YOMEDIA
ADSENSE
Thuyết minh dự án: Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch
20
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu nghiên cứu của dự án "Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch" nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành công nghiệp chế biến lúa gạo, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuyết minh dự án: Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch
- THUYẾT MINH DỰ ÁN
- CÔNG TY TNHH ----------- ----------- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẤY, XAY XÁT LÚA GẠO VÀ KHO BẢO QUẢN NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH Địa điểm:Tỉnh An Giang ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH 0918755379-0903034381 Giám đốc
- Dự án “Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN:0918755356-0903034381 MỤC LỤC Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 3
- Dự án “Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN:0918755356-0903034381 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm: Họ tên: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Nhà máy sấy, xay sát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” Địa điểm thực hiện dự án:Tỉnh An Giang. Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: + Nhà máy sản xuất lúa gạo: 20.554,6 m2 (2,06 ha). + Vùng nguyên liệu trồng lúa: 600,0 ha + Trụ sở làm việc: 1.000,0 m2 Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: 722.477.744.000 đồng. (Bảy trăm hai mươi hai tỷ, bốn trăm bảy mươi bảy triệu, bảy trăm bốn mươi bốn nghìn đồng) Trong đó: + Vốn tự có (10%) : 72.247.774.000 đồng. + Vốn vay - huy động (90%) : 650.229.969.000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: + Quy mô trồng lúa: 600 ha + Quy mô sản xuất lúa gạo: Sấy lúa 1.000 tấn lúa tươi/ngày đêm (8 tháng), tổng 242.000 tấn lúa tươi/năm. Xay xát lúa gạo 400 tấn/ngày đêm, lau bóng + tách màu 400 tấn/ngày đêm + Thành phẩm: Trồng lúa 7.200,0 tấn/năm Gạo thành phẩm 132.000,0 tấn/năm Tấm 11.000,0 tấn/năm Cám 26.400,0 tấn/năm Gạo phế 2.200,0 tấn/năm Trấu (củi trấu) 44.000,0 tấn/năm Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 4
- Dự án “Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN:0918755356-0903034381 SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Lúa gạo vừa là nguồn lương thực quan trọng, vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Trung bình một năm, Việt Nam sản xuất khoảng 26 - 28 triệu tấn gạo, sau khi dành cho tiêu thụ trong nước, khối lượng gạo xuất khẩu khoảng 6 - 6,5 triệu tấn gạo/năm, trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa chính chiếm đến hơn 50% sản lượng và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), nhiều năm qua, Việt Nam luôn nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu gạo trên thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan. Sản lượng lúa của Việt Nam từ 42 - 45 triệu tấn/năm, sản lượng gạo từ 26 - 29 triệu tấn/năm. Gạo Việt đã xuất khẩu tới khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá trị xuất khẩu đã tăng hơn so với trước. Tuy nhiên, những thay đổi ngày càng nhanh của thị trường thế giới đã cho thấy sự “hụt hơi” trong việc tiếp cận xuất khẩu và phát triển thị trường lúa gạo trong nước. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nhiều loại gạo Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của Châu Âu và của một số thị trường nhập khẩu lúa gạo khác. Vấn đề cấp bách đặt ra là cây lúa và người trồng lúa đang cần được tiếp sức trong cuộc chuyển đổi từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh doanh nông nghiệp” bằng các bài toán kinh tế. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho biết: An Giang là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, là địa phương có sản lượng lúa lớn đứng thứ hai cả nước (sau tỉnh Kiên Giang) với tổng sản lượng gần 4 triệu tấn/năm, xuất khẩu đạt từ 500-550.000 tấn gạo/năm, với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 250 triệu USD, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và trở thành một trong bốn ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Tuy nhiên việc hệ thống hóa cũng như tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm gạo chế biến là vô cùng quan trọng và cần thiết. Hiện An Giang đang tiến tới xây dựng một quy trình chế biến gạo bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế (từ nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, hệ thống máy móc, trang thiết bị, hệ thống quản lý chất lượng đến tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì đóng gói…). Tại tỉnh An Giang, diện tích canh tác lúa trên 250 ngàn ha, sản xuất 3 vụ với hệ số sử dụng đất là 2,43 lần. Vụ Thu Đông (vụ 3) chủ yếu ở các huyện Thoại Sơn, Châu Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Thành, ... Giống lúa có trên 35 loại trong đó, giống chất lượng cao chiếm 70 - 80%. Mô hình cánh đồng lớn đang được trồng 22 ngàn ha và phát huy hiệu quả, nhân rộng để tiến tới sản xuất lớn. Cơ giới hóa nông nghiệp trong các khâu làm đất, tưới tiêu, thu hoạch trên 60% diện tích. Tỉnh có 16 doanh nghiệp xuất khẩu. Mỗi năm các doanh nghiệp xuất khẩu gần 600 ngàn tấn gạo. Hiện sản phẩm gạo đã có mặt và tạo uy tín tại các thị trường lớn trên thế giới. Sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay là: gạo thơm, gạo trắng, gạo lức, gạo đồ, tấm, nếp, ... Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 5
- Dự án “Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN:0918755356-0903034381 Từ những thực tế trên, chúng tôi xây dựng Nhà máy sấy, xay sát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạchvà đã đi vào hoạt động từ năm 2019 đến naytại xã Cần Đăng, Huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang.Đây là hướng đi đúng để phát triển doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, góp phần gia tăng giá trị của ngành công nghiệp chế biếnlúa gạo nói chung và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương nói riêng. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội; Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội; Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam; Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành; Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai; Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường; Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng; Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 6
- Dự án “Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN:0918755356-0903034381 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng; Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm 2023 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN Mục tiêu chung Phát triển dự án “Nhà máy sấy, xay sát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngànhcông nghiệp chế biến lúa gạo, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và trong khu vực; Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ chế biến lúa gạo hàng hóa sau thu hoạch, sản xuất gạo chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Gắn chặt nông dân với doanh nghiệp, tạo nguồn nguyên liệu vững chắc, chủ động trong kinh doanh. Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh An Giang. Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. Mục tiêu cụ thể Nhà máy đi vào sản xuất với công suất cụ thể như sau : STT Hạng mục ĐVT Công suất 1 Sấy lúa tấn/năm 242.000 2 Xay xát tấn/năm 146.000 3 Lau bóng gạo tấn/năm 146.000 4 Ép củi trấu tấn/năm 44.000,0 Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 7
- Dự án “Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN:0918755356-0903034381 Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 8
- Dự án “Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN:0918755356-0903034381 ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án Vị trí địa lý Tỉnh An Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sông Tiền và sông Hậu chảy qua. Phía đông bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, tây bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100km, phía nam và tây nam giáp tỉnh Kiên Giang và phía đông giáp Thành phố Cần Thơ. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.536,76 km², một phần diện tích của tỉnh An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên. An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 2 thành phố (Long Xuyên, Châu Đốc); 1 thị xã (Tân Châu) và 8 huyện (An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới, Phú Tân). Thành phố Long Xuyên là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh. An Giang là tỉnh duy nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có địa bàn ở cả hai bờ sông Hậu. Nơi đây là trung tâm kinh tế thương mại giữa 3 thành phố lớn: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Phnompenh, là cửa ngõ giao thương có từ lâu đời giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh với các nước tiểu vùng sông Mekong. Địa hình An Giang là một trong hai tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình vừa đồng bằng, vừa đồi núi. Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 9
- Dự án “Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN:0918755356-0903034381 Địa hình đồi núi có diện tích là 33 ha, chiếm gần 10% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố tập trung chủ yếu ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Trong dãy địa hình đồi núi này nổi bật lên là các ngọn núi như: núi Sam, núi cấm, núi Sập, núi Cô Tô… Các ngọn núi này được xem là nóc nhà của Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây còn được gọi là vùng Thất Sơn với bảy ngọn núi lớn: Núi cấm (Thiên Cẩm Sơn), Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Dài (Ngọa Long Sơn), Núi Tượng (Liên Hoa Sơn), Núi Két (Anh Vũ Sơn), Núi Nước (Thủy Đài Sơn). Mỗi ngọn núi mang cho mình những nét đẹp riêng biệt không lẫn vào đâu được và đây cũng là địa danh du lịch nổi tiếng nhất ở An Giang. Vùng 7 núi An Giang Địa hình đồng bằng là toàn bộ phần đất còn lại với diện tích khoảng 305 nghìn ha, chiếm gần 90% diện tích của tỉnh và được chia làm hai khu vực: + Cù lao: gồm bốn huyện nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu (An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới). + Vùng Tứ giác Long Xuyên: Bao gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn và phần đất thấp còn lại của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Sông ngòi An Giang có nhiều sông, kênh rạch ao hồ nối ngọn kết nguồn, rải đều trên những cánh đồng bạt ngàn chiếm 3/4 diện tích toàn tỉnh. Hai con sông Tiền và Hậu nằm sóng đôi giang vòng tay lớn ôm trọn vùng đất cù lao phù sa màu mỡ. Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp địa bàn của tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30km, độ rộng từ vài m đến 100m và độ uốn khúc quanh co khá lớn, chẳng hạn kênh 5 xã nơi địa đầu biên giới, kênh xáng Tân An, kênh Vĩnh An, Rạch Cần Thơ, rạch Cố Lao (Phú Châu), kênh Thần Nông, kênh Hòa Bình, rạch Thơm Rơm, rạch Cái Đầm, sông Vàm Nao (Phú Tân), rạch Ông Chưởng, rạch Cái Tàu, rạch Cái Nại, kênh Cà Mau (Chợ Mới) .v.v. . Tài nguyên thiên nhiên An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5%. Phần lớn đất đai điều màu mỡ vì 72% diện tích là đất phù sa hoặc có phù sa, địa hình bằng phẳng, thích nghi đối với nhiều loại cây trồng. Trên địa bàn toàn tỉnh có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra còn có 3.800 ha rừng tràm. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có nhiều loại quý hiếm. Nguồn lợi thủy sản trên hai con sông Tiền sông Hậu không nhỏ, và cùng với hệ thống kênh, rạch, ao, hồ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi cá bè, ao hầm, tôm trên chân ruộng mà từ lâu nó đã trở thành nghề truyền thống của nhân dân địa phương – đây cũng là thế mạnh đặc trưng ở An Giang. Ngoài ra, An Giang còn có tài nguyên khoáng sản khá phong phú. Điều kiện tự nhiên thuận lợi là một yếu tố quan trọng giúp An Giang có một nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh với sản lượng lúa và thủy sản nước ngọt cao nhất nước. An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27ºC, cao nhất 35ºC - 36ºC vào tháng 4 - 5, thấp nhất từ 20ºC - 21ºC vào tháng 12 và tháng 1. An Giang là địa phương có số giờ nắng trong năm lớn Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 10
- Dự án “Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN:0918755356-0903034381 kỷ lục của cả nước. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130mm, có năm lên tới 1.700 - 1.800mm, trong đó mưa ít nhất vào tháng 2 và mưa nhiều nhất vào tháng 9; độ ẩm trung bình 80% - 85% và có sự dao động theo chế độ mưa theo mùa. An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc nên có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhìn chung, thời tiết An Giang mưa thuận gió hòa, cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án I. Vị thế ngành nông nghiệp tỉnh An Giang - Là tỉnh nằm đầu nguồn vùng đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nước ngọt dồi dào nên thuận lợi phát triển nông nghiệp. Sản lượng lúa An Giang trên 4 triệu tấn, đứng hàng đầu cả nước. Với tổng diện tích sản xuất trên 250 ngàn ha chiếm 70% diện tích tự nhiên. - Cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 31% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong đó cơ cấu ngành gồm Chăn nuôi chiếm 81,3%, trồng trọt chiếm 6,4% và dịch vụ nông nghiệp 12,3%. II. Cơ sở hạ tầng - Cơ sở hạ tầng thủy lợi được xây dựng khá hoàn chỉnh phục vụ chủ yếu cho trồng lúa, hoa màu. Ngân sách nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng chỉ đáp ứng 50 - 60%. Đầu tư cho phát triển nông nghiệp và công trình kết cấu hạ tầng còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp chưa được nhiều, chưa đáng kể. Kinh tế hợp tác phát triển rất chậm chưa so yêu cầu sản xuất lớn. Kinh tế trang trại còn chiếm tỷ lệ thấp. - Giao thông thủy: Có 02 nhánh sông Sông Tiền và sông Hậu, cùng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, ngoài cung cấp nước còn rất thuận lợi cho vận tải hàng hóa đường thủy. - Giao thông bộ: Có Quốc lộ 91 (khởi đầu từ Quốc lộ 1 - TP.Cần Thơ -> TP.Long Xuyên -> Tp. Châu Đốc và đi thẳng ra các Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên. Hệ thống giao thông đường tỉnh và nông thôn thông suốt, thuận tiện cho đi lại và vận chuyển hàng hóa. III. Tình hình kinh tế của tỉnh 1. Chỉ tiêu chủ yếu Chỉ tiêu chủ yếu ĐVT Năm 2011 Năm 2015 Năm 2020 1. Tốc độ tăng trưởng GRDP % 10,17 6,50 6,5-7,0 2. GRDP bình quân đầu người USD 1.315 1.767 2.718 3. Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp % 33,74 25,98 19,7 Công nghiệp - xây dựng % 12,16 13,38 21,0 Dịch vụ % 54,10 60,64 59,3 4. Tổng kim ngạch xuất khẩu triệu USD 830 1.050 1.400 Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 11
- Dự án “Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN:0918755356-0903034381 5. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tỷ đồng 50.068 73.610 “ dịch vụ 6. Dân Số triệu người 2,15 2,16 2,18 7. Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 38 50 65 2. Một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu 3. Tiềm năng thế mạnh nông nghiệp của tỉnh a) Lúa gạo: Diện tích canh tác trên 250 ngàn ha, sản xuất 3 vụ với hệ số sử dụng đất là 2,43 lần. Vụ Thu Đông (vụ 3) chủ yếu ở các huyện Thoại Sơn, Châu Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Thành, ... Giống lúa có trên 35 loại trong đó, giống chất lượng cao chiếm 70 - 80%. Mô hình cánh đồng lớn đang được trồng 22 ngàn ha và phát huy hiệu quả, nhân rộng để tiến tới sản xuất lớn. Cơ giới hóa nông nghiệp trong các khâu làm đất, tưới tiêu, thu hoạch trên 60% diện tích. + Thương mại lúa gạo: Tỉnh có 16 doanh nghiệp xuất khẩu. Mỗi năm các doanh nghiệp xuất khẩu gần 600 ngàn tấn gạo. Hiện sản phẩm gạo đã có mặt và tạo uy tín tại các thị trường lớn trên thế giới. Sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay là: gạo thơm, gạo trắng, gạo lức, gạo đồ, tấm, nếp, ... Tuy nhiên, gạo xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là gạo tẻ thường, chưa có thương hiệu nên giá bán (giá xuất khẩu) thường thấp. Cần tập trung số lượng giống để nâng chất lượng sản phẩm, tổ chức lại sản xuất - tiêu thụ nhằm nâng giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường. Các sản phẩm phụ từ lúa như rơm, trấu, cám được sử dụng cho sản xuất truyền thống, chưa được đầu tư tạo ra sản phẩm có giá trị thương mại cao. b) Thủy sản Sản lượng nuôi trên 300 ngàn tấn/năm gồm các loại cá tra, ba sa, lóc, rô, rô phi, tôm càng xanh, lươn, ... Hình thức nuôi chủ yếu là ao hầm, lồng bè. Có gần 50% diện tích nuôi đạt tiêu chuẩn GlobGap, ASC, ... Có khoảng trên 90% sản lượng nuôi được đưa vào chế biến để xuất khẩu. Tỉnh có 17 doanh nghiệp với 23 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, với tổng công suất thiết kế lên đến 400.000 tấn/năm, trong đó tổng công suất chế biến hàng giá trị gia tăng là 5.000 tấn. Cơ sở chế biến có khoảng 100 cơ sở chế biến khô các loại, với công suất tiêu thụ nguyên liệu thô trung bình chừng 30.000 tấn/năm Sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hàng năm xuất khoảng 220 ngàn tấn. Thị trường xuất khẩu truyền thống gồm EU (Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ...) và châu Á (Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia...). Thị trường mở rộng, giàu tiềm năng như Trung Quốc, Nga, Ukraine, Cộng hòa Czech, Úc, các nước khối Ả Rập. Sản phẩm (cá tra, cá basa) xuất khẩu thường rất đa dạng, như cá nguyên con, cá cắt khúc, chạo cá, bong bóng cá, bao tử cá… nhưng chiếm chủ yếu là dạng cá philê đông lạnh. Tỷ lệ phi lê cá chiếm khoảng 30 - 35% trọng lượng (còn lại 70 – 65% là phế phẩm như xương, da, thịt vụn, nội tạng, mỡ…); trong khi đó, hai thị trường nhập khẩu lớn là EU và Mỹ, dạng phi lê thường có giá rẻ. Do vậy, cần phát triển ngành nghề chế biến sâu từ cá tra (như chế biến da, xương, bột cá, mỡ…) để tăng giá trị gia tăng, góp phần giải quyết lượng phế phẩm. Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 12
- Dự án “Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN:0918755356-0903034381 Mặt khác khó khăn hiện nay là tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ. Hiệu quả sản xuất của người nuôi thấp. Chất lượng sản phẩm thấp, Việc đảm bảo an toàn thực phẩm và mã hóa truy xuất nguồn gốc có nhiều khó khăn, c) Rau màu Diện tích trồng rau dưa các loại tăng hàng năm và đến nay đạt gần 38 ngàn ha, sản lượng thu hoạch trên 900 ngàn tấn; Tập trung chủ yếu ở Chợ Mới, Châu Phú, Tân Châu, An Phú, Châu Thành. Và các loại đậu đậu xanh, đậu nành rau, đậu bắp và một số đậu thực phẩm khác. Mô hình sản xuất rau an toàn đang được triển khai thực hiện trên 20 với diện tích 500 m2 - 1.000 m2 /nhà lưới. Trên địa bàn có 01 Doanh nghiệp chế biến rau quả xuất khẩu với sản lượng trên 15 ngàn tấn/năm. Các mặt hàng đóng hộp và đông lạnh như bắp non, khóm, trái cây, nấm rơm; đậu nành rau, xả, ớt, chanh, đậu bắp, ... Thị trường tiêu thụ EU, Mỹ, Canadan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, ... d) Chăn nuôi Các loại gia súc gia cầm chủ yếu như: trâu, bò, heo, gà, vịt. Hình thức sản xuất còn phân tán chưa được quan tâm đầu tư nhiều. Sản phẩm tiêu thụ chủ là nội địa. e) Cây dược liệu - Trong thời gian qua, một số loài cây dược liệu được trồng như: Xuyên tâm liên, Đinh lăng, nghệ, Ngũ gia bì .... phục vụ hoạt động điều chế thuốc trị bệnh gia truyền cho người và sử dụng trong điều trị bệnh cho gia súc, nhưng mang tính nhỏ lẻ, chưa mang tính sản xuất hàng hóa. Việc gây trồng, thu hoạch còn manh mún, mang tính tự phát, Nhà nước chưa có cơ chế chính sách đồng bộ và phù hợp để đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực gây trồng, sơ chế, chế biến và bảo quản dược liệu trong tỉnh. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG Thị trường gạo thế giới Trong báo cáo tháng 2, Bộ Nông nghiệp Mỹ(USDA) đã nâng dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 lên mức kỷ lục 513,7 triệu tấn (xay xát), tăng 0,2 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 0,8 triệu tấn so với niên vụ 2022-2023.Trong tháng này, USDA tăng dự báo sản lượng ở Sri Lanka và Uzbekistan bù đắp cho mức giảm ở Philippines và Kazakhstan. Còn so với niên vụ trước, sản lượng gạo được dự báo tăng tại Argentina, Australia, Brazil, Myanmar, Campuchia, Colombia, Ai Cập, Liên minh châu Âu, Ghana, Triều Tiên, Pakistan, Nga, Sri Lanka, Tanzania, Mỹ và Uruguay. Trong đó, Pakistan và Mỹ được dự báo sẽ đạt được mức tăng sản lượng lớn nhất vào niên vụ 2023-2024 sau một vụ mùa nhỏ bất thường vào niên vụ 2022-2023 do thời tiết bất lợi. Tổng nguồn cung gạo toàn cầu niên vụ 2023- 2024 theo dự kiến đạt 690,1 triệu tấn, tăng 0,7 triệu tấn so với dự báo trước đó nhưng vẫn thấp hơn 6,2 triệu tấn so với niên vụ 2022-2023 và là năm thứ hai liên tiếp nguồn cung gạo toàn cầu giảm. Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 13
- Dự án “Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN:0918755356-0903034381 Sự sụt giảm nguồn này chủ yếu là do lượng tồn kho đầu vụ 2023-2024 giảm 6,9 triệu tấn xuống còn 176,3 triệu tấn, con số này cao hơn nhiều so với mức tăng 0,8 triệu tấn dự kiến trong sản xuất toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc chiếm phần lớn sự sụt giảm lượng tồn kho gạo toàn cầu trong niên vụ 2023-2024, với mức giảm 6,4 triệu tấn xuống còn 106,6 triệu tấn. USDA dự báo tiêu thụ gạo toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 ở mức kỷ lục 522,9 triệu tấn, tăng 0,8 triệu tấn so với dự báo trước đó và tăng 3 triệu tấn so với niên vụ 2022-2023. Với dự báo này, tiêu thụ gạo toàn cầu dự kiến vượt sản lượng tới 9,2 triệu tấn. Indonesia, Malaysia, Philippines, Oman, Ả Rập Saudi và Tanzania chiếm phần lớn mức điều chỉnh tăng trong tiêu thụ toàn cầu trong tháng này. Trên cơ sở hàng năm, tiêu thụ gạo trong niên vụ 2023-2024 của Ấn Độ được dự đoán sẽtăng gần 3,5 triệu tấn lên mức kỷ lục 118 triệu tấn. Bên cạnh đó, lượng tiêu thụ của Mỹ dựkiến sẽ tăng gần 0,54 triệu tấn lên mức kỷ lục 5,1 triệu tấn. Thương mại gạo toàn cầu trong năm 2024 dựkiến đạt 52,4 triệu tấn (xay xát), tăng 0,2 triệu tấn so với dự báo trước đó nhưng thấp hơn 0,4 triệu tấn so với niên vụ 2022-2023. Đồng thời USDA cũng điều chỉnh ước tính thương mại gạo toàn cầu năm 2023 xuống còn 52,8 triệu tấn, thấp hơn 3,3 triệu tấn so với mức cao kỷ lục của năm trước đó. Sự sụt giảm đáng kể trong thương mại gạo toàn cầu vào năm 2023 và năm 2024 phần lớn là do các lệnh cấm và các hạn chế xuất khẩu được Chính phủ Ấn Độ thực hiện trong năm 2022 và 2023. Các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong năm 2024 theo thứ tự lần lượt là Ấn Độvới 16,5 triệu tấn, Thái Lan 8,2 triệu tấn, Việt Nam 7,6 triệu tấn và Pakistan 5,1 triệu tấn. Trong đó chỉ có duy nhất Pakistan được dựbáo tăng còn lại đều giảm. Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 14
- Dự án “Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN:0918755356-0903034381 Về phía nhập khẩu năm 2024, USDA nâng dự báo nhập khẩu trong tháng này đối với Indonesia, Mozambique, Oman, Ả Rập Saudi, Tanzania, Thái Lan và Mỹ, nhưng lại hạ dựbáo đối với Trung Quốc, Kazakhstan, Nepal, Nigeria, Sri Lanka, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Uzbekistan. Các nước nhập khẩu gạo lớn nhất trong năm 2024 là Philippines với 3,9 triệu tấn, Indonesia 2,9 triệu tấn, EU 2,4 triệu tấn, Trung Quốc 2,3 triệu tấn. Diễn biến giá gạo thế giới Nhìn chung báo giá gạo của hầu hết nhà cung cấp chính đều tăng so với tháng trước, ngoại trừ Việt Nam sụt giảm do đồng nội tệ mất giá so với USD và các giao dịch mới trầm lắng trước thời điểm thu hoạch vụ Đông Xuân. Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 15
- Dự án “Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN:0918755356-0903034381 Tính đến giữa tháng 2/2024, giá gạo đồ xuất khẩu của Ấn Độ đã tăng lên mức cao kỷ lục ngay cả khi nhu cầu từ các khách hàng châu Phi chậm lại. Trong khi đó, giá đang có sự điều chỉnh giảm tại Việt Nam và Thái Lan. Diễn biến giá gạo thế giới từ tháng 8/2023 đến tháng 1/2024 Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 16
- Dự án “Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN:0918755356-0903034381 Diễn biến giá gạo thế giới từ năm 2022 đến ngày 15/2/2024 Thị trường gạo Việt Nam Theo số liệu của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 1/2, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống được 695 nghìn ha vụ Thu Đông 2023 trong tổng số 700 nghìn ha diện tích kế hoạch, đã thu hoạch dứt điểm 694 nghìn ha với năng suất gần 5,6 tấn/ha đạt sản lượng hơn 3,9 triệu tấn lúa. Vụ Đông Xuân 2023-2024 đã xuống giống được 1,474 triệu ha/1,475 triệu ha diện tích kếhoạch, thu hoạch được trên 140 nghìn ha với năng suất khoảng 6,25 tấn/ha, đạt sản lượng 875 nghìn tấn lúa. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng đầu năm đạt 512.265 tấn, trị giá 362,3 triệu USD, tăng 4% về lượng và tăng 7% về trị giá so với tháng 12/2023, đồng thời tăng 42,8% về lượng và tăng tới 94,5% về trị giá so với tháng 1/2023 (tháng có nhiều ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão). Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 17
- Dự án “Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN:0918755356-0903034381 Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 1/2024 Philippines tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong tháng đầu năm với khối lượng đạt 280.944 tấn, trị giá 194,3 triệu USD, tăng 7,8% về lượng và tăng 8,1% vềtrị giá so với tháng trước, đồng thời tăng gấp 2,1 lần về lượng và 3 lần về trị giá so với cùng kỳ. Thị trường này chiếm đến 54,8% tổng khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng đầu năm 2024. Đứng thứ hai là thị trường Indonesia với khốilượng đạt 27.256 tấn, trị giá 18 triệu USD, giảm35,8% về lượng và 29,3% về trị giá so vớitháng trước. Mặc dù vậy, xuất khẩu gạo sang thị trường này dự kiến sẽ tăng trở lại trong thời gian tới khi mới đây đã có 7 doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu 300.000 tấn trong tổng số 500.000 tấn gạo trong đợt phát thầu nhập khẩu đầu năm 2024 của Indonesia, thời điểm giao hàng trong tháng 2-3/2024. Giá gạo trúng thầu mức thấp nhất của Việt Nam khoảng 648 USD một tấn, gồm chi phí vận chuyển. Đáng chú ý, xuất khẩu gạo sang các thị trường lớn tiếp theo là Malaysia và Pháp tăng đột biến trong tháng đầu năm 2024. Với Malaysia, lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này đã tăng tới 3,8 lần (283,5%) so với tháng trước lên 22.294 tấn. Trong khi đó, xuất khẩu gạo sang thị trường Pháp đạt 17.919 tấn, tăng 164 lần (16.339%) so với tháng trước; đặc biệt, giá gạo xuất khẩu bình quân sang thị trường này lên đến 1.040 USD/tấn - cao nhất trong số các thị trường mua gạo Việt Nam. Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 18
- Dự án “Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN:0918755356-0903034381 Ngoài các thị trường kể trên, xuất khẩu gạo các các quốc gia tại khu vực châu Phi như: Mozambique, Bờ Biển Ngà, Nam Phi hay một số nước châu Âu như Hà Lan, Ba Lan, Nga… cũng tăng khá mạnh. Ngược lại, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, UAE, Hong Kong, Australia… lại giảm ở mức hai con số so với tháng trước. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 1/2024, % theo khối lượng Xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các tháng năm 2022-2024 Là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới nhưng Việt Nam vẫn đang nhập khẩu một khối lượng lớn gạo giá rẻ từ Ấn Độ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Theo số liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ, Việt Nam đã nhập khẩu 673.487 tấn gạo từ nước này trong năm 2023, tương ứng trị giá 238,2 triệu USD, tăng 11,3% về lượng và tăng 26,8%về trị Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 19
- Dự án “Nhà máy sấy, xay xát lúa gạo và kho bảo quản nông sản sau thu hoạch” ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN:0918755356-0903034381 giá so với năm 2022. Trong đó, gạo đồ(HS 10063010) chiếm 45% tổng lượng nhập khẩu; tiếp đến 37% là các loại gạo khác trừgạo đồ và gạo Basmati (HS 10063090), còn lại tỷ trọng nhỏ là các loại gạo khác. Tính riêng trong tháng 12, Việt Nam đã nhập khẩu 83.683 tấn gạo từ Ấn Độ, tăng 2,5 lần so với tháng trước và tăng 28% so với cùng kỳnăm 2022. Nhập khẩu gạo của Việt Nam từ Ấn Độ năm 2022-2023 Dự báo Với nguồn cung được bổ sung từ vụ thu hoạch Đông Xuân và các đơn hàng gần đây từ các thịtrường lớn như Indonesia và Philippines, xuất khẩu gạo được cho sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan trong thời gian tới. Mặc dù vậy, giá gạo có khả năng sẽ tiếp tục được điều chỉnh giảm trong ngắn hạn do nguồn cung dồi dào khi một số quốc gia sản xuất hàng đầu như Việt Nam, Thái Lan, Pakistan… bước vào vụ thu hoạch chính. Nhưng nhìn chung giá gạo khó giảm sâu bởinguồn cung gạo toàn cầu vẫn trong trạng thái thiếu hụt. USDA dự báo tiêu thụ gạo toàn cầutrong niên vụ 2023-2024 ở mức kỷ lục 522,9 triệu tấn, tăng 3 triệu tấn so với niên vụ 2022- 2023 và vượt sản lượng tới 9,2 triệu tấn. Điều này khiến cho tồn kho gạo toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm. Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giớivẫn chưa có động thái nới lỏng các biện pháphạn chế xuất khẩu. Nước này đang xem xét sẽgia hạn thuế xuất khẩu gạo đồ ở mức 20% sau khi hết hiệu lực vào ngày 31/03. Còn tại Thái Lan, sản lượng gạo của Thái Lan dự kiến sẽ giảm 5,9% trong năm nay do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau: Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn