu về định lượng những chất có nồng đã loại trừ các nguyên nhân khác (Bảng 4) [5,7]. Chẩn đoán độ cao trong nước ối trong máu mẹ chủ yếu là hồi cứu với phân biệt nên được tiến hành sớm vì các triệu chứng sẽ trùng cỡ mẫu nhỏ, không có sẵn tại các đơn vị sản khoa [1]. Vì vậy lấp nhau và khó phân định ở giai đoạn muộn. Theo đó, TTO hội y học bào thai và bà mẹ Mỹ vẫn khuyến cáo TTO được diễn tiến đột ngột và nhanh với tam chứng điển hình là giảm chẩn đoán dựa trên lâm sàng mà không cần xét nghiệm đặc oxy mô, tụt huyết áp và rối loạn đông máu nội mạch rải rác hiệu [5]. (DIC). Điểm lưu ý là trong TTO tình trạng tâm phế cấp và Bảng 3. Tiêu chuẩn chẩn đoán DIC trong thai kì rối loạn đông máu do tiêu thụ diễn ra rất sớm. Siêu âm tim cho thấy hình ảnh tăng gánh thất phải trong tâm phế cấp và Yếu tố 0 1 2 có thể thấy được huyết khối lớn ở ĐMP, đặc biệt nếu được Tiểu cầu (k/ul) > 100 50 – 100 < 50 thực hiện qua ngả thực quản [9]. Fibrinogen giảm rất sớm Prothrombin time Tăng Tăng 25 – Tăng trên trong TTO, ngay trước khi tình trạng xuất huyết lượng lớn (PT) dưới 25% 50% 50% diễn ra trên lâm sàng. Phân tích độ đàn hồi cục máu đông Fibrinogen (g/l) > 0,2 < 0,2 -- (ROTEM) có thể cho nhận định về tình trạng đông máu DIC được chẩn đoán khi có từ 3 điểm trở lên nhanh hơn các xét nghiệm đông máu truyền thống và hướng Trong thực hành lâm sàng, TTO được chẩn đoán ở những dẫn truyền máu ban đầu thay vì truyền theo kinh nghiệm. trường hợp suy hô hấp, tuần hoàn quanh chuyển dạ sau khi Bảng 4. Các nguyên nhân cần phân biệt với TTO Nguyên nhân Tần suất/100.000 Giảm oxy mô Tụt huyết áp DIC Điểm lưu ý Tâm phế cấp và rối loạn đông máu Thuyên tắc ối 1-8 + + + tiêu thụ (sớm) BHSS nặng 40-50 + + + Giảm thể tích Sốc nhiễm trùng 10 + + + Sốt, markers nhiễm trùng, vi sinh Thuyên tắc phổi 10 + + - CT-scan ngực Nhồi máu cơ tim 3-10 + + - ECG, troponins Gây mê /phản vệ 1-5 + + - Thuốc và thủ thuật đã dùng Bệnh tim chu sinh 1 + + - Bệnh cơ tim dãn nở Quản lý TTO chủ yếu là hồi sức mẹ, với sự phối hợp khẩn huyết khối đe dọa ở động mạch phổi (ĐMP), can thiệp lấy trương của nhiều chuyên khoa tại đơn vị y tế có đầy đủ trang huyết khối ĐMP có thể cải thiện được huyết động [5]. thiết bị hiện đại và nguồn chế phẩm máu dồi dào [5,10]. Ở ECMO có thể là lựa chọn cuối cùng đối với các trường hợp những trường hợp TTO diễn tiến ngưng tim, ngưng thở, hồi suy hô hấp-tuần hoàn nặng và thất bại đối với các phương sức tim phổi chất lượng cao nên được tiến hành tức thời. Các pháp điều trị nội khoa truyền thống. Điểm lưu ý khi dùng thành phần của hồi sức tim phổi ở phụ nữ có thai giống như ECMO là yêu cầu nhân lực và vật lực, thời gian triển khai người bình thường. Việc tháo gỡ các đầu dò tim thai, cơn gò lâu và có thể phải sử dụng kháng đông. Việc ổn định tình và nghiêng trái tử cung có thể hỗ trợ cho hồi sức. Ở tuổi thai trạng xuất huyết là rất cần thiết để ECMO có thể vận hành trên 23 tuần, chấm dứt thai kì nên được tiến hành khẩn trong thuận lợi [9]. vòng 5 phút kể từ thời điểm ngưng tim mà chưa hồi phục lại Một nghịch lí trong quản lí thuyên tắc ối đó là tình trạng tuần hoàn tự nhiên. Việc chấm dứt thai kì với mục tiêu là cứu thuyên tắc-huyết khối cấp tính diễn ra song song với tình sống con và hỗ trợ cho hồi sức mẹ sau đó [4,5]. trạng rối loạn đông máu tiêu thụ. Do đó, rối loạn đông máu Tâm phế cấp có thể diễn ra rất sớm trong TTO, do đó, việc này nên được đánh giá sớm và điều chỉnh tích cực, trong đó, áp dụng siêu âm tim tại giường sớm có thể cho những thông kết tủa lạnh và tiểu cầu đậm đặc đã được chứng minh có thể tin hữu ích trong quá trình điều trị. Tình trạng co thắt mạch làm giảm được kết cục nặng (tử vong và tổn thương thần máu phổi có thể kiểm soát bằng những thuốc giãn mạch máu kinh không hồi phục) [3]. Việc can thiệp phẫu thuật lấy huyết phổi và tăng co bóp cơ tim. Những trường hợp TTO mà có khối hoặc phẫu thuật cầm máu khi tình trạng đông máu chưa 160 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.06.20
