intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thyết minh về đà lạt

Chia sẻ: Dth Dth | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

514
lượt xem
86
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thác Datanla: - Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5km nằm gần giữa đèo Prenn. - Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Diệp Datanla được hình thành từ các từ K’ho ghép lại mà thành là đà- Tàm- Nha có nghĩa

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thyết minh về đà lạt

  1. Thác Datanla: - Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5km nằm gần giữa đèo Prenn. - Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Diệp Datanla được hình thành từ các từ K’ho ghép lại mà thành là đà- Tàm- Nha có nghĩa là “nước dưới lá”, do vậy có người đọc trại là Đatania. Dòng suối chảy qua Đatanla có liên hệ đến cuộc chiến đấu giữa người Chăm- Lat- Chil và lịch sử Đà Lạt, nhờ có nước mà người Lát đã chiến đấu và trụ lại ở Prenn trong khi người chăm không biết “dưới lá có nước” nên rút lui sau một thời gian đánh nhau với người Lat tại đèo Prenn, từ đó Đatanla là nguồn sức mạnh của các dân tộc bản địa. - Cảnh vật quanh Đatanla buổi đầu hoang dã và có sức hấp dẫn kì lạ, từ trên ghềnh cao nước chảy xuống tạo thành dòng suối trắng xoá len lõi giữa các tầng đá để rồi mất hút vào rừng sâu, những tản đá bóng nhẵn rất đẹp và bằng phẳng là nơi ngày xưa các nàng tiên nữ của thượng giới hay xuống tắm mát.Tới đây bạn còn được thử sức mình với hệ thống máng trượt hiện đại đưa bạn xuống và lên thác với cảm giác thú vị và mới lạ mà bạn không thể bỏ qua nếu đã đến đây. Hồ Tuyền Lâm: - Nằm sát thiền viện Trúc Lâm - với diện tích mặt nước khoảng 350 ha, được tạo thành bởi dòng suối Tía và thượng nguồn sông Đatam xuất phát từ núi voi đổ về - Tên hồ không biết có tự bao giờ và do ai đặt nhưng có lẽ cũng do xuất phát từ khung cảnh thiên nhiên kĩ vĩ nơi đây suối và rừng quấn chặt với nhau nên có tên là tuyền Lâm. Thiền Viện Trúc Lâm: - từ quốc lộ 20 rẽ trái khoảng 1km chúng ta sẽ đến được thiền viện Trúc Lâm và hồ Tuyền Lâm theo con đường tráng nhựa ngoằn nghèo ôm sát núi. - khi đặt chân đến đỉnh phượng hoàng nơi toạ của thiền Viện Trúc Lâm nơi đẹp nổi tiếng trong một khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng thơ mộng. - Ra đời tronh hoàn cảnh khá đặc biệt, với chủ trương khôi phục dòng thiền đã được biết đến là sự dung hợp của thiền phái Thảo Đường, Vô Ngôn Thông, Tỳ ni đa lưu chi, lâm Tế,… để tạo thành thiền tông Việt Nam. - Thiền viện trúc lâm được xây dựng ngày 8/4/1993 với sự giúp đỡ của các tăng ni, phật tử trong cả nước và bên ngoài, chỉ trong vòng 10 tháng thi công đã hoàn tất và khánh thành 8/2/1994. Công trình được xây trên một khuôn viên bảo vệ rừng là 232ha trong đó diện tích xây dựng là khoảng 2ha. Thiền Viện do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ phác hoạ tổng thể, kiến trúc sư Huỳnh Ngọc Ẩn vẽ thiết kế chánh điện và cả khu nội viện. - thiền viện gồm ngôi chánh điện ở vị trí trung tâm còn có tham vân đường, lầu chuông, nhà trưng bày bên phải, gác trống, nhà khách tăng, thư viện, thiền thất viện trưởng và thiền đường bên trái. Trong chánh điện, giữa khoảng không cao rộng ngập tràn ánh sáng chỉ có một pho tượng là Đức Bổn sư cầm hoa sen đưa lên_đây là hình ảnh của đức Phật trong pháp hội linh sơn, một ấn tướng về “có mà như không, không mà như có” của đạo thiền. Thiền là pháp môn giúp chúng ta sống với sự tỉnh thức địa tâm trở về với trạng thái an bình. Thiền phái Trúc Lâm chú trọng sự tu tập nội tâm của bất kì ai, dù đó là tu sĩ, người xuất gia hay đang sống tại gia, đường lối tụ tập hướng nội dẫn đến thanh bình hoá bản thân khiến lòng không còn vướng bận và tư tánh biên lộ, đây là trạng thái thực
  2. sự an ổn trong chính mỗi người mà không phải tìm kiếm cực lạc.Viện trưởng đầu tiên là hoà thượng Thích Thanh Trì, ngoài 70t, thiền viện Trúc lâm được coi như là thiền viện tu thiền lớn nhất Việt Nam. Núi Voi: - Cách thành phố Đà Lạt khoảng 24km về phía Tây Nam, giáp xã Tà Nung thuộc thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà. - Có tên gọi như vậy vì xa xưa voi rừng trên cao nguyên Lang Biang rất yêu thương đôi trai gái nọ, nghe tin đôi trai gái này sắp cưới nhau liền réo gọi bầy kéo từ vùng ở khu vực Lâm Đồng ngày nay về dự lễ cưới, nhưng khi vượt qua chân thác thì đột nhiên nghe tin hai người đã quyết chết cùng nhau vì thành kiến thù hằn của bộ tộc, đàn voi rừng đau đớn , gào thét luôn cả mấy đêm ngày liền, đến khi kiệt sức ngã quỵ và chết hoá đá ở chân thác. Thần núi cảm thương ,tuôn rơi nước mắt thành suối để tắm mát đàn voi ở dưới vực sâu mãi mãi với thàng ngày qua đi. Trong đàn voi có 2 con lớn nhất đi lạc từ trước đến vùng đèo Prenn, khi nghe tin dữ cũng đã ngã quỵ xuống chết hoá thành 2 ngọn núi, ở phía trái quốc lộ 20 trước cửa ngõ vào thành phố Đà Lạt.Dưới chân rặng núi này có làng gà k’long của người k’Hô, nổi tiếng về dệt và sản xuất các mặt hàng thổ cẩm rất hấp dẫn du khách và còn có câu chuyện kỳ thú về “voi 9 ngà, gà 9 cựa” với mục đích là chống phá nạn thách cưới trong xã hội của dân tộc K’Hô ngày xưa . Tất cả những quang cảnh ở đây không chỉ mang ý nghĩa của một mình nó mà hơn trên hết tất cả kết hợp với nhau tạo nên sự hài hoà về phong thuỷ.Trước hết hồ Tuyền Lâm mang cho ta cảm giác thoải mái, con người khi đứng trước những biển, hồ thường thấy mình thanh thản và nước rất gần gũi và là một phần của con người. Núi Voi không chỉ vì truyền thuyết mà nhà sư chon nó chính là tấm bình phong che chắn cho khu vực, tạo thể hài hoà cho phong thuỷ nơi đây. Ga Cáp treo:- Tuyến cáp treo dài 2.300m từ đỉnh đồi Rôbin đến Thiền viện Trúc Lâm, ở độ cao 1.600m so với mực nước biển. - Hệ thống cáp treo Đà Lạt được khởi công xây dựng vào ngày 3/2/2002, khánh thành ngày 24/1/2003 và chính thức đưa vào hoạt động ngày 1/2/2003. - Hệ thống này do Hãng Doppelmayr của Thụy Sĩ và Áo thiết kế, chế tạo và lắp đặt. - Với 50 cabin tự động đủ màu sắc có công suất vận chuyển tối đa 900 lượt/giờ, du khách có thể thưởng ngoạn rừng núi Tây Nguyên hùng vĩ, toàn cảnh thành phố ngàn hoa và bay trên những rừng thông bạt ngàn, tận hưởng cái lành lạnh của trời Đà Lạt Ga cáp treo đồi Rôbin: - khu du lịch cáp treo Đà Lạt hình thành từ đầu năm 2003, cáp trep giăng qua khoảng không gian trên các đồi thông, từ một ngọn đồi phía trái bến xe Đà Lạt tới chân đồi Phượng Hoàng của thiền viện Trúc Lâm với quãng đường chim bay gần 2km.Trên tháp treo, du khách nhìn được toàn cảnh thành phố Đà lạt phía dưới, xa xa là dãy núi Lang Biang và có cảm giác như là đang bay giữa những thung lũng hẹp, đồi và rừng thông xanh mát, mượt mà. - người lớn đi, về >50k/ người, 1 lượt 30k/ người, trẻ em = ½ người lớn. Thành Phố Đà Lạt - Đà Lạt cách Biên Hòa (Đồng Nai) 278km, Hà Nội 1.481km, Tp. Hồ Chí Minh 293km, Nha Trang (Khánh Hòa) 205km. - Về hàng không, Lâm Đồng có chuyến bay Đà Lạt – Tp. Hồ Chí Minh và ngược lại. Lâm Đồng có đường bộ chính là quốc lộ 20 chạy xuyên qua tỉnh từ Đà Lạt, Bảo Lộc,
