intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuyết trình Chương VII: Bảo tồn nguồn gen vật nuôi và đa dạng sinh học

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

120
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuyết trình Chương VII: Bảo tồn nguồn gen vật nuôi và đa dạng sinh học trình bày về tình hình chung nguồn gen; khái niệm về bảo tồn nguồn gen vật nuôi; nguyên nhân bảo tồn nguồn gen vật nuôi; các phương pháp bảo tồn và lưu giữ gen quý vật nuôi; đánh giá mức độ đe dọa tiệt chủng; vấn đề bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuyết trình Chương VII: Bảo tồn nguồn gen vật nuôi và đa dạng sinh học

  1. 1.Võ Lê Ngọc Trâm 2.Đoàn Xuân Phong
  2. 1.Tình hình chung. 2. Khái niệm về bảo tồn nguồn gen vật nuôi 3. Nguyên nhân bảo tồn nguồn gen vật nuôi 4. Các phương pháp bảo tồn và lưu giữ gen quý vật nuôi 5. Đánh giá mức độ đe dọa tiệt chủng 6. Vấn đề bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở nước ta
  3. 1.Tình hình chung Trên thế giới có khoảng 5000 giống vật nuôi, hiện đã có 1200-1600 giống đang có nguy cơ bị tiệt chủng, trung bình hang năm có 50 giống, nghĩa là cứ mỗi tuần lại có 1 giống vật nuôi bị tiệt chủng.
  4. 1.Tình hình chung Việc suy giảm tính đa dạng di truyền vật nuôi như là do các nguyên nhân sau: - Sự du nhập nguyên liệu di truyền mới. - Do chính sách nông nghiệp không hợp lý. - Việc tạo giống mới gặp nhiều khó khăn hạn chế. - Hệ thống kinh tế của địa phương bị suy giảm. - Sự tàn phá của thiên nhiên. - Hệ thống chính trị xã hội không ổn định.
  5. 2. Khái niệm về bảo tồn nguồn gen vật nuôi : Bảo tồn (convervation) nguồn gen động vật là cách quản lí của con người đối với tài nguyên di truyền động vật nhằm đạt được lợi ích bền vững lớn nhất cho thế hệ hiện đại, đồng thời duy trì được tiềm năng của tài nguyên đó để đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của các thế hệ tương lai.
  6. 2. Khái niệm về bảo tồn nguồn gen vật nuôi Như vậy bảo tồn mang tính tích cực, bao gồm sự gìn giữ, lưu lại, sử dụng lâu bền, khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên di truyền. Theo định nghĩa này, bảo tồn nguồn gen vật nuôi chính là chăn nuôi các giống vật nuôi nhằm khai thác, sử dụng chúng có hiệu quả trong hiện tại và để có đáp ứng được nhu cầu trong tương lai.
  7. 3. Nguyên nhân bảo tồn nguồn gen vật nuôi -Lí do về văn hóa: Chúng ta đã thừa nhận rằng: các giống vật nuôi đều là sản phẩm của quá trình thuần hóa, một quá trình lao động sang tạo xảy ra vào thời kì tiền sử của nền văn minh nhân loại, tiếp đó là một quá trình chọn lọc nuôi dưỡng lâu dài gắn liền với lịch sử phát triển của các thế hệ loài người. Rõ ràng các giống vật nuôi là sản phẩm văn hóa của một quốc gia, một địa phương hoặc một dân tộc.
  8. 3. Nguyên nhân bảo tồn nguồn gen vật nuôi Một số giống vật nuôi có ngoại hình rất đẹp, hoặc hình ảnh của chúng gắn liền với phong cảnh nông thôn vốn đã trở thành chủ đề của một số ngành nghệ thuật, cảnh quan hấp dẫn của du lịch sinh thái, hoặc là biểu tượng mang tính văn hóa của một vùng nông thôn nhất định. Như vậy, gìn giữ nguồn gen vật nuôi gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóa của loài người nói chung, của một dân tộc hoặc của một địa phương nhất định.
  9. 3. Nguyên nhân bảo tồn nguồn gen vật nuôi -Lí do kĩ thuật: Các giống vật nuôi địa phương thường thích nghi cao với khí hậu, tập quán canh tác địa phương, khả năng đề kháng bệnh tật cao. Chính vì lí do này mà con người sử dụng con cái của giống địa phương lai với con đực của giống nhập ngoại; hiệu quả kinh tế của các giống này thường rất cao.
  10. 3. Nguyên nhân bảo tồn nguồn gen vật nuôi Các giống địa phương thường có những gen quý, tuy nhiên việc sử dụng các gen này một cách riêng biệt không hề dễ dàng bởi chính chúng lại có thể liên kết với những gen không mong muốn. Chỉ có trong tương lai, cùng với sự phát triển của công nghệ gen, con người mới có thể chọn tách để sử dụng riêng biệt
  11. 3. Nguyên nhân bảo tồn nguồn gen vật nuôi • Để có thể phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ, tạo được các sản phẩm chăn nuôi có giá trị cao, các giống địa phương sẽ là một đối tượng được đặc biệt chú ý. Những sản phẩm chăn nuôi xuất hiện ở các nước trong thời gian gần đây như gà thả vườn, hoặc sản phẩm của giống địa phương được ưa chuộng ở nước ta
  12. 4. Các phương pháp bảo tồn và lưu giữ gen quý vật nuôi • Lưu giữ “in situ”: Là phương pháp nuôi giữ con vật sống trong điều kiện thiên nhiên mà chúng sinh sống. Như vậy, phương pháp này áp dụng cho việc lưu giữ nguồn gen của động vật hoang dã.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2