intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật cắt dạ dày và đại trực tràng do ung thư

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bai viết Tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật cắt dạ dày và đại trực tràng do ung thư trình bày xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật cắt dạ dày và đại-trực tràng do ung thư tại bệnh viện Ung Bướu TP HCM cùng các yếu tố ảnh hưởng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật cắt dạ dày và đại trực tràng do ung thư

  1. HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT TÌNH TRẠNG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ SAU PHẪU THUẬT CẮT DẠ DÀY VÀ ĐẠI-TRỰC TRÀNG DO UNG THƯ PHẠM HÙNG CƯỜNG1, VÕ QUANG HÙNG2 TÓM TẮT Mục đích: Xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật cắt dạ dày và đại-trực tràng do ung thư tại bệnh viện Ung Bướu TP HCM cùng các yếu tố ảnh hưởng. Bệnh nhân và phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt ca 58 bệnh nhân ung thư dạ dày và 125 bệnh nhân ung thư đại-trực tràng được mổ chương trình cắt dạ dày hoặc cắt đoạn đại-trực tràng tại Bệnh viện Ung Bướu TP HCM từ 03/2017 đến 09/2017. Kết quả: + Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau cắt dạ dày và đại-trực tràng do ung thư tại Bệnh viện Ung Bướu TP HCM lần lượt là 1,7% và 10,4%. + Không ghi nhận yếu tố nào ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ sau cắt đại-trực tràng do ung thư. Kết luận: Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau cắt đại-trực tràng cao hơn tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau cắt dạ dày. SUMMARY Surgical site infection in patients undergoing open gastrectomy for gastric cancer and colorectal resection for colorectal cancer Purpose: To determine the incidence of surgical site infection after open gastrectomy for gastric cancer and after open colorectal resection for colorectal cancer at HCMC Oncology Hospital including risk factors. Patients and Methods : Records of 58 patients with gastric cancer and 125 patients with colorectal cancer operated on from March through September, 2017 at HCMC Oncology Hospital were studied and presented in case series. Surgical site infection was diagnosed by a surgeon’s examination. Results : + Surgical site infection rate after open gastrectomy and colorectal resection at HCMC Oncology Hospital was 1.7% and 10.4%, respectively. + No risk factor on surgical site infection after colorectal resection for colorectal cancer was determined. Conclusion: Surgical site infection rate after open gastrectomy was significantly higher than the rate after colorectal resection. Keywords: Surgical site infection, gastrectomy, colorectal resection, gastric cancer, colorectal cancer. ĐẶT VẤN ĐỀ phẫu thuật bị nhiễm khuẩn vết mổ. Nhiễm khuẩn vết mổ chiếm khoảng 20% các loại nhiễm khuẩn bệnh Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong những nhiễm viện. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cao khuẩn bệnh viện thường gặp. Một số nghiên cứu tại hơn những nước đã phát triển. Nghiên cứu thực các nước phát triển cho thấy khoảng 5% bệnh nhân 1 PGS.TS. Trưởng Khoa Ngoại 2 - Bệnh viện Ung Bướu .TP.HCM - Phụ trách Bộ môn Phẫu thuật Đại học Y Dược TP.HCM 2 BSCKI. Khoa Ngoại 2 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 84 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  2. HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT hiện năm 2008 tại 8 bệnh viện tỉnh phía Bắc cho Định nghĩa nhiễm khuẩn vết mổ dựa theo CDC thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 10,5%[1]. 2012 được trình bày trong Bảng 1. Các cơ sở y tế cần thường xuyên đánh giá tình Chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ dựa vào chẩn trạng nhiễm khuẩn vết mổ để đánh giá được hiệu đoán lâm sàng của bác sĩ. quả của các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn đang Xử lý số liệu được thực hiện tại cơ sở mình. Số liệu được ghi nhận vào phiếu thu thập dữ Do vậy, chúng tôi thực hiện khảo sát này nhằm liệu. mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật cắt dạ dày và đại-trực tràng do ung thư Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS tại bệnh viện Ung Bướu TPHCM cùng các yếu tố 16.0 for Windows. ảnh hưởng. + Các biến số định tính được đếm tần xuất hiện ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU diện có hoặc không. Mối tương quan giữa hai biến số được kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương Đối tượng nghiên cứu (2). Là các bệnh nhân ung thư dạ dày hoặc ung thư đại-trực tràng được mổ chương trình cắt dạ dày + Các biến số định lượng được tính giá trị trung hoặc cắt đoạn đại-trực tràng tại Bệnh viện Ung bình và độ lệch chuẩn. Mối tương quan giữa hai biến Bướu TP HCM từ 03/2017 đến 09/2017. số được kiểm định bằng phép kiểm t. Biến số chính trong khảo sát Các phép kiểm đều chọn p < 0,05 là có ý nghĩa thống kê, với độ tin cậy 95%. Nhiễm khuẩn vết mổ: Là biến định tính, có 2 giá trị: có và không. Bảng 1. Định nghĩa nhiễm khuẩn vết mổ dựa theo CDC 2012[1] Nhiễm khuẩn vết mổ Phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: (NKVM) nông + Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật . + Chỉ xuất hiện ở vùng da hay vùng dưới da tại đường mổ. + Và có ít nhất 1 trong các triệu chứng sau: a. Chảy mủ từ vết mổ nông. b. Phân lập vi khuẩn từ cấy dịch hay mô được lấy vô trùng từ vết mổ. c. Có ít nhất một trong những dấu hiệu hay triệu chứng sau: đau, sưng, nóng, đỏ và cần mở bung vết mổ, trừ khi nuôi cấy phân lập vi khuẩn từ vết mổ âm tính. d. Bác sĩ chẩn đoán NKVM nông. NKVM sâu Phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: + Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật. + Xảy ra ở mô mềm sâu (cân/cơ) của đường mổ. + Và có ít nhất một trong các triệu chứng sau: a. Chảy mủ từ vết mổ sâu nhưng không từ cơ quan hay khoang nơi phẫu thuật. b. Vết thương hở da sâu tự nhiên hay do phẫu thuật viên mở vết thương khi bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau: sốt > 380C, đau, sưng, nóng, đỏ, trừ khi nuôi cấy phân lập vi khuẩn từ vết mổ âm tính. c. Ápxe hay bằng chứng NKVM sâu qua thăm khám, phẫu thuật lại, Xquang hay giải phẫu bệnh. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 85
  3. HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT d. Bác sĩ chẩn đoán NKVM sâu. NKVM tại cơ quan hay + Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật. khoang phẫu thuật + Xảy ra ở bất kỳ nội tạng, loại trừ da, cân, cơ, đã xử lý trong phẫu thuật + Và có ít nhất một trong các triệu chứng sau: a. Chảy mủ từ dẫn lưu nội tạng. b. Phân lập vi khuẩn từ cấy dịch hay mô được lấy vô trùng ở cơ quan hay khoang nơi phẫu thuật. c. Ápxe hay bằng chứng NK khác qua thăm khám, phẫu thuật lại, Xquang hay giải phẫu bệnh. d. Bác sĩ chẩn đoán NKVM tại cơ quan hay khoang phẫu thuật. KẾT QUẢ Đặc điểm của nhóm bệnh nhân khảo sát Mẫu nghiên cứu gồm 183 bệnh nhân. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân khảo sát được trình bày trong Bảng 2. Bảng 2. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân khảo sát Các bn cắt UT dạ dày Các bn cắt UT đại-trực tràng p n 58 125 Tuổi 57,7 ± 12,8 (31 - 86 tuổi) 58 ± 11,9 (32 - 85 tuổi) 0,880 Giới Nam/Nữ : 1,8 Nam/Nữ : 1,8 1,000 Chỉ số BMI (kg/m ) 2 20,1 ± 2,49 (11,7 - 26,4) 21,5 ± 3,2 (15,4 - 30,7) 0,002 Chỉ số ASA cao (≥3) 20,7% 26,4% 0,464 Tỉ lệ hút thuốc 26% 22% 0,708 Đường huyết trước mổ (mmol/L) 5,73 ± 0,73 (4,5 - 8,9) 5,64 ± 0,9 (4,6 - 8,0) 0,473 Tỉ lệ dùng kháng sinh dự phòng 63,8% 67,2% 0,737 Thời gian mổ (phút) 142 ± 37 (85 - 240) 102 ± 33 (50 - 210)
  4. HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT Bảng 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ sau cắt đại-trực tràng do ung thư Nhiễm khuẩn vết mổ Yếu tố p Có Không n 13 112 Tuổi 54,5 ± 10,2 58,4 ± 12 0,219 Chỉ số BMI (kg/m2) 21,2 ± 3,1 21,5 ± 3,2 0,747 Chỉ số ASA cao (≥3) 38,5% 25% 0,326 Hút thuốc 46% 20% 0,071 Lượng Albumin trước mổ (g/L) 40,6 ± 2,6 41 ± 3,8 0,626 Chuẩn bị ruột trước mổ 84,6% 92,9% 0,278 Dùng kháng sinh dự phòng 62,5% 30,8% 0,113 Thời gian mổ (phút) 98 ± 27 102 ± 33 0,629 Không ghi nhận yếu tố nào ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ sau cắt đại-trực tràng do ung thư. BÀN LUẬN dày toàn phần là 9,9%. Tác giả đã trích dẫn ba nghiên cứu khác (đăng tải 2007 - 2012), cũng của Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật cắt dạ Nhật Bản, có tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ cắt dạ dày và đại-trực tràng do ung thư dày là 5-9%. Theo Tổ chức Y tế Thế giới[5], nhiễm khuẩn vết Trong nghiên cứu này, tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ mổ sau phẫu thuật đại-trực tràng có tỉ lệ cao nhất so sau phẫu thuật đại-trực tràng là 1,7%, không khác so với các loại phẫu thuật khác. Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết với tỉ lệ ghi nhận chung tại Hàn Quốc, Hoa Kỳ và mổ sau phẫu thuật đại-trực tràng tại châu Âu trong Nhật Bản (p>0.05). năm 2010-2011 là 9,5%. Tuy nhiên y văn cũng ghi nhận các số liệu rất khác nhau về tỉ lệ nhiễm khuẩn Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm vết mổ sau phẫu thuật đại-trực tràng như: khuẩn vết mổ + Một nghiên cứu tại Thụy Sĩ, từ 1988 - 2010, Các kỹ thuật vô khuẩn như ghi nhận tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ cắt đại Loại bỏ lông và chuẩn bị vùng rạch da đúng quy tràng lên đến 18,2%. Hoặc một nghiên cứu khác tại định. Nhật Bản ghi nhận tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ Khử khuẩn tay ngoại khoa và thường quy bằng cắt đại tràng và trực tràng lần lượt là 15% và 17,8%. dung dịch vệ sinh tay chứa cồn. + Nghiên cứu thực hiện năm 2009 tại Hàn Quốc Tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn trong ghi nhận tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ cắt đại buồng mổ và khi chăm sóc vết mổ. tràng và trực tràng lần lượt lại chỉ là 3,37% và 5,83%. Duy trì tốt các điều kiện vô khuẩn khu phẫu thuật như dụng cụ, đồ vải dùng trong mổ được tiệt Trong nghiên cứu này, tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ khuẩn đúng quy trình, nước vô khuẩn cho vệ sinh sau phẫu thuật đại-trực tràng là 10,5%, không khác tay ngoại khoa và không khí sạch trong buồng mổ so với tỉ lệ chung là 9,5% tại Âu châu (p = 0,759). giúp không xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ[1]. Theo ghi nhận quốc gia tại Hàn Quốc[5], tỉ lệ Các yếu tố khác[3] có thể ảnh hưởng đến tình nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ cắt dạ dày là 4,25% trạng nhiễm khuẩn vết mổ là trong năm 2009 và 3,12% trong năm 2012. Tuổi Tương tự, theo ghi nhận quốc gia của Hoa Kỳ năm 2006 - 2008 tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ Có 5 nghiên cứu ghi nhận tuổi cao là nguy cơ cắt dạ dày là 2,2%, của Nhật Bản năm 2012 là tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ. 3,5%[2]. Các bệnh lý đi kèm Tuy nhiên, theo Takagane A.[4], trong một Có 4 nghiên cứu ghi nhận chỉ số ASA (đánh giá nghiên cứu thực hiện tại Nhật Bản, mới đăng tải tổng trạng bệnh nhân theo Hội Gây mê Hoa Kỳ) cao năm 2017, tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ cắt dạ (≥3) là yếu tố nguy cơ tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 87
  5. HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT Bệnh tiểu đường, lượng Albumin trước mổ dày (p=0,041), chủ yếu do hai loại vết thương khác thấp, hóa hoặc xạ trị trước mổ cũng là những yếu tố nhau (cơ quan phẫu thuật (đại-trực tràng) có nhiều vi nguy cơ tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ. khuẩn hơn). Béo phì. KẾT LUẬN Hút thuốc. + Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau cắt đại-trực tràng cao hơn tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau cắt dạ Có 4 nghiên cứu ghi nhận sự liên quan giữa hút dày. thuốc và tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ. + Không ghi nhận yếu tố nào ảnh hưởng đáng Loại vết thương kể đến tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ sau cắt đại- Có nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ nhiễm khuẩn của trực tràng do ung thư. các vết thương sạch, sạch nhiễm, nhiễm và bẩn lần lượt là 2,1; 3,3; 6,4 và 7,7%. TÀI LIỆU THAM KHẢO Thời gian mổ 1. Bộ Y tế (2012), “Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ”, Quyết định số: 3671/QĐ-BYT Thời gian mổ kéo dài khiển vết mổ có khả năng ngày 27 tháng 9 năm 2012. bị nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài vào nhiều hơn, nên khả năng bị nhiễm khuẩn vết mổ cao. 2. Endo S., Tsujinaka T., Fujitani K., Fujita J. et al (2016), “Risk factors for superficial incisional Trong các yếu tố trên, ba yếu tố: chỉ số ASA surgical site infection after gastrectomy: analysis of (≥3), loại vết thương (nhiễm và bẩn), thời gian mổ patients enrolled in a prospective randomized trial (dài hơn ¾ các cuộc mổ tương tự) là quan trọng comparing skin closure methods”, Gastric Cancer, nhất. Ba yếu tố trên tạo nên chỉ số nguy cơ NNIS 19, pp. 639-644. giúp tiên lượng khả năng nhiễm khuẩn vết mổ. 3. National Collaborating Centre for Women’s Trong nghiên cứu này and Children’s Health (2008), "Surgical site infection: + Chúng tôi không ghi nhận yếu tố nào ảnh prevention and treatment", RCOG Press, London, hưởng đáng kể đến tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ pp. 16-20. sau cắt đại-trực tràng do ung thư. 4. Takagane A., Mohri Y., Konishi T., + So với các bệnh nhân cắt đại-trực tràng do Fukushima R. et al (2017), “Randomized clinical trial ung thư, các bệnh nhân cắt dạ dày do ung thư of 24 versus 72h antimicrobial prophylaxis in patients không khác biệt về chỉ số ASA cao (≥3), có thời gian undergoing open total gastrectomy for gastric mổ trung bình dài hơn (khoảng 40 phút) và có chỉ số cancer”, BJS, 104, pp. e158-e164. BMI trung bình thấp hơn (nhưng không suy dinh 5. World Health Organization (2016), “Global dưỡng). Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau cắt đại-trực Guidelines for the Prevention of Surgical Site tràng cao hơn tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau cắt dạ Infection”, WHO Press, Switzerland, pp. 27 - 33. 88 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2