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6 * 2024 ổn định có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh, do đó, các thủ Ý tưởng nghiên cứu: La Văn Minh Tiến, Nguyễn Đức Minh thuật can thiệp thuyên tắc mạch cầm máu hoặc can thiệp nội Quân, Trần Nhật Thăng mạch lấy huyết khối đang dần trở thành các phương tiện đầu Đề cương và phương pháp nghiên cứu: La Văn Minh Tiến, tay trong điều trị các trường hợp TTO nặng. Nguyễn Đức Minh Quân, Trần Nhật Thăng Băng huyết sau sanh là tình trạng xuất huyết thường gặp Thu thập dữ liệu: La Văn Minh Tiến trong TTO. Các thuốc co hồi tử cung nên được dùng sớm với Nhập dữ liệu: La Văn Minh Tiến lưu ý tránh quá tải dịch trong bối cảnh suy thất phải nặng nề. Các can thiệp thủ thuật, phẫu thuật trong điều trị băng huyết Quản lý dữ liệu: Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh sau sanh do TTO không được chứng minh hiệu quả, trong Phân tích dữ liệu: La Văn Minh Tiến đó, việc cắt tử cung điều trị băng huyết sau sanh không cải Viết bản thảo đầu tiên: La Văn Minh Tiến thiện kết cục mà có thể làm cản trở công tác hồi sức, vốn Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Nguyễn Đức Minh quan trọng hơn trong bệnh cảnh TTO [3]. Quân, Trần Nhật Thăng Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu 4. KẾT LUẬN Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban Thuyên tắc ối là một tình trạng cấp cứu sản khoa rất hiếm biên tập. gặp. Hiện tại, thuyên tác ối vẫn là chẩn đoán lâm sàng sau khi loại trừ các nguyên nhân khác. Tâm phế cấp, đông máu TÀI LIỆU THAM KHẢO nội mạch rải rác và băng huyết sau sanh là các vấn đề dẫn đến tử vong hoặc tổn thương thần kinh không hồi phục ở sản 1. Suvannasarn R, Tongsong T, Jatavan P. Amniotic fluid phụ. Chẩn đoán sớm và điều trị tích cực, dưới sự phối hợp embolis the pathophysiology, diagnostic clue, and blood liên chuyên khoa là chìa khóa giúp cải thiện tử suất và bệnh biomarkers indicator for disease prediction. Clinical and suất của TTO. Experimental Obstetrics & Gynecology. 2020;47(2):159-65. 2. Fong A, Chau CT, Pan D, Ogunyemi DA. Amniotic Lời cảm ơn fluid embolism: antepartum, intrapartum and Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bệnh viện Đại học Y Dược demographic factors. The Journal of Maternal-Fetal & Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ chúng tôi hoàn thành Neonatal Medicine. 2015;28(7):793-8. nghiên cứu này. 3. Fitzpatrick KE, Van Den Akker T, Bloemenkamp KW, Deneux-Tharaux C, Kristufkova A, Li Z, et al. Risk Nguồn tài trợ factors, management, and outcomes of amniotic fluid Nghiên cứu không nhận tài trợ. embolism: A multicountry, population-based cohort and nested case-control study. PLoS Medicine. Xung đột lợi ích 2019;16(11):e1002962. Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết 4. Clark SL. Amniotic fluid embolism. Obstetrics & này được báo cáo. Gynecology. 2014;123(2 PART 1):337-48. 5. Pacheco LD, Saade G, Hankins GD, Clark SL, ORCID Medicine SfM-F. Amniotic fluid embolism: diagnosis La Van Minh Tien and management. American Journal of Obstetrics and https://orcid.org/ 0009-0000-9406-2939 Gynecology. 2016;215(2):B16-B24. 6. Kramer MS, Rouleau J, Baskett TF, Joseph K, System Đóng góp của các tác giả MHSGotCPS. Amniotic-fluid embolism and medical induction of labour: a retrospective, population-based https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.06.20 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 161
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6* 2024 cohort study. The Lancet. 2006;368(9545):1444-8. 7. Clark SL, Romero R, Dildy GA, Callaghan WM, Smiley RM, Bracey AW, et al. Proposed diagnostic criteria for the case definition of amniotic fluid embolism in research studies. American Journal of Obstetrics and Gynecology. 2016;215(4):408-12. 8. Clark SL. Amniotic fluid embolism. Clinics in Perinatology. 1986;13(4):801-11. 9. Ecker JL, Solt K, Fitzsimons MG, MacGillivray TE. Case 40-2012: a 43-year-old woman with cardiorespiratory arrest after a cesarean section. New England Journal of Medicine. 2012;367(26):2528-36. 10. Lim C, Hsieh CTC, Lai SY, Chu YT, Chen M, Wu HH. Amniotic fluid embolism: A case report of good outcome with timely intensive multidisciplinary team involvement. Taiwanese Journal of Obstetrics and Gynecology. 2023;62(6):921-4. 162 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.06.20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn