YOMEDIA
ADSENSE
Tìm hiểu FireFox 4
86
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Firefox chạy trên hệ điều hành OS/2 - eComStation operating system Mozilla Firefox có thể chạy trên rất nhiều hệ điều hành khác nhau. Các phiên bản được cung cấp chính thức trên trang web của Mozilla có thể chạy trên các hệ điều hành sau
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu FireFox 4
- Firefox chạy trên hệ điều hành OS/2 - eComStation operating system Mozilla Firefox có thể chạy trên rất nhiều hệ điều hành khác nhau. Các phiên bản được cung cấp chính thức trên trang web của Mozilla có thể chạy trên các hệ điều hành sau:[18]: • Hầu hết các phiên bản Windows, bao gồm 98, 98SE, Me, NT 4.0, 2000, XP, và Server 2003. Phiên bản cho thiết bị USB Smart Drives cũng có(xem phần "Portable Firefox"). • Mac OS X. Mozilla Firefox phiên bản 1.5.0.4 đã được phát hành chính thức dưới dạng universal binary — một dạng mã máy giúp chương trình trên hệ điều hành Mac OS có thể chạy trên cả nền Intel x86 và Power PC. Rất nhiều phiên bản không chính thức đã được tạo trước đó, bao gồm cả phiên bản được tạo bởi lập trình viên của hãng Apple của năm 2005 Worldwide Developers Conference. • Đối với rất nhiều bản phân phối của Linux sử dụng X Window System, Firefox được coi như là trình duyệt mặc định của hệ điều hành. Firefox không hỗ trợ chính thức Windows NT 3.51 và Windows 95, nhưng nó vẫn có thể hoạt động được trên hai hệ điều hành này sau khi đã chỉnh sửa một vài thiết lập của Firefox. [19] Kể từ khi Mozilla Foundation mở mã nguồn của Firefox, người dùng có thể biên dịch và chạy Firefox trên rất nhiều kiến trúc và hệ điều hành mở. Các hệ điều hành sau không hỗ trợ chính thức bởi người phát triển Mozilla nhưng được biết là có thể chạy được: • Solaris (x86 và SPARC) • OS/2 và các bản kế, eComStation • AIX[20] • FreeBSD[21] • IRIX • NetBSD • OpenBSD • BeOS/Haiku/Zeta • SkyOS • RISC OS (ARM)[22] Bản xây dựng cho Windows XP Professional x64 Edition cũng có tại 1 Phiên bản hỗ trợ cho máy tính Amiga cũng đang được phát triển. [sửa] Quốc tế hóa và bản địa hóa
- Những người đóng góp tự nguyện trên toàn thế giới đã cộng tác với nhau trong việt dịch ngôn ngữ của trình duyệt Firefox ra rất nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, cả một số ngôn ngữ rất ít được bản địa hóa, như tiếng Chichewa, nhưng hiện tại vẫn còn một số ngôn ngữ chưa được mã hóa như tiếng Lát-vi, tiếng Malay, tiếng Arập, tiếng Thái, tiếng Việt, tiếng Hindi và tiếng Persian. Do sử dụng DTD và tệp .property để sắp xếp các từ, chuỗi được hiển thị trong chương trình, nên ngay cả người dùng không có kiến thức về lập trình cũng có thể dịch ngôn ngữ của Firefox sang ngôn ngữ mẹ đẻ của mình chỉ cần dùng một trình soạn thảo văn bản. [sửa] Công cụ phát triển web DOM Inspector kiểm tra trang chủ Wikipedia Giống như Mozilla Suite, Firefox đi cùng hai công cụ phát triển web: DOM Inspector và JavaScript Console. Trong chế độ cài đặt mặc định DOM Inspector không được cài đặt, nó chỉ được cài đặt qua chế độ tùy chọn. Firefox hỗ trợ rất nhiều công cụ mở rộng trợ giúp trong công việc phát triển web, bao gồm một công cụ rất mạnh mẽ như Venkman JavaScript debugger và công cụ phát triển web tích hợp sẵn tên là "Web Developer". [sửa] Tính năng khác Live bookmarking cho phép người dùng giám sát sự thay đổi đối với nguồn cung cấp bản tin. Việc này được thực hiện thông qua RSS hoặc Atom. Khi tính năng này được giới thiệu trong phiên bản 1.0 PR, một vài người lo lắng rằng Firefox sẽ bắt đầu chứa các tính năng không cần thiết và sẽ phình to chiếm nhiều tài nguyên hệ thống như Mozilla Suite, phiên bản nó sinh ra từ đó. Tuy nhiên, sử dụng web feeds đã trở thành một xu hướng phát triển rất mạnh trong thời gian gần đây khiến cho hỗ trợ RSS là một tính năng cần thiết cho trình duyệt và hữu ích đối với rất nhiều người. Firefox cũng bao gồm khả năng tùy biến quản lý tải về. Người dùng có thể cấu hình trình duyệt để tự động mở tệp tải về hoặc lưu nó vào đâu đó trên ổ cứng. Mặc định
- Firefox lưu trữ tất cả các tệp người dùng yêu cầu tải về vào màn hình Windows và Mac OS X hoặc thư mục nhà của GNU/Linux. [sửa] Bảo mật Một vài tính năng bảo mật quyết định của Firefox bao gồm sandbox security model [23] , same origin policy và external protocol whitelisting [24] Những người biện hộ cho mã mở cho rằng điều quan trọng trong vấn đề bảo mật của Firefox là mọi người đều có thể xem được mã nguồn của nó. Ít nhất một người không phải là coder xem xét mục đích của phần mềm và người khác thực hiện siêu quan sát. Với một chỗ bất kỳ trong phần mềm, sự thay đổi đều hiện hữu dưới con mắt giám sát, nghi ngờ, cải tiến của mọi người.[25] Thêm nữa Mozilla Foundation thực hiện lược đồ bug bounty: bất kỳ ai tìm ra một lỗ hổng nghiêm trong trong phần mềm và báo cáo nó với công ty, thì sẽ được thưởng 500 Đô la Mỹ (cho mỗi lỗi được báo cáo) và một áo phông có biểu tượng của Mozilla. [26] Theo như Mozilla Foundation: "chế độ bug bounty khuyến khích mọi người tìm và báo cáo lỗ hổng trong sản phẩm với công ty, vì vậy chúng tôi có thể làm ra sản phẩm bảo mật hơn cho người dùng"[27]. Đồng thời mọi người còn có thể truy cập vào mã nguồn của Mozilla Firefox, tài liệu thiết kế nội tại, diễn đàn thảo luận, và các tài nguyên khác giúp tìm ra lỗi. Theo chế độ bug bounties, Mozilla Firefox đã trả tiền rất nhiều lần cho những người tìm ra lỗ hổng của Firefox. [28] Mozilla Foundation đã thực hiện chính sách để tìm lỗ hổng bảo mật trong Firefox để giúp người đóng góp đương đầu với lỗ hổng bảo mật.[29] Mozilla cũng thực hiện chính sách giới hạn quyền truy cập tới báo cáo lỗi bảo mật, chỉ có những thành viên của nhóm bảo mật mới có quyền xem được báo cáo này. Sau khi Mozilla đã sửa xong lỗi bảo mật, thì lỗi này mới được công bố cho mọi người biết. Với chế độ này sẽ hạn chế tối đa sự lợi dụng lỗ hổng bảo mật trong giới hacker và giúp người phát triển có thời gian để vá lỗ hổng đó lại. Mặc dù chính sách vá lỗ hổng bảo mật của Mozilla cũng gần giống với chính sách "responsible disclosure" của một số công ty sản xuất phần mềm, như Microsoft, nhưng không phù hợp với nguyên lý full disclosure do một vài nhà nghiên cứu bảo mật đưa ra — một nguyên lý yêu cầu công bố toàn bộ chi tiết lỗi bảo mật đã được biết. Tháng 4 năm 2006, Secunia có báo cáo chỉ ra rằng chỉ có 3 lỗ hổng chưa được vá trong 30 lỗ hổng Secunia đưa ra, với một bản vá không hoàn chỉnh trong Firefox 1.x. Hầu hết các thông báo lỗi đưa ra đều là ít nghiêm trọng Firefox sử dụng SSL/TLS để bảo vệ truyền thông với máy chủ web với một giải thuật mã hóa rất mạnh. Nó cũng hỗ trợ smartcards để bảo mật quá trình đăng nhập vào máy chủ web.
- [sửa] Sự chỉ trích Để biết thêm chi tiết xem: Sự chỉ trích Mozilla Firefox [sửa] Thời gian khởi động Một số người cho rằng Firefox khởi động lâu hơn các trình duyệt khác, như Internet Explorer hoặc Opera. Một số trình duyệt dựa trên động cơ layout Gecko, như K-Meleon, thông thường thực thi nhanh hơn Firefox. IE cũng thực thi nhanh hơn Firefox trên hệ điều hành Windows do một số thành phần đã được xây dựng sẵn trong Windows và đã được hệ điều hành nạp trước khi IE khởi động. Tuy nhiên khi cài nhiều Add-on (Hay Extension - Thành phần mở rộng) thì Firefox khởi động khá chậm chạp. [5] [sửa] Sử dụng bộ nhớ Một phần nhỏ người dùng phàn nàn rằng Firefox sử dụng bộ nhớ nhiều hơn các trình duyệt khác. Điều này đã được báo cáo như là memory leak [30]; Những người phát triển Firefox cũng thừa nhận rằng đôi lúc Firefox thực hiện thao tác quay lui và tiến tới chưa hoàn hảo.[31] Nguyên nhân gây ra vấn đề bộ nhớ của Firefox cũng một phần do công cụ mở rộng cư xử không đúng đắn, như Adblock. [sửa] Hiển thị trang web không đúng Một vài người dùng chuyển từ Internet Explorer thỉnh thoảng nhận thấy Firefox hiển thị trang web không đúng. Nhưng việc này rất hiếm, thường trang web hiển thị không đúng là do nó được lập trình hiển thị không tuân theo chuẩn W3C, và cũng do một số trang web sử dụng các công nghệ độc quyền của Microsoft, như điều khiển ActiveX hoặc văn lệnh VBScript. Có một công cụ mở rộng của Firefox có tên là IE Tab cho phép nhúng Internet Explorer vào trong Firefox để hiển thị các trang web bị lỗi ở trên. Nhưng như vậy nó lại đặt người dùng trước nguy cơ bị tấn công bởi các lỗ hổng bảo mật của Internet Explorer.[6] [sửa] Sự hỗ trợ của trình cài đặt Windows Mozilla Firefox không đóng gói phần mềm theo dạng MSI như một số công ty thường làm. Nếu người quản trị trưởng muốn triển khai Firefox trên rất nhiều máy tính cài đặt hệ điều hành Windows cùng một lúc tự động thì không thể làm được. Điểm thiếu sót này gây trở ngại cho việc phân phối lan rộng ra một mạng lớn. [7] [8] [sửa] Sự chấp nhận của thị trường Hình:Marketshare worldwide.gif
- Thị phần Firefox trên toàn thế giới năm 2006 Toàn cảnh thị phần của Mozilla Firefox Biểu đồ Firefox 1.x tải về tích lũy [sửa] Thị phần Tham khảo thống kê: Thị phần của trình duyệt Người duyệt web đã chấp nhận Firefox một cách rất nhanh chóng, bất chấp thị phần vượt trội của Internet Explorer trong thị trường trình duyệt. Theo như rất nhiều nguồn thống kê, tháng 1 năm 2006 Firefox đã dành được 10% thị phần trình duyệt trên thế giới. Theo như một xác nhận của XiTi vào ngày 8 tháng 1 năm 2006, tại Europe thị phần của Firefox đạt được một chỉ số rất cao, trung bình khoảng 20%. [sửa] Số lần tải về Tổng cộng số lần tải về của Firefox tăng dần đều trong suốt qúy một năm 2005. Hay nói một cách khác, tần suất tải về tăng ổn định. Chưa có một sản phẩm của Mozilla Foundation trước đây có một sự tăng trưởng về tần suất tải về như vậy. Số lần tải về của Firefox 1.x kể từ ngày 9 tháng 11 năm 2004 Số Số lần tải về Ngày tháng Ghi chú ngày (triệu) 10 tháng 11 năm 1,000,000+ lượt tải về vào ngày đầu 1 1 2004 tiên
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn