intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tỉ lệ thiếu sắt ở tam cá nguyệt 1 và các yếu tố liên quan của thai phụ khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

52
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiếu sắt là vấn đề dinh dưỡng phổ biến và là nguyên nhân chính gây thiếu máu. Phụ nữ mang thai là đối tượng nguy cơ cao thiếu sắt do tăng nhu cầu của cơ thể, đưa đến hậu quả là thiếu máu ở người mẹ, tăng kết cục xấu trong thai kì và giảm dự trữ sắt ở trẻ sau sinh. Bài viết trình bày xác định tỉ lệ thiếu sắt và các yếu tố liên quan ở tam cá nguyệt 1 của thai phụ khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tỉ lệ thiếu sắt ở tam cá nguyệt 1 và các yếu tố liên quan của thai phụ khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

  1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 TỈ LỆ THIẾU SẮT Ở TAM CÁ NGUYỆT 1 VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA THAI PHỤ KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bùi Thị Phương Loan1, Vương Thị Ngọc Lan2, Trần Nhật Thăng2 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thiếu sắt là vấn đề dinh dưỡng phổ biến và là nguyên nhân chính gây thiếu máu. Phụ nữ mang thai là đối tượng nguy cơ cao thiếu sắt do tăng nhu cầu của cơ thể, đưa đến hậu quả là thiếu máu ở người mẹ, tăng kết cục xấu trong thai kì và giảm dự trữ sắt ở trẻ sau sinh. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thiếu sắt và các yếu tố liên quan ở tam cá nguyệt 1 của thai phụ khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 184 thai phụ ở tam cá nguyệt 1, thiếu sắt được chẩn đoán khi nồng độ ferritin < 30ng/ml. Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ thiếu sắt ở tam cá nguyệt 1 là 15,8%, tỉ lệ dự trữ sắt cạn kiệt là 6,0%. Yếu tố nguy cơ của thiếu sắt là đã từng có thai (PR=2,17; KTC 95% 1,14-4,13), không ăn thịt đỏ (PR=3,1; KTC 95% 1,04-9,28) và chu kì kinh kéo dài (PR=2,54; KTC 95% 1,22-5,26). Kết luận: Cần quan tâm tầm soát thiếu sắt trong thai kì bên cạnh tầm soát thiếu máu nhằm giảm kết cục thai kỳ xấu cho mẹ và con. Từ khoá: thiếu sắt, thiếu máu, ferritin huyết thanh, tam cá nguyệt 1 ABSTRACT THE PREVALENCE OF IRON DEFICIENCY IN THE FIRST TRIMESTER AND ASSOCIATED FACTORS IN PREGNANT WOMEN EXAMINING AT HO CHI MINH CITY UNIVERSITY MEDICAL CENTER Bui Thi Phuong Loan, Vuong Thi Ngoc Lan, Tran Nhat Thang * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 1 - 2021: 137 - 142 Background: Iron deficiency is the most common nutrient deficiency and the main cause of anemia. Pregnant women are at high risk of iron deficiency due to the increased use of iron during pregnancy, resulting in maternal anemia during pregnancy, adverse obstetric outcomes and reduced iron storage in the newborn. Objectives: To determine the prevalence of iron deficiency and its associated factors in the first trimester of pregnant women examining at Ho Chi Minh City University Medical Center. Methods: A cross – sectional study was conducted on 184 pregnant women. Serum ferritin was performed in the first trimester. Iron deficiency was defined as serum ferritin of
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học Keyword: iron deficinency, anemia, serum ferritin, first trimester ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêu chuẩn chọn mẫu Thiếu máu là một trong những vấn đề ảnh Thai phụ ở tuổi thai 11 đến 14 tuần, không có hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhân loại. bệnh lý nội khoa nặng phải chấm dứt thai kỳ, Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ là đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu. nguy cơ cao thiếu máu. Năm 2016, Tổ chức Y Tiêu chuẩn loại Tế Thế giới ước tính khoảng 40% phụ nữ mang Có bệnh lý gan, thận mạn, nhiễm trùng. thai bị thiếu máu và hơn 50% trường hợp là do Phương pháp nghiên cứu thiếu sắt(1). Thiết kế nghiên cứu Theo công bố mới của Viện Dinh Dưỡng Nghiên cứu cắt ngang. Việt Nam tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai trên toàn quốc năm 2014–2015 là 32,8%, trong đó Cỡ mẫu và cách chọn mẫu tỉ lệ thiếu máu do thiếu sắt chiếm tỉ lệ 54,3%(2). Cỡ mẫu được tính theo công thức tính tỉ lệ Thiếu sắt trong thai kì sẽ dẫn đến tình trạng trong một quần thể, cỡ mẫu cần thu thập là 184 thai phụ. Chọn mẫu toàn bộ trong thời gian thiếu máu, tăng nguy cơ tai biến và tử vong mẹ nghiên cứu. trong thời kì mang thai và hậu sản, tăng nguy cơ sinh non, thai nhẹ cân,… Khi dự trữ sắt trong cơ Phương pháp tiến hành thể người mẹ giảm sẽ dẫn đến tình trạng thiếu Sàng lọc thai phụ, giải thích về nghiên cứu sắt ở trẻ sau sinh và thậm chí tình trạng này còn và cho bệnh nhân ký cam kết đồng thuận tham kéo dài trong những năm đầu đời của trẻ, ngay gia nghiên cứu. Tất cả thai phụ được thực hiện cả những trường hợp không thiếu máu(3,4). đo lường nồng độ hemoglobin và ferritin cùng với các xét nghiệm thường quy trong thai kì theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo bổ sung sắt quy định của bệnh viện Đại học Y Dược Thành từ khi có thai và chương trình quốc gia về bổ phố Hồ Chí Minh. sung sắt vào thực phẩm và sử dụng viên sắt Chúng tôi thu thập những thông tin về phòng ngừa, tuy nhiên tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi ở, dân vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm. Phát hiện và tộc, mức thu nhập, cân nặng, chiều cao trước điều trị cho những thai phụ thiếú sắt sẽ làm khi mang thai, số lần mang thai, số lần sinh giảm tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt trong thai kì. con đủ tháng, số lần sinh con thiếu tháng, tiền Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để trả lời sử bệnh lý nội khoa, bệnh lý phụ khoa, đặc câu hỏi nghiên cứu: “Tỉ lệ thiếu sắt ở tam cá điểm chu kì kinh nguyệt, các biện pháp ngừa nguyệt 1 của thai phụ khám tại bệnh viện Đại thai, thói quen ăn uống, sử dụng chế phẩm có học Y Dược TP. Hồ Chí Minh là bao nhiêu và các chứa sắt trước mang thai. yếu tố nào liên quan đến tình trạng này?” Chúng Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu sắt khi nồng tôi tiến hành nghiên cứu này để xác định tỉ lệ độ ferritin huyết thanh
  3. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 với khoảng tin cậy 95%. Bảng 2 trình bày kiến thức và hành vi về Y đức thiếu sắt của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội Bảng 2: Đặc điểm kiến thức và hành vi về thiếu sắt đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại (n=184) Đặc điểm Tần số (tỉ lệ %) học Y Dược TP. HCM, số 654/ĐHYD-HĐĐĐ, Có 86 ( 46,7) ngày 15/11/2019. Biết tác hại của thiếu sắt Không 98 ( 55,3) KẾT QUẢ Biết cách phòng ngừa thiếu Có 20 (10,9) sắt Không 164 (89,1) Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Ăn thịt đỏ 181 (98,4) Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu được Thói quen ăn thịt đỏ Không 3 (1,6) trình bày trong Bảng 1. Sử dụng chế phẩm có chứa Có 75 (40,8) Bảng 1: Đặc điểm dân số, xã hội và đặc điểm lâm sắt trước khi mang thai Không 109 (59,2) sàng của đối tượng nghiên cứu (n = 184) Tỉ lệ thai phụ thiếu sắt Đặc điểm Tần số (tỉ lệ%) Trong tổng số 184 thai phụ, có 29 thai phụ < 30 tuổi 108 (58,7) được chẩn đoán thiếu sắt, chiếm 15,8%, trong đó Nhóm tuổi Từ 30 - < 35 tuổi 58 (31,5) > 35 tuổi 18 (9,8) có 6% thai phụ có dự trữ sắt cạn kiệt. Phân bố < cấp 3 19 ( 10,3) nồng độ ferritin được mô tả trong Bảng 3. Trong Trình độ học nhóm thiếu sắt chỉ có 17,2% thai phụ bị thiếu Cấp 3 26 (14,1) vấn > trung cấp 139 (75,6) máu. Tỉ lệ thiếu máu là 6,5%, về đặc điểm hồng Công nhân viên 115 (62,5) cầu nhỏ nhược sắc (MCV
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học Yếu tố nguy cơ Có thiếu sắt Không thiếu sắt PR - p b Bình thường 23 (13,2) 151 (86,8) 0,001 DCTC chứa đồng 4 (44,4) 5 (55,6) 0,22 Các biện pháp ngừa thai Ocs 3 (9,7) 28 (90,3) a 0,34 0,039 Biện pháp khác 22 (15,3) 122 (84,7) Có 26 (25,7) 75 (74,3) 7,12 Thói quen ăn thịt đỏ a Không 3 (3,6) 80 (96,4) 0,001 Không 28 (25,7) 81 (74,3) 19,27 Sử dụng chế phẩm có chứa sắt b Có 1 (1,3) 74 (98,7) 0,001 Kiểm định chi bình phương a Kiểm định chính xác Fisher b Sau khi phân tích hồi quy đa biến Poisson cứu khác có thể do đối tượng nghiên cứu của các yếu tố liên quan, sử dụng phương pháp chúng tôi được lấy máu ở thời điểm thai 11-14 phân tích stepwise chúng tôi ghi nhận có 3 yếu tuần, ở thời điểm này, nhiều nghiên cứu cho tố liên quan thực sự ảnh hưởng đến tình trạng thấy dự trữ sắt cao nhất do thai phụ vừa trải qua thiếu sắt là đã từng mang thai với PR=2,17 (KTC tình trạng vô kinh, sự thay đổi nồng độ 95% 1,14 - 4,13) và p=0,019, không ăn thịt đỏ với hemoglobin sinh lý ở giai đoạn này chưa đáng PR=3,1 (KTC 95% 1,04 - 9,28) và p=0,043 và có kể và và có đến 40,8% đối tượng nghiên cứu bổ thời gian hành kinh kéo dài với PR=2,54 (KTC sung các chế phẩm có chứa sắt trước khi mang 95% 1,22-5,26) và p=0,013. thai. Và tỉ lệ thiếu sắt ở tam cá nguyệt 2 và tam BÀN LUẬN cá nguyệt 3 thường cao hơn do nhu cầu sắt lúc này cao hơn tam cá nguyệt 1. Trong 29 thai phụ Bổ sung sắt được Tổ chức Y tế Thế giới thiếu sắt, chỉ có 5 thai phụ bị thiếu máu, chiếm khuyến cáo cho thai phụ ở các nước đang phát 17,2% và có đến hơn 80% (chiếm 82,8%) các thai triển. Ở Việt Nam, chương trình phòng chống phụ không thiếu máu, do đó, nếu chỉ tầm soát thiếu máu quốc gia cũng đã thực hiện bổ sung đơn thuần bằng nồng độ hemoglobin thì có thể sắt thường quy và ngày càng nhiều thai phụ bỏ sót nhóm thai phụ thiếu sắt mà không thiếu nhận thức về tình trạng thiếu máu và bổ sung máu. Các thai phụ thiếu sắt mà không thiếu máu sắt hoặc các chế phẩm chứa sắt trước và trong cũng dẫn đến những kết cục xấu cho mẹ và thai. thai kì. Điều này có thể dẫn đến kết quả của những nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ tệ thiếu Nếu chọn ở hướng tiếp cận hồng cầu nhỏ máu thiếu sắt có xu hướng giảm như tác giả nhược sắc (MCV
  5. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 rằng có thể nên tiếp cận ở cả hai hướng tổng Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong phân tích tế bào máu và nồng độ ferritin huyết những trường hợp thiếu máu, những người ăn thanh trong chiến dịch tầm soát thiếu máu thiếu chay có dự trữ sắt thấp hơn, nhưng không khác sắt và sàng lọc bệnh Thalassemia. biệt về nồng độ hemoglobin so với người có ăn Chế độ ăn hàng ngày, chu kì kinh nguyệt, thịt(12), điều này cũng phù hợp với nghiên cứu dụng cụ tử cung không chứa hormone, cân của chúng tôi không ăn thịt đỏ là yếu tố nguy cơ nặng, tình trạng hút thuốc, cường độ hiến máu, của thiếu sắt với PR=2,17 (KTC 95% 1,14-4,13) và tiền sử sản khoa được xem là các yếu tố liên p=0,019. quan với thiếu sắt(4). Điểm mạnh của nghiên cứu là có thực hiện Chúng tôi nhận thấy từng mang thai thì có bổ sung sắt và có sự theo dõi thai phụ đến cuối tỉ lệ thiếu sắt cao so với chưa mang thai với thai kỳ để đánh giá tỷ lệ thiếu máu là hậu quả PR=2,17 (KTC 95% 1,14-4,13) và p=0,019. Điều quan trọng của thiếu sắt. Hạn chế của đề tài là này cũng tương đồng với tác giả Phạm Thanh không thực hiện xét nghiệm lại ferritin huyết Hải 2016, tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt của con rạ thanh ở cuối thai kỳ để đánh giá hiệu quả trực nhiều hơn con so(6). Nguy cơ thiếu máu ở thai tiếp của bổ sung sắt. phụ sẽ tăng theo số lần mang thai, điều này Hạn chế của đề tài được giải thích là do càng sinh đẻ nhiều sẽ Thời gian nghiên cứu ngắn và số lượng càng tăng nguy cơ chảy máu, mỗi lần mang mẫu chưa đủ lớn, cách chọn mẫu thuận tiện thai đều mất máu trước, trong và sau sinh. nên có thể mẫu không đại diện cho toàn bộ Sinh con càng nhiều thì nguy cơ mất máu càng thai phụ đến khám tại bệnh viện Đại học Y tăng, một số báo cáo cho thấy rằng các yếu tố Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, đối trung gian như tăng dẫn lưu tĩnh mạch đến tượng chọn lựa nghiên cứu tại bệnh viện Đại phần dưới tử cung, hyalin hoá các mạch máu học Y dược thành phố Hồ Chí Minh đa phần và giảm sự đàn hồi của thành tử cung được có điều kiện kinh tế khá hơn trong cộng đồng xem như cơ chế gây tăng lượng máu mất ở chung, do đó kết quả có thể không đại diện thai phụ mang thai nhiều lần. được cho toàn thể cộng đồng. Chúng tôi tìm thấy có khác biệt ở nhóm đối Tính ứng dụng của đề tài là cần tăng cường tượng có thời gian hành kinh kéo dài với tư vấn cho những đối tượng nguy cơ thiếu sắt PR=2,54 (KTC 95% 1,22-5,26) và sự khác biệt như đã từng mang thai, không ăn thịt đỏ và này có ý nghĩa thống kê với p=0,013. Điều này hành kinh kéo dài trước khi mang thai nhằm cũng được giải thích do hành kinh kéo dài sẽ giảm tỉ lệ thiếu sắt trong thai kì, từ đó sẽ làm làm mất lượng máu trong cơ thể lâu dần nên giảm nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cho thai phụ. dễ gây nên tình trạng thiếu sắt bởi vì phần lớn KẾT LUẬN chuyển hóa sắt được thực hiện trong hệ thống khép kín giữa các khu vực với nhau. Ở người Qua khảo sát trên 184 thai phụ ở tam cá trưởng thành, 95% nhu cầu sắt để tạo hồng cầu nguyệt 1 chúng tôi ghi nhận có 15,8% thai phụ được tái sử dụng từ quá trình phân hủy hồng thiếu sắt và có 6,0% thai phụ có dự trữ sắt cạn cầu già và chỉ có 5% lượng sắt cần phải bổ kiệt. Trong số các thai phụ thiếu sắt chỉ có 17,2% sung qua thức ăn, vì vậy cơ thể chỉ cần thêm thai phụ bị thiếu máu. Các yếu tố liên quan đến 1mg sắt trong một ngày cũng đủ để tạo hồng thiếu sắt trong tam cá nguyệt 1 là từng có thai, cầu bình thường. Tuy nhiên, khi cơ thể mất đi không ăn thịt đỏ và thời gian hành kinh kéo dài. số lượng máu nhiều hơn sẽ phải bổ sung Đề xuất thực hiện xét nghiệm ferritin trong tam lượng sắt qua chế độ ăn cao hơn mới có thể bù cá nguyệt 1 đồng thời với xét nghiệm lại số lượng sắt mất qua kinh nguyệt. hemoglobin nhằm phát hiện thai phụ thiếu sắt, Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 141
  6. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học thiếu máu thiếu sắt để bổ sung sắt kịp thời. 7. Võ Thị Thu Nguyệt (2007). Khảo sát tình trạng thiếu máu thiếu sắt trong 3 tháng giữa thai kỳ và các yếu tố liên quan TÀI LIỆU THAM KHẢO tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 12(1):162-170. 1. World Health Organization (2016). Global health 8. Phan Bích Nga (2012). Thiếu vi chất dinh dưỡng ở mẹ và con observational data repository: prevalence of anaemia in và hiệu quả bổ sung đa vi chất trên trẻ suy dinh dưỡng bào women, estimates by country. thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Luận án Tiến sĩ Dinh 2. Viện dinh dưỡng (2015). Tình trạng thiếu máu và thiếu sắt ở dưỡng, Viện Dinh Dưỡng. trẻ em và phụ nữ năm 2014 - 2015. Báo cáo điều tra về Vi 9. Loy SL, Lim LM, Chan SY, Tan PT, Chee YL, Quah PL, Chan chất dinh dưỡng năm 2014 – 2015. JKY (2019). Iron Status and Risk Factors of Iron Deficiency 3. Haider BA, Olofin I, Wang M, Spiegelman D, Ezzati M, among Pregnant Women in Singapore: A Cross-Sectional Fawzi WW, Nutrition Impact Model Study Group (aneamia) Study. BMC Public Health, 19(1):397. (2013). Anaemia, prenatal iron use, and risk of adverse 10. Gomes da Costa A, Vargas S, Clode NM, Graça L (2016). pregnancy outcomes: systematic review and meta-analysis. Prevalence and Risk Factors for Iron Deficiency Anemia and BMJ, 346:f3443. Iron Depletion During Pregnancy: A Prospective Study. Acta 4. Rukuni R, Knight M, Murphy MF, Roberts D, Stanworth SJ Medica Portuguesa, 29(9):514-518. (2015). Screening for iron deficiency and iron deficiency 11. Đặng Thị Hồng Thiện (2019). Nghiên cứu sàng lọc bệnh anaemia in pregnancy: a structured review and gap analysis Thalassemia ở phụ nữ có thai đến khám và điều trị tại bệnh against UK national screening criteria. BMC Pregnancy and viện Phụ sản Trung Ương. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại Childbirth, 15:269. học Y Hà Nội. 5. Daru J, Allotey J, Pena-Rosas JP, Khan KS (2017). Serum 12. SACN (2010). Iron and Health. In: London. The Scientific Ferritin Thresholds for the Diagnosis of Iron Deficiency in Advisory Committee on Nutrition. Pregnancy: A Systematic Review. Transfusion Medicine, 27(3):167–174. 6. Phạm Thanh Hải (2016). Yếu tố liên quan đến tình trạng Ngày nhận bài báo: 10/11/2020 thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám tại Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 06/02/2021 Bệnh viện Từ Dũ. Phụ Sản, 14(2):45-49. Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021 142 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2