intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuyết trình: Bảo lãnh ngân hàng

Chia sẻ: Sdgvfcxg Sdgvfcxg | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

312
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuyết trình: Bảo lãnh ngân hàng đề cập khái niệm về bảo lãnh ngân hàng, các loại hình bảo lãnh ở VN hiện nay, thực trạng hoạt động bảo lãnh ở VN. Mong rằng bài thuyết trình này có thể giúp ích cho bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuyết trình: Bảo lãnh ngân hàng

  1. F5.NHB_K9 BẢO LÃNH
  2. I-KHÁI NIỆM • “Bảo lãnh ngân hàng”: Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
  3. • TRONG ĐÓ MQH GIỮA 3 CHỦ THỂ ĐƯỢC THỂ HIỆN NHƯ SAU: NGÂN HÀNG BẢO LÃNH 3 2 NGƯỜI THỤ 1 NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG BẢO BẢO LÃNH LÃNH • (1) Biểu thị mqh gốc giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh.Mqh được thể hiện bằng một hợp đồng gốc. • (2) Biểu thị mối quan hệ giữa người được bảo lãnh và NH bảo lãnh. Trong đó, người được bảo lãnh yêu cầu NH phát hành thư bảo lãnh cho người thụ hưởng bảo lãnh. • (3) Biểu thị mqh giữa NH bảo lãnh và người thụ hưởng, NH bảo lãnh phát hành thư bảo lãnh gửi đến người thụ hưởng BL. Khi được người BL vi phạm những điều khoản trong hợp đồng gốc, NH BL bồi thường cho người thụ hưởng.
  4. • NHỮNG VĂN BẢN ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH QUA CÁC THỜI KỲ: 1992 1994 2000 2006
  5. Theo quyết định 26/2006/ QĐ-NHNN quy định: 1. Tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% (mười lăm phần trăm) vốn tự có của tổ chức tín dụng. Tổng số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài. 2. Số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng một khách hàng quy định tại khoản 1 điều này bao gồm tổng số dư bảo lãnh và các cam kết phát hành theo hình thức tín dụng chứng từ, ngoại trừ hình thức mở thư tín dụng trả ngay được khách hàng ký quỹ đủ hoặc được cho vay 100% giá trị thanh toán.
  6. II- CÁC LOẠI HÌNH BẢO LÃNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Bảo lãnh vay vốn 2. Bảo lãnh dự thầu 3. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 4. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm 5. Bảo lãnh hoàn thanh toán 6. Bảo lãnh đối ứng 7. Xác nhận bảo lãnh 8. Bảo lãnh trả chậm 9. Các loại bảo lãnh tài chính khác (Financial Guarantee)
  7. 1. BẢO LÃNH VAY VỐN • Khái niệm: BLVV là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh. • Đặc điểm: - BLVV thường được sử dụng khi các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế, các DN Việt Nam muốn vay vốn từ phía ngân hàng hay tổ chức kinh tế nước ngoài. - Loại hình bảo lãnh này chưa phổ biến do các điều kiện chặt chẽ từ phía ngân hàng nên hầu như chỉ có các Tổng công ty lớn mới sử dụng. - Hiện nay, ngoài gói hỗ trợ lãi suất 4%, để giúp các DN tiếp cận với nguồn vốn các ngân hang, ngày 21/1/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ban hành Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thương mại (Quyết định 14).
  8. • Ví dụ: - DN thuộc các thành phần kinh tế (kể cả Hợp tác xã) có quy mô dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tối thiểu là 100 triệu đồng; - Không nợ quá hạn các TCTD và tổ chức kinh tế; - Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 10% và sử dụng tham gia dự án 100% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay thế chấp bảo đảm bảo lãnh sẽ được Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) bảo lãnh vay vốn để thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng và sử dụng tối đa 500 lao động.
  9. 2. BẢO LÃNH DỰ THẦU • Khái niệm: BLDT là cam kết của của TCTD với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Nếu khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì TCTD sẽ thực hiện thay • Đặc điểm: - Là phương tiện thay thế cho việc ký quỹ của người tham gia dự thầu - Dư nợ bảo lãnh thường không cao. chỉ chiếm từ 1-5% giá trị bỏ thầu, thời hạn bảo lãnh ngắn • Mục đích: - Bù đắp những thiệt hại về thời gian và chi phí cho người tổ chức đấu thầu do những vi phạm của người tham gia dự thầu - Giúp cho người dự thầu không phải chi một số tiền nhất định khi dự thầu và đồng thời bảo đảm cho người tổ chức đấu thầu những khoản đền bù thoả đáng trong TH người dự thầu vi phạm quy định.
  10. • Hiện nay, do việc quy định mức bảo lãnh dự thầu và việc thực hiện mức bảo lãnh dự thầu hiện nay thường là 1% đến 5% (tương đối thấp) dẫn đến tình trạng tiêu cực như: - Tham gia đấu thầu để tạo ra sự cạnh tranh giả tạo, nhằm kiếm lợi nhuận thông qua thỏa thuận với nhà thầu thực sự tham gia đấu thầu. - Sẵn sàng đứng tên đấu thầu giúp nhà thầu nào đó thắng thầu với giá thầu thấp.
  11. 3.BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG • Khái niệm: BLTHHĐ là một bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, TCTD thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. • Đặc điểm: - BLTHHĐ thay thế cho yêu cầu ký quỹ mà người đặt hàng đề nghị đối với người cung ứng để đảm bảo bồi thường vi phạm hợp đồng. - Giá trị tối đa của bảo lãnh tương đương với mức bồi thường ( tính tỷ lệ % trên giá trị của hợp đồng, dao động ở mức 10%- 15%). - Hiệu lực thường chấm dứt khi người được bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ cung ứng hàng hoá của họ. - BLTHHĐ được ngân hàng sử dụng nhiều nhất trong thực hành và được xem như một công cụ đối ứng với tín dụng chứng từ. Thường gặp nhất của BLNH dạng này là trong các hợp đồng xây dựng, cung ứng thiết bị công nghệ…
  12. • Mục đích: nhằm chống đỡ rủi ro cho người thụ hưởng ( bên đặt hàng) trong trường hợp người cung cấp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng , như: giao hàng chậm trễ, không đúng chất lượng, số lượng… • Hiện nay, trong lĩnh vực đầu tư XDCB khi công trình được phê duyệt kết quả trúng thầu (đạt điểm kỹ thuật cao nhất và giá bỏ thầu thấp nhất) thì ngân hàng sẽ làm thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng gửi chủ đầu tư, để làm thủ tục ký hợp đồng thi công. Vấn đề phát sinh từ chỗ này: Xét về mặt tài chính, khi trúng thầu, nhà thầu chỉ cần ngân hàng bảo lãnh 5% nhưng được ứng 20% giá trị trúng thầu. Nếu nhà thầu không quyết tâm thực hiện công trình, sau khi được ứng 20% rồi không thực hiện hợp đồng, thì chủ đầu tư sẽ bị thiệt hại 15%. Nếu giải quyết được số tiền này thì cũng mất nhiều thời gian, có khi bị thiệt hại mà công trình buộc phải dừng lại chờ xử lý
  13. 4. BẢO LÃNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM • Khái niệm: “Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm” là một bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. • Trong trường hợp khách hàng bị phạt tiền do không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh , TCTD thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.
  14. 5. BẢO LÃNH HOÀN THANH TOÁN • Khái niệm: BLHTT là một bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả tiền ứng trước nhưng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì TCTD sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh. • Đặc điểm: - Giá trị của bảo lãnh hoàn thanh toán thường tương đương toàn bộ số tiền đã ứng trước (kể cả lãi và phạt). -> để tránh sự lạm dụng của người thụ hưởng, văn bản BLHTT phải quy định rằng bảo lãnh chỉ có hiệu lực khi điều kiện tiền đề đã được thoả mãn. - Bảo lãnh vay nợ là một dạng bảo lãnh thanh toán được sử dụng khá phổ biến trong và ngoài nước
  15. • Mục đích: Bằng việc cam kết sẽ trả lại số tiền đã ứng trước cho người mua (khi người bán vi phạm không thực hiện hợp đồng ), ngân hàng phát hành bảo lãnh đã tạo ra sự tin tưởng cho người mua hàng và đồng thời cũng giúp người cung ứng thoát khỏi những khó khăn tạm thời về ngân quỹ.
  16. 6. BẢO LÃNH ĐỐI ỨNG • Khái niệm: “Bảo lãnh đối ứng” là một bảo lãnh ngân hàng do TCTD (Bên phát hành bảo lãnh đối ứng) phát hành cho một TCTD khác (bên bảo lãnh) về việc đề nghị bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh cho các nghĩa vụ của khách hàng của bên phát hành bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh. • Trường hợp, khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên phát hành bảo lãnh đối ứng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh.
  17. 7. XÁC NHẬN BẢO LÃNH • Khái niệm: “Xác nhận bảo lãnh” là một bảo lãnh ngân hàng do TCTD (bên xác nhận bảo lãnh) phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của TCTD được xác nhận bảo lãnh (bên được xác nhận bảo lãnh) đối với khách hàng. • Trường hợp bên được xác nhận bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình đã cam kết với bên nhận bảo lãnh thì bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được xác nhận bảo lãnh.
  18. 8. BẢO LÃNH TRẢ CHẬM • Khái niệm: BLTC được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hoá trả chậm và còn gọi là bảo lãnh thanh toán. Quan hệ giữa người bán và người mua ở đây thực chất là quan hệ tín dụng thương mại, theo đó người mua chấp nhận trả tiền hàng hoá theo kỳ hạn nợ cụ thể. Để bảo vệ mình trước rủi ro không thanh toán đầy đủ và đúng hạn của người mua, người bán có thể yêu cầu một bảo lãnh trả chậm của ngân hàng • Đây là một trong những loại bảo lãnh rất phổ biến ở các nước đnag phát triển và có thể được sử dụng thay thế cho tín dụng chứng từ.
  19. 9. CÁC LOẠI BẢO LÃNH TÀI CHÍNH KHÁC • Khái niệm: Những loại bảo lãnh này được sử dụng để bảo đảm thanh toán những nghĩa vụ tài chính của khách hàng trong trường hợp vi phạm. Người hưởng bảo lãnh thường là các cơ quan công quyền như: hải quan, toà án, cơ quan thuế… Có rất nhiều loại bảo lãnh tài chính khác nhau: bảo lãnh về thuế hải quan, thuế môn bài, thuế thu nhập trong thời gian khiếu nai,.. • Mục đích: Giúp cho khách hàng được miễn phải chi tiền ngay (nhưng không được miễn hẳn nếu sự kiện làm phát sinh khoản chi đó xảy ra). Việc kéo dài thời gian chi tiền cũng giúp cho khách hàng thoát khỏi những khó khăn nhất thời về ngân quỹ. • Ngoài các loại bảo lãnh kể trên, thực tế còn một số loại khác nhau: bảo lãnh vận đơn, bảo lãnh bảo hành sản phẩm, bảo lãnh phát hành chứng khoán…
  20. Doanh số & cơ cấu bảo lãnh của SGD ngân hàng NN & PTNT LOẠI BẢO 2005 2006 2007 • Cơ cấu: LÃNH Số tiền Tỷ trọngSố tiền Tỷ trọng tiền Tỷ trọng Số BL thanh toán 1.781 6.95 53.86 63.67 0.531 0.08 BLdự thầu 4.899 19.12 4.748 5.61 4.997 0.78 BL THHĐ 5.396 21.06 6.457 7.63 554.43 86.2 BL khác 13.551 52.87 19.53 23.08 83.218 12.94 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 0.08 12.94 0.78 6.95 BL thanh toán 23.08 BL thanh toán BL thanh toán 19.12 BL dự thầu BL dự thầu BL dự thầu 52.87 BL THHĐ 7.63 BL THHĐ BL THHĐ 5.61 63.67 21.06 BL khác BL khác BL khác 86.2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2