  3. Di Linh, Ma Đa Gui tới Đồng Nai. Ngoài ra tỉnh còn nằm trên trục đường quốc lộ 27: Thị xã Phan Rang Tháp Chàm (Ninh Thuận) – Lâm Đồng – Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột), trục đường 28: Bình Thuận – Lâm Đồng (Di Linh) – Đắk Nông. - Từ Tp. Hồ Chí Minh, đi ô tô theo quốc lộ 20 chừng 300km là đến Đà Lạt. Con đường sẽ đưa du khách lên cao dần, cao dần và khi chạm vào Đà Lạt ở thác Prenn thì trước mặt du khách đã là ngút ngàn rừng thông hai lá, ba lá. Đi sâu vào thành phố Đà Lạt, du khách sẽ khám phá một “bảo tàng” của các thác nước, những hồ đẹp, thung lũng hoa và đồi cỏ. Nếu đi theo đường 27 từ Phan Rang ngược sông Dinh lên, sau khi vượt qua những khu di tích lịch sử của nước Chămpa xưa và những cánh đồng khô ráo quanh năm, chúng ta đứng trên đèo Ngoạn Mục với bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trước mắt. Vào những năm cuối thế kỉ XIX, một người Thuỵ Sĩ mang quốc tịch Pháp là Alexandre Yersin, theo yêu cầu của nhà cầm quyền Pháp lúc bấy giờ thám hiểm Tây Nguyên và lên được cao nguyên LangBiang để rồi dẫn đến việc khai sinh thành phố hoa Đà Lạt hôm nay. Một thời khắc quan trọng là vào 15h30’ chiều ngày ngày 21/6/1893, sau một chuyến thám hiểm dài ngày khu vực miền Đông Nam Bộ, bác sĩ Yersin đã đặt chân lên được cao nguyên LangBiang làm thay đổi một vùng đất hoang sơ và tạo ra một bước ngoặc lớn trong lịch sử Đà Lạt góp phần biến vùng đất của người Lạch, người Chil đến lúc ấy vẫn chua có tên trên bảng đồ thành một thành phố nổi tiếng được ghi trong từ điển bách khoa của nhiều nước như hôm nay. Tên Đà Lạt từ khi phát sinh cũng ngẫu nhiên, có sự trùng âm trúng ý khiến nhiều người thắc mắc bàn luận. Có người cho rằng những người pháp là “sáng lập viên” đã chọn cho thành phố xinh đẹp này một câu châm ngôn đầy ý nghĩa như các thành phố Châu Âu bắng tiếng Latinh “DAT ALLIIS LAETITIUM ALLIIS TEMPERRIEM”, năm chữ đầu ghép lại thành từ Đà Lạt có nghĩa là cho người này niềm vui cho người kia sự mát lành.Thế nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học thì không phải vậy mà tên Đà Lạt có từ gốc là đạ Lạch phát âm theo tiếng của người Lạch. Đây là một trong 3 chi phái thuộc hệ K’ho cùng chia nhau sống tại các vùng phía Bắc tỉnh Lâm Đồng.Riêng người Lạch sống từ chân núi LangBiang tới thành phố Đà Lạt, chiếm c ứ xung quanh vùng Hồ Xuân Hương_nơi có con suối nhỏ chảy qua. Theo ngôn ngữ K’ho, Đa, Đạ hay Đăk có nghĩa là nước, là sông, là suối; Lạch( Lạt) là tên bộ tộc của dân tộc K’ho. Như vậy Đà Lạch là con suối của người Lạch. Trong hơn 100 năm qua tên Đà Lạt mang nhiều cách hiểu và nhiều ý nghĩa khác nhau. Nhưng ngày nay, chúng ta trả lại ý nghĩa ban đầu cho Đà Lạt : đó là con suối người Lạch, là quê hương của người Lạch và người Lạch một thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Thành phố Đà Lạt hơn 100 năm tuổi (phát hiện 1893), đang trở thành một trong những địa danh du lịch hấp dẫn nhất đối với du khách trong và ngoài nước, một thành phố nghỉ mát lâu đời ở nước ta. Đà Lạt nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông. Những hồ đẹp ở Đà Lạt là hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh. Những hồ này nằm ngay trong thành phố, tên thơ mộng như cảnh hồ thơ mộng, mỗi hồ gắn với một truyền thuyết xa xưa. Du khách đến Đà Lạt vừa thăm viếng, vừa thưởng thức những sản phẩm Đà Lạt bao gồm nhiều loại trái cây: hồng, mận, đào, bơ; nhiều món ăn dân tộc độc đáo và các hàng lưu niệm của riêng vùng Đà Lạt. Vẻ đẹp của Đà Lạt còn được ngợi ca nhiều và hấp dẫn du khách bởi hàng trăm, ngàn loại hoa, loại phong lan độc đáo, hoặc được sản sinh riêng trên mảnh đất này, hoặc
  4. lấy giống từ nhiều nơi như: Pháp, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Italy,…như hoa hồng, hoa bất tử, hoa đỗ quyên, hoa xác pháo, hoa tư tưởng, hoa trà mi, mi mô da, mai anh đào, thủy tiên trắng… Khách sạn du lịch đầu tiên ở Đà Lạt được xây dựng từ năm 1907, đó là ngôi nhà gỗ mang tên khách sạn Hồ (Hôtel du Lac). Ngày nay, đến Đà Lạt du khách sẽ cảm nhận có một nét kiến trúc rất nên thơ, lộng lẫy mà kín đáo qua ngôi biệt thự ẩn mình trong cây lá hoặc rực rỡ bởi được phủ lên cả một rừng hoa. Cộng đồng dân cư Đà Lạt là một sự hòa nhập hết sức độc đáo của dân tộc từ các vùng Bắc, Trung Nam. Cả tỉnh có trên 20 tộc người, đông nhất là người Việt, sau đó là M’Nông, Mạ, Cơ Ho…Người dân ở quanh vùng Đà Lạt và Di Linh trồng rau và hoa cung cấp cho các tỉnh Nam Bộ. Đà Lạt mang đậm trong mình bản sắc văn hóa Tây Nguyên đẹp như huyền thoại. Những người dân hiền lành sống bằng nghề làm rẫy, làm vườn, trồng cà phê, chè, chăn nuôi gia súc…Vào những ngày hội làng, ngày vui của gia đình, du khách sẽ được xem họ múa, hát, chơi nhạc bằng những nhạc cụ độc đáo mà âm thanh của nó nghe như tiếng gió hú, tiếng thác chảy trên ghềnh đá. Thiên nhiên tươi đẹp đã tạo nên những mẫu người Đà Lạt có phong cách đáng yêu, hiền hòa, thanh lịch và mến khách. TP Đà Lạt (Da Lat city tour) Núi Lang Biang:- Nằm ở phía Bắc thành phố, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 12km, thuộc địa bàn huyện Lạc Dương. - Núi Langbiang là một trong những ngọn núi cao nhất của tỉnh Lâm Đồng, đỉnh cao nhất là đỉnh Chưgianxin (2600m), bidup(2164m) và đỉnh Langbiang còn được gọi là núi Bà cao 2167. Dưới chân núi là nơi định cư của các bản làng dân tộc Lat, Chil,..còn lưu trữ khá nhiều nét văn hoá truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên.- Truyền thuyết kể rằng vùng cao nguyên La Ngư thượng này có 2 bộ tộc mạnh là Lat, Sré. Bộ tộc Lat có một tù trưởng đẹp trai, khoẻ mạnh, giàu lòng nhân ái và có tài chinh phục thú rừng.Một hôm có 2 con voi to đi lạc, chúng rất hung dữ, vài chục người trong bộ tộc không thể khuất phục nổi. Sau đó, Lang đi rẫy trở về ra dấu cho mọi ngưòi dừng tay và tự mình dùng lời lẽ khuất phục hai con voi. Langbiang gắn liền với một chuyện tình đi vào huyền thoại giữa chàng Lang và nàng Biang con gái tù trưởng bộ tộc Chil.do mối bất hoà của hai bộ lạc nên hai người không đến được với nhau,cuối cùng cả hai người phải chọn cái chết cho trọn tình và phản đối tục lệ khắt khe, khi 2 người chết ông K’zềng vô cùng ân hận bèn kêu gọi các bộ lạc kết hợp với nhau tạo thành bộ tộc K’ho xoá bỏ mọi hiềm khích và các nam nữ giữa các bộ tộc có thể lấy nhau sinh con đẻ cái. Trên đỉnh Langbiang hiện nay có 2 pho tượng chàng Lang và nàng Biang. Từ trên đỉnh có thể thấy hồ suối Vàng_Dakia thượng nguồn sông Đồng Nai và là nguồn cung cấp nước chính cho Đà Lạt. Phân viện Sinh học: - Phân Viện Sinh học nằm trên đỉnh đồi Tùng Lâm cao 1.548m, giữa khu rừng thông cách trung tâm thành phố Dalat gần 10km trên đường đi Suối Vàng - Thật ra đây nguyên là Học viện dòng Chúa Cứu thế thuộc Giáo hội Công giáo, xây dựng từ năm 1950. Sau ngày đất nước thống nhất, chính quyền địa phương đã dùng cơ sở này cho các hoạt động công ích. Sau vài lần thay đổi đơn vị quản lý, đến năm 1991
  5. nơi đây được chuyển giao cho Viện Sinh học nhiệt đới trực thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ và trở thành Phân Viện Sinh học tại Dalat - Đặt chân đến đây, điều đầu tiên gây chú ý và ngạc nhiên nơi du khách là toà nhà bằng đá có nhiều cửa sổ thật tĩnh lặng giữa rừng thông mà nổi bật ở mặt tiền là cây thập giá với hai dòng chữ bằng tiếng Latin: ” Copiosa Apud Eum Pedemptio”, có nghĩa: “Ơn cứu độ chan chứa nơi Ngài. Phân Viện Sinh học có chức năng nghiên cứu hoá học, nghiên cứu vi sinh, nghiên cứu thực vật và công nghệ sinh học nuôi cấy mô…Ngoài ra, Phân Viện Sinh học còn hoạt động như một bảo tàng nhằm giới thiệu những loài đặc hữu tại Tây Nguyên và Lâm Đồng gồm bảo tàng động vật và vườn thực vật phục vụ tham quanvà du lịch. Tham quan nơi đây, du khách sẽ có dịp thưởng lãm bộ sưu tập hoa lan phong phú được trình bày trong hệ thống giàn gỗ với chừng 900 chậu địa lan nội ngoại, 1300 giò, chậu, bảng phong lan các loại. Du khách sẽ càng cảm kích khi biết Phân Viện Sinh học hiện đang chăm sóc giữ gìn nguồn gene của gần 200 loài lan rừng khác nhau như nguồn dự phòng cho phát triển kinh tế địa phương mai sau. Đây là những loài được tìm thấy ở các rừng Lâm Đồng và vùng phụ cận mà trong số đó nổi bật các tên như: Thanh lan, Thanh đạm, Tuyết ngọc…là những giống loài quý hiếm, hoặc như Hài đỏ được xếp vào những loài đẹp nhất thế giới. bộ sưu tập động vật ở Tây Nguyên và của cả nước được trưng bày tại 7 phòng gồm 378 mẫu thú của 58 loài, 242 mẫu chim của 94 loài, 42 mẫu lưỡng thê bò sát của 32 loài, 36 mẫu thú nuôi nhà của 22 loài và hơn 200 hộp mẫu của các loài côn trùng được sắp xếp theo từng loài, lớp, bộ, họ đi từ động vật phát triển cấp thấp đến cấp cao, từ động vật biển như: san hô, cua, ốc; loài lưỡng thê như trăn, rắn; động vật nuôi như gà, vịt, bò, cừu; lớp côn trùng; lớp chim; lớp thú rồi đến loài vật có não bộ phát triển ở bậc cao gần với con nguời như họ khỉ, hầu hay linh trưởng… Một danh sách đỏ cũng được Bảo tàng giới thiệu, từ các loài đang nguy cấp (đang bị đe doạ tuyệt chủng) như Gấu ngựa, Mang lớn, Cầy vằn bắc, Vượn má hung, Sóc bay sao, Sói đỏ, Cầy Giông sọc, Gấu chó, Hổ, Báo hoa mai… đến các loài sẽ nguy cấp ( có thể bị đe doạ tuyệt chủng) như Sơn dương, Cầy mực, Mèo gấm, Báo gấm, Beo lửa, Rái cá vuốt, Kỳ đà nước, Vọc vá chân đen, Lửng lợn…Du khách sẽ thật thích thú với các mẫu vật sẽ được giới thiệu trong những tư thế tự nhiên, sinh động. Khi gởi đi những lời kêu gọi: “Hãy bảo vệ loài tê giác Java”, “ Hãy bảo vệ Sao la”, “Hãy cứu lấy đàn voi của chúng ta”…Các nhà khoa học còn muốn nhắn nhủ ” Hãy thân thiện hơn với thiên nhiên, để thiên nhiên mãi là bạn đồng hành của con ngưởi!” Phân Viện Sinh học còn trưng bày 2 mô hình vũ trụ do Liên Xô cũ tặng Việt Nam năm 1989. Nhà thờ Domain: - Nằm trên đường Ngô Quyền, trên đồi Mai Anh cách trung tâm thành phố Đà Lạt 1 km về hướng Tây Nam - Nhà thờ Domain De Marie nằm trong khu Lam Sơn, được xây dựng từ năm 1940 đến năm 1944 do phu nhân toàn quyền Jean Decoux đứng ra quyên góp của nhiều giáo dân. - Tên gọi Domain De Marie có nghĩa là “lãnh địa của Đức Bà”. Từ năm 1940 đến năm 1943 nơi đây là nhà nguyện của nữ tu dòng Bác Ái – một tu hội nữ tu có mặt tại Việt Nam từ năm 1928. - Nhà thờ được xây dựng lại theo lối kiến trúc độc đáo hơn bất cứ nhà thờ nào khác ở
  6. Đà Lạt bởi được xây dựng bằng một chất kết dính là vôi, mật mía, và một số vật phụ gia khác. Khi xây dựng nhà thờ, vị phu nhân toàn quyền Đông Dương có tâm nguyện là lúc mất người sẽ được chôn ở đây. Vào năm 1944, trên đường đi hoà giải mâu thuẩn giữa Bà Nam Phương Hoàng hậu và Bà Mộng Điệp, bà đã bị giao thông trên đoạn đường Khe Sanh và mất mộ tháng sau đó. Thi hài Bà đã được chôn cất tại hành lang sau nhà thờ, trong khuôn viên của một vườn hoa thoáng mát và rộng lớn, như yêu cầu của Bà lúc còn sống. Tuy nhà thờ không có tháp chuông trên đỉnh nhưng tiền đình được thiết kế là một tam giác can, phía trước được trang điểm các vòm cửa nhỏ. Tường được xây dựng bằng đá chẻ đến ngang bệ cửa sổ theo lối kiến trúc Normandie. Không gian nội thất được chiếu sáng bởi những khung kính màu, càng làm tăng thêm phần lung linh hấp dẫn cho thánh đường. Nhà thờ còn lưu trữ pho tượng Đức Me ban ơn cao 3m, nặng 1 tấn là quà tặng của phu nhân toàn quyền Đông Dương Decoux. Bức tượng được đặt giữa cung thánh trên nhà thờ. Tượng do nhà điêu khắc Johchère, người Pháp làm tại Hà Nội và đưa về nay năm 1944. Vào khuôn viên nhà thờ bạn có thể thấy rất nhiều loại hoa, đặc biệt là hoa Hài Tiên. Sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu mới với 3 dãy nhà tầng của dòng Nữ Tu Bác Ái, càng làm tăng thêm vẽ uy nghi và trang nghiêm cho nhà thờ. Vì chỉ dùng duy nhất một màu vôi hồng đậm để quét tường, nên dưới ánh nắng nhà thờ như sáng rực hẳn lên. Nhà thờ Domain de Marie chỉ có tu nữ, họ sống và làm việc ở đây như đan áo lạnh, bán cho du khách vào tham quan nơi đây. Thác Camly: - Cách trung tâm thành phố Đà Lạt chỉ 2km - tên thác cũng là tên một dòng suối nhỏ từ Hồ xuân Hương chảy đến thác ngày nay. Cam Ly là biến âm của K’dam M’ly là tên một tù trưởng nổi danh của tộc người K’ho được dân làng địa phương tôn kính đặt ccho vùng đất, suối và thác, nơi tộc này chiếm ngụ để ghi nhớ công ơn của vị tù trưởng khả kính của họ. Thung lũng tình yêu: - Từ trung tâm thành phố Đà Lạt đi về phía trường Đại Học rồi đi theo đường Phù Đổng Thiên Vương lên khoảng 3km ta sẽ đến trước một khung cảnh thơ mộng vừa hữu tình. Đó là thung lũng tình yêu. - Love Volley được tạo thành bởi đập Đa Thiện chắn dòng chảy của những con suối nhỏ từ các ngọn đồi xung quanh - Trước đây người Pháp đặt tên là Vollue Damous. Năm 1953 chủ tịch hội đồng thị xã Đà Lạt Nguyễn Vĩ đã đổi tên Việt để phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc từ đó cái tên thung lũng tình yêu ra đời. Tranh XQ: - Du khách dễ dàng nhìn thấy xưởng tranh thêu XQ nằm đối diện với đồi mộng mơ mà chúng ta sắp sửa thăm quan. - Ngày 30/10/1996, công ty TNHH XQ Đà Lạt chính thức thành lập, Ngày 29/12/2001, làng nghề thêu tay truyền thống XQ Sử Quán chính thức khai trương tại Đà Lạt. - Là đứa con ngoài giá thú, mẹ bỏ đi vì không chịu nổi điều tiếng, Võ Văn Quân lớn lên bơ vơ với cả tuổi thơ dài là những ám ảnh về chết chóc, đói nghèo, nhà cháy, lưu lạc của chiến tranh… Đứa trẻ bị bỏ rơi tủi phận, ít bạn bè, sống tách biệt nhưng lại ôm những mơ mộng “tràn bờ” với thế giới của thơ ca, nghệ thuật. Biệt danh “khùng”
  7. đã đeo theo Quân từ đó. Dấu mốc cuộc đời chính là khi Võ Văn Quân làm nhân viên kỹ thuật X-quang và gặp được người bạn đời – cô thợ thêu “thoát ly” làm y tá Hoàng Lệ Xuân. Chị Xuân cũng sớm mồ côi mẹ với ký ức đau buồn khi tận mắt thấy cảnh bà lìa trần ngay bên khung thêu trong một trận bom. Vợ chồng Xuân – Quân đến với nghề thêu, với những bức tranh kết bằng chỉ màu không biết từ lúc nào nhưng gần như là tất yếu. Thương hiệu XQ Đà Lạt sau này cũng chỉ đơn thuần là sự ghép nối, kết duyên giữa một cô thợ thêu và một anh chàng họa sỹ vẽ mẫu tranh. Nghề Thêu:♠ Ở Việt Nam, nghề thêu là một ngành nghề thủ công truyền thống đã có tự lâu đời. Lịch sử của ngành nghề truyền thống này vốn gắn liền với lịch sử tâm linh của người phụ nữ Việt Nam trong quá khứ. Ngay từ thế kỷ thứ I, bên cạnh lá cờ thêu “Đền nợ nước trả thù nhà” của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phụ nữ Việt Nam còn biết dùng công việc thêu thùa để trang hoàng nhà cửa, hơn nữa là để bày tỏ tâm sự, tình cảm và để làm đẹp cho chính mình. Tuy nhiên, cho đến nay không ai biết được, nghề thêu Việt Nam hình thành từ bao giờ? Ai là người đầu tiên có ý tưởng biến công việc may vá, thêu thùa thành một ngành nghề nghệ thuật? Tương truyền rằng, đầu thế kỷ XVII, nghề thêu Việt Nam được đánh dấu một bước ngoặt phát triển mới. Thời đó, ngài Lê Công Hành, (sinh ngày 18/01/1606 – mất ngày 12/06/1661) tại làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây đã đúc kết kinh nghiệm và kỹ thuật thêu dân gian Việt Nam để phổ biến rộng rãi một nghệ thuật thủ công mang đậm nét nghệ thuật. Cho đến thời phong kiến, nghề thêu là một trong những nghề phục vụ cho Vua chúa và giới Quý tộc. Sản phẩm thêu được hoàn thành bởi những chất liệu chỉ vải do công sức sáng tạo của những người nghệ nhân Việt Nam. Những sợi chỉ lúc đó được nhuộm bằng công thức thủ công với chất liệu hoàn toàn thiên nhiên như củ nâu, cây chàm, vỏ bàng, nước điệp, lá vông, đá mài, hoa hòe … khiến cho người nước ngoài phải cảm phục để nhận định rằng: “Nhìn những màu nước nhuộm của các cô thợ thấy rất dơ dáy không ngờ đến khi nhuộm xong đều đủ hết một bảng màu vô cùng lạ lùng tưởng như phù phép mới có được”. Trong thời kỳ đó nghề thêu thường là do người phụ nữ Việt Nam đảm trách, theo quan niệm của nho giáo, người con gái phải hoàn thiện được tứ đức: “Công, Dung, Ngôn, Hạnh” như người xưa từng nói : “Trai thì đọc sách ngâm thơ Gái thì kim chỉ thêu thùa vá may.” Đại đa số phụ nữ cả nước đều biết thêu, tuy nhiên tập trung và có tính chuyên nghiệp từ lâu đời là ở Huế. Khi triều đại nhà Nguyễn xây dựng ở Cố Đô Huế, bà Hoàng Thị Cúc, mẹ Vua Bảo Đại, cùng với Nam Phương Hoàng Hậu đã kết hợp những ưu điểm của kỹ thuật thêu Châu Âu với những tinh hoa của nghệ thuật thêu Châu Á để biến nó trở thành nghệ thuật thêu của Cung Đình, gắn liền với những đặc điểm thùy mị, tinh tế, tỉ mỉ của người con gái xứ Huế. Gabrielle học giả người Pháp, chuyên nghiên cứu văn hóa Á Đông viết: “…Nhiều nơi đã truyền lại cho con cháu những ngành nghề lạ lùng là vẽ hình bằng chỉ làm cho bông sen, bông tử nở trên lụa, làm cho bươm bướm lượn trên mặt nước trong xanh, người thợ thêu An Nam khéo léo hơn người thợ thêu Trung Quốc về đường kim mũi chỉ và cách pha màu sắc…”
  8. Đồi mộng mơ: - Nằm cách Trung Tâm Thành Phố Đà Lạt 4km về hướng Đông. - Trên một diện tích khiêm tốn, nơi đây cũng có đầy đủ hoa, cỏ xanh mướt bốn mùa, nhiều giống hoa mới, màu sắc rực rỡ được chăm sóc tốt, thiết kế đẹp tạo cảm tình cho khách ngay từ ban đầu. Đến đây du khách có dịp thưởng thức những kiến trúc nhân tạo được kết hợp hài hòa với cảnh quan thiên nhiên từ tiểu vạn lý trường thành vắt ngang qua 2 km đồi núi đến căn nhà cổ hơn 300 năm được dựng từ nguyên bản nhà rường ở Bình Định sẽ đưa bước chân du khách đến với những hoài niệm của quá khứ ngàn xưa, từ vườn đá cảnh thiên nhiên đầy đủ sắc màu đến những kỳ hoa dị thảo rực rỡ khoe sắc tỏa hương trong những khu vườn chung quanh Đồi Mộng Mơ giúp cho du khách có những cảm giác mới lạ và thư thái. Nhưng điều làm nên sức thu hút lại chính là sân khấu cồng chiêng, và Làng Văn hoá dân tộc. Tận dụng địa hình dốc cao của khu đất, Công ty CP Thành Ngọc đã đầu tư cho xây dựng một sân khấu biểu diễn cồng chiêng, mái hình rẽ quạt, lợp tôn màu, sâu khấu và khán đài tam cấp chính được làm bằng đá đủ chỗ cho 550 người ngồi. Viện hạt nhân Đà Lạt: - Số 1 đường Nguyên Tử Lực, Đà Lạt, Lâm Đồng.Cơ sở 2: Số 13-15A, Đinh Tiên Hoàng, Đà Lạt, Lâm Đồng. - Viện Nghiên cứu hạt nhân là tổ chức sự nghiệp khoa học có thu trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, thực hiện chức năng nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học và kỹ thuật hạt nhân. Viện Nghiên cứu hạt nhân có tên giao dịch quốc tế là:NUCLEAR RESEARCH INSTITUTE (Viết tắt là NRI) Trường ĐH Đà Lạt: - Nằm tại số 1 Phù Đổng Thiên Vương, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tọa lạc trên một quả đồi kế Đồi Cù với diện tích gần 40ha, trường Đại Học Đà Lạt là một quần thể kiến trúc độc đáo cùng với cảnh quan xinh đẹp. Vườn hoa thành phố: - Nằm cạnh hồ Xuân Hương, tại số 2 Phù Đổng Thiên Vương, thuộc phường 1, tp Đà Lạt. - Trong công viên còn có một vườn xương rồng khổng lồ. Để có vườn hoa xương rồng khổng lồ này là cả một quá trình chăm sóc và tìm kiếm giống từ châu Phi xa xôi. Nếu ở các thành phố, bạn vẫn thường mua và xương rồng nho nhỏ trong các chậu cảnh về để trong nhà, thì cũng với các loại xương rồng tròn như quả địa cầu đó, ở đây có cây đường kính lên tới 50-60 cm. Một điểm đẹp độc đáo ở Công viên hoa là khu vực hoa lan. Hoa lan được trồng theo phương pháp cấy mô, trưng bày tại đây mang cả tinh tuý cuả cái đẹp, cũng đa dạng loài, đa dạng màu sắc. Tại đây cũng bắt gặp những cành đào phai Hà Nội nhưng lại được gây giống tại Thung Lũng Đào Hoa, Đà Lạt. Đến Vườn hoa, chắc chắn du khách rất hài lòng bởi những bàn tay nghệ nhân đã chăm sóc và sưu tầm các loài hoa thật đầy tính nghệ sĩ, sẽ lưu lại cho du khách kỷ niệm không quên bằng những tấm ảnh đầy nghệ thuật. Ngoài những loài hoa quý hiếm, du khách có những phút giải trí bằng những môn thể thao: Bơi lặn, đá cầu… Đến với Đà lạt mà chưa đến Vườn hoa thật là điều tiếc nuối của du khách. Chợ Đà Lạt:- Chợ nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 1, thành phố Đà Lạt. - Điểm đặc biệt là chợ này nằm ngay chân đồi, trên tầng 2 có một chiếc cầu thông với
  9. khu Hoà Bình ở đỉnh đồi. Phía trước chợ có con đường dẫn ra hồ Xuân Hương. Bên hông có bậc tam cấp dẫn lên đường Lê Đại Hành và một con dốc nối khu Hòa Bình với hồ Xuân Hương. Tất cả tạo cho chợ Đà Lạt có một vị trí bố cục ngoạn mục mà chỉ có được ở những thành phố cao nguyên nhiều đồi núi. - Ngôi chợ hiện nay được xây dựng năm 1958, trên một vùng đất sình lầy trồng xà- lách-son. Công trình do kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức thiết kế, nhà thầu Nguyễn Linh Chiểu thi công, hoàn thành vào năm 1960. Về sau, chợ được chỉnh trang bởi bàn tay của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ. Hồ Xuân Hương: - nằm ngay trung tâm thành phố, là trái tim của thành phố hoa và ngàn thông. - Đây là hồ nước nhân tạo ở vị trí trung tâm thành phố, vào năm 1919 kỹ sư chánh người pháp tên Lable cho đào một cái hồ tại thung lũng nhỏ có dòng suối chảy qua( suối Cam Ly) và xây đập nước (từ nhà hàng Thuỷ Tạ đến quán Hướng Đạo vĩ). Năm 1923, hồ này được mở rộng có tên là Grand lac(hồ lớn) và được xây them 1 đập nước thứ 2 về phía dưới, năm 1932 1 cơn going bão làm vỡ cả 2 đập, sau đó vào 1935 1 đập đá được xây kiên cố và Hồ Xuân Hương được hình thành từ ngày đó. - Chu vi hồ rộng 5,5km độ sâu trung bình 1,5m, xung quanh hồ có hai loại cây đặc trưng là Mai Anh Đào và liễu nĩ. Tại đây có nhiều dịch vụ phục vụ yêu cầu giải trí quần chúng trong khung cảnh đẹp mắt, trữ tình tự nhiên và trên mặt nước hồ xanh trong xanh, mêng mang như thuyền đạp vịt 30k/h,xuồng máy 60k-80k/ chuyến. Ga xe lửa: - Năm 1938 toàn quyền người Pháp Decoux quyết định thành lập tuyến đường sắt Tháp Chàm- Đà Alt5 chiều dài 84km với 16km đường răng cưa do người Thuỵ Điển thiết kế đã cho phép du khách cùng con tàu leo qua những tầng dốc cao hay chui vào những đoạn đường hầm tối tăm trong một cảm giác phưu lưu kì thú khi được khiêm ngưỡng cảnh núi rừng hùng vỉ chầm chậm lướt qua những ô kính, nhưng do chiến tranh một vào đoạn đường không đảm bảo an ninh nên cả một tuyến đường sắt độc đạo đành phải bỏ hoang phế theo thời gian. Năm 1991 tuyến đường sắt nối trại Mát với Đà Lạt được khôi phục dài 7km - Ga xe lửa Đà Lạt do kiến trúc sư Keveson thiết kế và kếin trúc sư Moscet thi công. Ga Đà Lạt là một trong những ga đẹp nhất Đông Nam Á - Lúc đầu sử dụng đầu máy xe lửa của Nhật chạy bằng hơi nước, sau đó chạy bằng đầu xe lửa của Thuỵ Sĩ nay chỉ còn cái của Nhật Năm 1964-1965 do chiến tranh nên tuyến đường Tháp Chàm- Đà LẠt hoàn toàn ngưng hoạt động đến 1992 mới hồi phục một khoảng 7km từ Đà Lạt đi trại Mát và bây giờ đầu máy chạy bằng dầu. Ngày 28/12/2001 ga được bộ VHTT công nhân là di tích quốc gia. Hồ than thở: - Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km về hướng Bắc theo trục đường Quang Trung_ Hồ Xuân Hương. - Là hồ nhân tạo với diện tích ban đầu 13ha, hiện nay mặt hồ bị bồi lấp chỉ còn khoảng 6ha. Vốn là mặt hồ nhỏ, người Pháp xưa kia cho làm một đập ngăn chặn nước tạo thành hồ, đặt tên là Lacdes Surprises(hồ nước có nhiều ngạc nhiên ). Sau năm 1975, có một thời gian được gọi là hồ Xương Mai nhưng người dân Đà Lạt và du khách vẫn gọi cái tên là Hồ Than Thở. Hồ này nằm giữa rừng thông cao vút, mát lạnh và tĩnh mịch, cạnh bên cánh rừng cũng đầy rậm cây thông trữ tình có tên rất ấn tượng
  10. là rừng Ân Ái.Cảnh vật quanh hồ thơ mộng, mặt nước hồ luôn phẳng lặng. - Có người cho rằng tên than thở của hồ bắt nguồn từ chuyện tình Hoàng tùng và Mai Nương vào thế kỉ 18. Khi người anh hung áo vải Nguyễn Huệ dấy binh đánh đuổi quân xâm lượt nhà Thanh, Hoàng Tùng đã có mặt trong đoàn quân trai trẻ yêu nước, trước khi lên đường chinh chiến, Hoàng Tùng dẫn người yêu tên Mai Nương ra hồ này tâm tình, thề hứa sẽ trở về vào mùa xuân năm sau,lúc mai anh đào nở rộ báo tin thắng trận. Sau đó, Mai Nương nhận được tin Hoàng Tùng hi sinh trên chiến trường, nàng tuyệt vọng gieo mình xuống hồ tự vẫn nhưng trớ trêu thay đó là tin thất thiệt, Hoàng tùng còn sống vinh quang trở về đúng vào mùa xuân hoa Mai Anh Đào nở rộ. Chàng đau khổ vô hạn khi biết người yêu mình đã chết vì chung thuỷ với mình. Thời gian sau, Triều Tây Sơn sụp đổ, triều Nguyễn báo thù những người có công với triều Tây Sơn, Hoàng Tùng chạy lành xa tới bờ hồ năm xưa, quyết theo người yêu tìm nguồn hạnh phúc chung sống với Mai Nương bên kia thế giới Cũng có một giải thích khác gắn liền với “đồi thông 2 mộ” là 1 đôi trai gái yêu nhau tên Thảo và Tâm nhưng gia đình đôi bên cản ngăn vì lý do tôn giáo, cả 2 ra bờ hồ ngồi than thở cho nghịch cảnh ngang trái, sau nhiều ngày tuyệt vọng, cả hai nắm tay nhau nhảy xuống hồ tự vẫn. Sau đó, có người vớt được xác đi chôn thành 2 mộ song song trên đồi thông và cũng từ đó có tên là “hồ than thở”, “đồi thông 2 mộ”. Nhà thờ con Gà:- Chính là nhà thờ Chánh Tòa, tọa lạc tại số 15 đường Trần Phú, Phường 3, Tp. Đà Lạt, đây là nhà thờ lớn nhất thành phố. - Nhà thờ khởi công xây dựng ngày 19/07/1931 và hoàn thành vào ngày 25/01/1942. Diện tích khá rộng với chiều dài 65m, chiều rộng 14m, được trang trí bằng 70 tấm kính màu do xưởng Louis Balmert của Pháp chế tạo. - dân chúng quen gọi là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có tượng con gà lớn. - Tháp chuông nhà thờ cao 47m, bên trên có tượng con gà bằng đồng dài 0.66m, cao 0.58 m quay quanh một trục bạc để chỉ hướng gió. Con gà ở dây có thể là biểu tượng của nước Pháp ( gà trống xứ Gaulle), nhưng cũng có thể là biểu tượng gắn liền với chuyện thánh Phê-rô ghi trong Phúc âm nhắc nhở sự thức tỉnh. Vào mỗi dịp giáng sinh, đây là nơi tập trung nhiều người trong và ngoài đạo đế dự lễ, tham quan. . Biệt thự Hằng Nga: - Tác giả của công trình kiến trúc này là kiến trúc sư Đặng Việt Nga, con gái cố Tổng Bí thư Trường Trinh. Cô là người phụ nữ có nhiều ý tưởng lạ vượt ra khỏi khuôn mẫu trong kiến trúc. - Biệt thự Hằng Nga bao gồm khách sạn Hốc Cây và lâu đài Mạng Nhện, đó là hai thân cây cổ thụ làm bằng bê tông, trong đó có những gian phòng có tên các loài vật như Kanguru, hổ, gấu, chim trĩ…và để lên được những căn phòng này, du khách phải qua một cầu thang bao vòng quanh thân cây. Ở đây đẹp nhất là phòng “quả bầu”. Phòng “quả bầu” cũng chính là phòng cao nhất của biệt thự Hằng Nga và là phòng được khách du lịch quốc tế rất thích. Vì ở trong này có thể đốt củi trong bụng quả bầu, giữ ấm suốt đêm để ngủ mà không cần đắp chăn. Các phòng nghỉ ở đây có đầy đủ tiện nghi cần thiết của một khách sạn sang trọng. Điều đặc biệt ở ngôi biệt thự này là từ trần đến cửa và mái đều thiết kế tuỳ hứng không theo quy luật, thả sức uốn lượn, cửa sổ được cắt theo những hình thù kỳ lạ và
  11. đặt ở trong những chỗ lồi lõm của những bức tường hình bầu dục. Từ trên ban công hay từ những ô cửa sổ, du khách có thể ngắm nhìn khu vườn trong lâu đài với một tấm mạng nhện khổng lồ bằng sắt ở ngay lối vào của khách sạn. Mảnh vườn tuy nhỏ nhưng là nơi hội tụ của hoa lá, chim muông và của con người tìm đến sự thanh thản trong tâm hồn. Vào buổi chiều tối, du khách còn được nghe tiếng chẫu chuộc kêu, tạo cảm giác như mình đang lạc vào một khu rừng lạ kỳ và bí hiểm Dinh BĐại III: - Nằm trên đường Triệu Việt Vương cách trung tâm thành phố Dà Lạt khoảng 2,5km về phía Nam. - Được xây dựng năm 1930 khi Bảo Đại còn làm vua ở triều đình Huế, năm 1937 được khánh thành và được dùng làm nơi nghỉ mát mùa hè. Đến khi Pháp quay trở lại Việt Nam đưa Bảo Đại làm quốc trưởng bù nhìn vào năm 1950 thì ông đã dùng nơi đây làm nơi ở và nơi làm việc xung quanh nơi ở và làm việc có cả một trung đoàn ngự lâm quân bảo vệ và có cả đoàn xe riêng gọi là “công xa biệt điện”, lại có cả một đội máy bay riêng do phi công người Pháp phục vụ. - Biệt điện gồm 2 tầng : tầng trệt dùng làm nơi hội họp, yến tịêc tiếp khách ngoại quốc và quan chức hoàng triều. Gồm các phòng: làm việc, tiếp khách thân mật khánh tiết, phòng bí thư riêng ở ngay cửa ra vào, phòng vui chơi của công chúa và hoàng tử. Tại phòng khách tiết vẫn còn một kĩ vật là bức tranh đần Ăngcovat do hoàng thân Xihanuc tặng Bảo Đại, phòng này dùng để họp hội đồng nội cát và tổ chức yến tiệc, lúc này đã sử dụng bếp gas lấy từ Hông Kông. Ông có 6 đầu bếp, 3 bếp Âu và 3 bếp Á. Trên lầu là phòng ngủ của Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương cùng thái tử Bảo Long, các công chúa Phương Mai, Phương Liên, hoàng tử Bảo Thăng, phía ngoài phòng ngủ của cựu hoàng là lầu vọng nguyệt khá đẹp dùng làm nơi cựu hoàng và hoàng hậu ngắm trăng. Do thái tử Bảo Long được chọn là người kế vị ngai vàng nên trong phòng toàn trang trí màu vàng. - Trong phòng làm việc của ông có treo nhiều cờ và thực sự là vào thời này thì nước chúng ta đã đặc quan hệ ngoại giao với khoảng 30 nước, bên trái ta có thể thấy hình của Vua lúc ông 40 tuổi, ông sing được 5 người con: 2 hoàng tử,3 công chúa, và tấm ảnh tro trên tường là Hoàng tử Bảo Long lúc 19 tuổi đang giữ chức trung tá. 28/7/2008 hoàng tử Bảo Long qua đời thọ 71 tuổi, nhưng không có nguời nối dõi nên tài sản thuộc về hoàng tử Bảo Thăng lúc này 66 tuổi. Về hoàng hậu Nam Phương, bà là người Nam Bộ, quê ở Gò Công_ Tiền Giang, con ông nguyễn Hữu Hào, là người đẹp của 3 nước Đông Dương lúc bấy giờ, lấy Vua lúc 19 tuổi và bà cũng đã tốt nghiệp tại Pháp. 1949 bà đưa con sang Pháp sinh sống, năm 1963 lâm bệnh ung thư hưởng dương 49 tuổi. Suốt quá trình trị vì Bảo Đại có hết thảy 7 người phụ nữ, 3 người Việt, 3 người Pháp và một người Trung quốc, ông có 13 người con, 8 công chúa, 5 hoàng tử và không có cháu nội và đời Nguyễn Phước cũng chấm dứt từ đây. Ngoài ra, trong cuộc đời của ông, Bảo Đại đã phạm vào luật tứ bất lập của nhà Nguyễn là tể tướng, trạng nguyên, hoàng hậu và thái tử với việc lập bà Lan làm hoàng hậu. Chúng ta còn thấy trong phòng tiếp khách thân tình có một bức hình của bà thứ phi Mộng Điệp quê ở Bắc Ninh, hiện bà đã trên 80 tuổi và cũng đang sống tại Pháp cùng con gái tên Phương Thảo, bà cũng có 2 người con trai là Bảo Hoàng và Bảo Sơn nhưng đã mất. Đặc biệt vị vua cuối cùng của triều Nguyễn rất có duyên với con số 13 mà theo quan
  12. niệm của người phương Tây đó là con số không may mắn, hơn ai hết ông cũng biết rõ điều này nhưng ông đã nói chịu sự bảo hộ của Pháp thì phải chịu sự đào thải của xã hội và ông cũng có một câu nói rất nổi tiếng là “thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”. Cu thể là Vua sinh năm Quý Sửu tức 1913, lên ngôi năm 1926 tức là ông vừa 13 tuổi, là vị vua thứ 13 của triều Nguyễn, ông có 13 năm trị vì, và sinh được 13 con. Triều đai nhà Nguyễn có thể tính từ năm 1558 tức là đời chúa Nguyễn Hoàng đến đời vua Bảo Đại năm 1945 là tròn 387 năm tức là thiếu 13 năm nữa sẽ tròn 4 thế kỉ. KSạn Palace: - Nằm tại số 12 Trần Phú, tp. Đà Lạt, Khách sạn nằm ngay tại trung tâm Đà Lạt, phía trước là hồ Xuân Hương, chỉ cách trung tâm thành phố vài bước chân, 30 phút từ sân bay Đà Lạt và 5 phút từ các cửa hiệu, chợ và sân golf Dalat Palace Golf Club. - Khách sạn gồm 38 phòng và 5 phòng căn hộ. Tất cả các phòng đều được trang bị các tiện nghi, đồ dùng hạng nhất, nhiều phòng có lò sưởi. Các phòng gồm giường đơn hoặc King- size. Có phòng thông nhau. Khach sạn gồm nhà hàng, quán rượu, quầy bar với tiếng nhạc piano du dương, phòng họp, phòng tiệc, trung tâm thương vụ, bể bơi ngoài trời, ngay cạnh là sân tenis và Golf Club - Được quản lí bởi tập đoàn Accour Group, là tập đoàn sở hữu và điều hành các thương hiệu Novotel và Sofitel tại Việt Nam - Khách sạn được xây dựng năm 1922 và khôi phục năm 1995 Dinh II: - Toạ lạc trên đồi thông đầu đường Trần Hưng Đạo cách trung tân thành phố khoảng 2km về hướng Đông Nam. - Ở đây phong cảnh hữu tình có thể nhìn thấy Hồ Xuân Hương và xa xa là đồi cừu. Dinh gồm 24 phòng được bày trí sang trọng, Decour còn được xây dựng gồm những đường hầm bí mật rất kiên cố. Dưới thời Ngô Đình Diệm trở thành nơi nghỉ mát của gia đình cố vấn Ngô Đình Nhu. Hiện nay là nhà khách của UBND tình Lâm Đồng. - Dinh này được xây dựng vào năm 1933-1937. Vườn hoa Minh Tâm: - Vườn hoa Minh Tâm tọa lạc tại địa chỉ 20A, đường Khe Sanh, phường 10, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. - Nơi đây trước kia là khu biệt thự của người Pháp tên David xây dựng năm 1938, sau khi về Pháp bán lại cho ông Nghiệp Đoàn tức là cha của ông Minh Tâm, sau này giải phóng đã hiến tặng vườn hoa này cho nhà nước. Năm 1978-1979 nơi đây được dùng làm nhà khách của sở Nội Vụ, đến 1990 chuyển sang khai thác du lịch. - Vườn hoa Minh Tâm có diện tích nhỏ hơn vườn hoa thành phố, vào đây bạn sẽ được làm quen với một số hoa là biểu tượng của thành phố Đà Lạt như : hoa Mimôsa,… Phía phải có nhiều nhôi nhà rông, nhà sàn xây theo kiểu dân tộc tĩnh mịch yên bình thơ mộng thích hợp cho những đôi uyên ương nghĩ tuần trăng mật, ngoài Mimosa còn có Cẩm Tú Cầu, Phù Dung, Cẩm Chướng, Hồng,… và nhiều laòi Lan rừng. Truyền thuyết hoa Mimosa:♠ Hoa Mimosa là một trong những loài hoa đặc trưng của xứ sở ngàn thông, hoa Mimosa được đưa vào nước ta để làm cây cảnh, có tên gọi khoa học là Acacia Podalyriaefolia Cunn Mimosaceae, có nguồn gốc từ Australia. Ngày xưa ở vùng đất Australia xinh đẹp nằm ngoài bờ biển khơi đầy nắng ấm có hai người yêu nhau say đắm. Chàng là con của một người chủ thuyền có thân hình vạm
  13. vỡ nước da rám nắng, thông minh. Nàng là con gái của một gia đình quý tộc rất yêu màu vàng. Thế nhưng gia đình đã ép gã nàng cho một công tước hoàng gia, dù phản đối nhiều lần nhưng không được nên nàng đành phải tuân theo lời cha mẹ. Chàng trai buồn phiền bỏ nghề chài lưới giã từ biển khơi một mình âm thầm lên rừng núi sống ẩn dật để quên mối tình tuyệt vọng.Ngảy kia một trận cháy rừng lớn bất ngờ sảy ra, chàng một mình lao vào biển lửa để cứu cánh rừng xanh và loài Kangoru và các loài thú khác. Nhưng ngọn lửa tàn ác đã lấy mất sinh mạng của chàng. Trong đêm tân hôn khi nghe tin người yêu bỏ biển lên ngàn cô dâu đã bỏ trốn đi tìm chàng nhưng khi gặp chàng thì nàng không còn tin vào mắt mình nữa, xác chàng giờ chỉ còn lại đống tro tàn. Quá đau đớn nàng đã ngã gục xuống và chết bên người yêu. Kể từ đó trên vùng núi cao thơ mộng của đất nước Úc kiều diễm một loìa cây thân mộc, lá màu xanh biếc lấp lánh ánh bạc, hoa vàng xanh ngát xuất hiện, người dân đặt cho cái tên triều mến là Mimosa. Chùa Tàu (thiên vương cổ sát)- Chùa Thiên Vương Cổ Sát tọa lạc trên đồi Rồng, tại số 385 đường Khe Sanh, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km về hướng đông bắc. - Chùa Tàu hay chùa Phật Trầm có tên gọi đầy đủ là chùa Thiên Vương Cổ Sát. Chùa được Hòa thượng Thọ Dã thuộc Hội quán Triều Châu xây dựng năm 1958. - Chùa theo hệ phái Phật giáo Huê Nghiêm của Trung Quốc. gồm 3 gian nhà bằng gỗ lợp tôle. Năm 1989, ông Lê Văn Cảnh đã đứng ra trùng tu xây dựng. Lúc này ngôi nhà giữa đã được tháo dỡ nhằm tạo không gian thông thoáng cho hai tòa nhà cònlại. Ngay giữa Từ Tôn Bảo Điện có điện phật Di Lặc, cao chừng 2,5m và tượng phật Thích Ca cao 0,5m. Tại 4 góc Bảo Điện có tượng Tứ Đại Thiên Vương cao 2,6m được đúc bằng xi măng. Qua một khoảnh sân là đến Minh Quang Bảo Điện, tại đây thờ Tây Phương Tam Thánh gồm các tượng A Di Đà Phật ở giữa, Quan Thế Âm Bồ Tát bên trái và Đại Thế Chí Bồ Tát bên phải. Đây là những bức tượng quí được tạc từ gỗ trầm, cao 4m và nặng 1,5 tấn do Hòa thượng Thọ Dã thỉnh từ Hồng Kông năm 1958. Nơi đây cũng còn hai tượng Văn Thù và Phổ Hiền ở hai bên vách bảo điện. Phía sau chùa, nơi trước đây là cốc của nhà sư Thọ Giã, đã xây dựng Thích Ca Phật Đài cao chừng 10m thật đẹp giữa đồi thông lộng gió. Hiện chùa chỉ có bà Diệu Anh phụ trách hoa, đèn và đọc kinh. Cùng với các nhà thờ, chùa chiền trên địa bàn thành phố, chùa Thiên Vương Cổ Sát (chùa Tàu) là một ngôi chùa có rất nhiều nét kiến trúc cũng như trang trí nội thất in đậm phong cách Trung Quốc. Ðiều đó càng chứng tỏ rằng, mặc dù các hạng mục kiến trúc ở Lâm Ðồng không có khác biệt lớn về phong cách so với kiến trúc cùng loại ở các vùng dân cư khác, nhưng vẫn có thể nhận ra những nét rất riêng của Ðà Lạt ở các công trình kiến trúc này. Trước hết, các kiến trúc này đều chiếm lĩnh những khoảng không gian rộng rãi, cảnh quan khoáng đãng và thường tọa lạc trên những đồi cao, chứ không chen chúc nhau trong những khoảng không gian chật hẹp ở các vùng đô thị. Dinh I:- Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 4km về phía Đông Nam - Dinh I có kiến trúc độc đáo mang dáng vẻ cổ kính uy nghiêm mà tao nhã khiến ai một lần đến đây đều nhớ mãi. - Nguyên đây là cơ ngơi của một người Pháp được Bảo Đại mua lại từ tháng 8/1949 và cho xây dựng thành tổng hành dinh của chính phủ hoàng triều Cương Thổ. Đến thời Ngô Đình Diệm thì được gia cố thành một lâu đài tráng lệ và kiên cố. Chùa Linh Phước : - Chùa Linh Phước tọa lạc tại số 120 Tự Phước, cách trung tâm thành phố Đà Lạt
  14. khoảng 8 km về hướng Đông Nam. - Chùa được khởi công xây dựng từ 1949 đến 1952 mới hoàn thành. Năm 1990 chùa trùng tu lại toàn bộ, xây dựng cổng tam quan ngay mặt đường để khách dễ nhận biết, vì thực tế chùa nằm sâu trong hẻm cách mặt đường chừng 80m. - Bước vào sân chùa, du khách sẽ thấy choáng ngợp với tiền đường bảo tháp cao 27m được trang trí bằng những hình rồng độc đáo. Gian chánh điện dài 33m, rộng 22m với trần nhà được đỡ bằng 12 cột rồng khảm mảnh sành. Tại điện thờ, tượng Phật Thích Ca uy nghi trên tòa sen cao 4,9m được tiếp vàng rực rỡ. Bên phải chánh đường là Tổ đường, còn bên trái sau bức Cửu long môn uốn mình chầu Phật là Long Hoa viên với hồ nước và hòn giả sơn, cây cảnh và vườn phong lan. Một hình rồng dài 49m uốn quanh hồ nước với đầu rồng che phủ tượng đài Di Lặc dựa theo tích Pháp hội Long Hoa, toàn thân rồng được khảm tạo vây bằng mảnh của 12.000 vỏ chai bia các loại. Ngày 08-11-1999 (tức 01-10 năm Kỷ Mão), chùa đã đúc thành công đại hồng chung có chiều cao 4,3m, miệng rộng 2,2m và nặng chừng 10 tấn. Trụ trì chùa từ 1985 đến nay là Đại đức Thích Tâm Vị Đà Lạt – TP Hồ Chí Minh Thác Liên Khương: - Theo quốc lộ 20 đến ngã ba Liên Khương. - Thượng nguồn thác là một con suối nhỏ nền đá rộng 60m xung quanh là ruộng lúa bậc thang, phong cảnh hữu tình, thác Liên Khương với chiều rộng 30-50m chảy xuôi về phía Thuận Nghĩa. - Đọc theo tiếng K’ho là liên khang có nghĩ là tổ ong. Trong một tài liệu thì tên này gắn với truyền thuyết về cuộc giành đất khá gian nan cua dân tộc bản địa Liên Khàng vốn là khu rừng nguyên sinh có con suối thơ mộng chảy qua, trên cây có lắm quả ngọt dành cho người và khỉ, dưới suối có nhiều cá đến nổi dân làng ăn không hết. Vì lý do đó lũ kiến vàng từ rừng núi xa xôi kéo về cư ngụ, chúng sinh sôi nảy nở ăn hất cá dướisuối, ăn hết trái trên cây khiến cho dân làng không còn cái ăn, dân làng cầu cứu thần lửa nhưng thần lửa càng đốt bao nhiêu thì kiến vàng càng sinh sôi bấy nhiêu, do vậy thần Mưa và thần Sấm làm cho trời mưa lạt kéo về, nước Đa nhim như một dòng lũ cuốn trôi lũ kiến vàng từ đó dân làng sống ấm no hạnh phúc. Dòng sông Đa Nhim chảy qua huyện Đơn Dương, xuôi về Liên Khương gặp vết gãy địa chất dòng nước đổ xuống tạo thành thác ở độ cao 50m. Sân bay Liên Khương: - Cách thành phố Đà Lạt khoảng 30km - Là một sân bay dân sự, lúc đầu sân bay này dành phục vụ cho mục đích quân sự, sân bay này là một trong những cựu chiến binh trong hàng ngũ các sân bay Việt Nam. - Với thời gian tồn tại gần 73 năm tức thời vàng son của máy bay cánh quát đường hạ cánh lúc bấy giờ bằng đất nên sở dĩ người Pháp cho xây dựng sân bay này vì họ coi Đà Lạt là một trung tâm du lịch, một “thủ đô mùa hè” dành cho quan chức người Pháp làm việc ở Đông Dương. - Sân bay được xây dựng vào năm 1933 tức cách đây 73 năm. Sau năm 1945 quân đội Nhật đảo chính Pháp Nhật nối dài đường băng cho các loại máy bay hiện đại hơn hạ cánh. Năm 1956 nhà ga mới thực sự ra đời, đến 1972 đường băng mới được phủ nhựa hoàn toàn dài 1480m và rộng 40m sử dụng để đáp 35 tấn trở xuống. Đến 1992 tuyến bay Sài Gòn- Đà Lạt mới được khôi phục đều đặn. Hiện nay, sân bay Liên Khương có đầy d8ủ các chuyến bay Sài Gòn- Đà Lạt trong suố tuần.
  15. Thác Gougha:- Trên đường 20 từ Đà Lạt đi thành phố Hồ Chí Minh cách trung tâm Đà Lạt 37km thuộc địa bàn huyện Đức Trọng, du khách rẽ trái theo con đường tráng nhựa đi xóm Chung – Phú Hội, qua chừng 500m sẽ đến được thác Gougah mà từ xa đã nghe tiếng thác đổ ầm ào làm vang động cả núi rừng. - Gougah trong tiếng K’Ho có nghĩa là “bờ sông giống cái củi lồng”. Theo dã sử Chăm, Gougah vốn xưa là một vực sâu cất giấu kho tàng của Hoàng Hậu Nai Biút, vốn người Yuan (Việt). Cũng trong một truyện dã sử khác thì Nai Biút chính là Huyền Trân Công Chúa, còn Vua Chăm là Chế Mân. - Thác Gougah, hay còn gọi Ổ Gà là một thác đẹp hùng vĩ, với khối lượng nước đổ xuống từ độ cao khoảng 17m phản chiếu ánh mặt trời tạo thành nhiều sắc màu rực rỡ. Nước nơi đây được phân đôi thành 2 nhánh theo chiều dọc, một bên là dòng thác đậm màu đất đỏ im lìm chảy, một bên bắn tung tóe bọt nước trắng xóa. Có người giàu tưởng tượng đã thấy 2 màu nước này giống như lòng trắng và lòng đỏ của một qủa trứng gà nên đã nôm na gọi là thác Ổ Gà. Thực ra chữ “Ổ Gà” chỉ là biến âm của chữ Gougah mà ra Thác Bongour: - từ Đà Lạt xuống phía Nam, theo quốc lộ 20 khoảng 50km rồi rẽ phải đi khoảng 7km nữa là tới thác, thuộc xã Tân Hội, huyện Đức Trọng. - nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học quan niệm 2 tiếng Pongour của người K’ho có ý nghĩa khác hơn và khẳng định Pon:4, Gou là sừng,vì theo truyền thuyết nơi đây có liên quan đến 4 con tê giác 1 sừng: chuyện kể ngày xưa vùng đất Phú Hội- Tân Hội- Tân Hà ngày nay do một nữ chúa người K’ho là nàng Kanai thống lĩnh. Là một nữ tù trưởng xinh đẹp, vừa trẻ trung, vừa khoẻ mạnh hơn các dũng sĩ K’ho Churu ở trong vùng. Kanai có tài chinh phục thú rừng ,nhất là đối với những con tê giác, nàng có 4 con Tê Giác to lớn khác thường dung để phá rừng, đồi núi và bảo vệ làng. Người Chăm ở vương quốc Panduranga thường lên tấn công bắt dân địa phương về làm nô lệ, vì dân làng bị bắt quá nhiều, Kanai kêu gọi các bộ tộc nổi dậy,chống lại,nàng cưỡi tê Giác dẫn đầu đoàn quân tràn xuống Panduranga đánh phá, chiếm được 4 thành của n gười Chăm, giải cứu được hàng trăm dân K’ho bị bắt. Nhưng một số người K’ho, Mạ khác lại đem long đi theo địch . Trước cảnh tình này kanai đã thẳng tay trừng trị những kẻ phản bội.Sau đó nàng cùng 4 con Tê Giác trở về làng ngày đêm san núi ủi đồi dựng vương quốc cho dân tộc của mình và bongour là dấu vết của 4 con tê giác cắm sừng xuống rừng núi Lâm Đồng. Thuỷ điện Đại Ninh Vườn Cà phê Chè: Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Họ này bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới. Chi cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy. Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng không đáng kể. Cây cà phê chè có thể cao tới 6 m, cà phê vối tới 10 m. Tuy nhiên ở các trang trại cà phê người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4 m, thuận lợi cho việc thu
  16. hoạch. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường mọc thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa. Ở Việt Nam, nước hiện đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối (robusta), niên vụ được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau (theo dương lịch). Thời gian thu ho ạch tại các tỉnh Tây Nguyên — là nơi sản xuất khoảng 80 % tổng sản lượng của Việt Nam — thường kéo dài trong 4 tháng, tính từ cuối tháng 10 đến hết tháng 1. Cây chè tại Việt Nam đến giữa thể kỷ 20 được giồng khắp miền quê ngòai Bắc và Trung. Loại này thân mọc cao, lá lớn và dầy, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi gọi là chè xanh.Loại thứ hai là chè đồn điền, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước. Hạng nhất là chè búp, có khi gọi văn vẻ là “chè bạch mao” hay “chè bạch tuyết” nếu búp có lông tơ trắng.Hạng nhì là hai lá chè kế. Lá thứ tư, thứ năm là chè hạng ba. Những lá dưới nữa thì dùng làm chè mạn, rẻ hơn cả.Tính đến năm 1960, Việt Nam xuất cảng 2.000 tấn chè mỗi năm. Thác Bốp la: - Thác Bopla hay còn gọi là Thác Ngà Voi nằm trên địa phận xã Liên Đầm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt hơn 8km và cách thị xã Bảo Lộc 25km, thác rất cao và mang đậm vẻ hoang sơ. - Nằm cách đường quốc lộ 20 chỉ khoảng 300m đường vòng, thác Bobla đọc theo tiếng K’ho là Pố Pla (nghĩa là đầu ngà voi). Theo lời kể của đồng bào dân tộc bản xứ thì vào thời xa xưa, xưa lắm – khi người Chàm cai trị Di Linh ngày nay, họ bắt người dân bản xứ phải đóng thuế bằng những sản vật của núi rừng như da thú, sừng tê giác, hươu nai… và đặc biệt là ngà voi. Với ngà voi thì phải chọn cái to và người tù trưởng của bộ tộc nơi con thác đã tìm được một cặp ngà voi cao quá đầu người, ngựa phi qua cũng không được. Từ đó, vua Chàm thích quá nên đặt cho nơi này là Pố Pla và dòng thác cũng mang tên là PốPla. Còn cái tên Liên Đầm là do đọc trại của hai chữ Lang Dăm – một chàng trai tài giỏi đã cứu giúp dân làng Liang Jrăk Mur khỏi giặc Chàm. Trong một lần quân Chàm tiến đánh buôn làng, cả làng đều sợ hãi bỏ chạy. Duy chỉ có Liang Dăm là không chạy, anh bẻ một cành trâm bên bờ thác và cầm cành trâm hướng về phía quân thù. Lạ thay, khi cành trâm gãy đến đây thì quân Chàm tan vỡ, tự đâm chém nhau. Giặc tan rồi, Liang lặng lẽ đi về phía đông dòng thác rồi biến mất không đợi dân làng kéo đến tạ ơn. Từ đó để ghi nhớ công ơn, dân làng đã đặt tên buôn là Liang Dăm và sau này đã bị đọc trại, phiên âm theo tiếng Kinh là Liên Đầm. Khi chỉ còn cách thác vài chục mét, du khách sẽ nghe thấy tiếng thác đổ và càng gần thác du khách càng cảm nhận được vẻ hoang sơ của nó. Thác nằm lọt thỏm giữa hai ngọn đồi có hình voi phục và giống như một hang động với cảnh quan nhà cửa, những trang trại cà phê ở xung quanh. Dưới thác là một cái hồ nhỏ do nước chảy lâu ngày tạo thành. Cạnh hồ có những tảng đá lớn trông như những bàn đá của trời và có những cây cổ thụ cao to che mát cả một khoảng trời. Cũng giống như thác Đambri ở thị xã Bảo Lộc, thác Ngà voi rất cao. Từ Tết Canh Thìn 2000, thác được đưa vào quản lý và khai thác bởi công ty Dịch vụ và du lịch Đà Lạt. Thuỷ điện Hàm Thuận Đa Mi:
  17. - Thuỷ điện này được xây dựng vào ngày 18/02/1997 đến 16/05/1997 - Tổng khởi công xây dựng thuỷ điện Hàm Thuận Đa Mi với tổng công suất 475 MW, trong đó Hàm Thuận 300MW, Đa Mi 175 MW, sản lượng điện trung bình năm là 1,6tỉ kwh, với tổng số vốn là 70 tỉ yên Nhật vốn vay ODA 85%, hai nhà máy cách nhau 10km, nước xả của Hàm Thuận là nguồn nứơc cung cấp cho Đa Mi - Hệ thống thuỷ điện này nằm trên thượng nguồn sông La Ngà. Trà Tâm Châu: Uống trà là một nét đặc trưng đậm đà bản sắc trong văn hóa ẩm thực của nhân loại. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có nhũng cách thể hiện nét văn hóa đặc thù của dân tộc mình , vì thế mà chuyện “ẩm” cũng được coi là nghệ thuật : nghệ thuật pha trà, nghệ thuật độc ẩm , đối ẩm . Đất nước Nhật Bản với nghệ thuật Trà Đạo đã nỗi tiếng khắp thế giới , không những chất liệu trà được bào chế và bảo quản đúng mức mà khi thưởng thức trà người ta cảm nhận được néttinh tế cái hồn của đất nước và con người Nhật Bản. Khi xưa thi sĩ Tản Đà nghiền trà đến mức phải đi hành khất khắp thiên hạ chỉ để xin trà và tìm tri âm đối ẩm. Nắm bắt được thị hiếu và nét văn hóa đặc sắc đó , năm 1993 công ty trà và cà phê Tâm Châu đã được xây dựng trên cao nguyên Lâm Đồng , giữa một vùng nguyên liệu dồi dào và đầy tiềm năng , lần đầu tiên tại Việt Nam có một trung tâm trà cà phê , nơi quy tụ các Danh trà và cà phê của Bảo Lộc , cũng như của mọi miền đất nước , cùng với một số sản phẩm trà và cà phê nước ngoài. Đây là nơi duy nhất tại Bảo Lộc mà khách hàng có thể tìm thấy các lọai trà và cà phê ưa thích Trà Ô Lông:♠ Trà Olong có nguồn gốc từ từ vùng núi Long Tĩnh , thuộc tỉnh phúc kiến Trung Quốc, sau đó được du nhập và phát triển cực thịnh ở Đài Loan rồi trở nên nỗi tiếng khắp thế giới . Giống trà cao cấp này chỉ phù hợp với vùng khí hậu ôn đới ở những vùng đất có độ cao nhiều so với biển, đồng thời đòi hỏi một quy trình công nghệ sạch từ khâu chăm sóc đến khâu chế biến. Khí hậu thổ nhưỡng, giống cây trồng và kỉ thuật chế biến là nền tảng để đạt được thành phần duợc chất và hương vị của trà.Những kết quả nghiên cứu mới nhất về tác dụng của trà olong do các trường đại học ở Nhật Bản (ĐH Osaka, ĐH Dược Shiga) phát hiện: _ trà Olong cũng có tác dụng như ở trà xanh : giúp phònh chốnh ung thư, tim mạch , viêm khớp sâu răng . _ Trà Olong giúp gảim hẳn nguy cơ mắc bênh xơ cứng động mạch , tiểu đường và nhất là béo phì. _Trà Olong làm chậm quá trình lão hóa da , ngăn ngừa sự hình thành của tàn nhang và những nếp nhăn. Sở dĩ trà Olong có tác dụng như vậy là nhờ nguồn Polyphenol đã tăng cường hoạt động của enzym SOD ( supperoxide dismutate) giúp ngăn ngừa sự hình thành và lọai bỏ các yếu tố gây bệnh do cơ thể thường xuyên phải kháng lại tác hại của tia cực tím , khói thuốc lá , thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia , stress hay vận động quá mức . Bên cạnh đó , Polyphenol còn có tác dụng thúc đẩy sự chuyển hóa năng lượng của mỡ ( nhờ tăng cường hoạt động của enzym phân giải triglyceride), từ đó giúp giảm cân và chống được bệnh béo phì. Thác Dambri:- theo quốc lộ 20 du khách đến thác này, cách thị xã Bão Lộc khoảng 18km về phía Tây.
  18. - Thác cao 90m, kỳ vĩ, tiếng nước đổ lan rộng mấy km. Toàn cảnh thác này vừa kỹ vĩ vừa mỹ miều, trên thượng nguồn là rừng cây lá rậm rạp,xanh mát, dòng nước trong, trữ tình, dưới chân thác là vực sâu nhưng dòng chảy ngàn năm tạo hình uốn lượn kỳ thú. Sau hơn một năm triển khai, khu du lịch rộng hơn 300ha đã có được một số cơ sở vật chất như nhà hàng, quán nước, quầy lưu niệm… Bên cạnh đó, các dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi, thư giãn cũng được chú ý đầu tư như thang máy xuống tham quan thác, quán cà phê dưới chân thác, đạp vịt, xe đạp đôi, bàn bida… Nếu muốn có những giây phút lắng mình, trở về với những trò chơi dân gian, du khách có thể chơi đu quay, xích đu, đi cầu khỉ không cần tay vịn… Khu du lịch Dambri cũng tập trung được một đoàn xiếc thú biểu diễn ở khu vực nuôi thả thú tự do phục vụ các em thiếu nhi. Ngoài thác chính là Dambri, khu du lịch còn ngọn thác Sasabrah ở phía trong và làng đồng bào dân tộc Mạ - tên Damri theo ngôn ngữ K’ho có nghĩa là chờ đợi bắt nguồn từ 2 tên kdam và h’ri của một đôi trai gái trong cuộc tình chung thuỷ. Truyền thuyết kể lại rằng từ rất xa xưa ngọn thác này chỉ là dòng suối nhỏ nơi tắm thường ngày của nàng Hri xinh đẹp. Một hôm, chàng thanh niên Kdam đi săn tới đây tình cờ thấy nàng đang ở dưới suối, chàng bị vẻ đẹp của nàng làm cho mê mẫn. Sau đó, hai người yêu nhau rồi tiến tới hôn nhân. Rồi một ngày nọ chàng Kdam đi săn trong rừng quá lâu, nàng Hri ở nhà chờ đợi mà chẳng thấy chồng về. Ngày lại ngày Kdam vẫn bặt tin, quá thương nhớ chồng Hri khóc mãi đến nỗi nước mắt tuôn trào lai láng hoà cùng nước suối tạo thành dòng thác lớn. Sau chuyến đi săn lâu ngày, Kdam trở về nghe biết chuyện vợ ở nhà chàng đến bên bờ suối nhảy từ cao nhảy xuống đáy thác tự vẫn theo vợ, giữ trọn lời thề chung thuỷ, thân xác biến thành con sư tử. Ngày nay khi du khách đến bên ngọn thác này nhìn thấy được tảng đá có hình dạng sư tử ở dưới chân thác, đó là chàng Kdam vẫn ngồi phục khóc thương cho người vợ yêu quý.Do đó mà thác có tên là Damri Đèo Bảo Lộc Cây Kơnia:- Cây Kơnia hay còn gọi là Cốc, Cầy là một loài cây thân gỗ lớn rừng tự nhiên, cao 15-30m, đường kính 40-60 cm, tên khoa học là: Irvingia malayana, thuộc họ Ixonan. - Là cây thường xanh có tán hình trứng, đẹp, rậm rạp có màu lục sẫm đặc trưng nên rất dễ nhận biết từ xa ( Tuy nhiên hình như cũng còn có một loại khác tán thưa, người ta gọi đó là Kơ Nia giống cái, có số lượng ít hơn nhiều so với loại có nét đặc trưng trên). Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi chúng là nơi trú ngụ của thần thánh, của vong linh những người đã khuất, vì vậy rất ít khi họ đụng chạm đến chúng, chặt phá chúng. Mặt khác do tính chất cơ lý rất đặc biệt của loài cây này là cho gỗ rất cứng, khi đã khô rất khó cưa xẻ nhưng lại cực kì dễ mối mọt KDL madagui:- Khu du lịch nằm tại thị trấn Ma Đa Gui, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. - Đây là điểm du lịch dã ngoại khá hấp dẫn dành cho giới trẻ yêu thiên nhiên, thích mạo hiểm. Khu du lịch có tổng diện tích khoảng 600ha, bao gồm nhiều khu vực như: khu thám hiểm rừng, khu cắm trại – sinh hoạt ngoại khóa, khu dịch vụ – nhà hàng nghỉ, khu vui chơi giải trí, khu công viên. Cảnh quan Mađagui được thiết kế hài hòa giữa tự nhiên và nhân tạo. Có suối Mađagui chảy quanh, cầu treo vắt ngang qua suối. Hoa cảnh được
  19. trồng tỉa, đan xen với cây rừng rất đẹp. Đến với Mađagui, du khách được đắm mình trong những dòng suối mát lành, được trở về với thiên nhiên hoang dã, tamh quên đi bao lo toan vất vả của cuộc sống đời thường. Không những như thế. Du khách cảm thấy ngạc nhiên và thích thú khi thám hiểm quần thể hang động được kết nối cực kỳ phức tạp với những hòn đá khổng lồ, nhiều hình thù kỳ lạ và được chồng lên nhau như: hang Thầy, hang Cô, hang Thần Núi, hang Tử Thần, hang Dơi Không những phát triển các tuyến điểm tham quan về rừng, tận dụng cảnh quan thiên nhiên và diện tích rừng hiện có, khu du lịch rừng Mađagui còn phát triển thêm loại hình giáo dục trực quan về môi trường sinh thái với công trình khu rừng nhiệt đới Mađagui. Đây sẽ là nơi học sinh-sinh viên có thể khám phá, tìm hiểu về thực vật, nơi thực tập khá da dạng về sinh học, ông tập và tiếp cận thực tế với những gì đã học, là điểm tham quan bổ ích, hấp dẫn dành cho các tour giáo dục môi trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2