Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
TỈ LỆ M‐CHAT DƯƠNG TÍNH (NGUY CƠ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ): <br />
MỘT KHẢO SÁT TẠI CỘNG ĐỒNG TRẺ HỌC MẦM NON <br />
TỪ 16‐36 THÁNG TRONG QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ <br />
Nguyễn Đức Trí*, Trần Diệp Tuấn** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Tổng quan: Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa thần kinh phức tạp, đặc trưng bởi sự suy <br />
giảm trong giao tiếp và phản xạ xã hội, cũng như hạn chế về hành vi và cư xử lặp đi lặp lại. Trẻ tự kỷ thường <br />
được phát hiện ở độ tuổi trên 4 là chủ yếu với các dấu hiệu nặng và điển hình. Vì vậy, tại cộng đồng, việc phát <br />
hiện sớm trẻ có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ để được tư vấn, theo dõi và can thiệp sớm là rất cần thiết. <br />
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và đặc điểm dịch tễ của trẻ có M‐CHAT dương tính (Bảng kiểm tra chứng tự kỷ ở <br />
trẻ nhỏ có bổ sung) học mầm non từ 16‐36 tháng tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. <br />
Phương pháp: Mô tả cắt ngang. <br />
Kết quả: Trong 1369 trẻ có 95 trẻ có M‐Chat dương tính, chiếm tỉ lệ 6,9%. Cha mẹ các trẻ được tư vấn đưa <br />
trẻ đến khám và theo dõi tại đơn vị tâm lí của Bệnh viện Nhi đồng 1, 2 thành phố Hồ Chí Minh. Tỉ lệ có M‐Chat <br />
dương tính ở trẻ trai cao gấp 2,1 lần so với ở trẻ gái (9% so với 4,4%, p=0,001). Tỉ lệ M‐Chat dương tính ở <br />
nhóm trẻ 16‐